Đến nội dung

William Nguyen

William Nguyen

Đăng ký: 27-05-2023
Offline Đăng nhập: 06-05-2024 - 22:56
***--

#744659 $A$ và $B$ đối xứng nhau qua $O$. $P=MA+MB...

Gửi bởi William Nguyen trong 24-04-2024 - 23:57

Tình cờ phát hiện thêm nhưng chưa chứng minh được: Khi $M$ thoả mãn đẳng thức $\cos\alpha=\frac{1}{2}OM\left(\frac{1}{OA}-\frac{1}{OB}\right)$ thì $MO$ là đường phân giác $\bigtriangleup MAB.$

 

Mình chứng minh ý này như sau (trong TH OA<OB, với OA=OB là bài toán gốc và OA>OB tương tự):

 

Đường thẳng qua A song song MB cắt tia MO tại C. Gọi D là trung điểm MC thì ta có $\frac{OM}{OB}=\frac{ON}{OA}$ và $OM-ON=2OD$.

 

      $\cos\alpha=\frac{1}{2}OM\left(\frac{1}{OA}-\frac{1}{OB}\right)$

$\Leftrightarrow \cos\alpha=\frac{1}{2}.\left(\frac{OM}{OA}-\frac{ON}{OA} \right)$

$\Leftrightarrow \cos\alpha=\frac{OD}{OA}$

$\Leftrightarrow AD \perp MN$

$\Leftrightarrow \widehat{AMO}=\widehat{ANO}$

$\Leftrightarrow \widehat{AMO}=\widehat{BMO}$ hay $MO$ là phân giác góc $AMB$.

Untitled.png




#744645 $A$ và $B$ đối xứng nhau qua $O$. $P=MA+MB...

Gửi bởi William Nguyen trong 24-04-2024 - 13:47

Bài toán gốc:

 

Trường hợp GTNN thì dễ rồi

 

Trường hợp GTLN, mình trình bày cách làm khác bạn leonguyen một chút:

 

Khi $M$ không trùng một trong hai giao điểm của $AB$ với đường tròn tâm $O$, áp dụng công thức trung tuyến trong tam giác $ABM$:

 

$MO^2=\frac{MA^2+MB^2}{2} - \frac{AB^2}{4} \Rightarrow 4MO^2+AB^2=2(MA^2+MB^2) \geq (MA+MB)^2$

        $\Rightarrow P = MA+MB \leq \sqrt{4MO^2+AB^2}$ (không đổi)

 

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $M$ là giao của đường tròn tâm $O$ với đường trung trực đoạn $AB$.

 

Bài toán mở rộng của anh perfectstrong rất thú vị nhưng em chưa nghĩ ra, chúng ta cùng tiếp tục thảo luận nào.




#744605 $2x^2+x+3=3x\sqrt[3]{x+2}$

Gửi bởi William Nguyen trong 20-04-2024 - 20:33

Xét 3 TH sau:

 

TH1: $ x \geq 0$

 

Áp dụng bđt Cauchy có:

$VP=3.\sqrt[3]{x^2.x.(x+2)} \leq x^2+2x+2$

 

Lại có

$x^2+2x+2 < 2x^2+x+3 \Leftrightarrow x^2-x+1 >0$ (luôn đúng)

 

Vậy $VT>VP$

 

TH2: $-2<x<0$

 

Có $VT>0 >VP$

 

TH3: $x \leq -2$

 

Áp dụng bđt Cauchy có:

$VP=3.\sqrt[3]{x^2.(-x).(-x-2)} \leq x^2-2x-2$

 

Lại có

$x^2-2x-2 < 2x^2+x+3 \Leftrightarrow x^2+3x+5 >0$ (luôn đúng)

 

Vậy $VT>VP$

 

Tóm lại ta có $VT>VP$ với mọi số thực x nên pt vô nghiệm.




#744577 Tìm $min$ :$P=a+b+\frac{2024}{a+b}...

Gửi bởi William Nguyen trong 17-04-2024 - 21:11

Phân tích:

 

Định hướng tách $\frac{2024}{a+b} = \frac{m}{a+b}+\frac{n}{a+b}$ rồi dùng Cauchy và còn biểu thức $a+b$ đi tìm GTLN hoặc GTNN.

 

Với giả thiết $a^2+4b=8$ ta có:

$4.(a+b)=4a+8-a^2=12-(a-2)^2 \leq 12 \Rightarrow a+b \leq 3$

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $a=2, b=1$

 

Khi đó ta sẽ có $(a+b)^2=9 \Rightarrow a+b=\frac{9}{a+b}$.

 

Như vậy có được lời giải như sau:

 

$P= (a+b)+\frac{9}{a+b}+\frac{2015}{a+b}$

 

Áp dụng bđt Cauchy, với $a, b$ không âm ta có:

$(a+b)+\frac{9}{a+b} \geq 6$

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $a+b=3$

 

Với giả thiết $a^2+4b=8$ và $a, b$ không âm ta có:

$4.(a+b)=4a+8-a^2=12-(a-2)^2 \leq 12 \Rightarrow a+b \leq 3 \Rightarrow \frac{2015}{a+b} \geq \frac{2015}{3}$

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $a=2, b=1$

 

Từ đó có $min P = \frac{2033}{3}$ tại $a=2, b=1$




#744560 Số cách đặt các quân mã lên bàn cờ 4*4 mà mỗi hàng, mỗi cột chỉ chứa đúng 2 q...

Gửi bởi William Nguyen trong 15-04-2024 - 18:28

Cho bàn cờ $4*4$.

Có bao nhiêu cách đặt các quân mã lên bàn cờ đó sao cho trên mỗi ô chứa nhiều nhất 1 quân mã, mỗi quân mã chỉ nằm trên 1 ô và mỗi hàng, mỗi cột chỉ chứa đúng 2 quân mã?




#744509 Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn.

Gửi bởi William Nguyen trong 07-04-2024 - 12:43

a, Tứ giác $MAOB$ có 2 góc $\widehat{OAM}, \widehat{OBM}$ đối nhau và là góc vuông nên tổng của chúng bằng $180^{o}$, do đó nội tiếp.

 

b, $\triangle MAD \sim \triangle MCA$ (g.g) nên ta có $\frac{MA}{MD}=\frac{MC}{MA}$ suy ra $MA^2=MC.MD$

 

c, Dễ thấy các tứ giác $ADBE, AMBO, AMDH$ nội tiếp nên ta có:

$\widehat{ADE}=\widehat{ABE}=\widehat{ABO}=\widehat{AMO}=\widehat{AMH}=\widehat{ADH}$ nên $D, H, E$ thẳng hàng.

 

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#744472 Chứng minh phương trình chính tắc của Elip

Gửi bởi William Nguyen trong 01-04-2024 - 23:44

Để ý rằng ta luôn có $\left[\sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}}+\sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}\right] .\left[\sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}}-\sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}\right]=4cx$

 

Do đó $\sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}}+\sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}=2a$

 

$\Leftrightarrow \begin{cases} \sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}}+\sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}=2a & \\ \sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}}-\sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}=2\frac{c}{a}.x& \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} \sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}} = a+ \frac{c}{a}x& \\ \sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}=a- \frac{c}{a}x &\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}(x+c)^{2}+y^{2} =a^2+2cx+\frac{c^2}{a^2}x^2 & \\ (x-c)^{2}+y^{2} =a^2-2cx+\frac{c^2}{a^2}x^2 & \end{cases}$

 

$\Leftrightarrow x^2+c^2+y^2=a^2+\frac{c^2}{a^2}x^2 \Leftrightarrow \frac{a^2-c^2}{a^2}x^2+y^2=a^2-c^2 \Leftrightarrow \frac{x^2}{a^2}+\frac{y^2}{a^2-c^2}=1.$

 

Với chiều ngược lại ở vị trí dấu suy ra phía trên, ta có:

 

$\frac{x^2}{a^2}+\frac{y^2}{a^2-c^2}=1 \Rightarrow x^2 \leq a^2 \Leftrightarrow -a\leq x \leq a$

Do $0<c<a$ nên $-a^2<cx<a^2 \Leftrightarrow -a <\frac{c}{a}x<a$

Phá dấu giá trị tuyệt đối và ta được 2 phương trình tương đương nhau.




#744430 Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có tích các chữ số của nó là

Gửi bởi William Nguyen trong 29-03-2024 - 20:15

a,

Trước hết phân tích ra thừa số nguyên tố:

$23520=2^5*3*5*7^2$

Số cần tìm phải có số chữ số ít nhất có thể.

Từ phân tích trên có thể thấy, số cần tìm sẽ chứa đúng một chữ số $5$ và hai chữ số $7$.

Ta cần viết tích $2^5*3$ thành tích của ít chữ số nhất, cụ thể là ba chữ số. Có các cách viết sau:

$2^5*3=4*4*6$

$2^5*3=8*4*3$

$2^5*3=8*2*6$

Đến đây, chọn cách viết cuối sẽ lập được số nhỏ nhất, đó là $256778$.

 

b,

Do $990=2*3^2*5*11$ trong đó $11$ là số nguyên tố có hai chữ số nên đáp án là không tìm được.

 

c,

Tương tự câu a, có:

$2700=2^2*3^3*5^2$

Số cần tìm sẽ chứa đúng hai chữ số $5$.

Tích $2^2*3^3$ có thể viết thành tích của ít nhất ba chữ số như sau:

$2^2*3^3=4*3*9$

$2^2*3^3=2*6*9$

$2^2*3^3=6*6*3$

Chọn cách viết thứ hai, lập được số $25569$.

 

Câu hỏi mở rộng: thay số tự nhiên nhỏ nhất thành lớn nhất trong đề bài, đáp án sẽ là gì?




#744407 $DF$ luôn đi qua 1 điểm cố định

Gửi bởi William Nguyen trong 27-03-2024 - 20:05

Đường tròn tâm $I$ luôn tiếp xúc hai tia $Ox, Oy$ nên $I$ di chuyển trên tia phân giác $Oz$ của góc $xOy$, trừ điểm $I$.

 

Gọi $M$ là chân đường vuông góc hạ từ $A$ xuống $Oz$ thì thấy $DF$ đi qua $M$, chính là điểm cố định cần tìm. Ta sẽ chứng minh $DF$ luôn đi qua $M$.

 

Xét lần lượt các vị trí của $I$ từ gần đến xa $O$:

 

TH1: $OI<OM, AE>AM$

4 điểm $A,E,I,F,M$ thuộc đường tròn đường kính $AI$.

Ta có $OI.OM=OE.OA=OD.OA \Rightarrow \frac{OD}{OM}=\frac{OI}{OA}$ nên $\bigtriangleup ODM \sim \bigtriangleup OIA$ $(c.g.c)$ $(1)$

Từ $(1) \Rightarrow \widehat{OMD}=\widehat{OAI}=\widehat{EAI}=\widehat{FAI}=\widehat{OMF}$

Vậy $D, M, F$ thẳng hàng.

 

1.png

 

TH2: $OI<OM, AE=AM$ thì $F$ trùng $M$

 

2.png

 

TH3: $OI<OM, AE<AM$

Từ $(1) \Rightarrow \widehat{OMD}=\widehat{OAI}=\widehat{FAI}=\widehat{FMz}$

Vậy $D, M, F$ thẳng hàng.

 

3.png

 

TH4: $I$ trùng $M$

Có $\widehat{AIE}=\widehat{AIF}, \widehat{EIO}=\widehat{DIO}$

Mà $\widehat{AIE}+\widehat{EIO}=\widehat{AIO}=90^{\circ}$

nên $\widehat{AIE}+\widehat{AIF}+\widehat{EIO}+\widehat{DIO}=180^{\circ}$ hay $F, I, D$ thẳng hàng.

Vậy $D, M, F$ thẳng hàng.

 

4.png

 

TH5: $OI>OM, OE<OA$

Từ $(1) \Rightarrow \widehat{OMD}=\widehat{OAI}=\widehat{FAI}=\widehat{FMI}$

Vậy $D, M, F$ thẳng hàng.

 

5.png

 

TH6: $OI>OM, OE>OA, AE<AM$

Từ $(1) \Rightarrow \widehat{OMD}=\widehat{OAI} \Rightarrow \widehat{IMD}=\widehat{EAI}=90^{\circ}-\widehat{EIA}=90^{\circ}-\widehat{FIA}=90^{\circ}-\widehat{FMA}$

$\Rightarrow \widehat{IMD}+\widehat{FMA}=90^{\circ}$

Vậy $D, M, F$ thẳng hàng.

 

6.png

 

TH7: $OI>OM, AE=AM$ thì $F$ trùng $M$

 

7.png

 

TH8: $OI>OM, OE>OA, AE>AM$

Từ $(1) \Rightarrow \widehat{OMD}=\widehat{OAI} \Rightarrow \widehat{IMD}=\widehat{EAI}=\widehat{FAI}=\widehat{EAI}=\widehat{IMF}$

Vậy $D, M, F$ thẳng hàng.

 

8.png

 

Kết thúc bài toán.




#744398 Tìm Min $P=\sum\frac{x^{3}}{x^{2}+y^{2}}+\frac{1}{\s...

Gửi bởi William Nguyen trong 27-03-2024 - 16:01

Ta có:

$P=(x+y+z)-\left ( \frac{xy^2}{x^2+y^2}+\frac{yz^2}{y^2+z^2}+\frac{zx^2}{z^2+x^2} \right )+\frac{1}{\sqrt{x+y+z}}$

 

Với $x, y, z$ là các số dương có:

$x^2+y^2 \geq 2xy \Rightarrow \frac{xy^2}{x^2+y^2} \leq \frac{y}{2}$

tương tự:

$\frac{yz^2}{y^2+z^2} \leq \frac{z}{2}, \frac{zx^2}{z^2+x^2} \leq \frac{x}{2}$

 

$\Rightarrow \frac{xy^2}{x^2+y^2}+\frac{yz^2}{y^2+z^2}+\frac{zx^2}{z^2+x^2} \leq \frac{x}{2}+\frac{y}{2}+\frac{z}{2}$

 

$\Rightarrow P \geq \frac{x+y+z}{2} + \frac{1}{\sqrt{x+y+z}},$ $(1)$

 

Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z.$

 

Tiếp tục có

$\frac{x+y+z}{2} + \frac{1}{\sqrt{x+y+z}} = \frac{x+y+z}{2} + \frac{1}{2\sqrt{x+y+z}} + \frac{1}{2\sqrt{x+y+z}}$

 

$\geq 3.\sqrt[3]{\frac{x+y+z}{2} . \frac{1}{2\sqrt{x+y+z}} . \frac{1}{2\sqrt{x+y+z}}}=\frac{3}{2}.$ $(2)$

 

Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow \frac{x+y+z}{2} = \frac{1}{2\sqrt{x+y+z}} \Leftrightarrow x+y+z=1.$

 

Từ $(1)$ và $(2) \Rightarrow P \geq \frac{3}{2}$. Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z=\frac{1}{3}.$

 

Vậy $min P = \frac{3}{2}$ tại $x=y=z=\frac{1}{3}.$




#744370 Tính giá trị nhỏ nhất của đoạn $MN$ biết $A,B$ di chuyển...

Gửi bởi William Nguyen trong 26-03-2024 - 12:58

Mình trình bày lời giải bằng hình học giải tích:

 

Đặt hệ trục $Oxy$ với $O$ trùng $A$, tia $Oy$ trùng tia $Ax$, tọa độ $B(50\sqrt{2}, 50\sqrt{2})$ (hình vẽ).

 

Sau $t$ giây, chất điểm $X$ nằm ở vị trí $M(0, 3\sqrt{2}t)$.

$\overrightarrow{BY}$ cùng hướng với $\vec{u}=(1, -1)$

Do $Y$ di chuyển trên tia $By$ từ $B$ với $v=4(cm/s)$ nên sau $t$ giây, chất điểm $Y$ nằm ở vị trí $N$ sao cho

$\overrightarrow{BN}=(2\sqrt{2}t, -2\sqrt{2}t)$

$\Leftrightarrow N (50\sqrt{2}+2\sqrt{2}t, 50\sqrt{2}-2\sqrt{2}t)$

 

Có $MN^2=(50\sqrt{2}+2\sqrt{2}t)^2+(50\sqrt{2}-5\sqrt{2}t)^2 = 58t^2-600t+10000.$

Đến đây xét hàm số với $t \geq 0$ được $min MN = \sqrt{\frac{245000}{29}}$(cm).

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#744368 $A$ và $B$ đối xứng nhau qua $O$. $P=MA+MB...

Gửi bởi William Nguyen trong 26-03-2024 - 12:19

Trên mặt phẳng cho đường tròn tâm $O$, hai điểm $A$ và $B$ đối xứng nhau qua $O$ và nằm ngoài đường tròn $(O)$. Tìm vị trí các điểm $M$ trên đường tròn $(O)$ sao cho $P=MA+MB$ đạt GTLN, GTNN?

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#743564 Bài 4 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Gửi bởi William Nguyen trong 14-02-2024 - 21:44

Em là học sinh THPT, mong muốn đưa ra lời giải bằng cách THPT để kết thúc mọi người có thể tham khảo, mong ad duyệt cho ạ!

Đặt $P=3x^2+2y^2$

 

Xét 2 TH sau:

TH1: $y = 0$

Ta có $x^2=5$ và $P=15$

 

TH2: $y\neq0$

Ta có $\frac{P}{5}=\frac{3x^2+2y^2}{x^2-y^2+2xy}=\frac{3t^2+2}{t^2+2t-1}$, với $t=\frac{x}{y}$

Do $y^2.(t^2+2t-1)=5$ nên $t^2+2t-1 >0$

 

Xét hàm số $f(t)=\frac{3t^2+2}{t^2+2t-1}, t \in (-\infty;-1-\sqrt{2})\cup (-1+\sqrt{2};+\infty)$

 

Có $f'(t)=\frac{6t^2-10t-4}{t^4+4t^3+2t^2-4t+1}$

$f'(t)=0 \Leftrightarrow t=2$

 

Lập bảng biến thiên và thu được $min f(t) = f(2) = 2$

Hệ $\left\{\begin{matrix} x=2y\\x^2-y^2+2xy=5 \end{matrix}\right.$ có nghiệm $(x; y)=\left ( \pm 2\frac{\sqrt{5}}{\sqrt{7}};\pm\frac{\sqrt{5}}{\sqrt{7}}\right)$

 

Kết luận: $min P = 10$




#742498 $3MA=2MB$. Tính độ dài nhỏ nhất của đoạn $MI$ theo $...

Gửi bởi William Nguyen trong 13-12-2023 - 20:05

Cho 3 điểm $I, A, B$ với $A$ là trung điểm $BI$. Điểm $M$ trong mặt phẳng thỏa mãn $3MA=2MB$. Tính độ dài nhỏ nhất của đoạn $MI$ theo $AB$.




#741980 Tìm $m$ để $A\cap B$ có đúng 5 số nguyên.

Gửi bởi William Nguyen trong 02-11-2023 - 20:08

TH1: $2m-3 \geq 8 \Leftrightarrow m \geq \frac{11}{2}$

$A \cap B$ có đúng 5 số nguyên khi

$2 \leq 4-3m < 3 \Leftrightarrow \frac{1}{3} < m \leq \frac{2}{3}$, không thỏa điều kiện.

TH2: $4-3m <2m-3 < 8 \Leftrightarrow \frac{7}{5} <m<\frac{11}{2}$

$(2m-3)-(4-3m)=5m-7$

Khi đó $A \cap B= (4-3m;2m-3)$ có đúng 5 số nguyên thì điều kiện cần là

$4<5m-7 \leq 6 \Leftrightarrow \frac{11}{5}<m\leq \frac{13}{5}$

Với điều kiện trên, ta có $-3,8 \leq 4-3m<-2,6$ và $1,4<2m-3\leq 2,2$

$A \cap B$ có đúng 5 số nguyên khi xảy ra 1 trong 2 TH sau:

  • TH1: $\left\{\begin{matrix} 4-3m<-3\\ 1<2m-3 \leq 2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \frac{7}{3}<m\leq \frac{5}{2}.$
  • TH2: $\left\{\begin{matrix} -3\leq 4-3m<-2\\ 2<2m-3 \end{matrix}\right.$    (vô nghiệm)

Kết hợp điều kiện có $m \in \left(\frac{7}{3}; \frac{5}{2}\right]$ thỏa mãn đề bài.