Đến nội dung

minh29995 nội dung

Có 379 mục bởi minh29995 (Tìm giới hạn từ 09-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#338175 Xác định $\alpha$ để thể tích đạt GTLN.

Đã gửi bởi minh29995 on 20-07-2012 - 21:22 trong Hình học không gian

Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ có cạnh bên là a, góc hợp bởi mặt bên và đáy là $\alpha(0<\alpha<\frac{\pi}{2})$. Giả sử $a$ không đổi $\alpha$ biến thiên trong $(0;\frac{\pi}{2})$. Xác định $\alpha$ để thể tích đạt GTLN.


Hình đã gửi
Hình chóp là hình chóp tứ giác đều nên đáy là hình vuông.
Gọi O là tâm hình vuông, H là trung điểm CD. Khi đo $SH\perp CD$
Dễ thấy CH=HO. Đặt CH=HO=x
Theo Đ lý py ta go ta có:
$SH=\sqrt{a^3-x^2}$
Và $SO=\sqrt{a^2-2x^2}$
Khi đó:
$V_{h.chop}=\frac{1}{3}SO.S_{ABCD}=\frac{1}{3}\sqrt{a^2-2x^2}.x^2$
Theo AM-GM ta có:
$(a^2-2x^2).x^4\leq \left (\frac{a^2}{3} \right )^3$
Do đó:
$V\leq \frac{a^3}{9\sqrt{3}}$
Dấu bằng xảy ra khi $x=\frac{1}{\sqrt{3}}a$
Khi đó $\alpha =45^0$



#322901 Với $0\leq x\leq 2$ và $0\leq y\leq \...

Đã gửi bởi minh29995 on 06-06-2012 - 16:57 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với $0\leq x\leq 2$ và $0\leq y\leq \frac{1}{2}$, Tìm max của A biết
$A=(2x-x^2)(y-2y^2)$

Ta có:
$A=x(2-x)y(1-2y)$
Áp dụng AM-GM:
$A=\frac{1}{2}x(2-x)2y(1-2y)\leq \frac{1}{8}$
Dấu bằng xẩy ra khi x=1, $y=\frac{1}{4}$



#334760 Với $\sum x_1^2=1$ CM $$\sum \dfrac{x...

Đã gửi bởi minh29995 on 12-07-2012 - 11:29 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán :
Cho $x_1, x_2, ..., x_n$ là các số thực dương thoả mãn điều kiện $x_1^2+x_2^2+...+x_n^2=1$. Chứng minh rằng :
$$\dfrac{x_1}{1+x_1^2}+\dfrac{x_2}{1+x_2^2}+...+\dfrac{x_n}{1+x_n^2}\ge \dfrac{4}{5}\left (x_1\sqrt{x_1}+x_2\sqrt{x_2}+...+x_n\sqrt{x_n}\right )^2$$

Cho 1 số dần tới 1 và các số còn lại dần tới 0 thì rõ ràng VP lớn hơn VT :excl: :excl:



#307918 Tìm sự khác nhau giữa 2 bài xác suất không có ngày nào máy hỏng quá một lần.

Đã gửi bởi minh29995 on 03-04-2012 - 12:46 trong Xác suất - Thống kê

Đây nhé: Bài 1 thì là 1 cỗ máy nên các lần hỏng không có sự khác nhau không phân biệt thứ tự, không có hoán vị..
Còn Bài 2 thì 3 máy là khác nhau nên phải có hoán vị nên khác nhau. 3! là hoán vị 3 máy.~



#317459 Tìm nghiệm nguyên của phương trình:${x^3} = {y^3} + 2{y^2} + 1$

Đã gửi bởi minh29995 on 17-05-2012 - 21:50 trong Số học

EXERCISE: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
${x^3} = {y^3} + 2{y^2} + 1$
-------------

Với $y\geq 0$ thì $x > y\geq 0$
Với y=0 thì x=1 thỏa mãn
Với $y\geq 1$ ta có
PT tương đương:
$(x-y)(x^{2}+xy+y^2)=2y^{2}+1$
Nhưng lại có:
$(x-y)(x^{2}+xy+y^2)\geq x^{2}+y^{2}+xy> 2y^{2}+1$ ( Do $x>y\geq 1$)
Do đó PT vô nghiệm
Với y<0 ta vẫn có x>y
Xét y=-1 thì không có x thỏa mãn
y=-2 thì x=1 thỏa mãn
y=-3 thì x=-2 thỏa mãn
Xét $y<-3$
Ta có PT tương đương:
$y^{3}-x^{3}=-2y^{2}-1$
Nhưng lại có:
$y^{3}-x^{3}\leq y^{3}-(y+1)^{3}=-3y^{2}-3y-1< -2y^{2}-1$
(Do $-y^{2}-3y<0$ bởi y<3 và $x\geq y+1$) Vậy PT vô nghiệm
Kết luận PT có các nghiệm thỏa mãn là:
x=1,y=0 và x=1,y=-2 và x=-2, y=-3



#315345 Tìm Min, Max của $ A=x + 3y + 1$

Đã gửi bởi minh29995 on 09-05-2012 - 18:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x ; y$ là các số thực thỏa mãn $5x^2 + 5y^2 - 5x - 15y + 8 \leq 0$

Tìm GTLN;GTNN của $A = x + 3y+ 1$

Đặt $x= a+\frac{1}{2}$ và $y= b+\frac{3}{2}$ ta có
Gt trở thành:
$a^{2}+b^{2}\leq \frac{9}{10}$
và ta có A=a+3b+6
Xét :
$$\left |a+3b \right |\leq \sqrt{10(a^{2}+b^{2})}\leq 3$$
Suy ra $-3\leq a+3b\leq 3$
Suy ra $3\leq A\leq 9$
Min A=3 khi $x=\frac{1}{5}, y=\frac{3}{5}$
Max A=9 khi $x=\frac{1}{2}, y=\frac{12}{5}$



#329901 Tìm Min của $P=\frac{x^3+y^3}{xy+9}+\frac{y^3+z^3}{yz+9}+...

Đã gửi bởi minh29995 on 28-06-2012 - 10:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z>0$ thỏa $x+y+z=9$. Tìm Min của $$P=\frac{x^3+y^3}{xy+9}+\frac{y^3+z^3}{yz+9}+\frac{z^3+x^3}{xz+9}$$

Áp dụng AM-GM ta có:
$\frac{x^3}{xy+9}+\frac{xy+9}{12}+\frac{3}{2}\geq \frac{3}{2}x$
Tương tự rồi cộng lại ta có:
$VT\geq 18-\frac{xy+yz+xz}{6}\geq \frac{27}{2}$
Dấu bằng xảy ra khi x=y=z=3



#307458 Tìm Min $P=(1+\frac{a}{b})(1+\frac{b}{c})(1+\frac{c}{a})...

Đã gửi bởi minh29995 on 01-04-2012 - 09:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này mình thấy cho $a, b, c$ là các cạnh của tam giác thì không ý nghĩa lắm, chỉ là tương đương điều kiện $a, b, c$ $\#$ 0 thôi thì phải .
Áp dụng trực tiếp $AM=GM$ ta có :
$$VT \ge 2\sqrt{\dfrac{a}{b}}.2\sqrt{\dfrac{b}{c}}2\sqrt{\dfrac{c}{a}} = 8$$

Không đơn giản như vậy đâu bạn.. do tam giác ABC có góc C không nhọn nên ta có $c^{2}\geq a^{2}+b^{2}$
$P= 2 +\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}+\frac{a}{c}+\frac{b}{a}+\frac{c}{b}$
$\geq 4+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}+\frac{a}{c}+\frac{c}{b}$
$= \geq 4+\frac{b}{c}+\frac{c}{2a}+\frac{c}{2a}+\frac{a}{c}+\frac{c}{2b}+\frac{c}{2b}$
$\geq 4+6\sqrt[6]{\frac{c}{2b}\frac{a}{c}\frac{b}{c}\frac{c}{2b}\frac{c}{2a}\frac{c}{2a}}$
$\geq 4+6\sqrt[6]{\frac{c^{2}}{2^{4}ab}}$
$\geq 4+6\sqrt[6]{\frac{a^{2}+b^{2}}{2^{4}ab}}$
$\geq 4+\frac{6}{\sqrt{2}}$$=4+3\sqrt{2}$
Dấu = xảy ra $\Leftrightarrow$ tam giác ABC vuông cân tại C



#328224 Tìm min $P=\sum \frac{\sqrt{a^3c}}{\sqrt{b^3a}+bc}...

Đã gửi bởi minh29995 on 23-06-2012 - 08:54 trong Bất đẳng thức và cực trị

$a,b,c\geq 0$ tìm min của
$P=\frac{\sqrt{a^3c}}{\sqrt{b^3a}+bc}+\frac{\sqrt{b^3a}}{\sqrt{c^3b}+ac}+\frac{\sqrt{c^3b}}{\sqrt{a^3c}+ab}$

Chia cả tử và mẫu các biểu thức cho thứ tự: $b\sqrt{ac}, c\sqrt{ab}, a\sqrt{bc}$
rồi đặt $\sqrt{\frac{a}{b}}=x, \sqrt{\frac{b}{c}}=y, \sqrt{\frac{c}{a}}=z$ ta được
$P=\sum\frac{x^2}{y+z}$ với xyz=1. Dùng nốt C-S



#335693 Tìm Max: $a + d - abc$

Đã gửi bởi minh29995 on 14-07-2012 - 19:57 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho các số a, b, c, d thỏa mãn: ${a^2}\, + \,{d^2}\, - 2bc\, = \,3$. Tìm Max: a + d - abc.

Thay $bc=\frac{a^2+d^2-3}{2}$ vào ta được
$S=a+d+abc=a+d-a\frac{a^2+d^2-3}{2}$
Rõ ràng biểu thức này không có max và cũng ko có min..
bạn có thể thử với a=d=-1000 hoặc a=d=1000



#302331 tìm m để pt sau có nghiệm $2x^{2}-2(2+m)x+8-4m=3\sqrt[2]{x^{3}+8}...

Đã gửi bởi minh29995 on 05-03-2012 - 13:12 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Điều kiện $m\geq 2$ dễ thấy x=-2 không là nghiệm nên $x> -2$
PT $\Leftrightarrow 2(x^{2}-2x+4)-2m(x+2)=3\sqrt{x+2}.\sqrt{x^{2}-2x+4}$
Đặt $\sqrt{x^{2}-2x+4}=a$ và $\sqrt{x+2}=b$ ,, $a,b> 0$ ta được
$2a^{2}-2mb^{2}-3ab=0$
chia hai vế cho $b^{2}$ rồi đặt $\frac{a}{b}=t$ (1) ta được
$2t^{2}-3t-2m=0$
Xét đk có nghiệm suy ra $m\geq \frac{-9}{16}$ (a)
Khi đó phương trình luôn có 1 nghiệm là $t=\frac{3+\sqrt{9+16m}}{4}$(*)
Xét (1) $<=> x^{2}-2x+4=t^{2}(x+2)$ suy ra t>0 do x+2>o và $x^{2}-2x+4> 0$
Giải đk có x suy ra $t^{2}\geq -6+\sqrt{48}$ hoặc $t^{2}< -6-\sqrt{48}$
Vậy $t^{2}> -6+\sqrt{48}$ ©(**)
Từ (*) và (**) suy ra $m\geq \frac{(4\sqrt{-6+\sqrt{48}}-3)^{2}-9}{16}$ thỏa mãn (a)
Kết luận:
$m\geq \frac{(4\sqrt{-6+\sqrt{48}}-3)^{2}-9}{16}$



#327885 Tìm m để pt có 2 nghiệm phân biệt: $10x^{2}+8x+4=m(2x+1)\sqrt{x^{2}...

Đã gửi bởi minh29995 on 22-06-2012 - 10:41 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm m để pt có 2 nghiệm phân biệt: $10x^{2}+8x+4=m(2x+1)\sqrt{x^{2}+1}$
Giúp mình với! mình nghĩ là chia 2 vế cho $(2x+1)\sqrt{x^{2}+1}$ rồi khảo sát!!
Nhưng thực sự khảo sát rất khó!! :(

Gợi ý
Đặt
$\frac{2x-1}{\sqrt{x^2+1}}=t$
Khảo sát hàm x này tìm được khoảng t để PT có 2 nghiệm phân biệt
Khảo sát hàm t này tìm ra m với :
$m=2t+\frac{2}{t}$



#336144 Tìm m để phương trình có nghiệm thỏa điều kiện.

