Đến nội dung

Nxb

Nxb

Đăng ký: 04-11-2011
Offline Đăng nhập: Hôm nay, 09:36
*****

#534009 $I=\int _{0}^{10}\left \lfloor x+2...

Gửi bởi Nxb trong 20-11-2014 - 23:06

Tính nguyên hàm sau :

$I=\int _{0}^{10}\left \lfloor x+2 \right \rfloor^{2}dx$

Mấu chốt là ta tính tích phân

$$\int_{n}^{n+1}[x]^2dx$$

Ta có: $[x]=n$ nếu $n\leq x < n+1$ và $=n+1$ nếu $x=n+1$. Do giá trị tích phân không thay đổi nếu ta thay đổi một số hữu hạn giá trị của hàm nên  $\int_{n}^{n+1}[x]^2dx=\int_{n}^{n+1} n^2dx=n^2$.

Mà tích phân có cận rồi thì không gọi là nguyên hàm nữa.




#533997 Bổ đề về không gian con ổn định $\varphi(U) \subset U$

Gửi bởi Nxb trong 20-11-2014 - 21:50

 Nhưng cái không gian kia $(\alpha,\beta)$ có phân tách được đâu ạ

Nó bằng $L(\alpha)+L(\beta)$. Em thử kiểm tra xem hai không gian này có bất khả quy không. Nói riêng thì một không gian bất kì luôn phân tích được thành tổng trức tiếp của các không gian một chiều sinh bởi các vector trong cơ sở.




#533868 Bổ đề về không gian con ổn định $\varphi(U) \subset U$

Gửi bởi Nxb trong 20-11-2014 - 10:18

Sau đó em lại đọc được 1 bổ đề trong quyển của Lê Tuấn Hoa là :

 

Không gian con ổn định không tầm thường ( tức là V,0,ker, im) của $\varphi$ là không gian bất khả quy, nếu nó không phân tích được thành tổng trực tiếp của các không gian con bất khả qui của một toán tử tuyến tính cho trước.

 

 

 

 

 

 

Vậy em đã hiểu sai ở đoạn nào ạ, các anh chỉ giúp em với ạ.

Không gian con ổn định không tầm thường ( tức là V,0,ker, im) của φ là không gian bất khả quy, nếu nó không phân tích được thành tổng trực tiếp của các không gian con bất khả qui của một toán tử tuyến tính cho trước.

Chỗ này có vấn đề vì đang định nghĩa bất khả quy là gì thì lại định nghĩa qua bất khả quy. Em chép nhầm chăng. Em nên chỉ ra mâu thuẫn e thấy ở chỗ nào chứ anh thấy hai cái đó chả mâu thuẫn gì nhau cả.




#533508 về phương trình hàm

Gửi bởi Nxb trong 16-11-2014 - 18:51

Phương trình hàm tích của bạn chắc ý muốn nói là $f(xy)=f(x)f(y)$.
Ta hạn chế một số điều kiện nào đó để đưa về phương trình hàm Cauchy. Hamel đã chứng minh rằng nếu không cho điều kiện nào của phương trình hàm Cauchy thì sẽ có vô số hàm phân biệt thỏa mãn phương trình hàm Cauchy. Còn tất nhiên nghiệm hàm bạn suy ra được ngay chỉ có điều đó có phải duy nhất không thì cần thê điều kiện. Bạn hãy thử tìm cách đưa về pt Cauchy rồi dựa vào đó để xem cần thêm điều kiện gì cho pt tích của bạn.



#533486 Đa thức cực tiểu

Gửi bởi Nxb trong 16-11-2014 - 17:15

Không biết phổ là cái gì nhưng đằng sau giải thích thế này. Giải sử g($\phi)=\sum_{i=1}^{n} a_i\phi^{i}$ thì $g(\phi)(v)=\sum_{i=1}^{n} a_i\phi^{i}(v)$. Bạn áp dụng tiếp $\phi(v)=\lambda v$ thì sẽ thu được điều ta cần nhớ rằng $\phi$ là ánh xạ tuyến tính.




#532694 $e^{x}>1+\frac{x}{1!}+\f...

Gửi bởi Nxb trong 10-11-2014 - 18:04

Thì ai nói $x=0$, $x\to 0$ mà anh.

Đó là giới hạn bằng nhau chứ có phải dấu bằng của bất đẳng thức đâu. Thứ nữa là định lý của bạn sai có thế xảy ra dấu bằng nhưng đến khi áp dụng xuống dưới bạn cần bỏ dấu bằng thì không bỏ. Vấn đề ở chỗ ta chỉ có $f>g$ thì tích phân của f lớn hơn tích phân của g. Nhưng e^0=0+1 nên lúc chuyển qua tích phân thì dấu bằng có thể tồn tại. Nhưng câu trả lời là không thể tồn tại được vì giá trị của tích phân không thay đổi khi ta thay đổi hàm tại hữu hạn giá trị. Tóm lại là bài của bạn vẫn chưa chứng minh được điều ta cần là phải bỏ được dấu bằng. Tất nhiên chứng minh của bạn không sai nhưng bạn không chứng minh được điều ta cần mà chứng minh điều yếu hơn. Trong nhiều trường hợp bỏ được dấu bằng rất quan trọng đấy.




#532605 Topic ôn luyện VMO 2015

Gửi bởi Nxb trong 09-11-2014 - 21:08

Bài 21.  Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Đường thẳng song song với BC cắt (O) tại D và E. Đường thẳng AD và AE lần lượt cắt tiếp tuyến tại B và C đối với (O) tại F và G. CF cắt BG tại H. Chứng minh rằng AH đi qua trung điểm của BC

 

attachicon.gifuntitled.jpg




#532227 Phương trình hàm Cauchy

Gửi bởi Nxb trong 07-11-2014 - 17:07

Tính liên tục của hàm số định nghĩa rất chặt chẽ nhưng có thể định nghĩa tương đương (mà thực chất là định lý) như sau:

Hàm f được gọi là liên tục nếu nếu với mọi dãy {$x_n$} ta có: $\lim x_n=a$ thì $\lim f(x_n)=f(a)$ 

Trong trường hợp hàm f xác định trên một đoạn thì có thể thấy đồ thị của hàm là một đường liền nét không bị đứt. Từ đó ta hơi hiểu tại sao người ta gọi đó là hàm liên tục.

Trong khi giải pt hàm với các hàm xác định trên tập số thực nếu hạn chế các hàm liên tục ta sẽ có thể giải bằng cách cách xác hàm tại các điểm hữu tỉ là đủ. Lý do là bởi trong tập số thực có tính chất là mọi số đều là giới hạn của một dãy hữu tỉ nên chỉ cần xác định hàm tại các điểm hữu tỉ rồi qua giới hạn là xong.

Ví dụ như bài trên từ 5 ta suy ra f(x)=ax với mọi x hữu tỉ. Nếu c là điểm vô tỉ thì tồn tại dãy {$x_n$} sao cho $\lim x_n=c$. Thế thì $f(c)=\lim f(x_n)=\lim ax_n=ac$. Quan trọng nhất hãy nhớ là do hàm f liên tục nên ta chỉ cần tìm được f trên Q rồi qua giới hạn là được.




#531997 $\int_a^b f(a,x) dx$

Gửi bởi Nxb trong 05-11-2014 - 18:43

Vấn đề bạn đưa ra thuộc khuôn khổ tích phân phụ thuộc tham số. Với mội số điều kiện thì có công thức I'(a) bằng tích phân của đạo hàm riêng theo biến y.




#531996 Đổi biến trong tích phân ?

Gửi bởi Nxb trong 05-11-2014 - 18:40

Đúng là có vấn đề thật. Phi mà chạy từ 0 đến pi thì sin sẽ chạy từ -1 đến 1. Đâu thể lấy log của số âm được. Như vậy lời giải sai.




#531133 Tồn tại hay không ánh xạ

Gửi bởi Nxb trong 29-10-2014 - 22:02

Thật sự không hiểu bạn đang hỏi gì. Còn chứng minh cái kia thì ta chỉ cần xây dựng ánh xạ tuyến tính thôi. Sao lại cần điều kiện cần vầ đủ nào đó ở đây. Chứng minh trực tiếp luôn chứ. Bạn xây dựng ánh xạ đó như sau: nếu S=$L(v_1..v_n)$ thì

$$f(\sum x_iv_i)=\sum x_if(v_i)$$

Chứng minh ánh xạ này tuyến tính.




#530019 Chứng minh không gian con của $R^n$

Gửi bởi Nxb trong 22-10-2014 - 20:06

Ừ. Cái này thực ra không nên làm bài tập. Mình hay có kiểu giấu bài xong cho học sinh làm những thứ mà không học thì coi như chả biết gì cả. Đọc quyển thầy Hưng ấy để đỡ phải làm những bài tập ngớ ngẩn.




#530011 Chứng minh không gian con của $R^n$

Gửi bởi Nxb trong 22-10-2014 - 19:32

Mình thấy cái này đâu có giống bài tập. Tập hợp các tổ hợp tuyến tính là bao tuyến tính và là kgvt. Hạng của một hệ vector bằng số chiều của bao tuyến tính. Đây là từ định nghĩa mà có là cái để nhận thức về các khái niệm đó. Cm cái này e có vấn đề đấy.




#528039 Ánh xạ tuyến tính không phải toàn cấu, không phải đơn cấu.

Gửi bởi Nxb trong 10-10-2014 - 09:01

f=0




#527806 Chứng minh rằng:$\frac{x^2}{(x-1)^2}+\frac...

Gửi bởi Nxb trong 08-10-2014 - 19:41

Chỗ đó đúng chứ nhỉ xyz=1 mà. Thực ra bất đẳng thức này khá yếu không phải làm gì nhiều cả. Ta có $\frac{x^2}{(x-1)^2} \geq 1$ khi và chỉ khi $x\geq \frac{1}{2}$. Vì $xyz=1$ nên không thể xảy ra trường hợp cả 3 số x y z đều nhỏ hơn 1/2 được ta có bất đẳng thức đúng.