Đến nội dung

NTMFlashNo1

NTMFlashNo1

Đăng ký: 01-10-2016
Offline Đăng nhập: 14-01-2019 - 18:48
****-

#677417 Chứng minh hai đường, vuông góc.

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 14-04-2017 - 21:01

:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  Gợi ý giúp mình các câu cuối in đỏ với các bạn! Cám ơn các bạn nhiều!  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:

Câu 1:

c) Tính chất tứ giác điều hòa

d) Ở đây

 

 

P/s: Giải theo cách lớp 10. hơi bất tiện nhưng không sao, học trước có mất gì đâu.

Có gì mai t viết cho cách lớp 9




#676850 $\frac{a}{a+b+1}+\frac{b}{b+c+1}+\frac{c}{c+a+1}\leq...

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 10-04-2017 - 00:33

cho 3 số thực a, b, c không âm thỏa mãn: a + b + c =3, chứng minh rằng:

$\frac{a}{a+b+1}+\frac{b}{b+c+1}+\frac{c}{c+a+1}\leq 1$

Nếu hai trong ba số $a,b,c=0$ thì $BĐT$ hiển nhiên đúng

Nếu ba số $>0$ ta có:

$BĐT$ trên tương đương với:

$\sum \frac{a}{a+b+\frac{a+b+c}{3}}\leq 1$

 

$\Leftrightarrow \sum \frac{3a}{4a+4b+c}\leq 1$

 

$\Leftrightarrow \sum \frac{4a(a+b+c)}{4a+4b+c}\leq \frac{4}{3}(a+b+c)$

 

$\Leftrightarrow \sum \left [ \frac{4a(a+b+c)}{4a+4b+c}-a \right ]\leq \frac{1}{3}(a+b+c)$

 

$\Leftrightarrow \sum \frac{ca}{4a+4b+c}\leq \frac{1}{9}(a+b+c)$

Ta có:

$\frac{9}{4a+4b+c}=\frac{9}{(2b+c)+2(2a+b)}\leq \frac{1}{2b+c}+\frac{2}{2a+b}$

 

$\Rightarrow \sum \frac{ca}{4a+4b+c}\leq \frac{1}{9}\sum ca(\frac{1}{2b+c}+\frac{2}{2a+b})=\frac{1}{9}\sum a$

$(đúng)$

 

$\Rightarrow Q.E.D$




#676844 Chứng minh vuông góc

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 09-04-2017 - 23:56

Cho $\bigtriangleup$ABC nhọn AB < AC . Đường cao BD , CE của $\bigtriangleup$ABC cắt nhau ở H . DE cắt BC ở F , M là trung điểm của BC . CMR : FH vuông góc với AM

Gọi $(O_{1}),(O_{2})$ là đường tròn đường kính $AH,MH$

$\Rightarrow O_{1}O_{2}\parallel AM$

$AH\cap BC\equiv K$

Nên $(F,K,B,C)=-1$

$\Rightarrow FK.FM=FB.FC$ (theo hệ thức $Maclaurin$)

Dễ thấy $BCDE$ nội tiếp

$\Rightarrow FB.FC=FD.FE$

$\Rightarrow FK.FM=FD.FE$

$\Rightarrow \Im _{F/(O_{1})}=\Im _{F/(O_{2})}$ ($\Im _{F/(O_{1})}$ là phương tích của $F$ với $(O_{1})$)

Mà $\Im _{H/(O_{1})}=\Im _{H/(O_{2})}=0$

Do đó, $FH$ là trục đẳng phương của $(O_{1}),(O_{2})$

Do đó,$FH\bot O_{1}O_{2}$

$\Rightarrow Q.E.D$




#676834 Topic ôn thi hình học vào cấp 3 chuyên

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 09-04-2017 - 23:34

$\boxed{43}$ Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$ các đường cao $BE,CF,AD$ cắt nhau tại $H$, lấy $H$' đối xứng với $H$ qua $BC$, $H'E$ cắt $(O)$ tại $M$. Chứng minh $BM$ đi qua trung điểm $EF$.