Đã gửi bởi minh29995 on 15-07-2012 - 21:14 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm $m$ để phương trình: $$x^3-3mx^2-3x+3m+2=0$$ có 3 nghiệm $x_1,\,x_2,\,x_3$ sao cho $x_1^2+x_2^2+x_3^2\geq15$

PT đã cho tương đương với:
$(x-1)(x^2+x-2-3mx-3m)=0$
Tương đương x=1 hoặc
$x^2+(1-3m)x-3m-2=0$ (*)
PT đã cho có 3 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi (*) có 2 nghiệm phân biệt khác 1
Tức $\Delta> 0 $ (luôn đúng)
và g(1) khác 0 tức m khác $\frac{-1}{6}$
Khi đó (*) có 2 nghiệm $x_{2},x_{3}$
Ta có:
$S=x_{1}^2+x_{2}^2+x_{3}^2=1+(x_{2}+x_{3})^2-2x_{2}x_{3}$
Ta có: $S\geq 15$
$<=> 9m^2-6m+1+6m+4\geq 14$
$<=> m\in [-\infty;-1] \cup
[1; +\infty]$ (Thỏa mãn)



#321666 TÌm GTLN của biểu thức $$E=\frac{a}{4+bc}+\frac{b}{4+ca}...

Đã gửi bởi minh29995 on 02-06-2012 - 09:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

TÌm GTLN của biểu thức
$$E=\frac{a}{4+bc}+\frac{b}{4+ca}+\frac{c}{4+ab}$$
Với $a,b \in [0;2]$

(Cả $a,c,b\in [0, 2]$ hả em @@)
Giả sử: $a\geq b\geq c$
TH1: a>b+c
Ta có:
$\frac{a}{4+bc}\leq \frac{1}{2}$
$\frac{b}{4+ac}+\frac{c}{4+ab}\leq \frac{b+c}{4+ac}<\frac{a}{4+ac}\leq \frac{1}{2}$
(Do $b\geq c$)
Suy ra$E<1$
Do đó MaxE<1
TH2: $b+c\geq a$ ($a>b\geq c\geq 0, b>0$)
Từ giả thiết suy ra:
$(b-2)(c-2)\geq 0$
$\Leftrightarrow bc\geq 2b+2c-4$
$\Leftrightarrow 4+bc\geq 2b+2c$
Tương tự ta có:
$ 4+ac\geq 2a+2c$
$4+ab\geq 2b+2a$
Suy ra:
$2E\leq \frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}$
Áp dụng BĐT: Với b>0 và $a,c\geq o$ và $a\leq b$ thì
$\frac{a}{b}\leq \frac{a+c}{b+c}$
Suy ra:
$2E\leq \frac{2a+2b+2c}{a+b+c}=2$
Dấu bằng xảy ra khi a=b=2, c=0
TH3: a=b=c=0 thì E=0
Từ các nhận xét trên suy ra MaxE=1 khi a=b=2, c=0 và các hoán vị



#304831 Trong các số tự nhiên từ 100 đến 999 có bao nhiêu số mà các chữ số của nó tăn...

Đã gửi bởi minh29995 on 17-03-2012 - 20:28 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Các bài toán xác suất, tổ hợp cách làm rõ ràng trong sách giáo khoa rồi. Điều quan trọng là hiểu đề với các bài toán. Như vậy mới có hướng làm.
Bài 1:
Tổng số biến cố xảy ra với STT 5 người là:$C_{199}^{5}$
Biến cố để STT của 5 người này từ 95 đến 170 là: $C_{76}^{5}$
Xác suất : $P=\frac{C_{76}^{5}}{C_{199}^{5}}$
Bài 2:
**Số tăng dần: Giả sử có 9 hình vuông sao cho bên phải có 1 hình tròn=> có 9 hình tròn.. đánh 3 dấu vào 3 ô khác nhau trong 9 ô thì số ô vuông từ đầu đến dấu gần nhất là hàng trăm(số hàng trăm luôn >hoặc=1), từ đầu đến dấu gần thứ 2 là chục và từ đầu đến dấu xa nhất là hàng đơn vị rồi xép số vào ta luôn được số tăng dần.. Mà số cách đánh các dấu là : $C_{9}^{3}$ vậy số các số tự nhiên thỏa mãn là:
$C_{9}^{3}$.
** Số giảm dần: Có 10 hình tròn . giữa mỗi hình tròn có 1 hình vuông=> có 9 hình vuông.. đánh dấu vào 3 ô khác nhau.. và chọn xa nhất là trăm.. gần nhất là đơn vị.. gần nhì là chục=> luôn có số giảm dần
số các số tm: $C_{10}^{3}$
** Giải thích: Câu đầu chỉ cho hình tròn bên phải vì số hàng trăm nhỏ nhất mà lại khác không còn câu sau thì không cần vì hàng trăm thỏa mãn luôn lớn hơn không.
Bài 3:
Tổng số các biến cố có thể: 6.6=36 ( cách)
để tổng số chấm trên mặt xuất hiện là 8 thì các biến cố là: (2,6);(3,5);(4,4);(5,3);(6,2) có 5 cách
vậy xác suất là :
$P=\frac{5}{36}$



#325209 Topic yêu cầu tài liệu THCS

Đã gửi bởi minh29995 on 14-06-2012 - 19:52 trong Tài liệu - Đề thi

Có em nào có đề thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm 2012 post lên ongtroi xin với!

Có em nào có đề thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm 2012 post lên ongtroi xin với!

Thầy hỏi đề toán hay văn ạ, nếu toán phải toán chung không thầy?

http://dapandethi201...i-nam-2012.html
Chắc là đây.. Cái ảnh!!

Ban xem đề ở đây: http://forum.mathsco...splay.php?f=146



#324350 TOPIC Xác xuất- Thống kê

Đã gửi bởi minh29995 on 12-06-2012 - 10:56 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Mình thấy phần này có vẻ yên ắng nên đặt topic mọi người cùng làm cho vui :icon1:

Bài mở đầu:
VMF dự kiến tổ chức buổi họp mặt giao lưu cho thành viên.. Dự kiến sẽ có 7 người trong ban tổ chức với 6 địa điểm gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Buôn Mê Thuột, Hoàng Sa, Trường Sa :lol: . Và ban tổ chức sẽ mắc 1 trong 3 màu áo là Trắng(2 cái), Đen(1 cái) và Đỏ(3 cái).
a) Tính xác xuất để có đúng 1 nơi không có ban tổ chức.
b) Tính xác xuất để Trường Sa có 2 ban tổ chức đều mặc áo đỏ.
(Em còn chưa biết cách giải của em đúng hay sai nhé.. Mọi người cùng làm nhé!)



#411356 Topic nhận đề pt, hpt, bpt, hbpt mũ, logarit

Đã gửi bởi minh29995 on 08-04-2013 - 20:24 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} (x^2+x+1).3^x=2x^2+x+1 \text{ (1)}\\ y^6x^4+2y^3+(x^2+1).y^2+y+\frac{1}{3}=0 \text{ (2)} \end{matrix}\right.$

Lời giải:

TH1: 

Với x<0 thì $3^x <1$

Suy ra $VT(1) < x^2+x+1 < 2x^2+x+1 =VP(1)$

Vậy TH này vô nghiệm

TH2:

x=0 thoả mãn

TH3: $x>0$

Ta chứng minh $3^x > x+1$ với $x>0$

Thật vậy xét 

$f(t) =3^t -t-1$ có $f'(t)= 3^t.ln3 -1>0$ suy ra hàm số đồng biến trên R

Do đó $f(x) > f(0) =0$ với x>0

Vậy ta có:

$VT(1)> x^3+ 2x^2+2x+1 > 2x^2+x+1=VP(1)$

TH này vô nghiệm

Từ đó ta có x=0 thay vào (2) ta được:

$6y^3+3y^2+3y+1=0$

$\Leftrightarrow (y+1)^3= -5y^3$

$\Leftrightarrow y=\frac{-1}{1+\sqrt[3]{5}}$

KẾT LUẬN: PT có 1 cặp nghiệm là $x=0 ; y=\frac{-1}{1+\sqrt[3]{5}}$

 

 




#350767 Topic nhận đề PT lượng giác

Đã gửi bởi minh29995 on 29-08-2012 - 21:19 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Đề bài:
Giải phương trình:
$\frac{3}{2}sin2x-cos2x-9cos^2x+2sinx+17cosx-3=0$

Lời giải:
Phương trình đã cho tương đương với:
$3sinxcosx+sin^2x-10cos^2x+2sinx+17cosx-3=0$
$\Leftrightarrow sin^2x+(3cosx+2)sinx-10cos^2x+17cosx-3=0$
$\Delta = 49cos^2x-56cosx+16=(7x-4)^2$
Do đó:
$sinx=-5cosx+1$
hoặc $sinx=2cosx-3$ (Phương trình này vô nghiệm)
Tương đương:
$sinx+5cosx=1$
$\Leftrightarrow sin(x+\alpha )=\frac{1}{\sqrt{26}}$
$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=\beta - \alpha +k.2\pi\\ x=\pi -\beta -\alpha +k.2\pi \end{bmatrix}$
($k\in Z)
Với: $\left\{\begin{matrix} sin\alpha =\frac{5}{\sqrt{26}}\\ cos\alpha =\frac{1}{\sqrt{26}} \end{matrix}\right.$
và:
$sin\beta =\frac{1}{\sqrt{26}}$



#350769 Topic nhận đề PT lượng giác

Đã gửi bởi minh29995 on 29-08-2012 - 21:21 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Đề bài:
Giải phương trình:
$\frac{3}{2}sin2x-cos2x-9cos^2x+2sinx+17cosx-3=0$

Lời giải:
Phương trình đã cho tương đương với:
$3sinxcosx+sin^2x-10cos^2x+2sinx+17cosx-3=0$
$\Leftrightarrow sin^2x+(3cosx+2)sinx-10cos^2x+17cosx-3=0$
$\Delta = 49cos^2x-56cosx+16=(7x-4)^2$
Do đó:
$sinx=-5cosx+1$
hoặc $sinx=2cosx-3$ (Phương trình này vô nghiệm)
Tương đương:
$sinx+5cosx=1$
$\Leftrightarrow sin(x+\alpha )=\frac{1}{\sqrt{26}}$
$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=\beta - \alpha +k.2\pi\\ x=\pi -\beta -\alpha +k.2\pi \end{bmatrix}$
($k\in Z$)
Với: $\left\{\begin{matrix} sin\alpha =\frac{5}{\sqrt{26}}\\ cos\alpha =\frac{1}{\sqrt{26}} \end{matrix}\right.$
và:

$sin\beta =\frac{1}{\sqrt{26}}$
Mới fix LATEX nộp lại.. Xin lỗi BQT



#392323 Topic nhận đề PP tọa độ trong KG

Đã gửi bởi minh29995 on 01-02-2013 - 20:29 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Bài toán:
Cho đường tròn © xác định:
$\left\{\begin{matrix} (x-1)^2+(y-1)^2+(z-1)^2=16 (S)\\ ax+by+cz+1=0 ®\end{matrix}\right.$
Với ($a,b,c>0$ và $3\geq a+b+c\geq 1$)
Và mặt phẳng (P): $x+y+z-5=0$
Tìm mặt cầu $(S_1)$ chứa đường tròn © và có tâm thuộc mặt phẳng (P)

Lời giải:
(S) có tâm $M(1;1;1)$ và bán kính $R_S=4$
** Xét đk để © tồn tại
$d_{(M,(P))} < R_S$
$\frac{|a+b+c+1|}{\sqrt{a^2+b^2+c^2}}<4$
$\Leftrightarrow a+b+c+1< 4\sqrt{a^2+b^2+c^2}$ (1)
Điều này đúng vì áp dụng BDT $a^2+b^2+c^2\geq \frac{(a+b+c)^2}{3}$
Suy ra $VP(1) \geq \frac{4}{\sqrt{3}} (a+b+c)^2> 2(a+b+c)> a+b+c+1$
Vậy © tồn tại

** Giả sử $(S_1)$ có tâm I
Nhận xét: Tất cả các mặt cầu chứa © sẽ có tâm cách đều các điểm trên ©. Do đó các mặt cầu chứa © có tâm thuộc trục đối xứng của đường tròn ©
Gọi trục đối xứng là (d)
Suy ra $(d) \left\{\begin{matrix} \text{qua M(1,1,1)}\\ \text{VTCP } \vec{u}=\vec{n_p}=(1;1;1) \end{matrix}\right.$
(d) có PTTS :
$\left\{\begin{matrix} x=1+at\\y=1+bt \\z=1+ct \end{matrix}\right.$
Do $I\in (d)$ nên tồn tại $t\in R$ sao cho $I(1+at; 1+bt; 1+ct)$
** Tính:
Bán kính đường tròn ©:
$R_C^2=R_S^2-d_{(M,®)}^2=16-\frac{(a+b+c+1)^2}{a^2+b^2+c^2}$
Ta có $I\in (P)$ nên $at+bt+ct=2 \Leftrightarrow t=\frac{2}{a+b+c}$
Khi đó:
$d_{I,®}^2=\frac{(a+b+c+1+\frac{a^2+b^2+c^2}{a+b+c})^2}{a^2+b^2+c^2}$
Bán kính mặt cầu $(S_1)$
$R_{(S_1)}^2=d_{I,(P)}^2+R_C^2=16+4\frac{a+b+c+1}{a+b+c}+4\frac{a^2+b^2+c^2}{(a+b+c)^2}$
Do $3\geq a+b+c\geq 1$ và $3(a^2+b^2+c^2)\geq (a+b+c)^2$ nên
$R_{S_1}\geq \sqrt{\frac{68}{3}}$
Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=1$
Vậy:
$(S_1)$ cần tìm có tâm $I(\frac{5}{3};\frac{5}{3};\frac{5}{3})$ và bán kính $\sqrt{\frac{68}{3}}$



#352340 Topic nhận đề Hàm số - cực trị - bất đẳng thức

Đã gửi bởi minh29995 on 05-09-2012 - 18:40 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Đề bài:
Cho x,y,z là các số thực không âm thỏa mãn:
$x+y+z=4$
Tìm GTNN của biểu thức:
$A=4xyz-2(xy+yz+xz)-12\sqrt[3]{x^2+y^2+z^2}$
Lời giải:
Ta có:
$A=4xyz+x^2+y^2+z^2-12\sqrt[3]{x^2+y^2+z^2}-16$
Đặt $\sqrt[3]{x^2+y^2+z^2}=t$ ta được:
$A=4xyz+t^3-12t-16\geq t^3-12t-16$
Ta có:
$(t-2)^2(t+4)\geq 0$
Suy ra:
$t^3-12t\geq -16$
(Bước này có thể khảo sát hàm số)
Do đó:
$A\geq -32$
Dấu bằng xảy ra khi x,y,z có 2 số bằng 2 và 1 số bằng 0



#326200 Topic bất đẳng thức THCS (2)

Đã gửi bởi minh29995 on 17-06-2012 - 10:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 384: Cho $a,b,c$ không âm. Chứng minh: $$3(a^2+b^2+c^2)+abc+80\geq 4(ab+bc+ac)+8(a+c+b)$$
Bài 385: Cho các số dương $a,b,c$ thỏa mãn điều kiện: $abc=8$
Chứng minh: $$\frac{a+b+c}{2}\ge\frac{2+a}{2+b}+\frac{2+b}{2+c}+\frac{2+c}{2+a}$$
Chuyên Hà Tĩnh VÒng 2 - 2012

Bài 384:
Theo nguyên lý Dirichlet thì trong 3 số a-4, b-4, c-4 tồn tại 2 số có tích không âm, giả sử là a-4 và b-4
Khi đó:
$c(a-4)(b-4)\geq 0$
$\Leftrightarrow abc+16c\geq 4ac+4bc$
$\Leftrightarrow abc+16c+4ab\geq 4ac+4bc+4ab$
Mà theo AM-GM thì:
$16c+4ab\leq 2c^2+32+2a^2+2b^2$
Do đó:
$2a^2+2b^2+2c^2+abc+32\geq 4(ab+bc+ca)$
Theo Am-GM ta cũng có:
$a^2+16+b^2+16+c^2+16\geq 8(a+b+c)$
Cộng vế 2 BĐT trên ta có ngay ĐPCM
Dấu bằng xảy ra khi a=b=c=4
Bài 385:
Xem tại đây: http://diendantoanho...18
#8



#333945 Tim $m$ để bất phương trình sau có nghiệm \[{x^3}+3{x^2}-1...

Đã gửi bởi minh29995 on 10-07-2012 - 10:56 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Em đưa ra 1 lời giải như sau:
ĐK: $x\geq 1$
BPT tương đương với:
$(\sqrt{x}+\sqrt{x-1})^3(x^3+3x^2-1)\leq m$ (*)
Xét hàm số:
$f(x)=VT(*)$
Dễ thấy hàm số đã cho liên tục và xác định trên miền xác định của hàm số.
Do đó BPT có nghiệm khi
$m\geq Minf(x)$
Do $x\geq 1$ nên
$f(x)\geq 3$
Do đó: BPT đã cho có nghiệm khi $m\geq 3$



#298726 Thiết lập công thức tính số hạng tổng quát un theo n

Đã gửi bởi minh29995 on 09-02-2012 - 15:56 trong Dãy số - Giới hạn

Gõ LATEX đi bạn .. bạn viết thế này ai hiểu đc!! :mellow: