Đến nội dung

Zeref nội dung

Có 49 mục bởi Zeref (Tìm giới hạn từ 04-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#704063 Tất cả hệ số của $P(x)$ chia hết cho $p$

Đã gửi bởi Zeref on 22-03-2018 - 00:23 trong Số học

Cho đa thức $P(x)$ có bậc $n$ và số nguyên tố $p$. Xét phương trình đồng dư $P(x) \equiv 0 \mod p$ $(*)$. CMR nếu $p>n$ và $(*)$ có số nghiệm phân biệt lớn hơn $n$ thì tất cả hệ số của $P(x)$ đều chia hết cho $p$




#682316 Tính diện tích hình chiếu của tam giác SCD trên (ABCD)

Đã gửi bởi Zeref on 29-05-2017 - 17:58 trong Hình học không gian

Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình vuông cạnh a tâm O. SA vuông (ABCD), SA = a. 

a) Tính góc giữa SC với (ABCD); (SBD) với (ABCD)

b) Tính góc giữa (SCD)&(ABCD). Tính diện tích hình chiếu của tam giác SCD trên (ABCD)




#678587 Tìm công thức tổng quát của dãy

Đã gửi bởi Zeref on 25-04-2017 - 18:36 trong Dãy số - Giới hạn

1. $S_{n}=\sum_{i=1}^{n} \frac{i^2-i-1}{i^4+2i^3+i^2}$

2. $S_{n}=\sum_{i=1}^{n} \frac{1}{i(i+1)(i+2)...(i+k)}$ với k cho trước

3. $S_{n}=\sum_{i=1}^{n} \frac{a_{i}}{(a_{1}+1)(a_{2}+1)...(a_{i}+1)}$ với $a_{n}$ là một dãy số cho trước




#680336 Tìm công thức tổng quát của $u_{n}$ và chứng minh dãy số...

Đã gửi bởi Zeref on 11-05-2017 - 21:46 trong Dãy số - Giới hạn

anh có phương pháp hay tài liệu về phần này không, chia sẻ em với ạ

Em không có anh ơi, cái này bọn em được học trên trường rồi nên em nhớ cách làm




#680240 Tìm công thức tổng quát của $u_{n}$ và chứng minh dãy số...

Đã gửi bởi Zeref on 10-05-2017 - 22:53 trong Dãy số - Giới hạn

Đặt $u_n=\frac{x_n}{y_n}$

Giả thiết được viết lại thành

$\frac{x_n}{y_n}=\frac{4x_{n-1}+2y_{n-1}}{x_{n-1}+3y_{n-1}}$

Chọn $\left\{\begin{matrix} x_n=4x_{n-1}+2y_{n-1} &\\  y_n=x_{n-1}+3y_{n-1} &\\ x_1=3 ; y_1=1 \end{matrix}\right.$

Từ hệ trên suy ra $4y_n-x_n=10y_{n-1}$

mà $x_n=y_{n+1}-3y_n$

$=>y_{n+2}=7y_{n+1}-10y_n$ 

Tìm được $y_n$ rồi tìm $x_n$




#695203 Tuần 3 tháng 10/2017: Chứng minh rằng $IJ \perp KL$.

Đã gửi bởi Zeref on 22-10-2017 - 02:10 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Sau đây tôi xin đưa ra một lời giải cho bài toán 2. Về xuất xứ lời giải được đính kèm dưới đây có vài điểm cần nói rõ:
1. Nguồn gốc bài toán 2. Bài toán 2 được tác giả Trần Minh Ngọc mở rộng từ một bài toán của thầy Trần Quang Hùng trong quá trình tập huấn đội tuyển Đồng Tháp - ta gọi là bài toán gốc.
2. Tôi đã được thầy Hùng chia sẻ và giải xong bài toán gốc.
3. Khi truy cập vào topic này, tôi đã chỉ kịp đọc phát hiện thú vị về hai sự thẳng hàng O, U, E và O, V, F trong post của bạn Zeref mà chưa kịp xem tiếp các phần còn lại khi bạn ấy xóa lời giải của mình.
Khá tâm đắc với sự phát hiện này, vì cảm thấy có thể dùng ý tưởng của tôi khi giải quyết bài toán gốc để giải bài toán 2, tôi đã hoàn thành lời giải dưới đây.

Chứng minh của em bị lỗi nặng ạ :D cách giải của anh đã khắc phục được
Nhân tiện, anh có thể đăng bài toán gốc cho mọi người tham khảo được không ạ ?



#713982 Topic Hình Học Phẳng Ôn Thi Chọn Đội Tuyển Thành Phố

Đã gửi bởi Zeref on 07-08-2018 - 15:47 trong Hình học

Bài 19:  Chứng minh rằng $IG$ đi qua điểm $Schiffler$ của tam giác $ABC$ với $I$ là tâm nội, $G$ là trọng tâm tam giác 

Em không nghĩ có tỉnh nào ra thi tâm tam giác đâu bác ơi. Đổi bài đi bác.




#694073 Tam giác ABC (AB<AC) có AH, AD, AM là đường cao, phân giác, trung tuyến....

Đã gửi bởi Zeref on 02-10-2017 - 20:34 trong Hình học

Tam giác ABC (AB<AC) có AH, AD, AM là đường cao, phân giác, trung tuyến. CMR AD là phân giác góc HAM khi và chỉ khi tam giác ABC vuông.

Nếu tam giác ABC vuông tại A, ta có $\widehat{CMA}=\widehat{ACM}=\widehat{HAB}$, do đó AD là phân giác $\widehat{HAM}$

Nếu AD là phân giác góc HAM, nghĩa là AH và AM là 2 đường đẳng giác. Kí hiệu O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, theo tính chất quen thuộc thì AH và AO là 2 đường đẳng giác, suy ra M là tâm đường tròn ngoại tiếp hay tam giác ABC vuông tại A




#714719 Phương pháp pqr và xét hàm

Đã gửi bởi Zeref on 23-08-2018 - 17:51 trong Bất đẳng thức và cực trị

Trong các tài liệu bất đẳng thức của anh Võ Thành Văn có bài toán như sau (bài toán trong hình gửi kèm mình đăng).

Mình thấy việc xét hàm $f(p),f(r)$ không được ổn, bởi ba biến $p,q,r$ đều liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong $p$ có $a+b+c$, $q$ có $ab+bc+ca$, $r$ có $abc$ thì làm sao cố định hai cái (hoặc một nếu đề bài đã cho sẵn) để xét hàm theo cái còn lại được ?

Hình gửi kèm

  • Untitled.png
  • u.png



#714780 Phương pháp pqr và xét hàm

Đã gửi bởi Zeref on 25-08-2018 - 17:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Để phương trình trên có nghiệm tất nhiên (p, q, r) cần thỏa mãn các điều kiện ràng buộc của chính nó, ví dụ như $p^3 \ge 27r$

Nhưng sao bạn biết với nhiều điều kiện ràng buộc thế thì $(p,q,r)$ sinh ra vô hạn $(a,b,c)$ ?




#714761 Phương pháp pqr và xét hàm

Đã gửi bởi Zeref on 25-08-2018 - 01:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mình thực sự không hiểu ý của bạn lắm, ta có thể coi 1 biến là tham số và xét hàm đối với 1 biến mà nhỉ. :)

Còn về cái cố định 2 cái thì theo mình hiểu như sau, đặt $p=a+b+c, q=ab+bc+ca, r=abc$ thì a, b, c là nghiệm của 

$x^3-px^2+qx-r=0$

Từ đây, ta thấy nếu cố định 2 đại lượng bất kỳ và thay đổi đại lượng còn lại thì với mỗi giá trị của đại lượng chạy ta sẽ thu được 1 bộ $(a, b, c)$ mới nên việc cố định 2 trong 3 đại lượng trên là hợp lý

Ồ ! Ý bạn có phải là từ một bộ $(p,q,r)$ nào đó rồi sinh ra $(a,b,c)$ theo quy luật $p=a+b+c,...$ và việc sinh đó sẽ ra vô hạn bộ $(a,b,c)$?  Mình có một thắc mắc là tại sao khi cho đại lượng kia chạy thì đảm bảo được phương trình luôn có 3 nghiêm ? 




#714783 Phương pháp pqr và xét hàm

Đã gửi bởi Zeref on 25-08-2018 - 18:54 trong Bất đẳng thức và cực trị

thì mình đã nói $a, b, c$ là nghiệm của $x^3-px^2+qx-r=0$, nếu thay đổi 1 trong 3 đại lượng $p, q, r$ sao cho thỏa mãn các điều kiện thì chắc chắn phương trình này sẽ có nghiệm khác đi.

Chỉ là nghiệm khác đi thôi mà .... làm sao chắc chắn đó là vô hạn ? Khi đã cố định 2 đại lượng rồi thì vùng giá trị của $a,b,c$ cũng phải hẹp đi để thoả mãn điều kiện cố định chứ nhỉ (dù cho đại lượng kia có chạy đi nữa) ?

P/s: xin lỗi bạn vì đã hỏi dai như đỉa  :luoi:  mình chỉ muốn hiểu rõ bản chất về phương pháp $pqr$ thôi




#690269 p(a)=b, p(b)=c,p(c)=a

Đã gửi bởi Zeref on 11-08-2017 - 21:53 trong Đại số

Chứng minh không có 3 số a,b,c nào thỏa mãn: $p(a)=b, p(b)=c,p(c)=a$

Cho mình hỏi $p(a)$ nghĩa là gì vậy bạn




#686899 OLYMPIC GẶP GỠ TOÁN HỌC 2017 KHỐI 11

Đã gửi bởi Zeref on 08-07-2017 - 01:54 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Lời giải câu phương trình hàm có ổn không ạ ? Vì có thể hàm $f$ cần tìm là hàm hợp




#694566 Một Số Bổ Đề, Định lý Số Học

Đã gửi bởi Zeref on 11-10-2017 - 00:26 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Số học

Mình xin được phép đề cập đến 2 tính chất thường gặp :D

1/ $C_{p}^{k} \space \vdots  \space p \Leftrightarrow p$ là số nguyên tố

2/ $a \equiv b \mod{p^n} \Leftrightarrow a^p \equiv b^p \mod{p^{n+1}} $

P/s: nếu sử tính chất 2 thì bài toán : $a^p-b^p \space \vdots \space p \Rightarrow a^p-b^p \space \vdots \space p^2$ không khó




#714811 Một số bất đẳng thức dạng pqr thường gặp"mạnh"

Đã gửi bởi Zeref on 26-08-2018 - 08:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mạnh nhất trong p, q, r đối xứng
$(a-b)^2(b-c)^2(c-a)^2 \ge 0$
Hay là $p^2q^2-4q^3+18pqr-4p^3r-27r^2 \ge 0$

Đây cũng là điều kiện để $(p,q,r)$ biểu diễn dưới dạng $(a,b,c)$ thì phải :) 




#714795 Một số bất đẳng thức dạng pqr thường gặp"mạnh"

Đã gửi bởi Zeref on 25-08-2018 - 23:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mình lập topic này mong các bạn chia sẻ một số bất đẳng thức đối xứng dạng $pqr$ mà các bạn cho là "mạnh". Đối với mình là bất đẳng thức: $a^2+b^2+c^2+2abc+1 \ge 2(ab+bc+ca), \forall a,b,c>0$ hay biểu diễn dưới dạng $pqr$ là $p^2+2r+1 \ge 4q$




#714848 Một số bất đẳng thức dạng pqr thường gặp"mạnh"

Đã gửi bởi Zeref on 26-08-2018 - 22:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đó không hẳn là điều kiện, chỉ là biểu diễn đa thức trên thành dạng đối xứng cơ sở, ta có một định lí cơ bản: "Mọi đa thức đối xứng $3$ biến $a,\,b,\,c$ đều có thể biểu diễn ở dạng đa thức theo các biến $\sigma _{1}= a+ b+ c,\,\sigma _{2}= ab+ bc+ ca,\,\sigma _{3}= abc$". 

Ý mình là từ 3 số $p,q,r$ bất kì thỏa mãn điều kiện đó, thì ta luôn tìm được duy nhất một bộ $a,b,c$ sao cho $a+b+c=p$ ...  Chứ không phải từ $a,b,c$ biểu diễn dưới dạng $p,q,r$




#714854 Mathscope không cho đăng kí thành viên mới và lấy lại mật khẩu ?

Đã gửi bởi Zeref on 27-08-2018 - 00:24 trong Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

Mình muốn đăng kí một nick mới trên diễn đàn Mathscope nhưng tới đoạn reCaptcha thì không thấy gì hết ? Cả vô phần quên mật khẩu cũng thế. Không biết có phải lỗi do máy mình không ?




#693857 Liệu có thể chứng minh được tứ giác $ABCD$ là hình thang?

Đã gửi bởi Zeref on 28-09-2017 - 16:38 trong Hình học

Cho tứ giác $ABCD$, $O$ là giao điểm 2 đường chéo, $I$ là giao điểm của 2 đường thẳng chứa các cạnh $AD$, $BC$. Gọi $N$ là giao điểm của $IO$ và $CD$. Biết $N$ là trung điểm của $CD$. Liệu có thể chứng minh được tứ giác $ABCD$ là hình thang?

Được bạn nhé, bạn kết hợp định lý Ceva với Thales là được




#725338 Học gì ở Toán phổ thông

Đã gửi bởi Zeref on 12-04-2021 - 23:33 trong Kinh nghiệm học toán

Bản thân mình đang học năm hai của đại học sư phạm và thấy một số thứ mình đã từng học ở Olympic xuất hiện lại ở bậc Đại học (Số học ở Olympic và Đại số đại cương-Lý thuyết số ở Đại học, các khái niệm hàng điểm điều hoà - hình học xạ ảnh, ...) và mình tìm thấy sự thú vị trong đấy. Đó là lý do mình tiếp tục chọn tìm hiểu sâu vào những khái niệm ấy. Mình nghĩ học (một số chủ đề của) toán Olympic là một bước đà (về mặt tư duy và cả tinh thần!?) để có niềm đam mê tìm hiểu sâu hơn về toán. 

Tất nhiên, mình cũng không biết các dạng toán như phương trình hàm hay những bài hình rối một cục thì có giúp tạo ra động lực và rèn luyện tư duy cho các bạn học sinh để học toán cao cấp, thứ gần với thực tiễn hơn toán Olympic.

 

Câu hỏi mình cũng muốn đặt ra là nếu xét trên phương diện rèn luyện tư duy thì chừng nào là đủ với các học sinh chuyên? Chủ đề nay cần phải bàn luận thật kĩ vì giáo dục ảnh hưởng đến tương lai con người.

 

Còn một vấn đề nữa là những người bạn cùng khoá của mình có cả học sinh giỏi quốc gia và các bạn học ở những trường bình thường nhưng khả năng làm toán cao cấp của các bạn ấy đều là ngang nhau. Không biết Olympic có giúp tạo ra sự khác biệt gì không?




#718195 Giải pt nghiệm nguyên a^3+b^3+c^3=(abc)^2

Đã gửi bởi Zeref on 07-12-2018 - 00:31 trong Số học

Giải phương trình nghiệm nguyên: $a^3+b^3+c^3=(abc)^2$ biết $a,b,c$ là ba số đôi một nguyên tố cùng nhau.




#701906 CMR tồn tại 2 phần tử $x,y$ cùng thuộc một tập sao cho $|x-y|=...

Đã gửi bởi Zeref on 20-02-2018 - 11:53 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho $a,b$ là các số nguyên dương sao cho $a+b$ là số lẻ. Chia tập $\mathbb{N}^*$ thành 2 tập $A,B$ rời nhau. CMR tồn tại 2 phần tử $x,y$ cùng thuộc một tập sao cho $|x-y|=${$a;b$}




#694171 CMR $AD,BE,CF$ đồng quy

Đã gửi bởi Zeref on 04-10-2017 - 18:00 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$. Kí hiệu $D,E,F$ lần lượt là tâm của $(OBC), (OAC), (OAB)$. CMR $AD,BE,CF$ đồng quy

 

 

b36b3e90ea383c3ad52e66150545a5190ae2651a




#682319 CM D,E,F thẳng hàng

Đã gửi bởi Zeref on 29-05-2017 - 18:17 trong Hình học phẳng

Cho điểm O nằm ngoài tam giác ABC. Qua O, đường vuông góc OA cắt BC tại D, đường vuông góc OB cắt AC tại E, đường vuông góc OC cắt AB tại F. CM D,E,F thẳng hàng 

Hình gửi kèm

  • hinh.png