Đến nội dung

pdtienArsFC nội dung

Có 131 mục bởi pdtienArsFC (Tìm giới hạn từ 08-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#452162 BDT Cô Si: Kỹ thuật thêm bớt

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 21-09-2013 - 22:15 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a+b+c=3.Chứng minh rằng:

a,$\frac{a(a-2b+c)}{ab+1}+\frac{b(b-2c+a)}{bc+1}+\frac{c(c-2a+b)}{ca+1}\geqslant 0$

b,$\frac{1}{1+bc}+\frac{1}{1+ca}+\frac{1}{1+ab}\geq \frac{9}{2(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c})}$




#452166 BDT Cô Si: Kỹ thuật thêm bớt

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 21-09-2013 - 22:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cộng thêm 3 vào mỗi nhân tử ta được $\Leftrightarrow \sum \frac{3(a+1)}{ab+1}\geq 9$

Đến đây bạn tự giải tiếp nhé :)

 

Tớ cũng đến đó rồi , giải cụ thể ra cái




#452328 BDT Cô Si: Kỹ thuật thêm bớt

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 22-09-2013 - 14:52 trong Bất đẳng thức và cực trị



Ta cần chứng minh:

$\dfrac{a+1}{ab+1}+\dfrac{b+1}{bc+1}+\dfrac{c+1}{ca+1}\ge 3$.

 

Dùng AM-GM 3 số cho vế trái ta quy về chứng minh:

 

$(a+1)(b+1)(c+1)\ge (ab+1)(bc+1)(ca+1)$

 

$\Leftrightarrow abc+a+b+c+ab+bc+ca+1\ge a^2b^2c^2+abc(a+b+c)+ab+bc+ca+1$

 

$\Leftrightarrow abc(abc-1)+(a+b+c)(abc-1)\ge 0$

 

BĐT cuối đúng do $3=a+b+c\ge \sqrt[3]{abc}$ nên $abc \le 1$.

Cảm ơn nhiều nhé!!




#452656 Kỹ thuật đặt ẩn phụ trong AM-GM

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 23-09-2013 - 21:54 trong Bất đẳng thức và cực trị

1, $\frac{1}{(a+b)^{2}}+\frac{1}{(b+c)^{2}}+\frac{1}{(a+c)^{2}}\geq \frac{3\sqrt[3]{3abc(a+b+c)}(a+b+c)^{2}}{4(ab+bc+ca)^{2}}$

2,Cho: a+b+c=$\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}$. Chứng minh rằng:

                            $(ab+bc+ca)(\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca})^{2}\geq 27$




#452674 tìm giá trị nhỏ nhất P = (3+ 1/a + 1/b)*(3+ 1/b + 1/c)*(3+ 1/c + 1/a) biết a...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 23-09-2013 - 22:35 trong Bất đẳng thức và cực trị

$a+b+c\leq \frac{3}{2}\Rightarrow abc\leq \frac{1}{8}.$. 

Ta có: $1+1+1+\frac{1}{2a}+\frac{1}{2a}+\frac{1}{2b}+\frac{1}{2b}\geq 7\sqrt[7]{\frac{1}{16a^{2}b^{2}}}$

C/m tương tự với 2 số còn lại, sau đó CoSi 3 số là xong.




#452675 Kỹ thuật đặt ẩn phụ trong AM-GM

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 23-09-2013 - 22:37 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mấy bài này giống trong cuốn "Những viên kim cương trong bất đẳng thức toán học" thế nhỉ

Chủ yếu là sử dụng AM-GM dạng $ab\leq \frac{(a+b)^2}{4}$ với cauchy điểm rơi :)

Theo mình biết là vậy

 

sao toàn nói chung chung thế!!! :wacko:




#452715 tìm giá trị nhỏ nhất P = (3+ 1/a + 1/b)*(3+ 1/b + 1/c)*(3+ 1/c + 1/a) biết a...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 24-09-2013 - 11:50 trong Bất đẳng thức và cực trị

bởi vì phải xét điểm rơi. Dẫu "=" xảy ra khi và chỉ khi a=b=c=0,5.




