Đến nội dung

Chung Anh nội dung

Có 414 mục bởi Chung Anh (Tìm giới hạn từ 08-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#526057 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi Chung Anh on 25-09-2014 - 11:41 trong Bất đẳng thức và cực trị


$\dfrac{1}{a_{1}}+\dfrac{1}{a_{2}}+...+\dfrac{1}{a_{m}}\geq \dfrac{m^{2}}{a_{1}+a_{2}+...+a_{m}}$ ( với $a_{i}>0$)
$\dfrac{a^{n}+b^{n}}{2}\geq (\dfrac{a+b}{2})^{n}$ (Với $a+b\geq 0$ và $n\in N*$)
 

Chứng minh các Bdt này như thế nào




#526230 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi Chung Anh on 26-09-2014 - 08:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c dương, abc=1.CMR:

   $\frac{1}{1+a+b}+\frac{1}{1+b+c}+\frac{1}{1+a+c}\leq 1$




#527351 [hình 9] tính $\frac{1}{BK^{2}}$...

Đã gửi bởi Chung Anh on 05-10-2014 - 17:48 trong Hình học

tam giác ABC cân tại A, đường cao AH, BK. tính $\frac{1}{BK^{2}}$ theo BC và AH

Trên tia đối của AC lấy F sao cho AF=AC,nối F và B,

Suy ra:AH là đường trung bình của tam giác FBC nên AH//FB

Mà:AH vuông  với BC

Suy ra:FB vuông với BC

*Xét tam giác BFC vuông tại B,đường cao BK

  Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác :$\frac{1}{BK^2}=\frac{1}{BC^2}+\frac{1}{BF^2}=\frac{1}{BC^2}+\frac{1}{4AH^2}$




#530645 Tìm GTNN:$\frac{x^2+2x+3}{(x+2)^2}$

Đã gửi bởi Chung Anh on 26-10-2014 - 18:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm GTNN:$\frac{x^2+2x+3}{(x+2)^2}$




#530649 Những bài toán trong tuần

Đã gửi bởi Chung Anh on 26-10-2014 - 18:24 trong Góp ý cho diễn đàn

 Em muốn tìm lại bài toán trong tuần của mấy tuần trước mà em không bình luận hay thích thì làm thế nào ạ?




#530796 [toán tổng dãy số] tính $\frac{3}{1^{2}2^...

Đã gửi bởi Chung Anh on 27-10-2014 - 18:11 trong Số học

 

c) cmr: $\sqrt{n}< \frac{1}{\sqrt{1}}+\frac{1}{\sqrt{2}}+...+\frac{1}{\sqrt{n}} < 2\sqrt{n}$

 

 

$\frac{1}{\sqrt{n}}=\frac{2}{\sqrt{n}+\sqrt{n}}<\frac{2}{\sqrt{n-1}+\sqrt{n}}=\frac{2(\sqrt{n}-\sqrt{n-1})}{(\sqrt{n}+\sqrt{n-1})(\sqrt{n-\sqrt{n-1}})}=2(\sqrt{n}-\sqrt{n-1})$

Tương tự cho các số còn lại

$VT<2(\sqrt{1}-\sqrt{0})+2(\sqrt{2}-\sqrt{1})+2(\sqrt{3}-\sqrt{2})+...+2(\sqrt{n}-\sqrt{n-1})=2\sqrt{n}-2\sqrt{0}=2\sqrt{n}$




#530912 Cho hình vuông $ABCD$ có cạnh =1. Trên các cạnh $AB,AD$ l...

Đã gửi bởi Chung Anh on 28-10-2014 - 16:27 trong Hình học

Cho hình vuông $ABCD$ có cạnh =1. Trên các cạnh $AB,AD$ lần lượt lấy $P,Q$ sao cho chu vi $APQ$ =2.

a/ CM: $PB+QD = PQ$

b/ $\widehat{PCQ}=?$

a.QD+PB=AD-AQ+AB-AP

               =1-AQ+1-AP

               =2-AP-AQ

               =(AP+AQ+PQ)-AP-AQ

               =PQ

b.Trên tia đối của tia BA lấy K/BK=DQ

  CM:tam giác DQC=tam giác BKC,suy ra CK=CQ,góc DCQ=góc BCK.Do đó:góc QCK=góc DBC=90 độ

  CM:tam giác PCQ=tam giác PCK(c.c.c) ,suy ra góc QCP=góc PCK=1/2 góc QCK=90 độ

  Suy ra:gócPCQ=45 độ




#530915 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9

Đã gửi bởi Chung Anh on 28-10-2014 - 17:00 trong Tài liệu - Đề thi

 

 

BÀI 5: Hai người chơi trò chơi như sau: Trong hộp có 311 viên bi, lần lượt từng người lấy k viên bi, với k$\epsilon${1;2;3}. Người thắng là người lấy được số viên bi cuối cùng trong hộp.
1) Hỏi người thứ nhất hay người thứ hai thắng và chiến thuật chơi thế nào để thắng?
2) Cũng câu hỏi đó, khi để thay 311 viên bi bằng n viên bi, với n là số nguyên dương

 

1/Người T1 thắng.
Chiến thuật:Lần đầu người T1 lấy 3 viên bi,như vậy còn 308 viên bi.Chú ý rằng 308 chia hết cho 4
Sau đó người thứ 2 sẽ lấy k viên bi ,còn người T1 lấy 4-k viên bi,

mỗi lần người T1 đều làm như vậy thì sẽ thắng cuộc

2/Nếu n không chia hết cho 4 thì người T1 thắng với chiến thuật như trên 

  Nếu n chia hết cho 4 thì người T2 thắng




#531218 Tìm nghiệm nguyên của phương trình ​ $\left ( x-5 \right )^...

Đã gửi bởi Chung Anh on 30-10-2014 - 20:59 trong Số học

Tìm Nghiệm Nguyên Của Phương Trình
 
 $\left ( x-5 \right )^{2010}-\left ( x-6 \right )^{2010}=1$

Đặt x-6=y,pt thành$(y+1)^{2010}-y^{2010}=1\Leftrightarrow \left [ (y+1)^{1005} +y^{1005}\right ]\left [ (y+1)^{1005} -y^{1005}\right ]=1$

Vì x nguyên nên y nguyên ,suy ra  $(y+1)^{1005}-y^{1005}$ và $(y+1)^{1005}+y^{1005}$ nguyên

Ta xét 2 TH sau:

*TH1:$(y+1)^{1005}+y^{1005}=1 ,(y+1)^{1005}-y^{1005}=1\Rightarrow 2y^{1005}=0\Rightarrow y=0\Rightarrow x-6=0\Rightarrow x=6$

*TH2:$(y+1)^{1005}+y^{1005}=-1,(y+1)^{1005}-y^{1005}=-1$

Tương tự




#531409 a^{2} + b^{2} = c^{2} + d^{2} = 1 ;...

Đã gửi bởi Chung Anh on 01-11-2014 - 19:39 trong Đại số

a^{2} + b^{2} =  c^{2} + d^{2} = 1 ; ac + bd =0 .
Chứng minh  ab +  cd = 0

Ta có:$ab+cd=ab.1+cd.1=ab(c^2+d^2)+cd(a^2+b^2)=abc^2+abd^2+cda^2+cdb^2=bc(ac+bd)+ad(bd+ac)=bc.0+ad.0=0$

=>đpcm




#531411 Chứng minh rằng $BM \bot AN$

Đã gửi bởi Chung Anh on 01-11-2014 - 19:56 trong Hình học

 

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $B$ có $BC=2BA$. Gọi $M$ là trung điểm của $AC$. Điểm $N \in BC$ sao cho $BC=4BN$.
Chứng minh rằng $BM \bot AN$

 

Gọi K là trung điểm BC,I là giao điểm BM và AN

Suy ra:MK là đường trung bình của tam giác ABC

CMinh:tam giác BAN= tam giác KBM suy ra $\widehat{KMB}=\widehat{BNI}$$\Rightarrow \widehat{KMB}+\widehat{NBI}=\widehat{BNI}+\widehat{NBI}\Rightarrow \widehat{BKM}=\widehat{NBI}=90^{\circ}\Rightarrow BM\perp AN$




#531490 MIN:$\frac{a}{b+c}+\frac{b}...

Đã gửi bởi Chung Anh on 02-11-2014 - 10:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giúp mình bài này với 

Tìm GTNN:

A=$\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}+\frac{b+c}{a}+\frac{c+a}{b}+\frac{a+b}{c}$

Đặt $M=\frac{a}{b+c}+\frac{b}{a+c}+\frac{c}{a+b}$

$\Rightarrow M+3=(a+b+c)(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{a+c})$

$\Rightarrow M+3=\frac{1}{2}\left [ (a+b)+(b+c)+(a+c) \right ](\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{a+c})\geq \frac{1}{2}.3^2=4,5$ (bdt Cauchy-Schwars)

Đặt $N=\frac{b+c}{a}+\frac{a+b}{c}+\frac{c+a}{b}=(\frac{a}{b}+\frac{b}{c})+(\frac{a}{c}+\frac{c}{a})+(\frac{b}{c}+\frac{c}{b})\geq 2+2+2=6$

$\Rightarrow A=M+N\geq (4,5-3)+6=7,5$  

Dấu bằng xảy ra khi a=b=c




#531501 Cho hình bình hành ABCD. Kẻ 2014 đường thẳng

Đã gửi bởi Chung Anh on 02-11-2014 - 11:07 trong Hình học

Cho hình bình hành ABCD. Kẻ 2014 đường thẳng sao cho mỗi đường thẳng chia hình bình hành thành 2 hình thang có tỉ số S = $\frac{1}{3}$. Chứng minh trong 2014 đường thẳng đó có 503 đường thẳng cùng đi qua một điểm. 

Vẽ hai đường trung bình MN,PQ của hình bình hành(M,N thuộc AD,BC).

Gọi H là điểm nằm trên MN sao cho MH=1/3HN

Cminh đường thẳng đi qua H cắt AB,CD thì chia hình bình hành thành 2 phần có tỉ lệ diên tích bằng 1/3,

Tương tự bạn sẽ tìm được 3 điểm thoả mãn đề bài như H

=>2014 đường thẳng vẽ phải đi qua 1 trong 4 điểm trên

Áp dụng nguyên lí Đirichclê =>đpcm




#531505 $\sqrt{4x+5}+\sqrt{3x+1}=\sqrt{2...

Đã gửi bởi Chung Anh on 02-11-2014 - 11:17 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cứ bình phương 2 vế lên là được,nhưng cách này lâu và dễ nhầm




#531778 a^{2} + b^{2} = c^{2} + d^{2} = 1 ;...

Đã gửi bởi Chung Anh on 04-11-2014 - 17:29 trong Đại số

có thay ngược lại được không bạn




#531786 Giải pt a) 4x2 +4x=$\sqrt{2x+2}$ b)4x2...

Đã gửi bởi Chung Anh on 04-11-2014 - 18:19 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải pt  a) 4x+4x=$\sqrt{2x+2}$

            

*ĐK: $x\geq -1$

Đặt:$\sqrt{2x+2}=y(y\geq 0)$

$\Rightarrow y^2=2x+2\Rightarrow y^2-2=2x$

$\Rightarrow y^2(y^2-2)=y\Leftrightarrow y^4-2y^2-y=0\Leftrightarrow y(y+1)(y^2-y-1)=0$

Đến đây bạn tự giải tiếp nha.




#531812 tổng các chữ số của a và 4a bằng nhau thì a chia hết cho 3

Đã gửi bởi Chung Anh on 04-11-2014 - 20:27 trong Số học

Vì tổng các chữ số của a và 4a bằng nhau nên a và 4a có cùng số dư khi chia cho 9

=>4a-a=3a chia hết cho 9 =>a chia hết cho 3

=>đpcm




#531820 Chứng minh rằng AA' = BB' + CC'

Đã gửi bởi Chung Anh on 04-11-2014 - 20:42 trong Hình học

Cho hình bình hành ABCD,E thuộc BC.Gọi A',B',C' là chân đường vuông góc kẻ từ A,B,C xuống DE.CM AA =+BB'+CC'

Chỗ in đậm phải là AA'=BB'+CC'

Vì AD//BC $ \Rightarrow \widehat{ADA'}=\widehat{CEC'}\Rightarrow \bigtriangleup A'AD=\bigtriangleup C'CE$

$\Rightarrow \frac{CC'}{AA'}=\frac{CE}{AD}$

Tương tự: $\frac{BB'}{AA'}=\frac{BE}{AD}$

$\Rightarrow \frac{CC'+BB'}{AA'}=\frac{CE+BE}{AD}=\frac{BC}{AD}=1$

$\Rightarrow AA'=BB'+CC'$




#532072 chứng minh $AK,BG, CE$ đồng quy

Đã gửi bởi Chung Anh on 06-11-2014 - 12:18 trong Hình học

Giải giúp em bài này với mai em phải nộp rồi ạ =.=

Cho tam giác ABC, trên cạnh AB,AC dựng 2 hinh vuông ABEF và ACGI, K là trung điểm FI.chứng minh AK,BG, CE đồng quy

 Dựng hình vuông ra phía mp nào




#532074 chứng minh $AK,BG, CE$ đồng quy

Đã gửi bởi Chung Anh on 06-11-2014 - 12:37 trong Hình học

Giải giúp em bài này với mai em phải nộp rồi ạ =.=

Cho tam giác ABC, trên cạnh AB,AC dựng 2 hinh vuông ABEF và ACGI, K là trung điểm FI.chứng minh AK,BG, CE đồng quy

Nếu vẽ 2 hình vuông về 2 phía ngoài tam giác thì làm như sau:

Vẽ đường cao AH,H thuộc BC.CM:A,K,H thẳng hàng bằng cách lấy điểm đối xứng với A qua K rồi cm hai tam giác bằng nhau.

Trên tia đối của AH lấy J sao cho A J=BC.

Gọi M,N là giao của JB và EC,JC và BG

Cm JB vuông với EC,JC vuông với BG

=>tam giác JBC có 3 đường cao đồng quy.

 Chắc gợi ý thế là bạn làm được rồi nhỉ.




#532207 $4\sqrt{x+3}-\sqrt{x-1}=x+7$

Đã gửi bởi Chung Anh on 07-11-2014 - 11:18 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình:$4\sqrt{x+3}-\sqrt{x-1}=x+7$

*ĐK:$x\geq 1$

$PT\Leftrightarrow -\sqrt{x+1}=x+3-2.2.\sqrt{x+3}+4$

$\Leftrightarrow -\sqrt{x+1}=(\sqrt{x+3}-2)^2$

$\Rightarrow \sqrt{x+1}=\sqrt{x+3}-2=0$

$\Rightarrow x=1$




#532210 Tìm các số nguyên tố x,y,z thõa a) $x^{2}-2y^{2}=1...

Đã gửi bởi Chung Anh on 07-11-2014 - 11:44 trong Số học

 

2/ Tìm k là số tự nhiên để trong dãy : k+1,k+2,...,k+10 có nhiều số nguyên tố nhất

*k=0 thì có 4 số nguyên tố trong dãy.

*k=1 thì có 5 số nguyên tố trong dãy

*k>1,ta xét 2 TH:

 TH k=2n(n là số tự nhiên >1)

=>k+2;k+4;k+6;k+8;k+10 là hợp số

Còn lại là 2n+1;2n+3;2n+5;2n+7;2n+9

Ta thấy 2n+5;2n+7;2n+9 là 3 số tự nhiên lẻ liên tiếp nên có 1 số trong 3 số trên chia hết cho 3,mà các số này >3,do đó trong 3 số trên có 1 số là hợp số.

=> k=2n thì dãy có nhiều nhất là 4 số nguyên tố

 TH k=2n+1

Tương tự trên

Vậy k=1 thì dãy có nhiều số nguyên tố nhất




#532211 $4x^{2}+3x+3=4x\sqrt{x+3}+2\sqrt{2x-1...

Đã gửi bởi Chung Anh on 07-11-2014 - 11:54 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$4x^{2}+3x+3=4x\sqrt{x+3}+2\sqrt{2x-1}$

*ĐK: $x\geq 1/2$

$PT\Leftrightarrow x+3-2.2x\sqrt{x+3}+4x^2+2x-1-2\sqrt{2x-1}+1=0$

$\Leftrightarrow (\sqrt{x+3}-2x)^2+(\sqrt{2x-1}-1)^2=0$

$\Leftrightarrow \sqrt{x+3}-2x=\sqrt{2x-1}-1=0$

$\Leftrightarrow x=1$




#532213 1. Chứng minh 2(a8 + b8 ) $\geq$ (a5 + b5 )(a3 +b3)

Đã gửi bởi Chung Anh on 07-11-2014 - 12:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

1. Chứng minh 2(a8 + b ) $\geq$ (a+ b5 )(a3 +b3)

 

BDT$\Leftrightarrow 2(a^8+b^8)\geq a^8+a^5b^3+a^3b^5+b^8\Leftrightarrow (a^5-b^5)(a^3-c^3)\geq 0$(đúng vì $a^5-b^5$ và $a^3-b^3$cùng dấu)




#532583 $(x+\sqrt{x^{_{2}}+3})(y+\sqrt...

Đã gửi bởi Chung Anh on 09-11-2014 - 19:29 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$(x+\sqrt{x^{_{2}}+3})(y+\sqrt{y^{_{2}}+3})=3$. Tính x + y

Ta có: $\sqrt{y^2+3}-y> \sqrt{y^2}-y=\left | y \right |-y\geq 0\Rightarrow \sqrt{y^2+3}-y> 0$

$\Rightarrow (x+\sqrt{x^2+3})(y+\sqrt{y^2+3})(\sqrt{y^2+3}-y)=3(\sqrt{y^2+3}-y)$

$\Leftrightarrow (x+\sqrt{x^2+3})3=3(\sqrt{y^2+3}-y)$

$\Leftrightarrow x+y=\sqrt{y^2+3}-\sqrt{x^2+3}$   (1)

Tương tự  $x+y=\sqrt{x^2+3}-\sqrt{y^2+3}$          (2)

Lấy (1) cộng (2) =>x+y=0