Chứng minh rằng: Tồn tại vô số số chính phương một số lẻ chữ số, có đúng một chữ số $1$ trong biễu diễn thập phân và chữ số $1$ đứng thứ ở vị trí chính giữa.
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 16-10-2013 - 12:00
Đã sửa!
Chứng minh rằng: Tồn tại vô số số chính phương một số lẻ chữ số, có đúng một chữ số $1$ trong biễu diễn thập phân và chữ số $1$ đứng thứ ở vị trí chính giữa.
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 16-10-2013 - 12:00
Đã sửa!
Chứng minh rằng: Tồn tại vô số số chính phương một số lẻ chữ số, có đúng một chữ số $1$ trong biễu diễn thập phân và chữ số $1$ đứng thứ ở vị trí chính giữa.
Các số chính phương với $n=1$ là $1,4,9,16,25,36,49,64,81,100,121,144,169,196,225,256,289,324,361,400,441,484,529,576,625,676,729,784,841,900,961,1024$ , rõ ràng với $n=1$ không có số thỏa mãn nên đề bài sai
$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$
Đề bài đã được chỉnh sửa lại!
Xét số $a_{1}a_{2}....a_{n}1000.....000=A$ có đúng $n$ chữ số $0$ đằng sau
Xét $n$ chẵn , ta tìm các chữ số khác $1$ sao cho $a_{1}........a_{n}1$ là số chính phương
Đặt $10a_{1}a_{2}.........a_{n}=(m-1)(m+1)$
Ta lại có phân tích sau $a_{1}......a_{n}=10^{n}.a_{1}+10^{n-1}.a_{2}+..............+10a_{n-1}+a_{n}$
Dễ thấy $m$ là số lẻ , mà đề bài chỉ yêu cầu chứng minh tồn tại vô số nên chọn $m=10k+1$
Ta có phương trình $10^{n}.a_{1}+..............+10a_{n-1}+a_{n}=k(10k+2)$
Chỉ cần chứng minh tồn tại vô số các $k(10k+2)$ sao cho nó không chứa chữ số $1$ trong phân tích chuẩn
Hay $2k(5k+1)=10^{s}.a$ trong đó $a$ không chứa số $1$ ở biểu diễn thập phân
Chọn $2k=10^{s}.v$ ta có $v(5k+1)=a$
Ta chọn $s$ tùy ý sao cho $a$ không có $1$ trong biểu diễn thập phân
Ta nhận thấy $k=5.10^{s-1}.v$ nên ta có $v^{2}.5.10^{s-1}+v=a$
Chọn $v=2$ ta thấy $a$ không chứa số $1$ trong biểu diễn thập phân.
Ai làm giúp em cái TH $n$ lẻ đi
Mà hình như bài toán không đúng với trường hợp $n$ lẻ , $n=1$ là ví dụ điển hình
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 15-10-2013 - 19:11
$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$
Chứng minh rằng: Tồn tại vô số số chính phương gồm $2n+1$ chữ số $(n>1)$, có đúng một chữ số $1$ trong biễu diễn thập phân và chữ số đứng thứ $n+1$ là $1$.
" Chứng minh rằng tồn tại vô số số chính phương gồm $2n+1$ chữ số ... "
Suy nghĩ kỹ thì thấy đề này không ổn !
Nếu hiểu rằng " Cm rằng $\forall n> 1$, tồn tại vô số số chính phương gồm $2n+1$ chữ số ... " thì rất vô lý vì $\forall n$, số số chính phương có $2n+1$ chữ số dù có nhiều đến đâu cũng là số hữu hạn, không thể là VÔ SỐ được
Vậy cần hiểu đề như sau :
" Chứng minh rằng có vô số số chính phương có đúng một số lẻ chữ số, trong đó có đúng $1$ chữ số $1$ và chữ số $1$ đó nằm ở vị trí chính giữa "
Đây mới đúng là cách hiểu chính xác !
Chứng minh :
Xét các số $A_{k}$ có dạng :
$A_{k}=\overline{4000...004000...001000...00}$ (giữa 2 cs 4 có $k$ cs 0, giữa cs 4 và cs 1 có $k$ cs 0, sau cs 1 có $2k+2$ cs 0, $k\in N$)
---> $A_{k}=4.10^{4k+4}+4.10^{3k+3}+10^{2k+2}=(2.10^{2k+2}+10^{k+1})^2$
Rõ ràng $A_{k}$ là số chính phương có đúng $4k+5$ chữ số, trong đó chỉ có đúng $1$ cs $1$ và cs $1$ đó nằm ở vị trí chính giữa.
Vì $k$ có thể lấy bất cứ giá trị nào thuộc $N$ nên có VÔ SỐ số chính phương $A_{k}$ thỏa mãn ĐK đề bài (đpcm)
Ví dụ : $A_{0}=44100;A_{1}=404010000;A_{2}=4004001000000;...$
----------------------------------------------------
Thay vì các số $A_{k}$, ta cũng có thể xét các số $B_{k}$ có dạng :
$B_{k}=\overline{9000...006000...001000...00}$ (giữa cs 9 và cs 6 có $k$ cs 0, giữa cs 6 và cs 1 có $k$ cs 0, sau cs 1 có $2k+2$ cs 0, $k\in N$)
(Cách làm hoàn toàn tương tự)
...
Ðêm nay tiễn đưa
Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...
Toán Trung học Phổ thông và Thi Đại học →
Giải tích →
Tích phân - Nguyên hàm →
$\int f(\lfloor x\rfloor)dx…$Bắt đầu bởi hxthanh, 20-07-2022 psw |
|
|||
Toán thi Học sinh giỏi và Olympic →
Dãy số - Giới hạn →
Bài toán đáp lễ supermember $\mathbb{F}_n(x)=...$Bắt đầu bởi hxthanh, 13-07-2022 supermember, psw |
|
|||
Toán Trung học Phổ thông và Thi Đại học →
Đại số →
Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức →
$\sum_{k=1}^n k^n{n\choose k}=?$Bắt đầu bởi dark templar, 17-11-2012 psw |
|
|||
|
Cửa sổ Diễn Đàn Toán Học →
Những sự kiện đã kết thúc →
Thi đấu giải Toán →
Những bài toán trong tuần →
[Archive] Cập nhật list Những bài toán trong tuần (1 - 100)Bắt đầu bởi T*genie*, 30-07-2012 psw |
|
||
Toán Trung học Phổ thông và Thi Đại học →
Đại số →
Các bài toán Đại số khác →
Chứng minh rằng đồ thị hàm số sau có ba điểm uốn thẳng hàng: $y = \dfrac{{2x - 1}}{{x^2 - x + 1}}$Bắt đầu bởi Thanh Ha, 23-05-2009 psw |
|
0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh