Đến nội dung

Hình ảnh

Một đường kính AB di chuyển quay quanh tâm O. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác SAB luôn đi qua 2 điểm cố định

điểm cố định

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Totoro

Totoro

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 45 Bài viết

1.Cho tam giác ABC. các điểm M,N thuộc các cạnh AB,AC sao cho diện tích tam giác AMN bằng nửa diện tích tam giác ABC (M khác B, N khác C). Chứng minh rằng trọng tâm tam giác ABC nằm trong tam giác AMN
2.Cho tam giác ABC cân ở A.Trên cạnh AB lấy một điểm D và trên cạnh BC lấy 1 điểm E sao cho hình chiếu của DE lên BC bằng 1/2 BC. Chứng minh rằng đường vuông góc với DE tại E luôn đi qua một đi qua một điểm cố định
3. Cho (O), (O') cắt nhau tại A,B. Qua A kẻ cát tuyến MN (M thuộc (O),N thuộc (O')).Chứng minh rằng đường trung trực của MN luôn đi qua 1 điểm cố định
4.Cho (O) và một điểm S nằm ngoài (O).Một đường kính AB di chuyển quay quanh tâm O. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác SAB luôn đi qua 2 điểm cố định


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Quoc Tuan Qbdh: 02-12-2015 - 20:17
Chú ý cách đặt Tiêu đề


#2
vkhoa

vkhoa

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 933 Bài viết

1.Cho tam giác ABC. các điểm M,N thuộc các cạnh AB,AC sao cho diện tích tam giác AMN bằng nửa diện tích tam giác ABC (M khác B, N khác C). Chứng minh rằng trọng tâm tam giác ABC nằm trong tam giác AMN
2.Cho tam giác ABC cân ở A.Trên cạnh AB lấy một điểm D và trên cạnh BC lấy 1 điểm E sao cho hình chiếu của DE lên BC bằng 1/2 BC. Chứng minh rằng đường vuông góc với DE tại E luôn đi qua một đi qua một điểm cố định
3. Cho (O), (O') cắt nhau tại A,B. Qua A kẻ cát tuyến MN (M thuộc (O),N thuộc (O')).Chứng minh rằng đường trung trực của MN luôn đi qua 1 điểm cố định
4.Cho (O) và một điểm S nằm ngoài (O).Một đường kính AB di chuyển quay quanh tâm O. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác SAB luôn đi qua 2 điểm cố định

2)
Gọi F là trung điểm BC
AF và đường thẳng qua E vuông góc DE cắt nhau tại G(1)
ta có $\widehat{DEH} =\widehat{EGF}$ (góc có cạnh tương ứng vuông góc) và $\widehat{DHE} =\widehat{EFG}$
=>$\triangle DHE \sim\triangle EFG$ (g, g)
=>$\frac{EH}{ED} =\frac{GF}{GE}$ (2)
mà EH =$\frac{BC}{2}$ =FB (3)
từ (2, 3) =>$\frac{FB}{ED} =\frac{GF}{GE}$
mà $\widehat{GFB} =\widehat{GED}$
=>$\triangle GFB \sim\triangle GED$ (c, g, c)
=>$\widehat{GBE} =\widehat{GDE}$
=>tứ giác BDEG nội tiếp
=>$\widehat{GBA} =180^\circ -\widehat{GED} =90^\circ$ (4)
từ (1, 4) =>G là điểm cố định (đpcm)

Chứng minh rằng đường vuông góc với DE tại E luôn đi qua một đi qua một điểm cố địnhứng minh rằng đường vuông góc với DE tại E luôn đi qua .png
4)
ta có đ tròn ng tiếp SAB luôn đi qua điểm S cố định
đ tròn ngoại tiếp SAB cắt SO tại C
ta có $\widehat{OSA} =\widehat{OBC}$ và $\widehat{AOS} =\widehat{COB}$
=>$\triangle OAS \sim\triangle OCB$ (g, g)
=>$\frac{OS}{OB} =\frac{OA}{OC}$
có OS, OA, OB không đổi =>OC không đổi
=>C là điểm cố định (đpcm)

Chứng minh rằng đường vuông góc với DE tại E luôn đi qua một đi qua một điểm cố địnhứng minh rằng đường vuông góc với DE tại E luôn đi qua 2 .png



#3
vkhoa

vkhoa

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 933 Bài viết

1.Cho tam giác ABC. các điểm M,N thuộc các cạnh AB,AC sao cho diện tích tam giác AMN bằng nửa diện tích tam giác ABC (M khác B, N khác C). Chứng minh rằng trọng tâm tam giác ABC nằm trong tam giác AMN
2.Cho tam giác ABC cân ở A.Trên cạnh AB lấy một điểm D và trên cạnh BC lấy 1 điểm E sao cho hình chiếu của DE lên BC bằng 1/2 BC. Chứng minh rằng đường vuông góc với DE tại E luôn đi qua một đi qua một điểm cố định
3. Cho (O), (O') cắt nhau tại A,B. Qua A kẻ cát tuyến MN (M thuộc (O),N thuộc (O')).Chứng minh rằng đường trung trực của MN luôn đi qua 1 điểm cố định
4.Cho (O) và một điểm S nằm ngoài (O).Một đường kính AB di chuyển quay quanh tâm O. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác SAB luôn đi qua 2 điểm cố định

1)
Gọi F, D lần lượt là trung điểm AB, AC
lần lượt hạ CH, NI vuông góc AB tại H, I
giả sử $AM \leq AF$
<=>$\frac{2 .S_{AMN}}{NI} \leq \frac{2 .S_{AFC}}{CH}$ (1)
mà $S_{AMN} =S_{AFC}$
nên (1)<=>$\frac{NI}{CH} =\frac{NA}{CA} \geq 1$
=>$NA \geq CA$ (không thỏa mãn đ kiện N thuộc AC và không trùng C)
vì thế ta có AM >AF (2)
ta có $S_{AMN} =S_{ABD}$
<=>$S_{AMD} +S_{BMD} =S_{AMD} +S_{NMD}$
<=>$S_{BMD} =S_{NMD}$
<=>khoảng cách từ B đến MD =khoảng cách từ N đến MD
<=>MD //BN (3)
gọi G là trọng tâm ABC, MN cắt BD tại E
(3) =>$\frac{ED}{EB} =\frac{MD}{BN} =\frac{AM}{AB}$ (4)
từ (2, 4) =>EB <2 .ED
<=>EB +ED =DB <3 .ED
<=>$DE >\frac{DB}{3} =DG$
=>G nằm trong đoạn thẳng ED
=>G nằm trong tam giác AMN (đpcm)

Cho tam giác ABC. các điểm M,N thuộc các cạnh AB,AC sao cho diện tích tam giác AMN bằng nửa diện tích tam giác ABC (M khác B, N khác C). Chứng minh rằng trọng tâm tam giác ABC nằm trong tam giác AMN.png

3)
Kẻ đường kính AC của (O), kẻ đường kính AD của (O')
ta có $CM \perp MN$, $DN \perp MN$
=>MNDC là hình thang vuông
=>trung trực MN đi qua trung điểm E của CD
mà C, D cố định =>E cố định (đpcm)

Cho tam giác ABC. các điểm M,N thuộc các cạnh AB,AC sao cho diện tích tam giác AMN bằng nửa diện tích tam giác ABC (M khác B, N khác C). Chứng minh rằng trọng tâm tam giác ABC nằm trong tam giác AMN 2.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vkhoa: 04-12-2015 - 14:01






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: điểm cố định

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh