Đến nội dung

trungdunga01 nội dung

Có 43 mục bởi trungdunga01 (Tìm giới hạn từ 04-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#667675 giải phương trinhf

Đã gửi bởi trungdunga01 on 08-01-2017 - 21:38 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

bạn khai triển xong dùng điều kiện có nghiệm của pt bậc hai là ra ngay thôi mà !

(Mình nhớ bài này hình như là đề sư phạm năm 2015 thì phải)




#667500 cố định

Đã gửi bởi trungdunga01 on 07-01-2017 - 20:20 trong Hình học

Cho góc xAy và điểm P cố định nằm bên trong góc. Đường tròn thay đổi qua A và P cắt Ax và Ay lần lượt tại D và E. Chứng minh rằng trọng tâm của tam giác ADE thuộc một đường thẳng cố định.




#666856 cho x, y thõa mãn$\sqrt{x+y-\frac{2}{3...

Đã gửi bởi trungdunga01 on 03-01-2017 - 21:35 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

violympic đúng k :) . kết quả 4/9 nhé




#666642 phép vị tự quay cùng tâm

Đã gửi bởi trungdunga01 on 02-01-2017 - 15:34 trong Hình học

1. Cho góc xAy và điểm P cố định nằm bên trong góc. Đường tròn thay đổi qua A và P cắt Ax và Ay lần lượt tại D và E. Chứng minh rằng trọng tâm của tam giác ADE thuộc một đường thẳng cố định.

2. Cho tứ giác ABCD với BC = DA và BC không song song với DA. Cho hai điểm thay đổi F, E lần lượt thuộc BC và DA sao cho BF = DE. Gọi P là giao điểm của AC và BD. EF cắt BD và AC lần lượt tại Q và R. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác PQR luôn đi qua một điểm cố định khác P.




#665551 14. Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn abc = 1, chứng minh rằng$...

Đã gửi bởi trungdunga01 on 22-12-2016 - 22:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

a/b + a/b + b/c >= 3 căn bậc 3 của (a^2/bc)=3 căn bậc 3 của (a^3/abc) =3a.(abc=1)

Thiết lập các bất dẳng thức tương tự ta có được đpcm




#664276 $\sum \sqrt{\frac{a^{3}}{a^...

Đã gửi bởi trungdunga01 on 09-12-2016 - 21:31 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng với mọi số  dương a,b,c ta luôn có bất đẳng thức $\sqrt {\dfrac{{{a^3}}}{{{a^2} + ab + {b^2}}}} + \sqrt {\dfrac{{{b^3}}}{{{b^2} + bc + {c^2}}}} + \sqrt {\dfrac{{{c^3}}}{{{c^2} + ac + {a^2}}}} \geqslant \dfrac{{\sqrt a + \sqrt b + \sqrt c }}{{\sqrt 3 }}$

$\sum \sqrt{\frac{a^3}{a^2+ab+b^2}}\geq \frac{\sum \sqrt{a}}{\sqrt{3}}$




#664258 Cho tam giác ABC. Gọi D, E, F lần lượt

Đã gửi bởi trungdunga01 on 09-12-2016 - 20:12 trong Hình học

Cho tam giác ABC. Gọi D, E, F lần lượt là chân các đường cao kẻ từ A, B, C của tam giác ABC. Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. Chứng minh H cũng là tâm của đường tròn nội tiếp tam giác DEF.  

Bài này bạn chứng minh H là giao ba đường phân giác bằng cách sử dụng tứ giác nội tiếp là được mà!!??




#664200 $cos 2x - cos x - 3sin x-2=0$

Đã gửi bởi trungdunga01 on 08-12-2016 - 21:28 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình lượng giác sau: $cos 2x - cos x - 3sin x-2=0$

$cos 2x - cos x - 3sin x-2=0$

$<=> cos^{2} x -sin^{2} x- cos x -3sin x -2=0$

$<=> (cos x - \frac {1}{2})^2 = (sin x + \frac {3}{2})^2$

Đến đây thì dễ rồi




#664106 CMR: Mọi phương trình bậc lẻ đều có ít nhất một nghiệm.

Đã gửi bởi trungdunga01 on 07-12-2016 - 22:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

CMR: Mọi phương trình bậc lẻ đều có ít nhất một nghiệm.

Giả sử phương trình $ f(x)=a_{2n+1}x^{2n+1}+a_{2n}x^{2n}+...+a_0=0 $ có ít nhất một nghiệm.

Với $ a_{2n+1} > 0 $ thì

$\lim_{x\to +\infty }f(x)=+\infty \to \exists M>0:f(M)>0 $

$\lim_{x\to -\infty }f(x)=-\infty \to \exists m<0:f(m)<0\\\to \exists c \in(m;M):f(c )=0$ 

Điều này dẫn tới phương trình $ f(x)=0 $ có một nghiệm $ x=c $

Các trường hợp còn lại tương tự.

 

Nguồn : CD13




#664105 $\boxed{Topic}$ÔN THI HỌC SINH GIỎI TOÁN 9 - NĂM HỌC...

Đã gửi bởi trungdunga01 on 07-12-2016 - 22:03 trong Chuyên đề toán THCS

 




#664101 cho a,b,c là độ dài ba cạnh của 1 tam giác thỏa mãn

Đã gửi bởi trungdunga01 on 07-12-2016 - 21:47 trong Đại số

cho a,b,c là độ dài ba cạnh của 1 tam giác thỏa mãn : $\frac{c^{2013}}{a+b-c} + \frac{b^{2013}}{a-b+c} + \frac{a^{2013}}{-a+b+c} = a^{2012}+b^{2012}+c^{2012}$ xác định dạng tam giác đó

$ \sum \frac{a^{2}}{b+c-a}\geq \frac{(a+b+c)^{2}}{a+b+c}=a+b+c\Rightarrow \sum (\frac{a^{2}}{b+c-a}-a)\geq 0\Rightarrow \sum a^{2011}(\frac{a^{2}}{b+c-a}-a)\geq 0 $

Dấu = xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c\Rightarrow ABC đều$

Bài này tương tự bài bất trong đề thi hsg lớp 9 thành phố Hà Nội năm 2015-2016 bạn ạ ~




#664006 Azerbaijan TST 2015

Đã gửi bởi trungdunga01 on 06-12-2016 - 21:07 trong Hình học

Bài 1: cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), phân giác BD (D thuộc AC). gọi M là điểm chính giữa cung ABC, đường tròn qua B, D, M cắt AB tại J, và K là điểm đối xứng của A qua J, N là giao điểm của AM và DK. Chứng minh rằng B,K,N,M nằm trên một đường tròn.

 

Bài 2 (bài này không nằm trong đề Azerbaijan TST 2015): 

cho (O1;R1) và (O2;R2) không cắt nhau. gọi A,B,C nằm trên 2 tiếp tuyến chung ngoài sao cho AB=AC. Đồng thời AB,AC là tiếp tuyến của (O1) và (O2). gọi H là trung điểm BC. CM AH=R1+R2

 

cảm ơn mọi người nhiều  :icon12:  :icon12:  :icon12: 

Bài 1:

Gọi $X$ là trung điểm AC, khi đó $\angle DBM=\angle DXM =90^0$.

nên tứ giác $JDXB$ nội tiếp. suy ra $AJ.AB=AB.AX$ từ đó $AK.AB=AD.AC$ (do trung điểm)

suy ra tứ giác $KBCD$ nội tiếp hay $\angle AKD=\angle ACB=\angle AMB$ nên tứ giác $KNMB$ nội tiếp




#663892 Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp trường lớp 10 môn toán năm học 2016 - 2017 của...

Đã gửi bởi trungdunga01 on 05-12-2016 - 20:39 trong Tài liệu tham khảo khác

mới nghĩ xong câu a bài hình thôi thoy

Ta chứng minh $P,Q,N,M$ thuộc đường tròn tâm $A$ . Gọi $PQ$ cắt $AC$ tại F, $MN$ cắt $AB$ tại E

Thấy $\angle APC=90^0$ nên $AP^2=AF.AC$

 tương tự thì $AM^2=AE.AB$

mà $AE.AB=AF.AC$ nên $AM=AP$

Lại có: $AM=AN$ và $AP=AQ$ nên đpcm câu a




#663728 Cho tam giác ABC vẽ về phía ngoài các hình vuông...

Đã gửi bởi trungdunga01 on 03-12-2016 - 21:58 trong Hình học

Xét $Q(B,\frac{-\pi}{2})$ và $Q(C,\frac{-\pi}{2})$ có tích 2 phép quay này là 1 phép đối xứng tâm $Đ_{M}$ do $M$ là trung điểm $DF$.
Theo tính chất tích các phép quay,$M$ là giao của $x,y$ với
$x$ là ảnh của $BC$ qua $Q(B,\frac{-\pi}{4})$
$y$ là ảnh của $CB$ qua $Q(C,\frac{\pi}{4})$
Từ đó $(BM,BC)=(CB,CM)=\frac{\pi}{4}$( mod $\pi$)
Chứng tỏ $\Delta MBC$ vuông cân

Thầy Bình sẽ tự hào về m :v

 

Tính chất tích các phép quay là như thế nào vậy ?

có trong chương trình chuyên toán 10 bạn nhé




#663655 $x^2-7x=6\sqrt{x+5}-30$

Đã gửi bởi trungdunga01 on 02-12-2016 - 20:29 trong Đại số

1. Giải phương trình: x2-7x=6$\sqrt{x+5}$-30.

Mong rằng em sẽ được mọi người giúp đỡ nhiều ạ!

$x^2-7x=6\sqrt{x+5}-30$                    $ ĐK : x\geq-5$

$<=>(\sqrt{x+5}-3)^2+(x-4)^2=0$

$<=>x=4$.




#663580 Tìm sáu chữ số tận cùng của 5^2026

Đã gửi bởi trungdunga01 on 01-12-2016 - 20:55 trong Đại số

$5^{2016}\equiv 5^{21} (mod 10^6)$

Lại có $5^{21}=5^{10}.5^{11}$

$5^{11}\equiv 828125 (mod 10^6)$

$5^{10}\equiv 725625 (mod 10^6)$

nên $5^{21}\equiv 828125.765625\equiv 203125(mod 10^6)$




#663573 Giải phương trình : $sin3x+cos3x-2\sqrt{2}cos(x+\fra...

Đã gửi bởi trungdunga01 on 01-12-2016 - 20:35 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình: $sin3x+cos3x-2\sqrt{2}cos(x+\frac{\pi }{4})+1=0$

$sin3x+cos3x-2\sqrt{2}cos(x+\frac{\pi }{4})+1=0$

$<=> sin 3x+ cos 3x -2(cos x - sin x) + 1 =0$

$<=> 3sin x - 4sin^3 x + 4 cos^3 x- 3cos x -2(cos x - sin x) + 1 =0$

$<=> 5(sin x - cos x) -4( sin^3 x-cos^3 x) + 1=0$

$<=> 5(sin x - cos x) -4(sin x - cos x)(1+3sin xcos x) +1 =0$

Đến đây bạn đặt $sin x- cos x = t$ khi đó $sinxcosx= \frac{1-t^2}{2}$

rồi giải phương trình ẩn t ta có đpcm!




#663568 Cho các số nguyên a,b,c khác 0 thỏa mãn

Đã gửi bởi trungdunga01 on 01-12-2016 - 20:15 trong Đại số

Cho các số nguyên a,b,c khác 0 thỏa mãn $(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})^{2}= \frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}$. Chứng minh rằng $a^{3}+b^{3}+c^{3}$ chia hết cho 3

 Từ điều kiện $(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})^{2}= \frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}$ ta có $a+b+c=0$.

Lại có hằng đẳng thức $a^3+b^3+c^3=(a+b+c)^3-3(a+b)(b+c)(c+a)$ nên ta có đpcm!




#663032 tìm các số tự nhiên x,y biết

Đã gửi bởi trungdunga01 on 25-11-2016 - 19:59 trong Đại số

nếu đề như trên thì có cách giải sau: 

$7(x-2004)^2+y^2=23$.

điều kiện x,y là số tự nhiên dẫn tới $x-2004<2$. đến đây xét các tường hợp là ra đáp số.




#663031 tìm các số tự nhiên x,y biết

Đã gửi bởi trungdunga01 on 25-11-2016 - 19:53 trong Đại số

tìm các số tự nhiên x,y biết: 7.(x-2004)$^{2}$ = 2$^{3}$-y$^{2}$

Hình như đề bạn nhầm thì phải , phải là $7(x-2004)^2=23-y^2$ chứ




#663029 p(IA+IB+IC)>=6S

Đã gửi bởi trungdunga01 on 25-11-2016 - 19:48 trong Hình học

GỌI ĐƯỜNG TRÒN (I;r) LÀ ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP  $\Delta ABC$; S LÀ DIỆN TÍCH TAM GIÁC ĐÓ; P LÀ NỬA CHU VI CỦA TAM GIÁC.

CMR: IA+IB+IC$\geq$$\frac{6S}{P}$

THANKS

Gọi độ dài ba cạnh tam giác ABCABC là a,b,ca,b,c. Ta có p=a+b+c2p=a+b+c2. Gọi rr là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABCABC.

Theo định lý Pythagores thìAI=r2+(b+ca2)2,IB=r2+(a+cb2)2,IC=r2+(a+bc2)2.AI=r2+(b+c−a2)2,IB=r2+(a+c−b2)2,IC=r2+(a+b−c2)2.

Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có(1+3)[r2+(a+bc2)2](r+(a+bc)32)22CIr+(a+bc)32.(1+3)[r2+(a+b−c2)2]≥(r+(a+b−c)⋅32)2⇒2CI≥r+(a+b−c)⋅32.

Chứng minh tương tự ta được 2(AI+BI+CI)3r+3(a+b+c)22(AI+BI+CI)≥3r+3(a+b+c)2.

Mặt khác rp=Sr⋅p=S nên r=Spr=Sp suy ra 6Sp=6r6Sp=6r. Ta cần chứng minh

3(a+b+c)18r(a+c+b)2123S(a+b+c)233(a+b+c)(a+bc)(b+ca)(c+ab)(a+b+c)327(a+bc)(b+ca)(c+ab)3(a+b+c)≥18r⇔(a+c+b)2≥123S⇔(a+b+c)2≥33(a+b+c)(a+b−c)(b+c−a)(c+a−b)⇔(a+b+c)3≥27(a+b−c)(b+c−a)(c+a−b)

Dễ chứng minh được rằng (a+bc)(b+ca)(c+ab)abc(a+b+c)327(a+b−c)(b+c−a)(c+a−b)≤abc≤(a+b+c)327 nên 3(a+b+c)29r3(a+b+c)2≥9r suy ra IA+IB+IC6r=6SpIA+IB+IC≥6r=6Sp.

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi ABC△ABC đều.

Nguồn : Zaraki

 


 

 




#662755 $x^{2}-2(\sqrt{15-x^{2}}+x)=15-3\sqrt{15x-x^{2}}-4\sqrt{x...

Đã gửi bởi trungdunga01 on 22-11-2016 - 21:19 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình 

  $x^{2}-2(\sqrt{15-x^{2}}+x)=15-3\sqrt{15x-x^{2}}-4\sqrt{x}$

theo 4 cách khác nhau

bạn viết nhầm đề phải không? VP là căn 15x-x^3 thì phải??




#662745 Điều kiên đồng quy của 3 đường thẳng

Đã gửi bởi trungdunga01 on 22-11-2016 - 20:58 trong Hình học

d là $ PS $ .Đã sửa.

t đâu có nói khác nhỉ :v




#662733 Điều kiên đồng quy của 3 đường thẳng

Đã gửi bởi trungdunga01 on 22-11-2016 - 20:33 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$ có $AB<AC$. Phân giác góc $\widehat{A}$ cắt $(O)$ tại $D$. Từ 1 điểm $P$ trên $AB$ kẻ $PS$ vuông góc với $AD$. $PD$ cắt $(O)$ tại $G$.$SB,SG$ cắt $(O)$ tại $M,N$.Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để $BD,d,AG$ đồng quy là tứ giác $ABMN$ điều hòa.

$d$ là đường thẳng kẻ từ $P$ vuông góc với $AD$ hỏ cá?




#662318 a1, a2, a3,..., a2017 thỏa mãn: $\frac{1}{a_{1...

Đã gửi bởi trungdunga01 on 18-11-2016 - 14:44 trong Số học

Cho 2017 số nguyên dương a1, a2, a3,..., a2017 thỏa mãn: $\frac{1}{a_{1}}+\frac{1}{a_{2}}+...+\frac{1}{a_{2017}}=1009$. Chứng minh rằng có ít nhất 2 trong 2017 số tự nhiên trên bằng nhau

 

     Giúp e vs mn ơi  :wacko:  :like

Nếu có nhiều hơn 2 số trong 2017 số bằng nhau thì bài toán đc chứng minh. 

Giả sử 2017 số đôi một khác nhau. Khi đó vì 2017 số này có vai trò như nhau nên ta giả sử a1<a2<...<a2017

có: 2017 số nguyên dương lại sắp xếp theo thứ tự trên nên 1/a1+1/a2+....1/a2017 <=1/1+1/2+1/3+..+1/2017<1/1+1/2+1/2+1/2+.......+1/2=1009

Nhận xét nếu 2017 số khác nhau thì tổng nhỏ hơn 1009 nên để tổng bằng 1009 thì tồn tại ít nhất 2 số bằng nhau