#452718 Tìm MIN P=$\sqrt{2^2+2xy+2y^2-4y-2x+5}$

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 24-09-2013 - 11:58 trong Đại số


 

Tìm MIN P=$\sqrt{2^2+2xy+2y^2-4y-2x+5}$

Theo mình, bạn đánh nhầm đề rồi: Tìm Min: $\sqrt{x^{2}+2xy+2y^{2}-4y-2x+5}$. Và lời giải là:

$\sqrt{x^{2}+2xy+2y^{2}-4y-2x+5}=\sqrt{(x+y)^{2}-2(x+y)+1+y^{2}-2y+1+3}=\sqrt{(x+y-1)^{2}+(y-1)^{2}+3}\geq \sqrt{3}$

Dấu = xảy ra khi và chỉ khi : x=0, y=1. XONG




#453622 Tìm số tự nhiên n nhỏ nhất, n>1 để: A là số chính phương

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 28-09-2013 - 16:56 trong Số học

Tìm số tự nhiên n nhỏ nhất, n >1 để A = $1^{2}+2^{2}+3^{2}+...+n^{2}$ là số chính phương

 




#453624 Cho tam giác ABC, các đường phân giác BD, CE cắt nhau tại I thỏa mãn BD.CE=2B...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 28-09-2013 - 17:08 trong Hình học

Cho tam giác ABC, các đường phân giác BD, CE cắt nhau tại I thỏa mãn BD.CE=2BI.CI. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác vuông

 




#453626 Tính độ dài 3 cạnh của tam giác.

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 28-09-2013 - 17:18 trong Hình học

Cho tam giác MNP có $\widehat{M}=\widehat{N}+2\widehat{P}$, độ dài 3 cạnh là ba số tự nhiên liên tiếp. Tính độ dài 3 cạnh của tam giác




#453628 Tìm GTNN của $A=\frac{1}{x^{3}+y^{3...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 28-09-2013 - 17:23 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giả sử x, y là các số thực dương thỏa mãn: x+y =1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

       A=$\frac{1}{x^{3}+y^{3}}+\frac{1}{xy}$

 

p/s: Chú ý tới dấu "=" xảy ra.




#453715 Tìm số tự nhiên n nhỏ nhất, n>1 để: A là số chính phương

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 28-09-2013 - 21:04 trong Số học

Ta có công thức tổng quát :A=$1^2+2^2+3^2+...+n^2=\frac{n(n+1)(2n+1)}{6}$ nên A là số chính phương khi $\frac{n(n+1)(2n+1)}{6}$ chính phương.Đến đây xét là ra

Vậy xét như thế nào anh, em vẫn chưa tìm ra đáp số




#454206 Cho 2 điểm A, B trên đường tròn tâm O

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 30-09-2013 - 11:15 trong Hình học

Cho 2 điểm A, B trên đường tròn tâm O sao cho $\widehat{AOB}=19^{\circ}$. Hãy dựng góc $1^{\circ}$ chỉ bằng thước và compa.

 

P/s: Lời giải khá bất ngờ. Mời các bạn.




#454332 Cho 2 điểm A, B trên đường tròn tâm O

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 30-09-2013 - 21:33 trong Hình học

Đáp án nè:

Dựng 19 góc $19^{\circ}$ nối tiếp nhau trong đường tròn. Ta có : $19.19^{\circ}=361^{\circ}$.

Vậy ta đã dựng được góc $1^{\circ}$ :icon6:  :icon10: . Các bác thấy lời giải thế nào....




#454344 Đường tròn tâm I nội tiếp tam giác ABC cắt 3 cạnh BC, CA, AB lần lượt tại M,...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 30-09-2013 - 21:42 trong Hình học

Đường tròn tâm I nội tiếp tam giác ABC cắt 3 cạnh BC, CA, AB lần lượt tại M, N, P. Gọi Q là điểm thuộc NP sao cho MQ vuông góc với NP.

a, Chứng minh rằng QM là phân giác góc BQC

b, Gọi độ dài 4 cạnh của tứ giác BPNC là a,b,c,d và diện tích tứ giác BPNC là S. Chứng minh: $S\leq \frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}}{4}$




#454672 [Đại số]

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 02-10-2013 - 17:24 trong Đại số

1,Ta có:

$3x^{2}-y^{2}-2xy=0\Leftrightarrow (3x+y)(x-y)=0\Leftrightarrow [3x=-y];[x=y]$.

Đến đây thế vào A là xong. :wacko:

2, Tổng quát với mọi a+b+c=n.

Ta có:$bc(y-z)^{2}+ac(x-z)^{2}+ab(x-y)^{2} =(abx^{2}+acx^{2})+(bcy^{2}+aby^{2})+(bcz^{2}+acz^{2})-2(ax.by+by.cz+cz.ax) =ax^{2}(b+c)+by^{2}(a+c)+cz^{2}(a+b)-2(ax.by+by.cz+cz.ax) =ax^{2}(n-a)+by^{2}(n-b)+cz^{2}(n-c)-2(ax.by+by.cz+cz.ax) =n(ax^{2}+by^{2}+cz^{2})-[(ax)^{2}+(by)^{2}+(cz)^{2}+2(ax.by+by.cz+cz.ax)] =n(ax^{2}+by^{2}+cz^{2})-(ax+by+cz)^{2} =n(ax^{2}+by^{2}+cz^{2}) \Rightarrow P=\frac{1}{n}$




#454888 Với mọi a,b,c dương, chứng minh rằng:$A=\sum \frac{a...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 03-10-2013 - 18:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với mọi a,b,c dương, chứng minh rằng:$A=\frac{a}{\sqrt{a^{2}+8bc}}+\frac{b}{\sqrt{b^{2}+8ac}}+\frac{c}{\sqrt{c^{2}+8ab}}\geq 1$.




#454996 Với mọi a,b,c dương, chứng minh rằng:$A=\sum \frac{a...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 04-10-2013 - 05:53 trong Bất đẳng thức và cực trị


Cách làm của bạn khá hay, phù hợp với học sinh THCS, nhưng hôm nay, tớ muốn các bạn nhớ đến BDT không quen thuộc lắm với bạn trẻ Việt Nam:Holder.

1 trong những hệ quả của nó rất hay dùng là: $(a^{3}+b^{3}+c^{3})(x^{3}+y^{3}+z^{3})(m^{3}+n^{3}+p^{3})\geq (axm+byn+czp)^{3}$(*). Vận dụng hệ quả trên, ta có:

Đặt A=$\frac{a}{\sqrt{a^{2}+8bc}}+\frac{b}{\sqrt{b^{2}+8ac}}+\frac{c}{\sqrt{c^{2}+8ab}}$.

      B=$a(a^{2}+8bc)+b(b^{2}+8ac)+c(c^{2}+8ab)$=$a^{3}+b^{3}+c^{3}+24abc$

Áp dụng (*). ta có: $A.A.B\geq (a+b+c)^{3}$.

Bây giờ ta chỉ cần chứng minh : $(a+b+c)^{3}\geq B=a^{3}+b^{3}+c^{3}+24abc$

                                                     $\Leftrightarrow c(a-b)^{2}+b(c-a)^{2}+a(b-c)^{2}\geq 0$ ( luôn đúng)

BDT được chứng minh khá đơn giản

Nhân dịp này, tớ xin post mấy bài sử dụng BDT Holder lên cho các bạn luyện tập:

1,Chứng minh rằng với mọi số dương a,b,c:

                         $3(a^{3}+b^{3}+c^{3})^{2}\geq(a^{2}+b^{2}+c^{2})^{3}$

2,Cho các số thực không âm a,b,c có tổng bằng 1, Chứng minh rằng:

                          $\frac{a}{\sqrt[3]{a+2b}}+\frac{b}{\sqrt[3]{b+2c}}+\frac{c}{\sqrt[3]{c+2a}}\geq 1$.

Chúc các bạn thành công.... :namtay  :icon12:  :lol:




#455067 Giải PT: $\sqrt{2x^{2}+x+1}+\sqrt{x^...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 04-10-2013 - 17:28 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải PT:  $\sqrt{2x^{2}+x+1}+\sqrt{x^2-x+1}=3x$




#455093 Với mọi a,b,c dương, chứng minh rằng:$A=\sum \frac{a...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 04-10-2013 - 19:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này còn một cách nữa là Sử dụng nguyên lý Dirichlet trong chứng minh BĐT.

Còn phần mực đỏ có vẻ ko được đúng lắm

sao thế, nói rõ xem nào, chuẩn rồi còn gì??????????? :(  :wacko:  :P  :icon14:  :luoi




#455144 Giải PT: $\sqrt{2x^{2}+x+1}+\sqrt{x^...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 04-10-2013 - 21:36 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

ĐK:$x\ge 0$

$\Leftrightarrow \sqrt{2x^2+x+1}=3x-\sqrt{x^2-x+1}$

Bình phương hai vế được: $4x^2-x=3\sqrt{x^2-x+1}$

Tiếp tuc bình phương được $16x^4-8x^3-8x^2+9x-9=0$

$\Leftrightarrow (x-1)(16x^3+8x^2+9)=0$

$\Leftrightarrow x=1\wedge x^3+\frac{1}{2}x^2+\frac{9}{16}=0$

Với phương trình $x^3+\frac{1}{2}x^2+\frac{9}{16}=0$

Đặt $x=\frac{1}{6}\left(t+\frac{1}{t} \right)-\frac{1}{6}$,phương trình trở thành:

$\dfrac{2t^6+247t^3+2}{432t^3}=0$

$\Rightarrow t_1=\frac{1}{t_2}=\dfrac{-\sqrt[3]{9}}{\sqrt[3]{247+9\sqrt{753}}}<0$

$\Rightarrow x=\frac{1}{6}\left(t+\frac{1}{t} \right)-\frac{1}{6}<0$

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $\boxed{x=1}$

Lời giải của bạn khá rắc rối, tớ có cách khác nè:

Ta có: $\sqrt{2x^{2}+x+1}+\sqrt{x^{2}-x+1}=3x$  (1)

Sử dụng nhân liên hợp, ta có: 

         $\sqrt{2x^{2}+x+1}+\sqrt{x^{2}-x+1}=3x$

         $\Leftrightarrow \frac{x^{2}+2x}{\sqrt{2x^{2}+x+1}-\sqrt{x^{2}-x+1}}=3x$

         $\Leftrightarrow \sqrt{2x^{2}+x+1}-\sqrt{x^{2}-x+1}=\frac{x+2}{3}$ vì ( x khác 0) (2)

Từ (1) và (2), (Vận dụng kiến thức lớp 4 :closedeyes: )ta có:

        $\sqrt{2x^{2}+x+1}=\frac{\frac{x+2}{3}+3x}{2}=\frac{5x+1}{3}$

Đến đây chỉ cần bình phương 2 vế là XONG>

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $\boxed{x=1}$




#455158 Giải PT: $\sqrt{2x^{2}+x+1}+\sqrt{x^...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 04-10-2013 - 22:00 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Xin góp thêm 1 cách nữa  :icon6:

Bạn tự xét ĐKXĐ nhé :)

$PT\Rightarrow \sqrt{2x^{2}+x+1}-2+\sqrt{x^{2}-x+1}-1=3x-3\Rightarrow \frac{2x^{2}+x+1-4}{\sqrt{2x^{2}+x+1}+2}+\frac{x^{2}-x+1-1}{\sqrt{x^{2}-x+1}+1}-3(x-1)=0\Rightarrow (x-1)(\frac{2x+3}{\sqrt{2x^{2}+x+1}+2}+\frac{x}{\sqrt{x^{2}-x+1}+1}-3)=0\Rightarrow x-1=0\Rightarrow x=1$

Tớ cũng biết hướng đi thế này rồi nhưng vế còn lại là:$\frac{2x+3}{\sqrt{2x^{2}+x+1}+2}+\frac{x}{\sqrt{x^{2}-2+1}}-3=0$

Bận định giải quyết thế nào?? :(  :(




#455277 $\sqrt{x^2+x-1}+\sqrt{x-x^2+1}=x^2-x+2$

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 05-10-2013 - 11:42 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Câu a: Trục căn thức có nghiệm x=1

Câu b: ĐK:$0< x\leq 1$

Bình phương 2 vế của pt $< = > \frac{1-x}{x}=\frac{(2x+x^2)^2}{(x^2+1)^2}< = > \frac{1-x}{x}=\frac{x^4+4x^3+4x^2}{x^4+2x^2+1}< = > (1-x)(x^4+2x^2+1)=x(x^4+4x^3+4x^2)< = > x^5+4x^4+4x^3=x^4+2x^2+1-x^5-2x^3-x< = > 2x^5+3x^4+6x^3-2x^2+x-1=0< = > x^4(2x-1)+2x^3(2x-1)+4x^2(2x-1)+x(2x-1)+(2x-1)=0< = > (2x-1)(x^4+2x^3+4x^2+x+1)=0< = > x=\frac{1}{2}$

(Do $x^4+2x^3+4x^2+x+1> 0$)

Tớ xin đóng góp thêm 1 cách(câu b):

Ta có:             $\sqrt{\frac{1-x}{x}}=\frac{2x+x^{2}}{1+x^{2}}$

                       $\Leftrightarrow \sqrt{\frac{1-x}{x}}-1=\frac{2x+x^{2}}{1+x^{2}}-1$  

Sử dụng nhân liên hợp ta được:

                       $\Leftrightarrow \frac{\frac{1-x}{x}-1}{\sqrt{\frac{1-x}{x}}+1}=\frac{2x-1}{1+x^{2}}$

                       $\Leftrightarrow \frac{1-2x}{x(\sqrt{\frac{1-x}{x}}+1)}=\frac{2x-1}{1+x^{2}}$

                        $\Leftrightarrow \frac{-1}{x(\sqrt{\frac{1-x}{x}}+1)}=\frac{1}{1+x^{2}}$  hoặc $2x-1=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}$

                       Xét TH còn lại, ta thấy: $VT< 0, VP> 0$  (Vô lý).

           Vậy PT có nghiệm duy nhất là $x=\frac{1}{2}$   




#455462 giải PT $\sqrt{x^2+24}+1=\sqrt{x^2+8}+3x...

Đã gửi bởi pdtienArsFC on 05-10-2013 - 22:11 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Ta có :

$PT\Rightarrow \sqrt{x^{2}+24}-(3x+2)=\sqrt{x^{2}+8}-3\Rightarrow \frac{x^{2}+24-(3x+2)^{2}}{\sqrt{x^{2}+24}+3x+2}=\frac{x^{2}+8-9}{\sqrt{x^{2}+8}+3}\Rightarrow (x-1)(\frac{x+1}{\sqrt{x^{2}+8}+3}+\frac{8x+20}{\sqrt{x^{2}+24}+3x+2})\Rightarrow x-1=0\Rightarrow x=1$

Theo tớ, cậu nên đưa ra:       $\sqrt{x^{2}+24}-\sqrt{x^{2}+8}=3x-1$

                                   mà       $\sqrt{x^{2}+24}-\sqrt{x^{2}+8}> 0$

                                   nên:    $3x-1>0$$\Leftrightarrow x>\frac{1}{3}$

Vậy $\frac{x+1}{\sqrt{x^{2}+8}+3}+\frac{8x+20}{\sqrt{x^{2}+24}+3x+2}>0$  

  nên x=1.  :icon6: ( Thế mới rõ ràng chứ)