Đến nội dung

Baoriven

Baoriven

Đăng ký: 10-10-2015
Offline Đăng nhập: Hôm nay, 06:55
****-

#729395 Cấu trúc Rời rạc (Đề ôn Không đáp án)

Gửi bởi Baoriven trong 05-08-2021 - 16:05

:/ Hình như đây là đề OOP nhỉ :) ? đâu phải discrete đâu?




#729368 Tìm tổng các nghiệm hữu tỉ của $\quad 4\sqrt[3]{8x- 3...

Gửi bởi Baoriven trong 04-08-2021 - 15:10

Thật ra tất cả các bài dạng vầy đều có một cách giải chung. 

Đặt $y=\sqrt[3]{8x-3}$ suy ra $y^3+3=8x$.

Tới đây, $4y=8x^3+3=(2x)^3+3$ và $y^3+3=4(2x)$.

Suy ra: $(2x)^3+4(2x)+3=y^3+4y+3$.

Xét hàm số $f(t)=t^3+4t+3$ thì $y'(t)=3t^2+4>0$ nên $f(t)$ đồng biến. (Ngay bước này không nhất thiết giải như vầy, có thể trừ theo về kế hợp hằng đẳng thức, lí luận phải chặt chẽ)

Do đó: $2x=y$ hay $2x=\sqrt[3]{8x-3}$.

Tới đây mọi chuyện đã dễ dàng hơn :)




#729343 Tìm các nghiệm nguyên dương của phương trình: $x^{2}(y+3)=y(x...

Gửi bởi Baoriven trong 03-08-2021 - 21:40

Viết lại dưới dạng $y=\dfrac{3x^2}{x^4-7x^2+9}=\dfrac{3}{x^2+\dfrac{9}{x^2}-7}$.

Tới đây nếu $x\geq 4$ thì $x^2+\dfrac{9}{x^2}-7>3$ (Hiển nhiên không thoả)

Thử lại thì các giá trị $1,2,3$ đều thoả.




#729327 \[a^{2}+ b^{2}= 1\Rightarrow\sqrt{...

Gửi bởi Baoriven trong 03-08-2021 - 08:28

:) Chắc em chưa biết xài Wolfram rồi em. 

$a=-1,b=0$ và ngược lại là các biên và Wolfram ghi rõ đó là integer solution.

Chúng ta có thể thấy ngay chọn $a,b<0$ và $a^2+b^2=1$ thì hiển nhiên $a+4b-2<0$ mà không cần dùng công cụ gì cả.

 

P/S: Cách giải biến đổi tương đương đối với PT, HPT hay BPT đều phải cần thận trong quá trình bình phương hoặc lấy căn.

Cách giải của bạn DBS chỉ đúng khi $a+4b-2$ thay bằng $|a+4b-2|$.

 

Và wolfram chỉ là 1 công cụ để tham khảo :) có thể nói là wolfram giải rất tốt các bài PT HPT nhưng BPT là 1 khía cạnh cần phải xem xét lại. 


  • DBS yêu thích


#729318 \[a^{2}+ b^{2}= 1\Rightarrow\sqrt{...

Gửi bởi Baoriven trong 02-08-2021 - 17:12

Nhưng mà muốn bình phương 2 vế bất đẳng thức phải không âm chứ em?
Ví dụ 3>-5 thì ý em sao?
  • DBS yêu thích


#729263 Hãy tính xem có tất cả bao nhiêu số ''đẹp'' dạng $\...

Gửi bởi Baoriven trong 31-07-2021 - 10:12

Có bao nhiêu số "hill-dale number" $\overline{abcd}$? - Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức - Diễn đàn Toán học (diendantoanhoc.org)

Dạng 1: $\overline{ab0d0}$ có 2 số $0$ ví dụ như $12020$.

Dạng 2: $\overline{ab0de}$ hoặc $\overline{abcd0}$ có đúng 1 số $0$.

Dạng 3: $\overline{abcde}$ không có chữ số nào bằng $0$.

 

Lưu ý: Bài bạn khác bài trong link ($a,c,e$ có thể bằng nhau, và tương tự với $b,d$)




#729167 CMR: $a_n\equiv 2,3,6\pmod{8}$

Gửi bởi Baoriven trong 27-07-2021 - 09:00

Cho dãy số sau: $a_n=[(\sqrt[3]{28}-3)^{-n}]$, với $[x]$ là số nguyên lớn nhất không vượt quá $x$. 

Chứng minh rằng:

\[ a_n\equiv 2,3,6\pmod{8}. \]




#729090 Cho các số thực dương x,y,z thỏa mãn điều kiện $x\sqrt{1-y^2...

Gửi bởi Baoriven trong 23-07-2021 - 12:11

$x\sqrt{1-y^2}\leq \dfrac{1}{2}(x^2+1-y^2)$
Tương tự với các trường hợp còn lại.
Dấu bằng xảy ra khi $x^2+y^2+z^2=\dfrac{3}{2}$.


#729060 $1+\sqrt{x+y+3} =\sqrt{x} +\sqrt...

Gửi bởi Baoriven trong 21-07-2021 - 15:30

Nhận xét ngay, $x,y$ là các số chính phương.

Đặt $a=\sqrt{x},b=\sqrt{y}$.

Khi đó, $1+\sqrt{a^2+b^2+3}=a+b$. Đặt $S=a+b,P=ab$.

Suy ra: $1+\sqrt{S^2-2P+3}=S\Rightarrow P=S+1$.

Nên $(a-1)(b-1)=2$ tới đây đơn giản

Vậy $(a,b)=(2,3),(3,2)$ hay $(x,y)=(4,9),(9,4)$.




#729041 $x^{3}-xy^{2}+y^{3}=0$

Gửi bởi Baoriven trong 20-07-2021 - 18:59

Đặt $y=kx$, nếu tồn tại nghiệm $x,y$ nguyên thì $k$ là số hữu tỉ.

Khi đó $x^3(1-k^2+k^3)=0$. 

Nên pt có nghiệm $x=0$ hoặc $k^3-k^2+1=0$.

PT $k^3-k^2+1=0$ không có nghiệm hữu tỉ.




#728991 $\left\{\begin{matrix} x^2+7=5y-6z &...

Gửi bởi Baoriven trong 18-07-2021 - 16:07

:) Bài $1$ có nghiệm đẹp là $x=\dfrac{5}{2}$, nhóm liên hợp cẩn thận thôi.

 

Bài $2$ thì để ý xíu là ra, cộng theo vế, chuyển hết về vế trái, ta được:

\[ (x-1)^2+(y-4)^2+(z-2)^2=0. \]


  • DBS yêu thích


#728969 Tìm số phần tử nhỏ nhất của tập con $A$ của $X$ có tính c...

Gửi bởi Baoriven trong 17-07-2021 - 20:28

a) Tập full chẵn thì không có tính chất $P$.

b) Do đó tập phải ít nhất là $9$ phần tử.

Chia tập $X$ thành $8$ bộ như sau: $(1,16),(2,15),(3,10),(4,9),(5,8),(6,11),(7,12),(11,14)$.

Khi lấy $9$ phần tử thì theo Dirichlet sẽ có ít nhất $2$ phần tử tạo thành $1$ bộ thuộc một trong tám bộ trên.




#728896 $(x+1)^{5}+x=0$

Gửi bởi Baoriven trong 15-07-2021 - 14:58

Ta có $f(x)=(x+1)^5+x$ đồng biến nên chắc chắn là có một nghiệm.

Mà $(x+1)^5+x=(x^2+x+1)(x^3+4x^2+5x+1)$ nên nghiệm của $f(x)=0$ là nghiệm của pt $x^3+4x^2+5x+1=0$.

Tới đây nếu bạn muốn biểu diễn nghiệm thì dùng Cardano.




#728887 $x^3-3x^2+2x=(x-1)\sqrt{7x^2-14x-12}$

Gửi bởi Baoriven trong 15-07-2021 - 08:01

:) Ủa quên. Lo giải suông không kiểm tra lại.

Các bạn nhớ check lại nghiệm nhá :( Mình giải suông không ghi điều kiện nghiệm ban đầu.
  • DBS yêu thích


#728867 $\begin{cases} 2x^2+3xy+y^2+3x+2y+1=0 \\ 4x^2-y...

Gửi bởi Baoriven trong 14-07-2021 - 17:01

Bỏ qua các điều kiện và giải luôn, sau đó thử lại.

Đánh giá ngay là khó khai thác được quan hệ $x,y$ từ PT(2) nên quay sang PT(1).

Gom lại từ PT(1), $2x^2+3x(y+1)+(y+1)^2=0\Leftrightarrow x=-y\text{ hoặc }2x=-y$.

 

a) $2x+y=0$ thì PT(2) suy ra $x+4=5\sqrt{x}$.

b) $x+y=0$ thì PT(2) suy ra $3x^2+x+4=\sqrt{3x}+sqrt{5x}$.  PT này vô nghiệm :) 

Đánh giá lỏng xíu thoi, không cần chặt: 

\[ \dfrac{3x^2+x+4}{\sqrt{x}}=3x\sqrt{x}+\sqrt{x}+\dfrac{1}{\sqrt{x}}+\dfrac{1}{\sqrt{x}}+\dfrac{1}{\sqrt{x}}+\dfrac{1}{\sqrt{x}}\geq 6\sqrt[6]{3}>\sqrt{3}+\sqrt{5}. \]


  • DBS yêu thích