Đến nội dung

cat love math

cat love math

Đăng ký: 07-06-2014
Offline Đăng nhập: 25-11-2015 - 17:42
****-

#516985 Cho hình vuông ABCD; AC cắt BD tại E.Biểu diễn $\overrightarrow...

Gửi bởi cat love math trong 01-08-2014 - 21:01

a) $\overrightarrow{GA}-2\overrightarrow{GB}+3\overrightarrow{GC}=(\overrightarrow{GA}-\overrightarrow{GB})+(\overrightarrow{GC}-\overrightarrow{GB})+2\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{BC}+2\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{BD}+2\overrightarrow{GC}=0$ 

Suy ra G là điểm đối xứng với tâm O qua cạnh CD.

Suy ra: $\overrightarrow{AG}=\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{DI}+\overrightarrow{IG}=\frac{3\overrightarrow{AD}}{2}+\frac{\overrightarrow{AB}}{2}$




#516974 Cho hình vuông ABCD có cạnh là 1 và các tam giác đều CDE;BCF sao cho E nằm tr...

Gửi bởi cat love math trong 01-08-2014 - 20:35

a) Qua E kẻ đường thẳng song song với AD, cắt AB, CD tại K, H; qua F kẻ FL vuông góc với BC tại L.

Khi đó ta có: $\overrightarrow{DH}=\overrightarrow{AK}=\frac{\overrightarrow{c}}{2}; \overrightarrow{BL}=\frac{-\overrightarrow{a}}{2}$

                    $HE=\frac{CD\sqrt{3}}{2}=\frac{DA\sqrt{3}}{2}\Rightarrow\overrightarrow{HE}=\frac{\sqrt{3}\overrightarrow{DA}}{2}=\frac{\sqrt{3}\overrightarrow{a}}{2}$

                    $\overrightarrow{EK}=\frac{(2-\sqrt{3})\overrightarrow{a}}{2}$

Tương tự:    $\overrightarrow{LF}=\frac{\sqrt{3}\overrightarrow{c}}{2}$

$\overrightarrow{DE}=\overrightarrow{DH}+\overrightarrow{HE}=\frac{\overrightarrow{c}+\sqrt{3}\overrightarrow{a}}{2}$

$\overrightarrow{DF}=\overrightarrow{DC}+\overrightarrow{CL}+\overrightarrow{LF}=\frac{(2+\sqrt{3})\overrightarrow{c}+\overrightarrow{a}}{2}$

...

b) Tính được $\overrightarrow{AE}=\frac{\overrightarrow{c}+(\sqrt{3}-2)\overrightarrow{a}}{2};\overrightarrow{AF}=\frac{(2+\sqrt{3})\overrightarrow{c}-\overrightarrow{a}}{2}$

Suy ra : $\overrightarrow{AE}=(2+\sqrt{3})\overrightarrow{AF}$. Do đó A, E, F thẳng hàng.




#516959 Chứng minh rằng R, S, T thẳng hàng.

Gửi bởi cat love math trong 01-08-2014 - 20:00

Cho tam giác ABC. Đường cao BE, CF và đường tròn EUler là (O'), phân giác trong AD, phân giác ngoài AG. ED, FD lần lượt cắt (O') tại M, N khác E, F. GE, GF cắt (O') lần lượt tại P, Q khác E, F. PM giao NQ tại R. Gọi S là đối xứng của G qua trung điểm PQ. Gọi T là đối xứng của D qua trung điểm MN. Chứng minh rằng R, S, T thẳng hàng.

Untitled3.png




#515578 Cho hình thoi $ABCD$, trên cạnh $AB$, $BC$,...

Gửi bởi cat love math trong 26-07-2014 - 17:48

Untitled2.png

a) Hai tam giác OAM và OCP có: OA = OC 

                                                    $\widehat{OAM}=\widehat{OCP}$ ( AB song song CD )

                                                    AM = CP

Suy ra 2 tam giác này bằng nhau => $\widehat{MOA}=\widehat{COP}$ => M, O, P thẳng hàng.

Tương tự suy ra N, O, Q thẳng hàng

b) Do BM = BN, BA = BC nên theo định lí Thales đảo suy ra MN song song AC + PQ song song AC => MN song song PQ. 

Tương tự MQ song song NP. Mà ta lại có AC vuông góc với BD => MNPQ là hình chữ nhật.




#515576 Đường tròn

Gửi bởi cat love math trong 26-07-2014 - 17:32

Untitled1.png

a) Theo tính chất đường trung bình ta có: MN song song với BE, NP song song với CF.

Vì O là tâm ngoại tiếp nên OM vuông góc AB, mà CF vuông góc với AB => OM song song CF => OM song song NP. Tương tự =>(đpcm)

b) Tam giác ADC vuông ở D có P là trung điểm AC => Tam giác PDC cân ở P => $\widehat{PDC}=\widehat{PCD}$

Mà ta lại có: $\widehat{PDC}=\widehat{MPD}    (MP song song BC)$

                    $\widehat{PCD}=\widehat{NHE}(HECD nội tiếp)=\widehat{MND} (MN song song HE)$

Suy ra: $\widehat{MPD}=\widehat{MND}$ => MNPD là tứ giác nội tiếp. 

c) Dễ thấy OMBQ là tứ giác nội tiếp ($\widehat{OMB}=\widehat{OQB}=90$) mà tam giác OBQ cố định khi A di chuyển trên (O) => Điểm M di chuyển trên đường tròn ngoại tiếp tam giác OBQ khi A di chuyển.

 

 

 

Ps: Ở câu b, nếu gọi X, Y lần lượt là trung điểm của HB, HC thì ta có 9 điểm D, E, F, M, N, P, Q, X, Y cùng thuộc một đường tròn có tâm là trung điểm OH. Đường tròn này gọi là đường tròn 9 điểm Euler!




#515561 Cho hai đường tròn (O;R) và (O';R') tiếp xúc ngoài tại A(R>R'...

Gửi bởi cat love math trong 26-07-2014 - 16:41

Untitled.png

Gọi D là giao điểm của BC và OO'. Ta có: $\widehat{AOB}+\widehat{AO'C}=(180-2\widehat{OAB})+(180-2\widehat{O'AC})=360-2(\widehat{OAB}+\widehat{O'AC})=360-2.90=180$. 

Suy ra OB song song với O'C. Khi đó ta có: $\frac{DO'}{DO}=\frac{O'C}{OB}=\frac{R'}{R}=const$ và D nằm trên đường thẳng OO' cố định. Suy ra D cố định (đpcm)




#515498 Tìm số nguyên x, y thoả mãn: x2 +2y2 +2y=1 + 2xy +2x

Gửi bởi cat love math trong 26-07-2014 - 12:04

6/ Từ giả thiết $\Rightarrow \left \{ _{2005^{2}a+2005b+c=2010 (2)}^{2009^{2}a+2009b+c=2015(1)} \right.$

(1) trừ (2) vế theo vế ta được: $(2009^{2}-2005^{2})a+(2009-2005)b=5\Leftrightarrow 4.4014a+4b=5$

Dễ thấy VT chia hết cho 4, VP=5 không chia hết cho 4, a, b nguyên nên suy ra pt trên vô nghiệm, do đó không tìm được a, b, c thỏa mãn!




#515495 Tìm số nguyên x, y thoả mãn: x2 +2y2 +2y=1 + 2xy +2x

Gửi bởi cat love math trong 26-07-2014 - 11:53

4/ gt <=> (x-y-1)2=2-y. Suy ra y2<=2. Nhưng do y nguyên nên y = 0; 1; -1. Thế từng y vào rồi suy ra x !




#515481 Tìm số nguyên x, y thoả mãn: x2 +2y2 +2y=1 + 2xy +2x

Gửi bởi cat love math trong 26-07-2014 - 11:26

3/ Từ x2+y2=a2+b2 => (x+y)2-2xy=(a+b)2-2ab => xy = ab (*). Rút x=a+b-y thế vào (*) ta được: (a+b-y)y=ab <=> (a-y)(b-y)=0 <=> a=y hoặc b=y.

Khi đó ta được (x;y)=(a;b) hoặc (x;y)=(b;a) => đpcm.




#515335 Bài tập về vectơ

Gửi bởi cat love math trong 25-07-2014 - 15:11

Đề sai rồi bạn ơi!

Ta có: $\overrightarrow{OD}+\overrightarrow{OE}+\overrightarrow{OF}=\frac{\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OM}}{2}+\frac{\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{ON}}{2}+\frac{\overrightarrow{OC}+\overrightarrow{OP}}{2}=\frac{\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}}{2}+\frac{\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}}{4}+\frac{\overrightarrow{OC}+\overrightarrow{OA}}{4}+\frac{\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}}{4}=\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}$




#514871 Chứng minh nếu $\vec{AD}+\vec{BE}+\vec{CF}=\vec{0}...

Gửi bởi cat love math trong 23-07-2014 - 17:32

a) Lấy N trên AB sao cho DN song song với AC.

Ta có: $\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{AN}+\overrightarrow{ND}=\frac{AN}{AB}.\overrightarrow{AB}+\frac{ND}{AC}.\overrightarrow{AC}=\frac{CD}{BC}\overrightarrow{AB}+\frac{BD}{BC}\overrightarrow{AC}$ (ĐL Thales)  (*)

Mặt khác do AD là đường phân giác nên $\frac{BD}{AB}=\frac{CD}{AC}=\frac{BD+CD}{AB+AC}=\frac{BC}{AB+AC}$

Suy ra: $BD=\frac{BC.AB}{AB+AC}=\frac{ac}{b+c}; CD=\frac{BC.AC}{AB+AC}=\frac{ab}{b+c}$

Thế vào (*) ta được: $\overrightarrow{AD}=\frac{a^{2}c}{b+c}.\overrightarrow{AB}+\frac{a^{2}b}{b+c}.\overrightarrow{AC}$




#514422 Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Gửi bởi cat love math trong 21-07-2014 - 18:37

Untitled.png

Kẻ DM, DN vuông góc với AB, AC. 

Ta có: $\frac{DN}{AB}=\frac{CD}{BD}\Rightarrow \frac{1}{AB}=\frac{CD}{DN.BC}; \frac{MD}{AC}=\frac{BD}{BC}\Rightarrow \frac{1}{AC}=\frac{BD}{MD.BC}\Rightarrow \frac{1}{AB}+\frac{1}{AC}=\frac{CD+BD}{DN.BC}=\frac{1}{DN}$ 

Do AMDN là hình vuông nên: $AD=\sqrt{2}DM$ =>ĐPCM

Câu b thì cm tương tự, mình để bạn tự giải ! :)




#514399 Cho tam giác ABC và một đường thẳng d cắt BC, CA, AB, lần lượt tại D, E, F. G...

Gửi bởi cat love math trong 21-07-2014 - 16:37

Cho tam giác ABC và một đường thẳng d cắt BC, CA, AB, lần lượt tại D, E, F. Gọi X, Y, Z là hình chiếu của A, B, C lên d. CMR:

$\overline{BY}.\overline{CZ}.\overline{EF}+\overline{CZ}.\overline{AX}.\overline{FD}+\overline{AX}.\overline{BY}.\overline{DE}=0$




#513762 Cho tam giác ABC gọi${A}'$ là điểm đối xứng của B qua...

Gửi bởi cat love math trong 18-07-2014 - 20:37

Với mọi O, ta luôn có: $\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}=(\overrightarrow{OA'}+\overrightarrow{A'A})+(\overrightarrow{OB'}+\overrightarrow{B'B})+(\overrightarrow{OC'}+\overrightarrow{C'C})=(\overrightarrow{A'A}+\overrightarrow{B'B}+\overrightarrow{C'C})+\overrightarrow{OA'}+\overrightarrow{OB'}+\overrightarrow{OC'}=(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{CA})+\overrightarrow{OA'}+\overrightarrow{OB'}+\overrightarrow{OC'}=\overrightarrow{0}+\overrightarrow{OA'}+\overrightarrow{OB'}+\overrightarrow{OC'}=\overrightarrow{OA'}+\overrightarrow{OB'}+\overrightarrow{OC'}$




#511892 Cho tam giác ABC,2 điểm M,N theo thứ tự di động trên 2 cạnh AB,AC sao cho BN=CM

Gửi bởi cat love math trong 09-07-2014 - 16:45

Untitled1.png

Vẽ hình bình hành ABDC, gọi E và F lần lượt là hình chiếu của D lên IB và IC. Ta sẽ chứng minh phân giác góc BIC đi qua D cố định.

Thật vậy, do ABCD là hình bình hành nên AC song song với BD, mà C, N thuộc AC nên khoảng cách từ C đến BD và N đến BD là bằng nhau. Do vậy: $S_{BDN}=\frac{1}{2}.BD.d(N,BD)=\frac{1}{2}.BD.d(C,BD)=S_{BCD}=\frac{1}{2}S_{ABDC}$

Tương tự ta cũng có: $S_{CMD}=\frac{1}{2}S_{ABDC}$

Nên: $S_{BDN}=S_{CMD}$

Mà: $S_{BDN}=\frac{1}{2}BN.DE$

       $S_{CMD}=\frac{1}{2}CM.DF$

Mà BN=CM => DE=DF.

Hai tam giác vuông DEI và DFI có: DI chung, DE=DF => 2 tam giác này bằng nhau => $\widehat{DIE}=\widehat{DIF}$ => Phân giác góc BIC đi qua điểm D cố định (đpcm).