attachicon.gifHình học VMF.png

Dễ thấy $D$ là trung điểm của $HH'$

$H$ là tâm nội tiếp tam giác $DEF$

$ABDE$ nội tiếp nên $\widehat{FBE}=\widehat{HDE}$

$\Rightarrow \triangle EFB\sim \triangle EHD(g.g)$

$K$ là trung điểm $EF$

$\Rightarrow \frac{EF}{HE}=\frac{BF}{HD}$ hay $\frac{EF}{2HE}=\frac{BF}{2HD}$

$\Rightarrow \frac{FK}{HE}=\frac{BF}{HH'}$

$\Rightarrow \triangle KFB\sim \triangle EHH' (c.g.c)$

$\Rightarrow \widehat{FBK}=\widehat{HH'E}=\widehat{ABM}$

$\Rightarrow Q.E.D$

 

 

 

 

Tham khảo tại đây




#676815 Khi N di chuyển trên cung nhỏ BC thì E di chuyển trên đường nào?

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 09-04-2017 - 22:25

Cho (O) đường kính AB = 2R. M là một điểm cố định nằm giữa A và O. (M khác A, O).  Kẻ dây CD của đường tròn tâm (O) vuông góc AB tại M. Trên cung nhỏ BC lấy điểm N (N khác B, C), dây AN cắt CD tại K.

a) CM: Tứ giác BMKN nội tiếp và góc AKD = góc ADN.

b) CM: AC^2 = AK.AN ; AK.AN + AB.BM = 4R^2.

c) Đường tròn ngoại tiếp tam giác AKD cắt ND tại E. CM: tam giác CNE cân.

Đường tròn tâm G ngoại tiếp tam giác CAN. CM: C, G, B thẳng hàng.

d) Khi N di chuyển trên cung nhỏ BC thì E di chuyển trên đường nào?

 

Mọi người giúp mình câu c) và d) nhé. Xin cảm ơn!

$c)$ Dễ thấy $AN$ là phân giác $\widehat{CNE}$

        Ta có: $\widehat{CKN}=\widehat{AKD}=\widehat{NBA}=\widehat{ADN}=\widehat{NKE}$

         Do đó, $KN$ là phân giác $\widehat{CKE}$

     $\Rightarrow Q.E.D$

(Đường tròn tâm G ngoại tiếp tam giác CAN. CM: C, G, B thẳng hàng.) câu này sai!

$d)$ Đường tròn tâm $A$ bán kính $AE=AC$ không đổi (Do $M$ cố định)




#676681 $CMR$ : $\triangle ABC$ và $\triangle A_...

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 09-04-2017 - 00:21

Cho $\triangle ABC$, trên các cạnh $AB$, $BC$ và $CA$ lần lượt lấy các điểm $C_{1}, A_{1}, B_{1}$ sao cho : $\frac{AC_{1}}{AB}= \frac{BA_{1}}{BC}= \frac{CB_{1}}{CA}$

$CMR$ : $\triangle ABC$ và $\triangle A_{1}B_{1}C_{1}$ có cùng trọng tâm.

$\triangle ABC$ và $\triangle A_{1}B_{1}C_{1}$ cùng trọng tâm

$\Leftrightarrow \overrightarrow{AA_{1}}+\overrightarrow{BB_{1}}+\overrightarrow{CC_{1}}=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow \left ( \frac{BA_{1}}{BC}\overrightarrow{AC}+\frac{CA_{1}}{BC}\overrightarrow{AB} \right )+\left ( \frac{AB_{1}}{AC}\overrightarrow{BC}+\frac{CB_{1}}{AC}\overrightarrow{BA} \right )+\left ( \frac{AC_{1}}{AB}\overrightarrow{CB}+\frac{BC_{1}}{AB}\overrightarrow{CA} \right )=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow \sum \overrightarrow{AB}\left ( \frac{CA_{1}}{BC}-\frac{CB_{1}}{AC} \right )=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow \sum \overrightarrow{AB}\left ( 1-\frac{BA_{1}}{BC}-\frac{CB_{1}}{AC} \right )=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow \sum \overrightarrow{AB}\left ( 1-2k \right )=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow \left ( 1-2k \right )\left ( \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{CA} \right )=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow \left ( 1-2k \right )\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}$ $(Đúng)$

Với: $\frac{AC_{1}}{AB}=\frac{BA_{1}}{BC}=\frac{CB_{1}}{AC}=k$




#676669 Đề thi $Olympic$ $30/4$ lớp $11$ năm $2017...

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 08-04-2017 - 22:30

ĐỀ THI OLYMPIC 30/4

NĂM:2017-2018

LỚP:11

 

 

Bài 1. Giải hệ phương trình sau
$\left\{\begin{matrix}\frac{3}{\sqrt{y}}-\frac{1}{x}=\frac{5x+\sqrt{y}}{2{{x}^{2}}+y} \\ \frac{1}{xy}+\frac{4}{\sqrt{y}}=\frac{2}{y}+\frac{8}{3} \\ \end{matrix}\right.$
 
Bài 2. Tính giới hạn của tổng sau khi $n \to + \infty$
\[{{u}_{n}}=\sum\limits_{k=1}^{n}{\frac{23{{k}^{2}}-33k+4}{C_{3k}^{k}}}. \] 
 
Bài 3. Tứ giác $ABCD$ có $AB=BC=CD$ và $P$ là giao điểm của $AC,BD$ thỏa mãn $AP\cdot AC=DP\cdot DB$.
Gọi $O$ là tâm của $(PBC)$ sao cho tam giác $OAB,ODC$ cùng hướng dương. 
a) Chứng minh rằng $OA=OD.$ 
b) Chứng minh rằng $AB \perp CD.$ 
 
Bài 4. Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R}$ liên tục và thỏa mãn
\[f\left( x+f(y) \right)=2y+f(x) \text{ với mọi } x,y\in \mathbb{R}.\]
 
Bài 5. Tìm tất cả các số tự nhiên $n \ge 2$ để với với mọi số tự nhiên $k$ nhỏ hơn $n$ thì tồn tại $x$ nguyên dương để $S(xn)$ chia $n$ dư $k$, trong đó ký hiệu $S(x)$ là tổng các chữ số của $x$.
 
Bài 6. Người ta tô màu một đa giác đều $A_1A_2…A_{38}$ mà trong đó có $19$ đỉnh được tô màu đen, $19$ đỉnh được tô màu xanh. Xét tập hợp $S$ gồm đường chéo $A_1A_4$ và các đường chéo có cùng độ dài với nó. Chứng minh rằng trong $S$, số đường chéo có hai đỉnh được tô đen bằng với số đường chéo có hai đỉnh được tô xanh.
 

Nguồn: Nguyễn Trường Hải, THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận.




#676508 Chứng minh hai đường thẳng vuông góc.

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 07-04-2017 - 08:04

:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  Rất mong các bạn gợi ý vài dòng giúp! Cám ơn nhiều!  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 

Câu 1: Ở đây




#676335 Cho a2 + b2 + c2 = 1. Tìm GTNN của P = $\frac{bc}{a...

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 05-04-2017 - 21:45

Cho a+ b2 + c2 = 1. Tìm GTNN của P = $\frac{bc}{a}+\frac{ac}{b}+\frac{ab}{c}$

Ta có:

 

$P^{2}=(\sum \frac{ab}{c})^{2}=\sum \frac{a^{2}b^{2}}{c^{2}}+2\sum a^{2}$

 

Mặt khác:$\left\{\begin{matrix} \frac{b^{2}c^{2}}{a^{2}}+\frac{c^{2}a^{2}}{b^{2}} &\geq 2c^{2} \\ \frac{a^{2}c^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}a^{2}}{c^{2}} &\geq 2a^{2} \\ \frac{b^{2}c^{2}}{a^{2}}+\frac{b^{2}a^{2}}{c^{2}} &\geq 2b^{2} \end{matrix}\right.$

(Sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$)

 

Do đó;$p^{2}\geq 4\sum a^{2}\Rightarrow P\geq 2$




#676268 Chứng minh MK vuông góc KI

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 05-04-2017 - 03:25

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R). Điểm M thuộc cung nhỏ BC. Vẽ MD, ME, MF vuông góc với AB, BC, AC tại D, E, F.

a/ CM: MEFC và MDAF nội tiếp.

b/ CM: MB.MF = MD.MC

c/ CM: D, E, F thẳng hàng.

d/ Gọi I, K là trung điểm của AB, EF. CM: MK vuông góc KI.

