Đến nội dung

Tham Lang nội dung

Có 1000 mục bởi Tham Lang (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#382432 Chứng minh $3xyz+x^3+y^3+z^3 \ge 2 \left[(xy)^{\frac...

Đã gửi bởi Tham Lang on 01-01-2013 - 06:15 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ch $x,y,z$ thực không âm chứng minh $$3xyz+x^3+y^3+z^3 \ge 2 \left[(xy)^{\frac{3}{2}}+(yz)^{\frac{3}{2}}+(xz)^{\frac{3}{2}} \right ]$$

$2\sqrt[2]{(xy)^3} \le xy(x+y)$
Suy ra Cần chứng minh :
$$x^3+y^3+z^3+3xyz\ge xy(x+y)+yz(y+z)+zx(z+x)$$
...



#381083 Hãy trân trọng những gì bạn đang có..

Đã gửi bởi Tham Lang on 28-12-2012 - 04:45 trong Góc giao lưu

Truyện hay và ý nghĩa quá :icon12: :icon12: :icon12:



#379763 $\sum_{i=1}^{n} \dfrac{1}{1...

Đã gửi bởi Tham Lang on 23-12-2012 - 10:17 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài toán :
Cho $x_1, x_2, ..., x_n \in (0,1)$ và $\sigma$ là một hoán vị của ${1,2,...,n}$. Chứng minh rằng :
$$\sum_{i=1}^{n} \dfrac{1}{1-x_i}\ge \left (1+\dfrac{\sum_{i=1}^{n}{x_i}}{n}\right )\left (\sum_{i=1}^{n} \dfrac{1}{1-x_i.x_{\sigma\left (i\right )}}\right )$$

@Dark templar:Bài này có trong cuốn Old anh New Inequality,cũng cũ rồi,tư tưởng là xài C-S chứng minh $\left(\sum_{i=1}^{n}\frac{1}{1-x_{i}x_{\sigma(i)}} \right) \le \sum_{i=1}^{n}\frac{1}{1-x_{i}^2}$,sau đó là Chebyshev :)



#379704 Hội những người độc thân thích chém gió !

Đã gửi bởi Tham Lang on 23-12-2012 - 04:45 trong Góc giao lưu

Hiện nay, thành viên của hội đã đạt đến con số 39... :wub:



#379448 Tìm GTNN của $P=(a-b+1)^2+(b-4)^2+(2c-d+7)^2+(d+3)^2+(a-4b+3c-6d+9)^2$

Đã gửi bởi Tham Lang on 22-12-2012 - 00:13 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài toán [Tham Lang]
Cho các số thực $a,b,c,d$. Tìm GTNN của biểu thức :
$$P=(a-b+1)^2+(b-4)^2+(2c-d+7)^2+(d+3)^2+(a-4b+3c-6d+9)^2$$



#378803 Hội những người độc thân thích chém gió !

Đã gửi bởi Tham Lang on 19-12-2012 - 13:24 trong Góc giao lưu

cho e tham gia vs =)) :lol: giờ ms để ý có hội này

Sao ko có tên em a Mít ơi

Hai bé đã được gia nhập >:)



#378744 Thư giãn tí nha moi người

Đã gửi bởi Tham Lang on 19-12-2012 - 03:07 trong Quán hài hước

Oái, dã man quá :))

Hay quá :D
P/s : em con gái :P

Con gái không nên vào những chỗ như thế này em à >:)



#378272 CMR : $\left ( \cos x \right )^{\cos x}...

Đã gửi bởi Tham Lang on 17-12-2012 - 16:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $0 < x < \frac{\pi}{4}$. CMR : $\left ( \cos x \right )^{\cos x} > \left ( \sin x \right )^{\sin x}$.
@tramy : Lần sau gõ công thức bạn nhớ kẹp giữa hai thẻ đô la ($$) nhé !


BĐT tương đương :
$$\left (\cos{x}\right )^{\cot{x}} > \sin{x}$$
$$\Leftrightarrow \left (1-\sin^2{x}\right )^{\cot{x}} > 1- \cos^2{x}$$
Thật vậy, vì $0 <x<\dfrac{\pi}{4} \Leftrightarrow \cot{x}>1$
Do đó , theo BĐT Bernoulli, ta có :
$$\left (1-\sin{x}\right )^{\cot{x}} \ge 1-\cos{x}$$
$$\left (1+\sin{x}\right )^{\cot{x}} \ge 1+ \cos{x}$$
Nên
$$\Leftrightarrow \left (1-\sin^2{x}\right )^{\cot{x}} > 1- \cos^2{x}$$
BĐT đã được chứng minh.



#378270 $$\dfrac{d_a.d_b}{ab}+\dfrac{d_b...

Đã gửi bởi Tham Lang on 17-12-2012 - 16:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

Xin phép cho mình đưa topic này lên cao nhé :)



#378269 $(ab+bc+ca)\sum \dfrac{a}{b+\sqrt{8...

Đã gửi bởi Tham Lang on 17-12-2012 - 16:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Wow ! Lâu ngày mới post bài.
Bài toán [Tham Lang - Mít]
Chứng minh rằng, nếu $a, b, c>0; a+b+c=3$ thì ta có :
$$\left (ab+bc+ca\right )\left (\dfrac{a}{b+\sqrt{8}}+\dfrac{b}{c+\sqrt{8}}+\dfrac{c}{a+\sqrt{8}}\right ) \le \dfrac{9}{1+2\sqrt{2}}$$
Câu hỏi : Hãy làm mạnh bài toán :)



#378210 Hội những người độc thân thích chém gió !

Đã gửi bởi Tham Lang on 17-12-2012 - 05:20 trong Góc giao lưu

MÌnh nữa

:)) số 35 mà



#376677 Hội những người độc thân thích chém gió !

Đã gửi bởi Tham Lang on 10-12-2012 - 21:46 trong Góc giao lưu

Đã xong :D
Eo, mọi người chém nhau ghê quá
@ Đạt >:)



#372146 Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh

Đã gửi bởi Tham Lang on 24-11-2012 - 19:30 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài toán BĐT mình có cách này, ai có cách khác thì post lên nhé :)
Chuyển bài toán về chứng minh :
$$\dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}+\dfrac{c}{a}-\dfrac{b}{a}-\dfrac{c}{b}-\dfrac{a}{c} \le \dfrac{3}{2}-\sqrt{2}$$
Với $a, b, c \in \left [\dfrac{1}{6}; \dfrac{1}{2}\right ]$
Giả sửa $a= min\{a, b, c\}$ lúc đó , xét hàm :
$$f(a)= \dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}+\dfrac{c}{a}-\dfrac{b}{a}-\dfrac{c}{b}-\dfrac{a}{c}$$
$$f'(a) = \dfrac{1}{b} -\dfrac{c}{a^2}+\dfrac{b}{a^2} -\dfrac{1}{c} =(c-b)\left (\dfrac{1}{bc}-\dfrac{1}{a^2}\right )$$
TH1. $c \ge b$. Lúc đó, $f(a)$ nghịch biến nên
$$f(a) \le f\left (\dfrac{1}{2}\right ) = \dfrac{1}{2b}+\dfrac{b}{c}+2c - 2b - \dfrac{c}{b} -\dfrac{1}{2c}$$
Xét tiếp $f© = \dfrac{1}{2b}+\dfrac{b}{c}+2c - 2b - \dfrac{c}{b} -\dfrac{1}{2c}$
$$f'© = -\dfrac{b}{c^2} +2 - \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{2c^2} = (2b-1)\left (\dfrac{1}{b} - \dfrac{1}{2c^2}\right ) \ge 0 (c\ge b \ge \dfrac{1}{2} )$$
Nên suy ra :
$$f© \le f(1) = \dfrac{1}{2b} +2-2b-\dfrac{1}{b} -\dfrac{1}{2} = \dfrac{3}{2} - \left (\dfrac{1}{2b}+b\right ) \le \dfrac{3}{2}-\sqrt{2}$$
TH2.$b \ge c$ Lúc đó hàm số đồng biến nên
$$f(a) \le f(\sqrt{bc}) = \dfrac{b}{c}-\dfrac{c}{b} + 2\sqrt{\dfrac{c}{b}} -2\sqrt{\dfrac{b}{c}}$$
Xét hàm số :
$$f(b) = \dfrac{b}{c}-\dfrac{c}{b} + 2\sqrt{\dfrac{c}{b}} -2\sqrt{\dfrac{b}{c}}$$
$$f'(b) = \dfrac{1}{c}+\dfrac{c}{b^2}-\dfrac{\sqrt{c}}{b\sqrt{b}} - \dfrac{1}{\sqrt{bc}} = (\sqrt{b}-\sqrt{c}) \left (\dfrac{c}{c\sqrt{b}} - \dfrac{\sqrt{c}}{b^2}\right ) \ge 0 ( b\ge c)$$
Do đó, hàm $f(b)$ đồng biến, nên suy ra :
$$f(b) \le f(1) = \dfrac{1}{c}-c+2\sqrt{c} -\dfrac{2}{\sqrt{c}}$$
Đến đây, xét hàm $f© = \dfrac{1}{c}-c+2\sqrt{c} -\dfrac{2}{\sqrt{c}}$ ta cũng có hàm có hàm nghịch biến, suy ra ĐPCM.



#370816 ĐỀ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TOÁN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐAKLAK NĂM 2012-...

Đã gửi bởi Tham Lang on 20-11-2012 - 06:28 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Hình như bất đẳng thức Cauchy - Schwarz khi sử dụng không bị ràng buộc điều kiện các biến không âm như bất đẳng thức Cauchy mà @@.
P/s; Đáp án của đề thì câu đó được giải như vậy nữa @@.

Không phải đâu em, thực chất có một cách chứng minh BĐT CS bằng AM-GM, và điều kiện CS phải ắt phải không âm chứ :)( tất nhiên mẫu khác 0 rồi ) Ngay như bản thân phát biểu của nó cũng phải không âm rồi .



#369696 Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh

Đã gửi bởi Tham Lang on 15-11-2012 - 20:15 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Trường THPT Bắc Yên Thành

Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh

Môn Toán 12 Năm học 2012-2013

Thời gian làm bài : 150 phút.


Câu 1.(5đ)
a.Giải phương trình :
$$x=\sqrt{3-x}\sqrt{4-x}+\sqrt{4-x}\sqrt{5-x}+\sqrt{5-x}\sqrt{3-x}$$
b. Giải bất phương trình :
$$2x^2-6x+2 \ge \log_{2}{\dfrac{2x+1}{(x-1)^2}}$$
Câu 2.(3đ)
Tìm a để hệ phương trình sau có nghiệm :
$$\left\{\begin{array}{1}\sqrt{x-1}-y^2=a \\x^{11}+xy^{10}=y^{22}+y^{12} \end{array}\right.$$
Câu 3.(3đ)
Chứng minh rằng :
$$C_{2001}^{k} +C_{2001}^{k+1} \le C_{2001}^{1000}+C_{2001}^{1001} ( k \in N, k \le 2001)$$
Câu 4.(3đ)
Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$ cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn tâm $I(6,6)$ và ngoại tiếp đường tròn tâm $K(4, 5)$. Biết $A(2, 3)$. Xác định toạ độ đỉnh $B, C$ của tam giác.
Câu 5.(2đ)
Cho $\alpha, \beta, \gamma \in \left [\dfrac{\pi}{6}; \dfrac{\pi}{2}\right ]$. Chứng minh rằng :
$$\dfrac{\sin{\alpha}- \sin{\beta}}{\sin{\gamma}}+\dfrac{\sin{\beta}-\sin{\gamma}}{\sin{\alpha}}+\dfrac{\sin{\gamma}-\sin{\alpha}}{\sin{\beta}} \le \left (1-\dfrac{1}{\sqrt{2}}\right )^2$$
Câu 6.(2đ)
Trong không gian cho 4 đường thẳng $d_1, d_2, d_3, d_4$ song song với nhau và không có 3 đường thẳng nào cùng thuộc một mặt phẳng. Hai mặt phẳng $(P), (Q)$ khác nhau lần lượt cắt 4 đường thẳng trên theo thứ tự $A, B, C, D; A', B', C', D'$. Chứng minh rằng :
$$V_{D'.ABCD}=V_{D.A'B'C'D'}$$.
Câu 7.(2đ)
Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy là tam giác $ABC$ vuông cân $(AB=BC=1)$ và các cạnh bên $SA=SB=SC=3$. Gọi $K, L$ lần lượt là trung điểm của $AC, BC$. Trên các cạnh $SA, SB$ lần lượt lấy các điểm $M, N$ sao cho $SM=BN=1$. Tính thể tích khối chóp $LMNK$.



