Đến nội dung

minhhieu070298vn

minhhieu070298vn

Đăng ký: 19-05-2011
Offline Đăng nhập: 16-11-2015 - 10:23
****-

#316080 Bài thi toán tuổi thơ lớp 8

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 12-05-2012 - 22:36

Có bạn nào biết đề thi toán tuổi thơ quốc gia các năm học không? Bạn nào biết gửi link cho mình với! Mình cần gấp lắm! :(


#309020 Tìm min, max biểu thức $P=\frac{x^{^{2}}+2x+3}{x^{^{2}}+2}$

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 08-04-2012 - 20:00

Tìm GTLN, GTNN của biểu thức $P=\frac{x^{^{2}}+2x+3}{x^{^{2}}+2}$

Tìm min nè:
Có P=$\frac{x^2+2x+3}{x^2+2}=\frac{2x^2+4x+6}{2(x^2+2)}=\frac{x^2+2+(x^2+4x+4)}{2(x^2+2)}=\frac{1}{2}+\frac{(x+2)^2}{2(x^2+2)}\geq \frac{1}{2}$.
Dấu"=" xảy ra khi x=-2
Tìm max:
Có P=$\frac{x^2+2x+3}{x^2+2}=\frac{2(x^2+2)-(x^2-2x+1)}{x^2+2}=2-\frac{(x-1)^2}{x^2+2}\leq 2$.
Dấu"=" xảy ra khi x=1


#308831 So sánh 2 số $\ 3^{210}$ và $\ 2^{350}$

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 07-04-2012 - 20:39

1) so sánh 2 số
$\ 3^{210}$ và $\ 2^{350}$
2) Cho A= $\ 2^{1}+2^{2}+2^{3}+...+2^{59}+2^{60}$
Chứng minh rằng A + 3
3)
Cho phân số D=$\ \frac{3n+17}{n-3}$

a) tìm số nguyên n để biểu thức D là phân số?

b) tìm số nguyên n để biểu thức D là số nguyên?

4) Tính tổng sau :
A= $\ \frac{1}{1.2.3}+\frac{1}{2.3.4}+\frac{1}{3.4.5}+...+\frac{1}{37.38.39}$
5)
Chứng tỏ S là 1 số chính phương
S=1 + 3 + 4 + 5 + … + 2009 +2011

Bài 5:
Có $3+5+7+...+2011=1012035$( tổng các số lẻ liên tiếp đấy)
Nên S=1012036=$1006^2$

thanks nha!

Bài 4:
Có 2A=$\frac{2}{1.2.3}+...+\frac{2}{37.38.39}=\frac{1}{1.2}-\frac{1}{2.3}+\frac{1}{2.3}-\frac{1}{4.5}+...+\frac{1}{37.38}-\frac{1}{38.39}=\frac{1}{1.2}-\frac{1}{38.39}=\frac{370}{741}$

Bài 3:
a)D là phân số$\Leftrightarrow$$n\neq 3$
b) Có$D=\frac{3n+17}{n-3}=\frac{3(n-3)+26}{n-3}=3+\frac{26}{n-3}$
Để D là số nguyên thì N-3 là ước của 26. Chỉ cần giải ra là được n.

Bài 1:
Có $3^{210}=(3^3)^{70}=27^{70}$(1)
$2^{350}=(2^5)^{70}=32^{70}$(2)
Từ(1) và (2) suy ra:$3^{210}<2^{350}$

Làm nốt bài 2 nè:
Có$2^1+2^2+...+2^{59}+2^{60}=2(1+2)+2^3(2+1)+...+2^{59}(1+2)=2.3+2^3.3+...+2^{59}.3\vdots 3$(đpcm)


#308723 Giải phương trình: $$x^{2} + \left ( \frac{x}{x+1}\r...

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 07-04-2012 - 11:07

Bài 1
$X^{2} + \left ( \frac{X}{X+1}\right )^{2}=1$
Bài 3
Hình đã gửi

-------------------
Bạn là thành viên mới nên xem kĩ những nội dung sau trước khi gửi bài.

$\to$ Nội quy diễn đàn Toán học

$\to$ Thông báo về việc đặt tiêu đề

$\to$ Cách gõ $\LaTeX$ trên Diễn đàn

$\to$ Gõ thử công thức toán

Lần này MOD sẽ sửa giúp bạn. Nếu ban còn tái phạm thì bài viết sẽ bị xóa mà không báo trước.


Bài 1:
Có $x^2+(\frac{x}{x+1})^2=1\Rightarrow x^2(x+1)^2+x^2-(x+1)^2=0\Rightarrow (x^2-1)(x+1)^2+x^2=0$
$\Rightarrow$ Phương trình vô nghiệm


#308656 Chứng minh rằng: $MC+AC<MD+AD$

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 06-04-2012 - 22:07

hinhhoc0.JPG
Có MC+AC=MC+BC=MB.(1)
MD+AD=MD+DB>MB(2)
Từ (1) và (2) suy ra: MC+AC<MD_AD


#308637 Tính $AC$, biết $AD=4cm, CD=3cm$

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 06-04-2012 - 21:33

cho tam giac ABC co \widehat{ABC}=55^{\circ}, tren canh AC lay diem D (D khong trung voi A va C)
a)Tinh AC, biet AD=4cm, CD=3cm
b)tinh so do cua\widehat{DBC}, biet \widehat{ABD}=30^{\circ}
c)Tu B dung tia Bx sao cho \widehat{DBx}=90^{\circ}. Tinh so do \widehat{ABx}
d)Tren canh AB lay diem E (E khong trung voi A va B). chung minh 2 doan thang BD va CE cat nhau

Bạn ơi lần sau gõ lệnh nhớ cho lệnh vào dấu Đô-la nhé ($$)


#308600 Giải phương trình $x^2 + x + 12\sqrt{x + 1} = 36$

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 06-04-2012 - 20:27

[

$x^2 + x + 12\sqrt{x + 1} = 36$.

Giúp em giải phương trình trên với, mai cô đã kiểm tra bài này rồi. Xin cảm ơn trước.

Đặt $y=\sqrt{x+1}$$\Rightarrow x+1=y^2\Rightarrow x=y^2-1$.
Có $x^2+x+12\sqrt{x+1}=36\Leftrightarrow x(x+1)+12\sqrt{x+1}=36$
Hay $(y^2-1)y^2+12y=36$.
Giải ra ta được $y=2$ và $y=-3$.
Với $y=2$ thì $x+1=4$ nên $x=3$
Với $y=-3$ loại vì $\sqrt{x+1}\geq 0$ mà $y=-3< 0$
Vậy x=3


#308581 .....góc MBA=30 độ và góc MAB=10 độ. Tính góc MCA

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 06-04-2012 - 19:34

Cho tam giác ABC cân tại C có góc C=80 độ. gọi M là một điểm nằm trong tam giác ABC sao cho góc MBA=30 độ và góc MAB=10 độ. Tính góc MCA

.......................................................................

MOD:
Nâng cao kĩ năng gõ $LATEX$ đây
Đặt tiêu đề bài viết thế nào để không bị ban nick?


Vẽ $\Delta ABD$ đều( D thuộc nửa mặt phẳng chứa C bờ AB.
Do đó $\Delta ACD=\Delta AMB$( c.g.c)$\Rightarrow$ AC=AM
$\Rightarrow \Delta AMC$ cân tại A.
Lái có $\widehat{CAM}=40^{\circ}$$\Rightarrow \widehat{MCA}=70^{\circ}$


#308425 CM $\frac{1}{3}-\frac{2}{3^2}+...+\cdots +\frac{99}{...

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 05-04-2012 - 21:18

$chung minh \frac{1}{3}-\frac{2}{3^2}+\frac{3}{3^3}-\frac{4}{3^4}+\cdots +\frac{99}{3^{99}} -\frac{100}{3^{100}}< \frac{3}{16}$

Đặt A=$\frac{1}{3}-\frac{2}{3^2}+\frac{3}{3^3}-\frac{4}{3^4}+...+\frac{99}{3^{99}}-\frac{100}{3^100}$
Suy ra: 3A=$1-\frac{2}{3}+\frac{3}{3^2}-\frac{4}{3^3}+...+\frac{99}{3^{98}}-\frac{100}{3^{99}}$
$\Rightarrow$ 4A=$(1-\frac{1}{3}+\frac{1}{3^2}-\frac{1}{3^3}+...+\frac{1}{3^{98}}-\frac{1}{3^{99}})-\frac{100}{3^{100}}$
Đặt B=$1-\frac{1}{3}+\frac{1}{3^2}-\frac{1}{3^3}+...+\frac{1}{3^{98}}-\frac{1}{3^{99}}$
$\Rightarrow$ 3B=$3-1+\frac{1}{3}-\frac{1}{3^2}+...+\frac{1}{3^{97}}-\frac{1}{3^{98}}$
$\Rightarrow$ 4B=$3-\frac{1}{3^{99}}< 3$$\Rightarrow$ B$< \frac{3}{4}$
$\Rightarrow$ 4A$< \frac{3}{4}-\frac{100}{3^{100}}< \frac{3}{4}$$\Rightarrow$ A$< \frac{3}{16}$


#307527 $H; I; E$ thẳng hàng và $HE\parallel QK$

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 01-04-2012 - 14:40

Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$ và $AB<AC$. Đường cao $AH; H\in BC$. Vẽ hình vuông $AHKE$ ($K;E$ thuộc cùng 1 nửa mặt phẳng bờ $AB$ với $C$).$P$ là giao điểm của $AC$ và $ EK$.Vẽ hình vuông $APQB$. $I$ là giao của $BP$ và $AQ$. CMR:
$H; I; E$ thẳng hàng và $HE\parallel QK$

Xét tam giác vuông BPK có KI là trung tuyến nên $KI=\frac{1}{2}BP=\frac{1}{2}AQ=AI$ nên I thuộc trung trực của AK.
Lại có HA=HK; EA=EK( AHKE là hình vuông), nên H và E cũng thuộc trung trực của AK.
Do đó H,I,E thẳng hàng.
Có AEKH là hình vuông nên EH vuông gọc với AK.(1)
Có $KI=\frac{1}{2}BP=\frac{1}{2}AQ$ nên tam giác AKQ vuông tại K.
Nên AK vuông góc với KQ(2)
Từ (1) và (2) suy ra EH//KQ


#307484 Trận 7 - "MSS07 bong hoa cuc trang" VS ALL

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 01-04-2012 - 11:15

Đề bài : Giải phương trình : $(x-7)^1-(x-7)^{11}=0$
p/s : Đề đơn giản . Chỉ nghĩ được thế này thôi .

Ta có: $(x-7)^1-(x-7)^{11}=0\Leftrightarrow (x-7)[x-(x-7)^{10}]=0 \Leftrightarrow$ $x-7=0$ hoặc $1-(x-7)^{10}=0$
$x-7=0\Leftrightarrow x=7$
$1-(x-7)^{10}=0\Leftrightarrow (x-7)^{10}=1\Leftrightarrow x-7=1$ hoặc $x-7=-1$
$x-7=1\Leftrightarrow x=8$
$x-7=-1\Leftrightarrow x=6$
Vậy phương trình có tập nghiệm {-1;6;8}

D-B=24.5
E=10
F=0
S=53.5


#303587 CMR các đường thẳng MH, ID, EF đồng quy.

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 11-03-2012 - 17:01

untitled2.JPG
a)Xét $\Delta AEM$ có $\widehat{E}=90^{\circ}$, có EI là trung tuyến nên $EI=AI=MI$.
Do đó $\Delta AIE$ cân tại I$\Rightarrow \widehat{EIM}=2\widehat{IAE}$
Chứng minh tương tự có $\widehat{DIM}=2\widehat{IAD}$
$\Rightarrow \widehat{EIM}+\widehat{MID}=2(\widehat{EAI}+\widehat{IAD})$
Hay $\widehat{EID}=2\widehat{EAD}=2.30^{\circ}=60^{\circ}$
Lại có $EI=DI=\frac{1}{2}AM$$\Rightarrow \Delta EID$ cân tại I. Mà $\widehat{EID}=60^{\circ}$
$\Rightarrow \Delta EID$ đều.
Chứng minh tương tự có: $\Delta FID$ đều.
Do đó: $EI=IF=FD=DE$$\Rightarrow$ tứ giác IFDE là hình thoi
b)Gọi N là trung điểm của AH.
Có $\Delta ABC$ đều nên H là trực tâm cũng là trọng tâm $\Delta ABC$
$\Rightarrow AN=NH=HD$/
Có IN là đường trung bình $\Delta AMH$ nên IN//MH(1).
Có KH là đường trung bình $\Delta IND$ nên KH//IN(2).
Từ (1) và (2) suy ra: MK trùng KH(3)
Mà tứ giác IFDE là hình thoi nên $ID\cap EF={K}$.Hay $MK,ID,EF$ đồng quy tại K(4)
Từ (3) và (4) suy ra: $MH,ID,EF$ đồng quy tại K


#303447 Chuyên đề : CM các góc bằng nhau

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 10-03-2012 - 21:45

Mình làm bài 2 bạn nhé.
untitled.JPG
a) Chứng minh: $2CH^2=CE.CA$
Xét tam giác CAH và tam giác CBE có: $\widehat{C}$ chung, $\widehat{AHC}=\widehat{BHE}=90$ độ
Do đó $\Delta CHA$ đồng dạng với $\Delta CEA$(g.g)
$\Rightarrow$ $\frac{CE}{CH}=\frac{CB}{CA}\Rightarrow CE.CA=CB.CH$
Lại có CB=2CH ( $\Delta ABC$ cân tại A có AH là đường cao nên cũng là trung tuyến)
Nên CB.CH=2CH.CH=2$CH^2$$\Rightarrow$CE.Ca=2$CH^2$.
b)Chứng minh: $AH^2$=AI.AC.
Xét $\Delta AIH$ và $\Delta AHB$ có:
$\widehat{HAB}=\widehat{HAC}; \widehat{AHB}=\widehat{AIH}$
Do đó: $\Delta AIH$ đồng dạng $\Delta AHB$ (g.g)
$\Rightarrow \frac{AI}{AH}=\frac{AH}{AB}$
$\Rightarrow AI.AB=AH^2$. Mà AB=AC$\Rightarrow AC.AI=AH^2$
c)Phần này tớ đang nghĩ bạn à.


#303376 Tìm nghiệm nguyên dương $$x^4+(x+1)^4=y^2+(y+1)^2$$

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 10-03-2012 - 19:34

Tìm x,y,z là các số nguyên dương:
$x^4+(x+1)^4=y^2+(y+1)^2$


#297236 Tìm $a,b$ nguyên thỏa mãn phương trình$a^2+6ab+8b^2+3a+6y=2$

Gửi bởi minhhieu070298vn trong 29-01-2012 - 13:38

tìm a,b sao lại có y vậy bạn.
mà nếu có y mình tưởng phải cho điều kiện chứ