 

Các bạn giảng giúp mình câu d/ với. Xin cảm ơn!

$a);b);c)$ là các tính chất đường thẳng $Simson$

 

$d)$  Ta có:

$\bigtriangleup MEF\sim \bigtriangleup MAB (g.g)$

Mà $I,K$ là trung điểm $AB,EF$

$\Rightarrow \bigtriangleup MBI\sim \bigtriangleup MEK$

$\Rightarrow \widehat{DIM}=\widehat{EKM}$

Do đó,$DIKM$ nội tiếp

$\Rightarrow \widehat{IKM}=\widehat{IDM}=90^{o}$

$\Rightarrow Q.E.D$




#676259 $\sum \frac{1}{3-ab} \leq \frac...

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 04-04-2017 - 23:13

Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa mãn $a^{2}+ b^{2}+c^{2}=3$. Chứng minh rằng: 

$\sum \frac{1}{3-ab} \leq \frac{3}{2}$

Ta có:

$\sum \frac{1}{3-ab}\leq \frac{3}{2}$

 

 

$\Leftrightarrow \frac{(3-ab)(3-bc)+(3-bc)(3-ca)+(3-ca)(3-ab)}{(3-ab)(3-bc)(3-ca)}\leq \frac{3}{2}$

 

 

$\Leftrightarrow \frac{27-6(ab+bc+ca)+abc(a+b+c)}{27-9(ab+bc+ca)+3abc(a+b+c)-(abc)^{2}}\leq \frac{3}{2}$

 

 

$\Leftrightarrow 27+7abc(a+b+c)-15(ab+bc+ca)-3(abc)^{2}\geq 0$ $(1)$

 

 

Đặt $a+b+c=p;ab+bc+ca=q;abc=r$

 

 

$(1)\Leftrightarrow 27+7pr-15q-3r^{2}\geq 0$

 

 

 

 

P/s:Mình nghĩ đến đây dùng $Schur$ là ra nhưng học yếu kém loại này nên mong các bác giải quyết nốt!




#675960 Chứng minh ba đường thẳng đồng qui.

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 02-04-2017 - 01:07

:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  Mong các bạn gợi ý giúp sắp thi rồi mà vẫn còn trở ngại các câu cuối bài hình. Xin các bạn cho chút hướng giải các câu in đậm bên dưới! Cám ơn nhiều!  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 

Câu 1:

c) Ta có:$\widehat{ABS}=90^{o}-\widehat{SBO}=90^{o}-\widehat{SEO}=\widehat{ECH}$

Từ đó có đpcm

Câu 2:

b) Chứng minh: $OK\parallel BC$,$IK\parallel BC$

c) có vấn đề

$CI$ cắt $BK$ tại $Q$ thì hợp lý hơn

 

Hình gửi kèm

  • u.png



#675879 Topic ôn thi hình học vào cấp 3 chuyên

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 01-04-2017 - 03:31

Bài 39: (Thi thử chuyên $KHTN-2011$)

Cho $(O)$ đường kính $AB$.Đường thẳng $d$ tiếp xúc $(O)$ tại $A$. $I$ cố định trên $AB$. $DE$ là dây cung thay đổi của $(O)$ luôn đi qua $I$. $BD,BE$ cắt $d$ tại $M,N$.Chứng minh:

a) $DENM$ nội tiếp

b) $AM.AN$ không đổi 

c) Tâm đường tròn ngoại tiếp $DENM$ thuộc đường tròn cố định.

 

 

 

$\boxed{39}$ (đề thi vào chuyên toán thpt chuyên đhsp)

Cho tứ giác lồi ABCD, trung tuyến AM của ABC, trung tuyến AN của tam giác ADC. Chứng minh $S_{ABCD}\leq\frac{1}{2}(AM+AN)^2$

p/s: đề lâu lắm rồi cũng không nhớ năm bao nhiêu

Vấn đề của bạn khá "cũ" xem như đây là bài để tham khảo.




#675876 Chứng minh tiếp tuyến đường tròn, hai đường thẳng vuông góc.

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 01-04-2017 - 02:52

:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  Gợi ý giúp mình các câu in đỏ bên dưới với các bạn! Cám ơn các bạn nhiều luôn! Gợi ý thôi cũng được không cần giải chi tiết.  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 

Câu 1:

c) Ta có: $OH.OM=OB^{2}=OD^{2}$

Do đó,$\bigtriangleup OHD\sim \bigtriangleup ODM (c.g.c)$

$\Rightarrow \widehat{ODH}=\widehat{OMD}$

Do đó,$OD$ là tiếp tuyến với $(HDM)$

Do đó, $OD\bot KD$

$\Rightarrow Q.E.D$

 

Câu 2:

$N$ là giao điểm thứ 2 của $(OKA)$ với $(O)$

Chứng minh $N,H,I$ thẳng hàng.




#675426 Topic ôn thi hình học vào cấp 3 chuyên

Gửi bởi NTMFlashNo1 trong 26-03-2017 - 23:51

mình xin góp 1 bài

BÀI 33:(câu c bài hình tuyển sinh chuyên toán thpt chuyên Trần Phú - Hải Phòng 2016 - 2017)

Cho $\Delta ABC$ có trực tâm $H$, trung điểm $M$ của $BC$, lấy $N$ thuộc $BC$ sao cho $\angle BHN = \angle CHM$, kẻ AQ vuông góc với HN tại Q, chứng minh đường tròn ngoại tiếp $\Delta MNQ$ và đường tròn ngoại tiếp của $\Delta ABC$ tiếp xúc với nhau

Bạn đăng thì đăng cho đủ đề 

đăng như thế này thì làm khó nhiều bạn quá!!, không tiện theo dõi.

Lời giải tóm tắt ý tưởng:

Bổ đề: Cho tam giác $ABC$ đường cao $AD,BE,CF$cắt nhau tại $H$.$EF\cap BC\equiv X$ .$M$ là trung điểm $BC$.Khi đó,$MH\bot AX$.

$(MNQ),(ABC)$ tiếp xúc nhau 

$\Leftrightarrow \overline{O,X,T}$  (với $O,T,X$ là tâm $(ABC),(MNQ),MH\cap (O)$)

Dễ thấy $QXFE$ là hình thang cân nội tiếp đường tròn $(\omega )$

Từ Bổ đề Ta có:$HX.HM=HD.HA=HN.HQ$ nên $(T)$ đi qua $N$.

$AB\cap (O)\equiv Y$ 

$\widehat{AYN}=\widehat{AYX}$ (Biến đổi một lúc là ra thôi)

$\Rightarrow \overline{X,N,Y}$

$\widehat{NXT}=\widehat{NXO}$

$\Rightarrow \overline{X,T,O}$

 

$\boxed{Bài 35}$: (trích câu hình đề thi hsg toán 9 Hà Nam năm 2013-2014)
Cho $\Delta ABC$ đều:
a.Xác định vị trí điểm $M$ trên cung nhỏ $BC$ để $MA+MB+MC$ lớn nhất
b.gọi $T$ là điểm nằm trong $\Delta ABC$; $x,y,z$ lần lượt là khoảng cách từ $T$ tới $BC,CA,AB$. Tìm quỹ tích điểm $T$ trong tam giác để $x+y=z$. Từ đó suy ra tâp hợp điểm $T$ trong tam giác $ABC$ sao cho $x,y,z$ là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác.

P/s: bài hình năm đấy dài lắm nên mình chỉ trích thôi
$\boxed{Bài 36}$: (sáng tác)
Cho tam giác ABC nội tiếp $(O)$, điểm $P$ trong tam giác gọi $E$ là giao điểm của $AP$ và $(O)$, đường kính $EQ$, $AF$. Gọi giao điểm của $QP$, $FP$ với $(O)$ lần lượt ở $G$ và $D$, $AG$ cắt $DE$ tại $M$. Tiếp tuyến tại $E$ của $(O)$ cắt $DF$ tại $U$ .Chứng minh rằng $UP$ và $QF$ cắt nhau trên đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEM$.

Bài 36 hình như đề sai

Hình gửi kèm

  • 4.png
  • material-MRdvcaWn.png