Đến nội dung

Hình ảnh

Tổng các phần tử của $A$ bằng tổng các phần tử của $B$

- - - - - số học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Chứng minh rằng (hoặc chỉ ra vô lý) ta có thể chia $2n + 1 \, (n \ge 1)$ số nguyên tố đầu tiên thành hai tập $A, B$ rời nhau, $|A| + |B| = 2n + 1$ sao cho tổng các phần tử của $A$ bằng tổng các phần tử của $B$.

Ví dụ. $p_{1} = 2, p_{2} = 3, p_{3} = 5, p_{4} = 7, p_{5} = 11$ thì $A = \{2, 5, 7\}$ và $B = \{3, 11\}$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ego: 29-03-2016 - 21:57


#2
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Nó là hệ quả của bổ đề sau :

Cho các số nguyên $a_{1}=a_{2}=1\leq a_{3} \leq ... \leq a_{n}$

Hơn nữa tổng $n$ số này luôn chẵn , ngoài ra $a_{i}\leq 2a_{i-1}$

Thế thì có thể phân hoạch tập các số này thành hai tập có tổng các phần tử bằng nhau 

Hơn nữa theo bài toán bạn đăng thì rõ ràng với hai số $p_{n},p_{n+1}$ ta có $p_{n} < p_{n+1} < 2p_{n}$ ( bổ đề Bertran luôn tồn tại một số nguyên tố giữa $(p,2p)$ với $p$ nguyên tố ) 

Riêng với bài này ta nhét thêm $2$ số $1$ vào đầu tiên là xong

P/s : Đẹp 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 20-05-2016 - 17:25

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#3
Chris yang

Chris yang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

Nó là hệ quả của bổ đề sau :

Cho các số nguyên $a_{1}=a_{2}=1\leq a_{3} \leq ... \leq a_{n}$

Hơn nữa tổng $n$ số này luôn chẵn , ngoài ra $a_{i}\leq 2a_{i-1}$

Thế thì có thể phân hoạch tập các số này thành hai tập có tổng các phần tử bằng nhau 

 

Anh có thể CM bổ đề này được không ạ? Em cảm ơn!



#4
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Anh có thể CM bổ đề này được không ạ? Em cảm ơn!

Xét hai tập rỗng $A,B$ , gọi $S(X)$ là tổng các phần tử của tập $X$ . Đầu tiên cho $a_{n}$ vào $A$ các bước tiếp theo như sau

Nếu $S(A) \geq S(B)$ thì nhét số lớn nhất trong các số chưa được chọn vào $B$

Ngược lại cũng vậy

Sau mỗi bước như thế $|S(A)-S(B)|\leq t$ với $t$ là số lớn nhât trong các số còn lại , do điều kiện $a_{i} \leq a_{i+1} \leq 2a_{i+1}$


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#5
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Hình như bổ đề mà @bangbang1412 nhắc tới có thể chưng minh bằng thuật ăn tham. Tuy nhiên mình hơi thắc mắc là bổ đề đó có well-known không nhỉ?







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: số học

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh