Đến nội dung

Phạm Hữu Bảo Chung nội dung

Có 549 mục bởi Phạm Hữu Bảo Chung (Tìm giới hạn từ 07-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#446388 $\frac{cos x}{(cos x - sin x)sin^2x}> 8$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-08-2013 - 21:23 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
Do $0 < x < \dfrac{\pi}{4} \Rightarrow \cos{x} > 0$ và $\tan{x} < 1$
Chia cả tử cả mẫu của vế trái cho $\cos^3{x}$, ta được:
$\dfrac{\dfrac{1}{\cos^2{x}}}{\left ( 1 - \dfrac{\sin{x}}{\cos{x}}\right )\tan^2{x}} > 8$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{\tan^2{x} + 1}{(1 - \tan{x})\tan^2{x}} > 8 \Leftrightarrow 8\tan^3{x} + 1 > 7\tan^2{x}$
 
Theo BĐT Cauchy, ta có: $8a^3 + 1 = 4a^3 + 4a^3 + 1 \geq 3\sqrt[3]{16}a^2 > 7a^2$
Vậy, ta có điều phải chứng minh.



#446802 $\left\{\begin{matrix} x\sqrt{17...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-09-2013 - 11:18 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $x^2 \leq \dfrac{17}{4}$ và $y^2 \leq \dfrac{19}{9}$
Viết lại hệ phương trình dưới dạng:
$\left\{\begin{matrix} x\sqrt{17-4x^2}+y\sqrt{19-9y^2}=3\\ \sqrt{17-4x^2} + 2x + \sqrt{19-9y^2} + 3y=10 \end{matrix}\right.$
 
Đặt $a = 2x + \sqrt{17 - 4x^2}, b = 3y + \sqrt{19 - 9y^2} \Rightarrow \left\{\begin{matrix} a^2 = 17 + 4x\sqrt{17 - 4x^2}\\b^2 = 19 + 6y\sqrt{19 - 9y^2}\end{matrix}\right.$
 
Khi đó, hệ ban đầu trở thành:
$\left\{\begin{matrix} \dfrac{a^2 - 17}{4} + \dfrac{b^2 - 19}{6} = 3\\a + b = 10\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}3a^2 + 2b^2 = 125\\a + b = 10\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} \left\{\begin{matrix}a = 5\\b = 5 \end{matrix}\right.\\\left\{\begin{matrix} a = 3\\b = 7\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.$



#445995 Tìm diện tích lớn nhất của một tam giác có tất cả các cạnh không lớn hơn...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 28-08-2013 - 21:06 trong Hình học phẳng

Giải

Gọi a, b, c là độ dài 3 cạnh của tam giác. Theo giả thiết: $a, b, c \leq 1$.
Đặt $p = \dfrac{a + b + c}{2} \leq \dfrac{3}{2}$.
Khi đó, theo công thức Hê rông, ta có:
$S = \sqrt{p(p - a)(p - b)(p - c)} \leq \sqrt{p\left (\dfrac{p - a + p - b + p - c}{3} \right )^3} = \sqrt{p.\dfrac{p^3}{27}} = \dfrac{p^2}{3\sqrt{3}} \leq \dfrac{\left (\dfrac{3}{2} \right )^2}{3\sqrt{3}} = \dfrac{\sqrt{3}}{4}$
 
Vậy: $Max_S = \dfrac{\sqrt{3}}{4}$. Dấu "=" xảy ra khi a = b = c = 1.

 




#444213 $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+7...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-08-2013 - 12:26 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải
ĐK: $x \geq - 7; y \geq \dfrac{-7}{9}$ và $xy \geq 0$
 
Hệ phương trình ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{matrix} x + 9y + 14 + 2\sqrt{9xy + 7(x + 9y) + 49} = 64 \\ 7\sqrt{9xy}+2(x + 9y)=99 \end{matrix}\right.$
 
Đặt $\left\{\begin{matrix}x + 9y = S\\ 9xy = P\end{matrix}\right. \, (S^2 \geq 4P)$
 
Khi đó, ta có hệ: $\left\{\begin{matrix}S + 2\sqrt{P + 7S + 49} = 50\\ \sqrt{P} = \dfrac{99 - 2S}{7} \end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2\sqrt{\left ( \dfrac{99 - 2S}{7} \right )^2 + 7S + 49} = 50 - S\\ P = \left ( \dfrac{99 - 2S}{7} \right )^2\\S \leq \dfrac{99}{2}\end{matrix}\right.$
 
Ở trên là một phương trình bậc hai đối với S. Tìm được S, ta dễ dàng tìm được P và từ đó suy ra x, y.



#443837 Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình vuông cạnh a,mặt bên SAD là t...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 18-08-2013 - 11:33 trong Hình học không gian

Giải
a) Dựng SH $\perp$ AD $\, H \in AD$. Dễ thấy H là trung điểm AD và SH $\perp$ (ABCD)
Nối HB cắt AN tại K. Trong hình chữ nhật ABNH, K là trung điểm hai đường chéo AN và BH. 
Vì vậy: MK // SH. Suy ra: MK $\perp$ (ABCD). Từ đó suy ra: MK $\perp$ BP.
Lại có, trong hình vuông ABCD, dễ dàng chứng minh được AN $\perp$ BP.
Vậy BP $\perp$ (AMN).
Do đó: BP $\perp$ AM.
 
b) Theo câu a, ta có: $MK = \dfrac{1}{2}SH = \dfrac{a\sqrt{3}}{4}$
Măt khác: $S_{\triangle CNP} = \dfrac{1}{2}CN.CP = \dfrac{a^2}{8}$
Vậy: $V_{MPCN} = \dfrac{a^3\sqrt{3}}{96}$
 
Ta tính được: 
  • $MN = \dfrac{1}{2}SC = \dfrac{1}{2}\sqrt{SH^2 + HC^2} = \dfrac{a\sqrt{2}}{2}$ 
  • $NP = \sqrt{CN^2 + CP^2} = \dfrac{a\sqrt{2}}{2}$
  • $MP = \sqrt{MK^2 + KP^2} = \sqrt{\left (\dfrac{a\sqrt{3}}{4} \right )^2 + \left (\dfrac{3a}{4} \right )^2} = \dfrac{a\sqrt{3}}{2}$
Vậy, dễ dàng tính được: $S_{\triangle MNP} = \dfrac{a^2\sqrt{15}}{16}$
Do đó: $d_{(C; (MNP))} = \dfrac{3V_{CMPN}}{S_{\triangle MNP}} = \dfrac{a}{2\sqrt{5}}$
 
Không biết đúng không nữa :D



#447457 $\left\{\begin{matrix}x(3x-7y+1)=2y(y-1)...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 03-09-2013 - 10:23 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

Đặt $\sqrt{x + 2y} = a; \sqrt{4x + y} = b \, (a, b \geq 0) \Rightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{2b^2 – a^2}{7}\\y = \dfrac{4a^2 – b^2}{7}\\a + b = 5\end{matrix}\right.$

Phương trình thứ nhất của hệ trở thành:

$3 \left ( \dfrac{2b^2 – a^2}{7}\right )^2 – 7\dfrac{(2b^2 – a^2)(4a^2 – b^2)}{7^2} - 2 \left ( \dfrac{4a^2 – b^2}{7}\right )^2 + a^2 = 0$
$\Leftrightarrow \dfrac{1}{49}\left (24b^4 -59a^2b^2 – a^4\right ) + a^2(\dfrac{a + b}{5})^2 = 0$

 

$\Leftrightarrow 12a^4 + 49a^3b – 713a^2b^2 + 300b^4 = 0$

Nhận thấy: $b = 0$ không phải nghiệm

Với $b \neq 0$, đặt $\dfrac{a}{b} = t \geq 0$, khi đó:

$12t^4 + 49t^3 – 713t^2 + 300 = 0 $

$\Leftrightarrow (3t - 2)(t + 10)(4t^2 – 21t - 15) = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}t = \dfrac{2}{3}\\t = -10\\t = \dfrac{21 \pm \sqrt{681}}{8}\end{matrix}\right.$

Do $t \geq 0$ nên: $\left[\begin{matrix}t = \dfrac{2}{3}\\t = \dfrac{21 + \sqrt{681}}{8}\end{matrix}\right.$

 

Với 2 giá trị t trên, ta tìm được a, b, từ đó suy ra được hai cặp x, y:

$\left[\begin{matrix}\left\{\begin{matrix}x = 2\\y = 1\end{matrix}\right.\\\left\{\begin{matrix}x = \dfrac{2b^2 – a^2}{7}\\y = \dfrac{4a^2 – b^2}{7}\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.$ Với $a = \dfrac{\sqrt{681} - 9}{4}$ và $b = \dfrac{29 -\sqrt{681}}{4}$

 

 




#448817 Tìm giái trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của $P=x+y+\sqrt{xy-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 08-09-2013 - 14:09 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Giải

ĐK: $x \geq 1$ và $y \geq 1$

Đặt $\sqrt{x - 1} + \sqrt{y - 1} = a \geq 0\Rightarrow a^2 = x + y - 2\sqrt{xy - x - y + 1}$

Từ giả thiết, ta có:

$\left ( \sqrt{x - 1} + \sqrt{y - 1}\right )^2 + \sqrt{x - 1} + \sqrt{y - 1} = 2 + \sqrt{(x - 1)(y - 1)} \geq 2$

 

Áp dụng BĐT: $\sqrt{(x - 1)(y - 1)} \leq \dfrac{(\sqrt{x - 1} + \sqrt{y - 1})^2}{4} = \dfrac{a^2}{4}$

 

$\Rightarrow 2 \leq a^2 + a \leq 2 + \dfrac{a^2}{4} \Leftrightarrow 1 \leq a \leq \dfrac{2\sqrt{7} - 2}{3}$ (Do $a \geq 0$ )

 

Ta có: $P = 4 - a \geq 4 - \dfrac{2\sqrt{7} - 2}{3}  = \dfrac{14 - 2\sqrt{7}}{3}$

Ta lại có: $P = 4 - a \leq 4 - 1 = 3$

 

Vậy $Min_P = \dfrac{14 - 2\sqrt{7}}{3}$. Dấu “=” xảy ra khi $x = y = \dfrac{17 - 2\sqrt{7}}{9}$

Và $Max_P = 3$ khi $x = 2; y = 1$ và ngược lại.

 

 

 




#594272 Xác suất không khỏi bệnh của người bệnh.

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 18-10-2015 - 16:07 trong Xác suất - Thống kê

Giải
Đặt A: " Bệnh nhân được xác định đúng triệu chứng"
B: "Bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh"
C" Bệnh nhân được chữa khỏi"
H" Bệnh nhân không được chữa khỏi khi đến khám và điều trị"
Ta thấy: $H = \bar{A} + A\bar{B} + AB\bar{C}$. 
Theo giả thiết: $P(A) = 0,9; P(B/A) = 0,8; P(C/AB) = 0,9$ 
Vậy: $P(H) =  P(\bar{A} + A\bar{B} + AB\bar{C}) = P(\bar{A}) + P(A\bar{B}) + P(AB\bar{C})$
$= P(\bar{A}) + P(A).P(\bar{B}/A) + P(A).P(B/A).P(\bar{C}/AB) $
$= 0,1 + 0,9.0,2 + 0,9.0,8.0,1 = 0,352 $
 



#478219 $\left\{\begin{matrix}(2x^2+y)(x+y)+x(2x+1...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-01-2014 - 17:17 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

Hệ ban đầu tương đương:

$\left\{\begin{matrix}(2x^2 + y)(x + y) + 2x^2 + y + x + y = 7\\2(2x^2 + y) + x + y = 7\end{matrix}\right.$

 

Đặt $\left\{\begin{matrix}a = 2x^2 + y\\b = x + y\end{matrix}\right.$, ta được: $\left\{\begin{matrix}ab + a + b = 7\\2a + b = 7\end{matrix}\right.$

Hệ này dễ dàng giải được bằng phương pháp thế.

 

 

 

 




#457282 Giải phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-10-2013 - 22:44 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải

ĐK: $x \geq -1$
Phương trình tương đương:

$10\sqrt{(x + 1)(x^2 - x + 1)} = 3(x^2 - x + 1) + 3(x + 1)$

$\Leftrightarrow 10\sqrt{\dfrac{x + 1}{x^2 - x + 1}} = 3 + \dfrac{3(x + 1)}{x^2 - x + 1}$

Đặt $t = \sqrt{\dfrac{x + 1}{x^2 - x + 1}} \Rightarrow 3t^2 - 10t + 3 = 0$




#451363 Giải HPT: $\left\{\begin{matrix}x^2+5xy+5y...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 18-09-2013 - 00:10 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Chắc đề là: $\left\{\begin{matrix}x^2 + 5xy + 5y^2 = 8\\x^3 + 3xy(x + y) + 2y^3 = -16\end{matrix}\right.$

Giải

Hệ ban đầu tương đương:

$\left\{\begin{matrix}x^2 + 5y(x + y) = 8\\(x + y)^3 + y^3 = -16\end{matrix}\right.$

Đặt $t = x + y \Rightarrow x = t - y$, ta được:
$\left\{\begin{matrix}(t - y)^2 + 5ty = 8\\t^3 + y^3 = -16\end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}t^2 + y^2 + 3ty = 8\\t^3 + y^3 = -16\end{matrix}\right.$

 

Đây là hệ đối xứng loại 1 :D




#443322 $\begin{cases} x^2+y^{2}+\frac{2xy...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-08-2013 - 13:15 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải
ĐK: $x + y > 0$
 
Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:
$(x + y)^2 - 2xy + \dfrac{2xy}{x + y} = 1$
 
$\Leftrightarrow (x + y)^2 - 1 - 2xy \left (1 - \dfrac{1}{x + y} \right ) = 0$
 
$\Leftrightarrow (x + y - 1)(x + y + 1) - \dfrac{2xy}{x + y}(x + y - 1) = 0$
 
$\Leftrightarrow (x + y - 1)\left ( x + y + 1 - \dfrac{2xy}{x + y}\right ) = 0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x + y = 1 \, (1)\\x + y + 1 = \dfrac{2xy}{x + y} \, (2)\end{matrix}\right.$
 
Ta có: $(2) \Leftrightarrow (x + y + 1)(x + y) = 2xy \Leftrightarrow x^2 + y^2 + x + y = 0$
 
Do $x^2, y^2 \geq 0, x+ y > 0 \Rightarrow x^2 + y^2 + x + y > 0$ nên (2) vô nghiệm.
 
Vậy, ta có: $\left\{\begin{matrix}x + y = 1 \\x^2 - y = \sqrt{x + y} = 1\end{matrix}\right.$ 
 
Phần còn lại lười gõ quá. Bạn tự giải tiếp nhé.



#441981 $cos^{2}2x-cos2x=4sin^{_{2}}2x.cos^{2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 11-08-2013 - 14:05 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

Phương trình ban đầu tương đương:
$\cos{2x}\left ( \cos{2x} - 1\right ) = 4(1 - \cos^2{2x})\cos^2{x}$

$\Leftrightarrow (\cos{2x} - 1)\left [ \cos{2x} + 4(1 + \cos{2x})\cos^2{x}\right ]$

 

$\Leftrightarrow (\cos{2x} - 1)(2\cos^2{x} - 1 + 8\cos^4{x}) = 0$

$\Leftrightarrow (\cos{2x} - 1)(4\cos^2{x} - 1)(2\cos^2{x} + 1) = 0$

 

Bạn tự làm tiếp nhé :)




#337928 Cho $a,b,c,d\ge 0, a+b+c+d=1$. CM $$\prod...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-07-2012 - 06:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán [3] [Phạm Văn Thuận]
Cho $a,b,c,d$ là các số thực dương thoả mãn $ac=bd$ và :
$$\dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}+\dfrac{c}{d}+\dfrac{d}{a}=4$$
Tìm GTLN của :
$$\dfrac{a}{c}+\dfrac{b}{d}+\dfrac{c}{a}+\dfrac{d}{b}-\dfrac{abcd}{(ab+cd)^2}$$

Giải

:| Poker Face!

Do a, b, c, d là các số thực dương nên áp dụng BĐT Cauchy, ta luôn có:
$\dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}+\dfrac{c}{d}+\dfrac{d}{a}\geq 4\sqrt[4]{\dfrac{a}{b}.\dfrac{b}{c}.\dfrac{c}{d}.\dfrac{d}{a}} = 4$

Do đó, từ giả thiết, suy ra: $\left\{\begin{array}{l}ac = bd\\\dfrac{a}{b} = \dfrac{b}{c} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{d}{a}\end{array}\right.$


$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}ac = bd\\b^2 = ac = d^2\\c^2 = bd = a^2\end{array}\right. \Leftrightarrow a = b = c = d$

Khi đó:
$\dfrac{a}{c}+\dfrac{b}{d}+\dfrac{c}{a}+\dfrac{d}{b}-\dfrac{abcd}{(ab+cd)^2} = 1 + 1 + 1 + 1 - \dfrac{a^4}{4a^4} = \dfrac{15}{4}$


Đây là một giá trị cố định nên nó đồng thời là giá trị lớn nhất của biểu thức đã cho.



#342037 Cho phương trình: $(m^2 + 1)x^2 - 2(m^2 - 1)x + m = 0$. Tìm hệ thức...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-07-2012 - 21:30 trong Đại số

Cho phương trình: $(m^2 + 1)x^2 - 2(m^2 - 1)x + m = 0$. Tìm hệ thức liên hệ giữa các nghiệm không phụ thuộc vào $m$

Giải

Đề bài nói trên đồng nghĩa rằng phương trình đã có 2 nghiệm! Do đó, các điều kiện liên quan đến tham số m mình sẽ không nói thêm nữa nhé…
Theo hệ thức Viét, ta có:
$\left\{\begin{array}{l}S = x_1 + x_2 = \dfrac{2(m^2 - 1)}{m^2 + 1} \,\,\, (1)\\P = x_1.x_2 = \dfrac{m}{m^2 + 1} \,\,\, (2)\end{array}\right.$


- Từ (1), suy ra:
$2(m^2 - 1) = S(m^2 + 1) \Leftrightarrow m^2(S - 2) = - 2 - S $
($S \neq 2$ vì khi $S = 2 \Rightarrow 0 = -4$ - Vô lý!)


$\Rightarrow m^2 = - \dfrac{S + 2}{S - 2} \,\, (1')$

- Từ (2), kết hợp với (1'), ta suy ra:
$P^2 = \dfrac{m^2}{(m^2 + 1)^2} = \dfrac{- \dfrac{S + 2}{S - 2}}{(- \dfrac{S + 2}{S - 2} + 1)^2}$

$\Leftrightarrow P^2 = \dfrac{- \dfrac{S + 2}{S - 2}}{(- \dfrac{4}{S - 2})^2} = \dfrac{4 - S^2}{16}$

$\Leftrightarrow 16x_1^2.x_2^2 + (x_1 + x_2)^2 = 4$



#329263 Giải hệ phương trình:\[\left\{ \begin{array}{l} \sqr...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-06-2012 - 08:52 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{array}{l}\sqrt{2x + y} = 2 - 2x - y\\\sqrt{x + 2} + \sqrt{2x - y + 2} = 2x + 1\end{array}\right.$

Giải

ĐK:
$\left\{\begin{array}{l}2x + y \geq 0\\x \geq -2\\2x - y + 2 \geq 0\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}-2x \leq y \leq 2x + 2\\x \geq -2\end{array}\right.$

$\Rightarrow \left\{\begin{array}{l}x \geq \dfrac{-1}{2}\\-2x \leq y \leq 2x + 2\end{array}\right.$


Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:
$2x + y + \sqrt{2x + y} - 2 = 0$

$\Leftrightarrow (\sqrt{2x + y} - 1)(\sqrt{2x + y} + 2) = 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sqrt{2x + y} = 1\\\sqrt{2x + y} = -2\end{array}\right.$

Do $\sqrt{2x + y} \geq 0 \Rightarrow \sqrt{2x + y} = 1 \Leftrightarrow 2x + y = 1$

$$\Leftrightarrow y = 1 - 2x$$

Khi đó, phương trình thứ 2 của hệ trở thành:
$\sqrt{x + 2} + \sqrt{2x - (1 - 2x) + 2} = 2x + 1$

$\Leftrightarrow \sqrt{x + 2} + \sqrt{4x + 1} = 2x + 1 \,\,\, (x \geq \dfrac{-1}{4})$


$\Leftrightarrow \sqrt{x + 2} - 2 + \sqrt{4x + 1} - 3 - 2x + 4 = 0$

$\Leftrightarrow \dfrac{x - 2}{\sqrt{x + 2} + 2} + \dfrac{4x - 8}{\sqrt{4x + 1} + 3} -2(x - 2) = 0$

$\Leftrightarrow (x - 2)(\dfrac{1}{\sqrt{x + 2} + 2} + \dfrac{4}{\sqrt{4x + 1} + 3} - 2) = 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = 2\\\dfrac{1}{\sqrt{x + 2} + 2} + \dfrac{4}{\sqrt{4x + 1} + 3} = 2\end{array}\right.$


- Với x = 2, suy ra y = -3
Hệ có nghiệm $(x; y) = (2; -3)$
- Với $\dfrac{1}{\sqrt{x + 2} + 2} + \dfrac{4}{\sqrt{4x + 1} + 3} = 2 $
Nhận thấy:
$VT \leq \dfrac{1}{2} + \dfrac{4}{3} = \dfrac{11}{6} < 2 = VF$

Do đó PT nói trên vô nghiệm. Khi đó, hệ vô nghiệm.

Kết luận: Hệ có nghiệm duy nhất; $(x; y) = (2; -3)$



#318258 $A=\frac{x-y}{3x+2y}$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-05-2012 - 12:30 trong Đại số

Ta có:
$2x^2 - 6y^2 = xy$

$\Leftrightarrow (2x^2 - 4xy) + (3xy - 6y^2) = 0 \Leftrightarrow (x - 2y)(2x + 3y) = 0$


$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = \dfrac{-3y}{2}\\x = 2y\end{array}\right.$

Do x, y là các số thực dương nên chúng cùng dấu, suy ra: x = 2y.

Khi đó:
$A = \dfrac{x - y}{3x + 2y} = \dfrac{2y - y}{3.2y + 2y} = \dfrac{1}{8}$



#299419 Cho x,y,z>0 t/m:$x^{2}+y^{2}+z^{2}=xyz$ CMR:$xy+yz+xz+9...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 14-02-2012 - 21:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y, z > 0 t/m: $x^{2}+y^{2}+z^{2}=xyz$
CMR: $xy+yz+xz+9 \geq 4(x+y+z)$

Giải


Áp dụng BĐT Côsi (AM - GM) cho 4 số thực dương xy, yz, zx và 9, ta có:

$xy + yz + zx + 9 \geq 4\sqrt[4]{9x^2y^2z^2} = 4\sqrt{3xyz} = 4\sqrt{3(x^2 + y^2 + z^2)}$


(Chú ý giả thiết: $x^2 + y^2 + z^2 = xyz$)

Lại có: $3(x^2 + y^2 + z^2) \geq (x + y + z)^2$

(Bạn có thể chứng minh bằng biến đổi tương đương)

Do đó: $VT \geq 4\sqrt{3(x^2 + y^2 + z^2)} \geq 4.|x + y + z| = 4(x + y + z) (x, y, z > 0)$

Vậy, BĐT được chứng minh. Dấu "=" xảy ra khi : x = y = z = 3



#415671 Giải PT $2cos6x-\sqrt{3}cos2x=sin2x-2cos4x+\sqrt...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-04-2013 - 21:30 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

Phương trình tương đương:

$2(\cos{6x} + \cos{4x}) = \sin{2x} + \sqrt{3}(\cos{2x} + 1)$

$\Leftrightarrow 4\cos{5x}\cos{x} = 2\sin{x}\cos{x} + 2\sqrt{3}\cos^2{x}$

$\Leftrightarrow \cos{x}(\sin{x} + \sqrt{3}\cos{x} - 2\cos{5x}) = 0$

- Nếu $\cos{x} = 0$ thì $x = \dfrac{\pi}{2} + k\pi (k \in Z)$

 

- Nếu $\sin{x} + \sqrt{3}\cos{x} - 2\cos{5x} = 0 $

 

$\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}\sin{x} + \dfrac{\sqrt{3}}{2}\cos{x} = \cos{5x}$

$\Leftrightarrow \cos{(x - \dfrac{\pi}{6})} = \cos{5x}$

 

Vậy là OK rồi hén!




#431580 2sin2x – cos2x =7sinx + 2 cosx – 4

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 29-06-2013 - 14:53 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
Phương trình ban đầu tương đương:
$4\sin{x}\cos{x} + 2\sin^2{x} - 1 - 7\sin{x} - 2\cos{x} + 4 = 0$
 
$\Leftrightarrow (4\sin{x}\cos{x} - 2\cos{x}) + (2\sin^2{x} - 7\sin{x} + 3) = 0$
 
$\Leftrightarrow 2\cos{x}(2\sin{x} - 1) + (2\sin{x} - 1)(\sin{x} - 3) = 0$
 
$\Leftrightarrow (2\sin{x} - 1)(2\cos{x} + \sin{x} - 3) = 0$
 
:) Phương trình lượng giác cơ bản rồi nhỉ!



#440789 cho (P):y=$x^2$ và (d):y=(m-1)x-m+3

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 06-08-2013 - 14:33 trong Đại số

Cho (P): $y = x^2$ và (d): $y = (m - 1) x - m + 3$
Tìm các giá trị của m sao cho (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt $A(x_1;y_1);B(x_2;y_2)$ thỏa mãn điều kiện $x_1y_2+x_2y_2-3 \ge 0$
Không biết đề có phải là $x_1y_2 + x_2y_1 - 3 \geq 0$ không nhỉ?
Giải
Phương trình hoành độ của (P) và (d) là: $x^2 = (m - 1)x - m + 3 \Leftrightarrow x^2 - (m - 1)x + m - 3 = 0$
 
Phương trình trên có biệt thức: $\Delta = (m - 1)^2 - 4(m - 3) = m^2 - 6m + 13 = (m - 3)^2 + 4 > 0 $ $\forall$ $m \in R$
 
Do đó, nó luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1; x_2$ thỏa mãn: $\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = m - 1\\x_1.x_2 = m - 3\end{matrix}\right.$
 
Gọi giao điểm của (P) và (d) là: $A(x_1; y_1)$ và $B(x_2; y_2)$ thì $y_1 = x_1^2$; $y_2 = x_2^2$
 
Vì vậy:: $x_1y_2 + y_2x_1 - 3 \geq 0 \Leftrightarrow x_1x_2^2 + x_2x_1^2 - 3 \geq 0$
 
$\Leftrightarrow x_1x_2(x_1 + x_2) - 3 \geq 0 \Rightarrow (m - 1)(m - 3) - 3 \geq 0$
 
$\Leftrightarrow m^2 - 4m \geq 0 \Leftrightarrow m \geq 4$ hoặc $m \leq 0$



#438500 $8(2x+y)^2-10(4x^2-y^2)-3(2x-y)^2=0$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-07-2013 - 23:45 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải

ĐKXĐ: $x \neq \dfrac{y}{2}$

Đặt $a = 2x + y; b = 2x - y \, (b \neq 0)$, ta được:
$\left\{\begin{matrix} 8a^2 - 10ab - 3b^2 = 0\\a - \dfrac{2}{b} = 2 \end{matrix}\right.$

 

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (2a - 3b)(4a + b) = 0\\a - \dfrac{2}{b} = 2 \end{matrix}\right.$

 

Hệ phương trình đã được đơn giản hóa. Bạn thử làm tiếp nhé!




#435150 Cho $x+y=2$. Tìm MAX của $A= (x^3+2)(y^3+2)$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 14-07-2013 - 08:57 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Đặt $S = x + y = 2; P = xy \leq \dfrac{S^2}{4} = 1$
Ta có:
$A = (x^3 + 2)(y^3 + 2) = (xy)^3 + 2(x^3 + y^3) + 4$
 
$A = P^3 + 2(S^3 - 3PS) + 20 = P^3 - 12P + 20$
 
Đoạn sau này mình chưa học nên không biết có đúng không nữa?
 
Xét hàm số $f(t) = t^3 - 12t + 20$ trên $(- \propto; 1]$ có đạo hàm $f’(t) = 3t^2 - 12$
Ta thấy: $f'(t) = 0 \Leftrightarrow t = \pm 2 $
  • $f’(t) > 0$ $\forall$ $t \in (- \propto; - 2)$
  • $f’(t) < 0$ $\forall$ $t \in (-2; 1]$
Vì vậy: $Max_{A} = 36$ khi $P = - 2 \Rightarrow x = 1+ \sqrt{3}; y = 1 - \sqrt{3}$



#434889 Bài tập tính giá trị của biểu thức đại số 9

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-07-2013 - 21:38 trong Đại số

Giải
Đáp án đúng rồi bạn ạ :)
Sơ lược cách giải:
Ta có:
$A =  \sqrt[3]{\dfrac{x^3 - 3x + (x^2 - 1)\sqrt{x^2 - 4}}{2}} + \sqrt[3]{\dfrac{x^3 - 3x - (x^2 - 1)\sqrt{x^2 - 4}}{2}}$
 
$\Leftrightarrow A^3 = x^3 - 3x + 3A\sqrt{\dfrac{(x^3 - 3x)^2 - (x^2 - 1)^2(x^2 - 4)}{4}}$
 
Chú ý biến đổi: $(x^3 - 3x)^2 - (x^2 - 1)^2(x^2 - 4) = 4$
 
Khi đó:
$A^3 = x^3 - 3x + 3A \Leftrightarrow (A - x)(A^2 + Ax + x^2 - 3) = 0$
 
Do phương trình $A^2 + Ax + x^2 - 3 = 0$ vô nghiệm khi $x = \sqrt[3]{2013}$ nên suy ra A = x.
 
Vậy $A = \sqrt[3]{2013}$



#281126 GIAI HO. PHUONG TRINH KHO'

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-11-2011 - 23:24 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$2^{X} + 2\sqrt{7-2^{X}} = 2\sqrt{2^{X}-1} + \sqrt{-4^{X}+8.2^{X}-7}+1$

Giải




ĐK: $1 \leq 2^X \leq 7$
Đặt $\sqrt{2^X – 1} = a; \sqrt{7 - 2^X} = b (a, b \geq 0)$.
Phương trình ban đầu tương đương:
$(2^X - 1) + 2\sqrt{7 - 2^X} = 2\sqrt{2^X - 1} + \sqrt{(7 - 2^X)(2^X - 1)}$

$\Leftrightarrow a^2 + 2b = 2a + ab \Leftrightarrow (a – b)(a - 2) = 0$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l}a = b\\a = 2\end{array}\right. \Rightarrow \left[\begin{array}{l} \sqrt{2^X - 1} = \sqrt{7 - 2^X}\\\sqrt{2^X - 1} = 2\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} 2^X - 1 = 7 - 2^X\\2^X - 1 = 4\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} 2^X = 4\\2^X = 5\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} X = 2\\X = …\end{array}\right.$
Chỗ $2^X = 5$ em không hiểu gì hết (Em đang học lớp 10). Không biết có phải :
$x = \dfrac{\log{5}}{\log{2}}$