Jump to content

Bui Quang Dong's Content

There have been 93 items by Bui Quang Dong (Search limited from 17-05-2020)



Sort by                Order  

#266619 Đề thi tuyển sinh vào 10 toán Năng khiếu Hà Tĩnh 2011-2012

Posted by Bui Quang Dong on 26-06-2011 - 21:35 in Tài liệu - Đề thi

Post đầy đủ đề đi bạn.nhìn thiếu thấy khó chịu quá



#265799 Hình học vô đối.chém mạnh tay vào

Posted by Bui Quang Dong on 21-06-2011 - 08:42 in Hình học

Cho tam giác ABC cân tại A.biết trực tâm H của tam giác thuộc đường tròn nội tiếp tam giác.tính góc A



#265701 Định lý Stolz trong toán học

Posted by Bui Quang Dong on 20-06-2011 - 10:32 in Dãy số - Giới hạn

Cho 2 dãy số $ (x_n),(y_n) $ thỏa mãn
1.$ y_n $ là dãy số tăng và dương
2.$ lim y_n = + \infty $
3. Tồn tại $ lim \dfrac{x_{n+1}-x_{n}}{y_{n+1}-y_n} = L $
thì khi đó
$ lim\dfrac{x_n}{y_n} = L $

* Nếu chọn dãy
$y_n = n \\ x_n = \sum\limit_{i=1}^n a_i $
ta dc dinh ly trung binh Cesaro

$ lim a_n = L \rightarrow lim \dfrac{a_1 +a_2 +...+a_n}{n} =L $
Nhờ bác nào cm định lí Stolz giùm và cho một số ví dụ thực hành



#265305 Xin ít kinh nghiệm

Posted by Bui Quang Dong on 17-06-2011 - 12:40 in Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Hix.
Các Pro vào giúp đi
sang năm học hóa Hữu cơ chết mất.



#265303 Cùng chia sẻ BĐT

Posted by Bui Quang Dong on 17-06-2011 - 12:30 in Bất đẳng thức và cực trị

Bdt bunhia mở rộng
còn gọi là bdt Holder
trong chương trình thcs ta có thể biết đến dạng đơn giản như sau
cho 3 bộ số dương
$ (X,Y,Z),(A,BC),(M,N,P) $
thì
$(X^3+Y^3+Z^3)(A^3+B^3+C^3)(M^3+N^3+P^3) \ge (XAM+YBN+ZCP)^3 $

Cm
bdt <=>
$ \dfrac{XAM+YBN+CZP}{ \sqrt[3]{(X^3+Y^3+Z^3)(A^3+B^3+C^3)(M^3+N^3+P^3)}} \le 1 $
Áp dụng bdt Cauchy
ta có
$ \dfrac{XAM}{\sqrt[3]{(X^3+Y^3+Z^3)(A^3+B^3+C^3)(M^3+N^3+P^3)}} \le \dfrac{1}{3}.(\dfrac{X^3}{X^3+Y^3+Z^3} + \dfrac{A^3}{A^3+B^3+C^3} + \dfrac{M^3}{M^3+N^3+P^3}) $
làm tương tự rồi cộng lại ta có dpcm
bdt Holder thường dùng khi
$A=B=C=M=N=P=1 $
$9(x^3+y^3+z^3) \ge (x+y+z)^3 $



#265226 Tìm giới hạn

Posted by Bui Quang Dong on 17-06-2011 - 00:43 in Dãy số - Giới hạn

Cho$(U_{n})$ xác định bởi $ U_{1}=1$,$U_{n+1}=\dfrac{1}{2}(U_{n}+\dfrac{3}{U_n^2})$,$(n\geq1)$.CMR Dãy có giới hạn hữu hạn. Tìm giới hạn đó



haha.bài này khi sáng thầy mới ra về nhà làm.
Ta sẽ cm $\lim{u_n} = \sqrt[3]{3} $
thật vậy
$|u_{n+1} - \sqrt[3]{3}|=|\dfrac{1}{2}.(u_n+\dfrac{3}{{u_n}^2}) - \sqrt[3]{3}|$
$ =|u_n - \sqrt[3]{3}|.|\dfrac{1}{2} - \dfrac{\sqrt[3]{3}}{2u_n} - \dfrac{\sqrt[3]{9}}{2{u_n}^2}|$

$ < \dfrac{1}{2}.|u_n-\sqrt[3]{3}| < (\dfrac{1}{2})^n. | u_1 - \sqrt[3]{3} | \to 0 $
$\Rightarrow \lim(u_n-\sqrt[3]{3}) = 0 \Rightarrow \lim{u_n}=\sqrt[3]{3} $

Mod:Không post 2 bài có nội dung giống nhau.Bài viết trên của bạn sẽ bị xóa.



#265222 CM vuông góc và tỉ số

Posted by Bui Quang Dong on 17-06-2011 - 00:23 in Hình học

Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp ( O:R) có góc C =45độ. đường tròn đương kính AB cắt AC & BC theo thứ tự là M & N.
a/ c,m MN :P OC
b/ MN = AB/căn2 pro nào giải chi tiết jum` nha thanks


kẻ tiếp tuyến Cx tại C của đường tròn (O)
(tia Cx thuộc nửa mphẳng bờ AC không chứa B
ta có $\widehat{ACx}=\widehat{ABC}=\widehat{NMC} $
$\Rightarrow Cx \parallel MN$
Do $ Cx \perp OC \Rightarrow MN \perp OC $
b, ABNM ntiep $\Rightarrow \vartriangle CMN \sim \vartriangle CBA$
$\Rightarrow \dfrac{MN}{AB}=\dfrac{BN}{AC} = \sin{ACB} = \sin{45} =\dfrac{1}{\sqrt{2}}$
$\Rightarrow AB=MN\sqrt{2} \Rightarrow Q.E.D$



#265129 Trung tuyến vuông góc

Posted by Bui Quang Dong on 16-06-2011 - 14:16 in Hình học

Đây cho em hỏi bài này
Tam giác ABC có 2 đường trung tuyến BM và CN vuông góc với nhau. Tìm thệ thức thể hiện qhệ 3 cạnh của tam giác
( Bài nỳ em chưa vẽ đc hình vi trên máy không có cái vẽ hình ai pót hình đc pót lên lun cho em nhá) :P



ta có cthức đường trung tuyến
$ m_a = \dfrac{b^2+c^2}{2} - \dfrac{a^2}{4} $
Cm bổ đề này bằng cách kẻ đường cao hoặc vecto
ta có $ BG \perp CG \Rightarrow BC^2=BG^2+CG^2 \Leftrightarrow a^2=\dfrac{4}{9}(m_b^2+m_c^2) $

$\Leftrightarrow a^2=\dfrac{4}{9}\left\[ { \left\( {\dfrac{a^2+c^2}{2} - \dfrac{b^2}{4}} \right\)+\left\( {\dfrac{a^2+b^2}{2} - \dfrac{c^2}{4}} \right\) } \right\]$

$\Leftrightarrow a^2 = \dfrac{4}{9}(a^2 +\dfrac{b^2+c^2}{4}) \Leftrightarrow 5a^2=b^2+c^2 $



#264875 Dãy số 11 khó nhai

Posted by Bui Quang Dong on 14-06-2011 - 21:50 in Dãy số - Giới hạn

Cho $(u_n)$ tm

u_1 = 2011
$u_{n+1} = \dfrac{2011u_n(1+{u_n}^2)}{2011{u_n}^2-u_n+2011} (n \ge 2) $

tìm $ lim(\dfrac{1}{n}.\sum\limit_{i=1}^n \dfrac{{u_i}^2}{1+{u_i}^2}) $
Xin lỗi mình khôn đánh được hệ ptrình



#264830 Tính chất của đường tròn Euler

Posted by Bui Quang Dong on 14-06-2011 - 17:55 in Hình học

Đây là cách của tớ. Nếu sai xin chỉ giáo.

Gọi O,H,I,K là tâm đường tròn ngoại tiếp,trực tâm,tâm nội tiếp,tâm Euler

Ta có các bổ đề sau
(các bạn tự chứng minh nhé)
1. bán kính đường tròn Euler bằng 1 nửa bán kính đường tròn ngoại tiếp = $\dfrac{R}{2}$
2. $OI^2=R^2-2Rr$
3. $IH^2=4R^2-\dfrac{a^3+b^3+c^3+abc}{a+b+c}$
3. $OH^2=9R^2-(a^2+b^2+c^2)$
4. K là trung điểm OH
5. công thức trung tuyến
${m_a}^2=\dfrac{b^2+c^2}{2}-\dfrac{c^2}{4}$
6.$r^2=\dfrac{S^2}{p^2}=\dfrac{(p-a)(p-b)(p-c)}{p} = (ab+bc+ca)-\dfrac{(a+b+c)^2}{4} - \dfrac{2abc}{a+b+c}$

quay trở lại bài toán ta sẽ cm
$IK=R_{Euler}-r=\dfrac{R}{2}-r$

để ý đường tròn Euler và đường tròn nội tiếp không thể tiếp xúc ngoài nhau

$ IK^2=(\dfrac{R}{2}-r)^2$
<=> $ \dfrac{IH^2+IO^2}{2}-\dfrac{OH^2}{4}
= \dfrac{R^2}{4}-Rr+r^2$
<=> $ \dfrac{IO^2}{2}+Rr +\dfrac{IH^2}{2}=\dfrac{OH}{4}+r^2 + \dfrac{R^2}{4}$
<=> $2IH^2+R^2=4r^2+OH^2$
thay IH,OH,r bởi các hệ thức phía trên ta có đpcm
=> Đường tròn Euler luôn tiếp xúc trong với đường tròn nội tiếp



chứng minh bằng cách tương tự ta cũng có thêm t.chất đường tròn Euler tiếp xúc với 3 đườn tròn bàng tiếp của tam giác



#264806 BĐT đơn giản

Posted by Bui Quang Dong on 14-06-2011 - 14:29 in Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $x,y>0$.Chứng minh rằng:$x^{y}+y^{x}>1$


Nếu x,y có 1 hoặc 2 số không thuộc $(0,1)$ => dpcm
xét $x,y \in (0,1)$
ta cm $ x^y \ge \dfrac{x}{x+y} $
$ \dfrac{1}{x^y} =\left(\dfrac{1}{x} \right)^y \le \left(1+\dfrac{1}{x} \right)^y \le 1+\dfrac{y}{x} =\dfrac{x+y}{x}$
(BĐT Becnoulli)
làm tương tự rồi cộng lại ta có dpcm



#264760 Chém lượng giác nè

Posted by Bui Quang Dong on 14-06-2011 - 09:15 in Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Tìm tỉ lệ các cạnh của tam giác ABC để biểu thức sau đạt min
$ P=2.(\cot{A}+\cot{B})+\cot{C}$



chả có ai chém à ?



#264734 Dạng toán: Xếp diêm, đổi số

Posted by Bui Quang Dong on 13-06-2011 - 23:04 in IQ và Toán thông minh

thêm 1 nét để biến số 9 la mã thành số 6.
Posted Image



thêm chữ
" S "
đằng trước được không nhỉ.
Cũng 1 nét



#264718 Từ $A$ kẻ 2 tiếp tuyến $AB,AC$ tới $(O)$. Biết...

Posted by Bui Quang Dong on 13-06-2011 - 20:29 in Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài này cũng để lâu quá rùi.

Trước hết, điểm (2;0) không được phép đặt tên là O. Mình đặt lại tên là I.
Vì góc giữa hai tiếp tuyến qua A bằng 60 độ nên tam giác ABC đều.

Posted Image

Tam giác IAB vuông ở B nên suy ra:

$AB = AI\cos 30^0 = \dfrac{{5\sqrt 3 }}{2}$

Suy ra

$r = \dfrac{S}{p} = \dfrac{{\left( {\dfrac{{5\sqrt 3 }}{2}} \right)^2 \dfrac{{\sqrt 3 }}{4}}}{{\dfrac{{15\sqrt 3 }}{4}}} = \dfrac{5}{4}$



thiếu trường hợp rồi
trường hợp 2 góc BAC = 120 độ.
Mấy lớp chuyên toán tưởng bở sai gần hết



#264717 Xin ít kinh nghiệm

Posted by Bui Quang Dong on 13-06-2011 - 20:24 in Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Cho em spam tí tẹo bác học toán bộ mà mới học lớp 10 thì làm gì cần phải chuyên sâu hóa vs lý lớp 12 thế ạ



hè rồi cũng phải tíc cực cày hóa để lên 11 mà chiến còn lí thì hỏi trước thế thui.



#264652 Xin ít kinh nghiệm

Posted by Bui Quang Dong on 13-06-2011 - 10:23 in Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Em học Hóa vô cơ không đến nỗi tệ.nhưng đến kì 2 lớp 9 do chỉ chú ý học toán nên các kiến thức hóa hữu cơ gần như không biết gì. Ai có thể cho em phương pháp học và nhớ hóa hữu cơ được không ạ
và nên mua loại sách nào cho hóa hữu cơ và vật lí lớp 12.
Em cảm ơn



#264623 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên đại học Vinh Năm 2011

Posted by Bui Quang Dong on 12-06-2011 - 23:09 in Tài liệu - Đề thi

ai giải giùm mình bài bất đẳng thức cái



giả sử $ x = max{x,y,z}$
=> $P \le x^3y+x^2yz+\dfrac{1}{2}x^3z+\dfrac{1}{2}x^2z^2 =x^2(x+z)(y+\dfrac{1}{2}z) = 27(\dfrac{x}{3})(\dfrac{x}{3})(\dfrac{x+z}{3})(y+\dfrac{1}{2}z) \le 27.\dfrac{(x+y+\dfrac{5}{6}z)^4}{4^4} \le 27.\dfrac{(x+y+z)^4}{4^4} = 432$
dấu bằng xảy ra khi (x,y,z) =(6,2,0) và các hoán vị
công nhận là đề năm nay khó hơn đề mọi năm



#264371 Các bạn thích nhà toán học nào nhất?

Posted by Bui Quang Dong on 10-06-2011 - 22:52 in Các nhà Toán học

Chào các bạn!
Mời các bạn nêu cảm nghĩ của mình về các nhà toán học yêu thích!


Euler là con người để lại hơn 800 công trình toán học cho nhân loại.thật đáng nể
1 phiếu cho Euler nè



#264336 đừơng thẳng steiner! cứu em với!

Posted by Bui Quang Dong on 10-06-2011 - 19:35 in Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và hai điểm
P, Q trên (O). Kí hiệu Pa là điểm đối xứng của P qua BC và A’ là giao điểm của QPa và BC.
.Tương tự,ta có Pb là điểm đối xứng của P qua AC và B’ là giao điểm của QPb và AC,Pc là điểm đối xứng của P qua AB và C’ là giao điểm của QPc và AB. Chứng minh rằng A’, B’, C’ thẳng hàng



bài này bạn cm A',B',C' là chân đường vuông góc kẻ từ trung điểm cung PQ lên 3 cạnh tam giác => A'B'C' là đường thẳng simsơn của điểm đó lên ABC



#264085 Chém lượng giác nè

Posted by Bui Quang Dong on 08-06-2011 - 18:43 in Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Tìm tỉ lệ các cạnh của tam giác ABC để biểu thức sau đạt min
$ P=2.(\cot{A}+\cot{B})+\cot{C}$



#264031 Từ một bài Thử sức trước kì thi số 5

Posted by Bui Quang Dong on 08-06-2011 - 10:34 in Toán học & Tuổi trẻ

Có cần xét trường hợp A trùng B trùng O không nhỉ ?



#264000 đề thi vào trường năng khiếu hà tĩnh năm 2009-2010

Posted by Bui Quang Dong on 07-06-2011 - 23:32 in Tài liệu - Đề thi

Đây là đề của năm 2008-2009 chứ.
Năm ngoái đề khác
nhưng mất đề té rồi nên ko post lên đc
thông cảm nha



#263809 Tính chất của đường tròn Euler

Posted by Bui Quang Dong on 06-06-2011 - 21:40 in Hình học

Đây là cách của tớ. Nếu sai xin chỉ giáo.

Gọi O,H,I,K là tâm đường tròn ngoại tiếp,trực tâm,tâm nội tiếp,tâm Euler

Ta có các bổ đề sau
(các bạn tự chứng minh nhé)
1. bán kính đường tròn Euler bằng 1 nửa bán kính đường tròn ngoại tiếp = $\dfrac{R}{2}$
2. $OI^2=R^2-2Rr$
3. $IH^2=4R^2-\dfrac{a^3+b^3+c^3+abc}{a+b+c}$
3. $OH^2=9R^2-(a^2+b^2+c^2)$
4. K là trung điểm OH
5. công thức trung tuyến
${m_a}^2=\dfrac{b^2+c^2}{2}-\dfrac{c^2}{4}$
6.$r^2=\dfrac{S^2}{p^2}=\dfrac{(p-a)(p-b)(p-c)}{p} = (ab+bc+ca)-\dfrac{(a+b+c)^2}{4} - \dfrac{2abc}{a+b+c}$

quay trở lại bài toán ta sẽ cm
$IK=R_{Euler}-r=\dfrac{R}{2}-r$

để ý đường tròn Euler và đường tròn nội tiếp không thể tiếp xúc ngoài nhau

$ IK^2=(\dfrac{R}{2}-r)^2$
<=> $ \dfrac{IH^2+IO^2}{2}-\dfrac{OH^2}{4}
= \dfrac{R^2}{4}-Rr+r^2$
<=> $ \dfrac{IO^2}{2}+Rr +\dfrac{IH^2}{2}=\dfrac{OH}{4}+r^2 + \dfrac{R^2}{4}$
<=> $2IH^2+R^2=4r^2+OH^2$
thay IH,OH,r bởi các hệ thức phía trên ta có đpcm
=> Đường tròn Euler luôn tiếp xúc trong với đường tròn nội tiếp



#263703 Chém nhanh bài bdt này nha bà con

Posted by Bui Quang Dong on 06-06-2011 - 08:49 in Bất đẳng thức và cực trị

trong đương link mình nêu có cách giải đại số cho bài trên đấy



cảm ơn mọi người.cách lượng giác hay quá.
Cách sơ cấp thì mình có rồi.dù sao cũng cảm ơn bạn.



#263682 Chém nhanh bài bdt này nha bà con

Posted by Bui Quang Dong on 05-06-2011 - 22:48 in Bất đẳng thức và cực trị

Đề nghị bạn nêu rõ cách giải

Bạn nói quá vắn tắt :delta :D


vì sao có thể đặt $x= \sin\dfrac{A}{2}$