#369214 Những khoảng khắc đẹp :D

Đã gửi bởi Tham Lang on 13-11-2012 - 19:27 trong Góc giao lưu

Hình đã gửi



#366274 Tìm GTNN của $P=xa^{\beta}+yb^{\beta}+zc^...

Đã gửi bởi Tham Lang on 01-11-2012 - 02:15 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài toán [Tham Lang]
Cho $a,b,c$ là các biến dương và $\alpha, \beta; x,y,z; m, n, p;q $ là các số thực dương thoả mãn :
$\left\{\begin{array}{1} ma^{\alpha}+nb^{\alpha}+pc^{\alpha} = q \\ \alpha >\beta \end{array}\right.$
Tìm GTLN của $P=xa^{\beta}+yb^{\beta}+zc^{\beta}$



#366272 $$\frac{a^2+b}{a+b^2}+\frac{b^2+...

Đã gửi bởi Tham Lang on 01-11-2012 - 02:04 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Thành quả sau 1 hồi lượm lặt :))
Bài toán 1.
Ch0 các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $ab+bc+ca=3$.Chứng minh rằng:
$$\sqrt{a+3}+\sqrt{b+3}+\sqrt{c+3}\geq 6$$

Lâu rồi...
$$VT-3\sqrt{3}=\sum \dfrac{a}{\sqrt{a+3}+\sqrt{3}} =\sum \dfrac{a^2}{\sqrt{a}\sqrt{a^2+3a}+\sqrt{3}a} \ge \dfrac{(a+b+c)^2}{\sum \left (\sqrt{a}\sqrt{a^2+3a}+\sqrt{3}a\right )} \ge \dfrac{4x^2}{(7+4\sqrt{3})x+x^2-6}$$
Xét $f(x)=\dfrac{4x^2}{(7+4\sqrt{3})x+x^2-6}, f'(x)=\dfrac{4[(7 +4\sqrt{3})x^2-12x]}{[(7+4\sqrt{3})x+x^2-6]^2)}>0$ Hàm đồng biến, suy ra $f(x)\ge f(3)= 6-3\sqrt{3}$



#365564 $\dfrac{a+b}{a+1}+\dfrac{b+c}...

Đã gửi bởi Tham Lang on 28-10-2012 - 17:24 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài toán :
Cho các số thực dương $a,b,c,d$ thoả mãn $abcd=1$. Chứng minh rằng :
$$\dfrac{a+b}{a+1}+\dfrac{b+c}{b+1}+\dfrac{c+d}{c+1}+\dfrac{d+a}{d+1} \le a+b+c+d$$



#365553 $\dfrac{a(b+c)}{(b+c)^2+a^2}+\dfrac{b...

Đã gửi bởi Tham Lang on 28-10-2012 - 16:51 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán :
Cho $a,b,c$ là các số thực dương. Chứng minh rằng :
$$\dfrac{a(b+c)}{(b+c)^2+a^2}+\dfrac{b(c+a)}{(c+a)^2+b^2}+\dfrac{c(a+b)}{(a+b)^2+c^2} \le \dfrac{6}{5}$$



#365302 Cho $a,b,c \ge 0, a^2+b^2+c^2=3$. Tìm GTLN của : $S=a^3+b...

Đã gửi bởi Tham Lang on 27-10-2012 - 19:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán [Tham Lang]
Cho $a,b,c \ge 0, a^2+b^2+c^2=3$. Tìm GTLN của :
$$S=a^3+b^3+c^3+7abc$$



#365243 Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P=a^2+(a+b)^2+(a+b+c)^2.$

Đã gửi bởi Tham Lang on 27-10-2012 - 15:58 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Tiếp tục giải hệ phương trình trên :
Viết lại :
$$\left\{\begin{array}{1}2ax=\dfrac{b}{x} \\by=\dfrac{c}{y} \\cz=\dfrac{a}{z} \\ a^2+b^2+c^2=1 \\ 2+4x^2+\dfrac{1}{z^2}=1+\dfrac{1}{x^2}+y^2=z^2+\dfrac{1}{y^2}(1)\end{array}\right.$$

Từ đó, thay $x^2=\dfrac{b}{2a}, y^2=\dfrac{c}{b}, z^2=\dfrac{a}{c}$ vào $(1)$ ta có hệ :
$$\left\{\begin{array}{1}a^2+b^2+c^2=1 \\ 2+\dfrac{2b}{a}+\dfrac{c}{a}=1+\dfrac{2a}{b}+\dfrac{c}{b} =\dfrac{a+b}{c}\end{array}\right.$$
$$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{1}ab+2b^2+bc=2a^2+ac(2) \\bc+2ac+c^2=ab+b^2 (3)\\a^2+b^2+c^2=1(4)\end{array}\right.$$
Lúc này, từ phương trình $(2) \Leftrightarrow c=\dfrac{ab+2b^2-2a^2}{b-a}, (4)\Leftrightarrow c^2=1-(a^2+b^2)$ thay vào phương trình (3) ta có :
$$4b^3-5a^3+4ab^2=b-a \Leftrightarrow 5a^4+4b^4-5a^3b-4a^2b^2=(a-b)^2$$
Thay $c^2=\left (\dfrac{ab+2b^2-2a^2}{b-a}\right )^2$ vào phương trình $(4)$ ta có :
$$5a^4+5b^4-6a^3b+2ab^3-5a^2b^2=(a-b)^2$$
Suy ra :
$$5a^4+4b^4-5a^3b-4a^2b^2=5a^4+5b^4-6a^3b+2ab^3-5a^2b^2 \Leftrightarrow b^4-a^3b+2ab^3-a^2b^2=0$$

Đặt $t=\dfrac{a}{b}$ ta có phương trình :
$$t^3+t^2-2t-1=0$$
Đặt $t=\dfrac{X}{3}$ ta có phương trình :
$$X^3-\dfrac{7}{3}X-\dfrac{7}{27}=0$$
Tìm được $t=\dfrac{2\sqrt{7}}{3}\cos{\dfrac{\gamma}{3}}-\dfrac{1}{3}$ với $\cos{\gamma}=\dfrac{1}{2\sqrt{7}} \left (\gamma \in \left (0; \dfrac{\pi}{2}\right )\right )$
Lúc đó, ta có :
$T_{max}=1+\dfrac{\sqrt{t-1}(t+1)}{\sqrt{1+3t-t^2}}, t=\dfrac{2\sqrt{7}}{3}\cos{\dfrac{\gamma}{3}}-\dfrac{1}{3}$ với $\cos{\gamma}=\dfrac{1}{2\sqrt{7}} \left (\gamma \in \left (0; \dfrac{\pi}{2}\right )\right )$



#365154 $( | ab |+ | bc |+| ac |)[5\sqrt{a^{2}+b^{2...

Đã gửi bởi Tham Lang on 27-10-2012 - 02:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c \in \mathbb{R}$ thỏa mãn $abc=-1$. Chứng minh :
$(\left | ab \right |+\left | bc \right |+\left | ac \right |)[5\sqrt{a^{2}+b^{2}+c^{2}}-7(a+b+c)]\geq 48$

Với $a=b=1, c=-1$ thì BĐT sai.



#365152 $\frac{a}{1+ab+ac}+\frac{b}...

Đã gửi bởi Tham Lang on 27-10-2012 - 02:30 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài toán: Cho $a,b,c> 0$. Chứng minh rằng:
$\frac{a}{1+ab+ac}+\frac{b}{1+bc+ba}+\frac{c}{1+ca+cb}$ $\geq$ $\frac{a}{2a^{2}+1}+\frac{b}{2b^{2}+1}+\frac{c}{2c^{2}+1}$

$a=b=1, c=2$ thi BĐT đúng. Nhưng $a=1, b=2, c=3$ thì BĐT lại sai.



#365149 $2(ab+bc+ca)\geq a^{2}+b^{2}+c^{2}+3...

Đã gửi bởi Tham Lang on 27-10-2012 - 01:49 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $a,b,c$ là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác thỏa mãn $\frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}=3$.CMR:
$2(ab+bc+ca)\geq a^{2}+b^{2}+c^{2}+3$


Mình đề xuất 1 hướng thế này (hồi nãy nhầm một chỗ )
Sử dụng BĐT quen thuộc sau :
$$2(ab+bc+ca)\ge 4\sqrt{3}S +a^2+b^2+c^2$$
Thật vật, BĐT cần chứng minh tươn đương :
$$a^2\dfrac{b+c-a}{a}+b^2\dfrac{c+a-b}{b} +c^2\dfrac{a+b-c}{c} \ge 4\sqrt{3}S$$
Sử dụng bổ đề :
Bổ đề :
Cho các số thực $m,n,p$ thoả mãn $mn+np+pm=1; m+n, n+p, p+m >0$ và $a,b,c$ là 3 cạnh của một tam giác có diện tích $S$. Chứng minh rằng :
$$ma^2+nb^2+pc^2\ge 4\sqrt{mn+np+mp}S$$
Chứng minh bổ đề :
Cách giải 1.
Theo định lí cô sin, bất đẳng thức cần chứng minh tương đương :
$ma^2+nb^2+p\left (a^2+b^2-2ab\cos{C}\right )\ge 2ab\sin{C}\sqrt{mn+np+pm}$
$\Leftrightarrow a^2(m+p)+b^2(n+p)\ge 2ab\left (\sqrt{mn+np+pm}\sin{C}+p\cos{C}\right )$
Thật vậy, áp dụng CS, ta có :
$\sqrt{mn+np+pm}\sin{C}+p\cos{C}\le \sqrt{\left (\sin^2{C}+\cos^2{C}\right )\left (p^2+mn+np+pm+p^2\right )}=\sqrt{(p+m)(p+n)}$
Theo AM-GM ta lại có $a^2(m+p)+b^2(n+p)\ge 2ab\sqrt{(p+m)(p+n)}$ suy ra ĐPCM.
Đẳng thức xảy ra khi $\dfrac{a}{\sqrt{n+p}}=\dfrac{b}{\sqrt{m+p}}=\dfrac{c}{\sqrt{m+n}}$
Cách 2 có thể tham khảo thêm tại đấu trường VMF.
Lúc đó, áp dụng bổ đề, ta có :
$$a^2\dfrac{b+c-a}{a}+b^2\dfrac{c+a-b}{b} +c^2\dfrac{a+b-c}{c}\ge 4S\sqrt{\sum \dfrac{(b+c-a)(c+a-b)}{ab}}$$
Cần chứng minh :
$$\sum \dfrac{(b+c-a)(a+c-b)}{ab} \ge 3 \Leftrightarrow a^3+b^3+c^3+3abc \ge ab(a+b)+bc(b+c)+ca(c+a)$$
Đây chính là BĐT Schur.
Bây giờ, quay lại bài toán, ta cần chứng minh :
$$4\sqrt{3}S \ge 3 \Leftrightarrow (a+b+c)(b+c-a)(a+c-b)(a+b-c) \ge 3$$