Đến nội dung

Hình ảnh

Bất đẳng thức trong số học

- - - - - vẻ đẹp số học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
duylax2412

duylax2412

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

I)Bất đẳng thức với số nguyên tố:

1)Cho $n$ là số nguyên dương.Kí hiệu $\pi(n)$ là số các số nguyên tố không vượt quá $n$.Chứng minh rằng $\forall n\geq 14$ thì ta có bất đẳng thức $\pi(n) \leq \frac{n}{2}-1$.

2)Gọi $P_n$ là tích tất cả các số nguyên tố $\leq n$.Chứng minh rằng:$P_n <4^n$.

II)Bất đẳng thức với tính chia hết

1) Cho $n$ là số tự nhiên sao cho $2003!$ chia hết $5^n$.Chứng minh:$n\leq 499$

2) Cho $n>1$ là số tự nhiên sao cho $(n+1)(2n+1)$ chia hết cho $6$ và được thương là số chính phương.Chứng minh rằng $ n\geq 337$


Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former.

ALBERT EINSTEIN

 

 


#2
trieutuyennham

trieutuyennham

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

II)

1) Lũy thừa của 5 trong 2003! là $\left [ \frac{2003}{5}\right ]+\left [ \frac{2003}{5^{2}} \right ]+...+\left [ \frac{2003}{5^{5}} \right ]=499$

Nên để 2003! chia hết cho 5n thì $n\leq 499$



#3
slenderman123

slenderman123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 175 Bài viết

Câu 1: Với $n=14$ hoặc $n=15$ thì ta thấy có 6 số nguyên tố ($2,3,5,7,11,13$), suy ra điều phải chứng minh là đúng($\pi (n) \leq \frac{n}{2}-1)(1)$

Với $n>15$, vì mọi số nguyên tố lớn hơn $15$ đều là số lẻ, nhận thấy $n$ cứ tăng 2 thì $\pi(n)$ có thể tăng 1 ,vậy nếu đặt $\Delta n=n-15; \Delta \pi(n)=p-6$ thì 

$\Delta \pi(n) \leq \frac{\Delta n}{2}$ khi đó $\Delta \pi(n)+6 \leq \frac{\Delta n}{2}+6$$\Leftrightarrow \pi(n)\leq \frac{n}{2}-\frac{3}{2}< \frac{n}{2}-1(2)$

Từ $(1),(2)$ suy ra ĐPCM.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi slenderman123: 05-07-2017 - 15:16

Nguyễn Văn Tự Cường - Trường THPT Chuyên LQĐ - Quảng Trị


#4
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

II) 2)

 Đặt $(n+1)(2n+1)=6a^{2}$ $\Rightarrow n\equiv 1 (mod 2) \Rightarrow n=2x+1$ $( x\in \mathbb{N*})$.

 Suy ra $(x+1)(4x+3)=3a^{2}$

 

Mà $(x+1;4x+3)=(4x+4;4x+3)=1$ từ đó suy ra 

$\begin{cases} x+1=u^{2} (*) \\ 4x+3=3v^{2} \end{cases}$   ($u,v \in \mathbb{N}$) Vì loại đi trường hợp $\begin{cases} x+1=3u^{2}  \\ 4x+3=v^{2} \end{cases}$ bởi $4x+3$ không thể là số chính phương.

$\Rightarrow 4u^{2}-1=3v^{2}$

$\Rightarrow (2u-1)(2u+1)=3v^{2}$

Nhận thấy tiếp là $(2u-1;2u+1)=1$ vì $2u-1;2u+1$ là $2$ số lẻ liên tiếp.

$\Rightarrow \begin{cases} 2u-1=p^{2} \\ 2u+1=3q^{2} \end{cases}$

 hoặc $\begin{cases} 2u-1=3p^{2} \\ 2u+1=q^{2} \end{cases}$

($p,q\in \mathbb{N}$)

Xét trường hợp $\begin{cases} 2u-1=3p^{2} \\ 2u+1=q^{2} \end{cases}$

 $\Rightarrow 3p^{2}+2=q^{2}$ (Vô lí)

Xét trường hợp còn lại $\begin{cases} 2u-1=p^{2} (1) \\ 2u+1=3q^{2} (2) \end{cases}$

Từ phương trình $(1)$ ta có $p$ là số lẻ. Từ đó ta đặt $p=2t+1, t\in \mathbb{N}$ 

Suy ra $2u-1=(2t+1)^{2} \Rightarrow u=2t^{2}+2t+1$  $(3)$

 

Từ $(*), (1),(3)$ thì ta có $n=2x+1=2u^{2}-1=2(2t^{2}+2t+1)^{2}-1$

Xét $t=1$ thì $n$ không thỏa mãn đề bài.

Xét $t \geq 2 \Rightarrow n\geq 2(2.4+2.2+1)^{2}-1= 337$ 

Hay ta có điều phải chứng minh


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 05-07-2017 - 15:23

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#5
slenderman123

slenderman123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 175 Bài viết

NHoàng

 

II) 2)

 Đặt $(n+1)(2n+1)=6a^{2}$ $\Rightarrow n\equiv 1 (mod 2) \Rightarrow n=2x+1$ $( x\in \mathbb{N*})$.

 Suy ra $(x+1)(4x+3)=3a^{2}$

 

Mà $(x+1;4x+3)=(4x+4;4x+3)=1$ từ đó suy ra 

$\begin{cases} x+1=u^{2} (*) \\ 4x+3=3v^{2} \end{cases}$   ($u,v \in \mathbb{N}$) Vì loại đi trường hợp $\begin{cases} x+1=3u^{2}  \\ 4x+3=v^{2} \end{cases}$ bởi $4x+3$ không thể là số chính phương.

$\Rightarrow 4u^{2}-1=3v^{2}$

$\Rightarrow (2u-1)(2u+1)=3v^{2}$

Nhận thấy tiếp là $(2u-1;2u+1)=1$ vì $2u-1;2u+1$ là $2$ số lẻ liên tiếp.

$\Rightarrow \begin{cases} 2u-1=p^{2} \\ 2u+1=3q^{2} \end{cases}$

 hoặc $\begin{cases} 2u-1=3p^{2} \\ 2u+1=q^{2} \end{cases}$

($p,q\in \mathbb{N}$)

Xét trường hợp $\begin{cases} 2u-1=3p^{2} \\ 2u+1=q^{2} \end{cases}$

 $\Rightarrow 3p^{2}+2=q^{2}$ (Vô lí)

Xét trường hợp còn lại $\begin{cases} 2u-1=p^{2} (1) \\ 2u+1=3q^{2} (2) \end{cases}$

Từ phương trình $(1)$ ta có $p$ là số lẻ. Từ đó ta đặt $p=2t+1, t\in \mathbb{N}$ 

Suy ra $2u-1=(2t+1)^{2} \Rightarrow u=2t^{2}+2t+1$  $(3)$

 

Từ $(*), (1),(3)$ thì ta có $n=2x+1=2u^{2}-1=2(2t^{2}+2t+1)^{2}-1$

Xét $t=1$ thì $n$ không thỏa mãn đề bài.

Xét $t \geq 2 \Rightarrow n\geq 2(2.4+2.2+1)^{2}-1= 337$ 

Hay ta có điều phải chứng minh

bạn ơi có fb không, kết bạn với em


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi slenderman123: 05-07-2017 - 15:29

Nguyễn Văn Tự Cường - Trường THPT Chuyên LQĐ - Quảng Trị


#6
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

1 cách khác nữa cho II) 2) nhưng không hay cho lắm.

 

Từ cách trên ta có $x+1=u^{2}$ và $4x+3=3v^{2}$ 

 $\Rightarrow 3\mid 4x+3 \Rightarrow 3\mid x \Rightarrow x=3k$

 Suy ra $3k+1=u^{2}, 4k+1=v^{2}$ 

 Đặt $k=8l+r$ $(0\leq r \leq 7)$ thì $24l+3r+1=u^{2}, 32l+4r+1 = v^{2}$

 Ta có $u^{2},v^{2} \equiv 0,1,4 (mod 8)$ suy ra $3r+1,4r+1 \equiv 0,1,4 (mod 8)$ suy ra $r=0$ 

 Suy ra $k=8l \Rightarrow 24l+1=u^{2} \Rightarrow l-1 \equiv 0,1,4 (mod 5) \Rightarrow l \equiv 1,2,0 (mod 5)$

Lại có $n=2x+1= 2.3k+1= 2.3.8l+1= 48l+1$ 

 Vì $l\equiv 0,1,2 (mod 5)$ nên $l=3,4$ loại, thử trực tiếp $l=0,1,2,5,6$ thì thấy vô lí vậy $l\geq 7$

Hay $n=48l+1 \geq 48.7+1= 337$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 05-07-2017 - 15:32

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#7
duylax2412

duylax2412

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Tiếp nào.

III) Bất đẳng thức với hàm số học.

1)Đặt $T_n(k)=k^{k^{k^{k^...^{k}}}}$ (lũy thừa $n$ tầng của $k$).Biết $T_n(3)>T_{1997}(2)$.Chứng minh rằng:$n \geq 1996$.

2)(Nâng cao hơn)

Cho $k_1,k_2,...,k_n$ là các số nguyên dương.Đặt:

$k=k_1+k_2+...+k_n$.

Chứng minh bất đẳng thức:

$k_1!.k_2!...k_n! \geq \left ( [\frac{k}{n}] !\right )^n$ với $[a]$ kí hiệu là phần nguyên số $a$.


Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former.

ALBERT EINSTEIN

 

 


#8
duylax2412

duylax2412

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

mình nghĩ phần Bất đẳng thức với hàm số học khá "choáng" nên tạm ngưng giải phần này.Ta quay lại phần: I)Bất đẳng thức với số nguyên tố, nó thích hợp hơn (có gì quay lại phần III) sau).

3) Cho $p_1<p_2<...<p_n<p_{n+1}$ là $n+1$ số nguyên tố đầu tiên.Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên $n>3$ ta có:

a) $p_n +p_{n+1} \leq p_1.p_2...p_n$ (gợi ý:thay $p_1=2$ và biểu diễn $p_1.p_2...p_n=2(2k+1)=(2k-1)+(2k+3)$)

b)Áp dụng chứng minh: $p_n<p_2.p_3...p_{n-1}$

4)Cho $p_1<p_2<...<p_n$ là $n$ số nguyên tố đầu tiên.CMR:

a)$ p_n \leq 2^{2^{n-1}}$

b)$p_n >2n $với n>4 

5) Gọi $p_n$ là số nguyên tố thứ $n$Chứng minh:$p_n>3n$ với $n\geq 12$

 

Sẵn tiện xin giải bài 2) phần I)

Lời giải

Dễ thấy bất đẳng thức đúng với $n=2,3$.Giả sử nó đúng với mọi số tự nhiên $<n$.Ta chứng minh cũng đúng với $n$ ($n>2$)

Xét hai trường hợp:

Nếu $n$ chẵn thì ta có: $P_n=P_{n-1}<4^{n-1}=4^n$ (đúng)

Nếu $n$ lẻ thì đặt $n=2k+1$

Chứng minh được mọi số nguyên tố $k+2 \leq p \leq 2k+1$ đều là ước của $C^{k}_{2k+1}$ nên tích của chúng nhỏ hơn $C^{k}_{2k+1}$.Mà theo nhị thức Newton ta suy ra $2^{2k+1}=(1+1)^{2k+1}>C^k_{2k+1}+C^{k+1}_{2k+1}=2C^k_{2k+1}$ nên $4^{k}>C^k_{2k+1}$ .Do đó tích các số nguyên tố thuộc khoảng $k+2$ đến $2k+1$ sẽ nhỏ hơn $4^{k}$.

Theo giả thiết quy nạp,tích của các số nguyên tố $\leq k+1$ nhỏ hơn $4^{k+1}$.Từ đây suy ra:

$P_{2k+1}<4^k.4^{k+1}=4^{2k+1}$.Theo nguyên lý quy nạp có đpcm


Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former.

ALBERT EINSTEIN

 

 


#9
Duy Thai2002

Duy Thai2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

Xin chém câu 4b(Câu này cũng khá dễ)

Dễ thấy bđt trên đúng với n=5,6.Giả sử nó đúng với mỗi số tự nhiên n>4,tức là:

$p_{n}>2n$

Ta cần cm nó đúng với n+1 hay:

$p_{n+1}>2n+2$

Thật vậy, Vì $p_{n},p_{n+1}> 2$ nên nó là số lẻ

=>$p_{n+1}=p_{n}+k(k\geq 2)$

Mà $p_{n}>2n$ (theo gt quy nạp)

=>  $p_{n+1}=p_{n}+k> 2n+k\geq 2n+2$

=> $p_{n+1}> 2n+2$

=> bđt đúng với n+1 nên theo nguyên lí quy nạp ta có đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Duy Thai2002: 05-07-2017 - 22:25

Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.


#10
Hai2003

Hai2003

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

5) Gọi $p_n$ là số nguyên tố thứ $n$Chứng minh:$p_n>3n$ với $n\geq 12$

Điều trên đúng với $n=12, 13$

Giả sử điều cần chứng minh đúng với $p_{n-1}$ và $p_{n-2}$

Ta có $p_n=p_{n-1}+k_1=p_{n-2}+k_1+k_2 > 3(n-2)+k_1+k_2$ với $k_1, k_2$ là các số chẵn lớn hơn 0.

 

Nếu $k_1=k_2=2$ thì ta được 3 số nguyên tố là $p_{n-2}, \ p_{n-2}+2, \ p_{n-2}+4$. Dễ thấy trong 3 số này có một số chia hết cho 3 (vô lý). Vậy $k_1, k_2$ không thể cùng bằng 2.

$\Rightarrow k_1 + k_2 \geq 6 \\ \Rightarrow p_n > 3(n-2)+6=3n$

 

Theo nguyên lý qui nạp, suy ra điều phải chứng minh



#11
Hai2003

Hai2003

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

4)Cho $p_1<p_2<...<p_n$ là $n$ số nguyên tố đầu tiên.CMR:

a)$ p_n \leq 2^{2^{n-1}}$

Dễ thấy BĐT đúng với $n=1,2$.

 

Giả sử BĐT đúng với $n$ số nguyên tố đầu tiên $(n>1)$, ta chứng minh nó cũng đúng với số nguyên tố thứ $n+1$.

Xét số $P=p_1p_2...p_n-1$

Nếu $P$ là số nguyên tố thì $P>p_n$ nên $p_{n+1} \leq P$

Nếu $P$ là hợp số thì do $P$ không có ước nguyên tố là $p_1,p_2,...p_n$ nên ước nguyên tố của $P$ phải lớn hơn hoặc bằng $p_{n+1}$

 

Suy ra $p_{n+1} \leq P$

Mặt khác $P \leq 2^{2^0}2^{2^1}...2^{2^{n-1}}-1\\ \ \ \ <2^{1+2+...+2^{n-1}}=2^{2^n}$

$\Rightarrow p_{n+1} < 2^{2^n}$

 

Suy ra điều phải chứng minh







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: vẻ đẹp, số học

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh