Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG 9 THPT chuyên Amsterdam

tai liêu de thi hsg 9

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
katcong

katcong

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 12 Bài viết

Đề thi kèm ảnh. 

de-chon-doi-tuyen-hsg-toan-9-nam-2023-2024-truong-chuyen-ha-noi-amsterdam.jpg


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HaiDangPham: 24-12-2023 - 17:45


#2
nguyenhuybao06

nguyenhuybao06

    Hạ sĩ

  • Hái lộc VMF 2024
  • 76 Bài viết
Mình xin góp câu bất đẳng thức. 
Ta có $$(a+b+c)^2\geq3(ab+bc+ca)=(ab+bc+ca)^2\Rightarrow a+b+c\geq ab+bc+ca=3$$
Áp dụng bất đẳng thức Holder ta có $$\left( \sqrt{a+3}+\sqrt{b+3}+\sqrt{c+3}\right)^2\left[ (a+3)^2+(b+3)^2+(c+3)^2 \right]\geq\left(a+b+c+9 \right)^3   $$
Ta chứng minh $$(a+b+c+9)^3\geq36\left[ (a+3)^2+(b+3)^2+(c+3)^2 \right]$$
Hay $$(a+b+c+9)^3\geq36(a^2+b^2+c^2+6a+6b+6c+27)$$
Hay $$(a+b+c+9)^3\geq36\left[(a+b+c)^2+6(a+b+c)+21 \right] $$
Đặt $a+b+c=x$ $(x\geq3)$, bất đẳng thức viết lại thành $$(x+9)^3\geq36(x^2+6x+21)$$
Khai triển hai vế, quy về chứng minh $$ x^3+27x^2+243x+729\geq36x^2+216x+756\Leftrightarrow x^3-9x^2+27x-27\geq0\Leftrightarrow(x-3)^3\geq0$$
Bất đẳng thức cuối cùng luôn đúng do $x\geq3$. Vậy ta có $$\left( \sqrt{a+3}+\sqrt{b+3}+\sqrt{c+3}\right)^2\left[ (a+3)^2+(b+3)^2+(c+3)^2 \right]\geq36\left[ (a+3)^2+(b+3)^2+(c+3)^2 \right]$$ 
Suy ra $$\left( \sqrt{a+3}+\sqrt{b+3}+\sqrt{c+3}\right)^2\geq36\Leftrightarrow P= \sqrt{a+3}+\sqrt{b+3}+\sqrt{c+3}\geq6$$
Vậy $minP=6$. Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1.$

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.


#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

Lớp 9 học giải phương trình đa thức rồi à :D

Bài III.1. Đặt $p= \deg P, q=\deg Q$. Từ giả thiết $P(Q(x))=P(x)Q(x)$, ta có $pq = p +q \Leftrightarrow (p-1)(q-1)=1 \Leftrightarrow p = q = 2$.

Đặt $P(x)=x^2+ax+b$ và $Q(x)=x^2+cx+d$.

\[P\left( {Q\left( x \right)} \right) = P\left( x \right)Q\left( x \right) \quad (1)\]

So sánh hệ số $x^3$, ta có \[2c=a+c \Rightarrow c=a\]

So sánh hệ số $x^2$, ta có \[{a^2} + a + 2d = {a^2} + b + d \Rightarrow d = b - a\]

Tiếp tục với hệ số tự do: \[{b^2} - ab + b = {b^2} - ab \Rightarrow b = 0 \Rightarrow d =  - a\]

Vậy $P(x)=x^2+ax, \, Q(x)=x^2+ax-a$. Do đó

\[Q\left( {2024} \right) - P\left( {2023} \right) = {2024^2} + 2024a - a - \left( {{{2023}^2} + 2023a} \right) = 4027\]


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 678 Bài viết

Lớp 9 học giải phương trình đa thức rồi à :D

Các bạn lớp 9 hiện tại học nhiều ghê anh ạ  :wacko: .

 

Bài V.

1) Cho $2024$ số nguyên dương $x_1,x_2,\dots,x_{2024}$ được viết thành một hàng ngang theo thứ tự đó, thỏa mãn $x_1=1$ và với mỗi $k\in\{,1,2,\dots,2024\}$, tổng của $k$ số liên tiếp bất kì trong hàng chia hết cho $x_k$. Chứng minh rằng $x_{2024}\le 2^{1012}-1$.

Với mỗi số nguyên $n$ đặt $X_n=x_1+x_2+\dots+x_n$, từ giả thiết dễ thấy

\[x_n\mid X_{n-1},\qquad x_{n+1}\equiv 1\pmod{x_n}.\tag{$\ast$}\]

Trước tiên ta sẽ nháp để xem các giá trị của dãy số như thế nào. Dễ thấy $x_2=1$ và $x_3\in \{1,2\}$, với hai trường hợp của $x_3$ thì ta sẽ tính các giá trị khác với mong muốn mỗi giá trị $x_n$ đạt giá trị lớn nhất, đồng thời thỏa mãn điều kiện $(\ast)$.

\[\begin{array}{c|cccccccccc}n& 1& 2& 3& 4& 5& 6& 7& 8& 9& 10\\\hline x_n& 1& 1& \color{red}{2}& 1& 1& 2& 1& 3& 4& 1 \\ X_n& 1& 2& 4& 5& 6& 8& 9& 12& 16&  \end{array}\qquad \begin{array}{c|cccccccccc}n& 1& 2& 3& 4& 5& 6& 7& 8& 9& 10\\\hline x_n& 1& 1& \color{red}{1}& 3& 1& 7& 1& 15& 1& 31 \\ X_n& 1& 2& 3& 6& 7& 14& 15& 30& 31&  \end{array}\]

Từ đây ta thấy rằng các giá trị của $x_{2n}$ lớn hơn khi $x_3=1$ và cũng phù hợp với yêu cầu chứng minh của đề bài :icon6: . Cũng dựa vào bảng giá trị thì nghĩ đến việc quy nạp đồng thời

\[X_{2n}\le 2^{n+1}-2\qquad\text{và}\qquad x_{2n}\le 2^n-1.\]

Spoiler

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhungvienkimcuong: 25-12-2023 - 19:34

Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#5
mydreamisyou

mydreamisyou

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Câu 3.2
Idea của em sẽ là đánh giá tích $(a+3)(b+3)(c+3) \ge 64$

đưa về $p,q,r$ tức ta cần chứng minh $r+9p \ge 28$. Công việc này khá đơn giản ta chỉ việc xét $\frac{28}{9} \ge p \ge 3$.

Chú ý bđt $r \ge \frac{p(4q-p^2)}{9}$ .Tiếp theo là biến đổi tương đương là xong  :D  ~O)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 25-12-2023 - 21:24
LaTeX


#6
nguyenhuybao06

nguyenhuybao06

    Hạ sĩ

  • Hái lộc VMF 2024
  • 76 Bài viết

Câu 3.2
Idea của em sẽ là đánh giá tích $(a+3)(b+3)(c+3) \ge 64$

đưa về $p,q,r$ tức ta cần chứng minh $r+9p \ge 28$. Công việc này khá đơn giản ta chỉ việc xét $\frac{28}{9} \ge p \ge 3$.

Chú ý bđt $r \ge \frac{p(4q-p^2)}{9}$ .Tiếp theo là biến đổi tương đương là xong  :D  ~O)

Schur cũng khá gọn nhưng để chứng minh Schur và hệ quả của nó trong phòng thi thì không được thực dụng lắm. 


Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.


#7
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết

Câu II,2:

$\left | x-2023 \right |+2(y^{2}-6y+9)+4z^{2}-12z+9-7=0$

$\left | x-2023 \right |+2(y-3)^{2}+(2z-3)^{2}=7$

Vì $2(y-3)^{2}$ chia hết cho 2 suy ra $2(y-3)^{2}$ $\begin{Bmatrix} 2,8 \end{Bmatrix}$

Loại 8 vì 8>7 $\Rightarrow 2(y-3)^{2}=2\Leftrightarrow (y-3)^{2}=1$

rồi xét các TH

Làm tương tự với $(2z-3)^{2}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhhaiproh: 28-12-2023 - 12:14

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#8
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết

Câu I,2:

Đk: $x\geqslant \frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow 2(2\sqrt{2x-1}-\sqrt{x+3})=x-1$

$\Leftrightarrow 2(\sqrt{8x-4}-\sqrt{x+3})=x-1$

$\Leftrightarrow \frac{8x-4-x-3}{\sqrt{8x-4}+\sqrt{x+3}}=x-1$

$\Leftrightarrow \frac{7x-7}{\sqrt{8x-4}+\sqrt{x+3}}=x-1$

$\Leftrightarrow \frac{7(x-1)}{\sqrt{8x-4}+\sqrt{x+3}}=x-1$

$\Leftrightarrow (x-1)(1-\frac{7}{\sqrt{8x-4}+\sqrt{x+3}})=0$

$\Rightarrow x-1=0$ hoặc $1-\frac{7}{\sqrt{8x-4}+\sqrt{x+3}}=0$

Mà $1-\frac{7}{\sqrt{8x-4}+\sqrt{x+3}}\neq 0$

$\Rightarrow x-1=0\Leftrightarrow x=1$

Vậy tập nghiệm của hệ phương trình: S={1}


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhhaiproh: 28-12-2023 - 17:45

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#9
mydreamisyou

mydreamisyou

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Schur cũng khá gọn nhưng để chứng minh Schur và hệ quả của nó trong phòng thi thì không được thực dụng lắm.

Bdt Schur được dùng thẳng nhé. Còn nếu chứng minh thì 2 dòng.

#10
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết

https://diendantoanh...p-đổi-biến-pqr/


$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#11
thvn

thvn

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 125 Bài viết

Còn mấy phần chúng ta làm nốt nhỉ:

Câu I.1. Cộng theo vế vào rồi nhóm cùng biến và phân tích thành nhân tử sẽ dẫn đến (a - 2), (b - 2) và (c - 2) phải có ít nhất 1 số <= 0.

Chẳng hạn a <= 2, khi đó sẽ xảy ra:

Nếu a < 2 suy ra c < 2 suy ra b < 2 suy ra a = b = c = -1

Nếu a = 2 suy ra b = c = 2.

Từ đó tính được P.

Câu I.2. Có thể làm như bạn ở trên hoặc có một cách khác là đưa về hằng đẳng thức hiệu 2 bình phương.

Câu II.1. Đặt 2m + 5n = a^3 và 2n + 5m = b^3.

Trừ theo vế suy ra b^3 - a^3 chia hết cho 3 .Khi đó chỉ ra được b^3 - a^3 chia hết cho 9

suy ra m - n chia hết cho 3. Do vậy m^3 - n^3 phải chia hết cho 9.


N.K.S - Learning from learners!


#12
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Còn mấy phần chúng ta làm nốt nhỉ:

Câu I.1. Cộng theo vế vào rồi nhóm cùng biến và phân tích thành nhân tử sẽ dẫn đến (a - 2), (b - 2) và (c - 2) phải có ít nhất 1 số <= 0.

Chẳng hạn a <= 2, khi đó sẽ xảy ra:

Nếu a < 2 suy ra c < 2 suy ra b < 2 suy ra a = b = c = -1

Nếu a = 2 suy ra b = c = 2.

Từ đó tính được P.

Em xin đưa ra một cách như sau:ta giả sử $a\leq b\leq c$ sau đó ta đi đánh giá các vế và đưa ra kết luận $a=b=c$,thế vào vế thứ nhất ta được $a^3-3a-2=0 \Leftrightarrow (a-2)(a+1)^2=0$,đến đây ta dễ dàng tính được $P$


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: tai liêu, de thi, hsg 9

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh