Đến nội dung

hamdvk nội dung

Có 154 mục bởi hamdvk (Tìm giới hạn từ 03-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#394033 Tìm hàm f trên tập hữu tỉ dương thỏa: 1/ $f(x)+f(\frac{1}...

Đã gửi bởi hamdvk on 06-02-2013 - 20:46 trong Phương trình hàm

ta có $f(1)=\frac{1}{2}$
$\left\{\begin{matrix} f(2)+f(\frac{1}{2})=1 & & \\ f(1+2.\frac{1}{2})=\frac{1}{2}f(\frac{1}{2}) & & \end{matrix}\right.$
suy ra $f(2)=\frac{1}{3}$
dự đoán $f(x)=\frac{1}{x+1}$.thật vậy.
Dễ thấy $f(x)=\frac{1}{x+1}$ thỏa mãn
Nếu $f(x)>\frac{1}{x+1}$ thì $f(\frac{1}{x})>\frac{1}{\frac{1}{x}+1}=\frac{x}{x+1}$
suy ra $f(x)+f(\frac{1}{x})>1$(KTM)
tuơng tự thì $f(x)<\frac{1}{x+1}$ cũng ko tm
KL....

lio giai nay con sai o cho nho dau f(x) phai la 1 ham hoac la 2 ham chang han thi sao !



#386230 Cho $p>3$ ,$3n=2^{2p}-1$,Chứng minh rằng :...

Đã gửi bởi hamdvk on 13-01-2013 - 09:37 trong Số học

Cho p là số nguyên tố ,p>3 ,$3n=2^{2p}-1$,Chứng minh rằng :$(2^{n}-2)\vdots n$


ta sẽ cm
$n-1 \vdots 2p$
$\Leftrightarrow 4.\frac{4^{p-1}-1}{3}\vdots 2p$
$\Leftrightarrow 2.\frac{4^{p-1}-1}{3}\vdots p$
mà $\Leftrightarrow 4^{p-1}-1\vdots p$ , p là snt >3 suy ra dpcm
nên
$2^{n-1}-1\vdots 2^{2p}-1\vdots n$
$\Rightarrow 2^{n}-2\vdots n$ ( dpcm )
P/s: hình như bài này làm đượccho cả khôngnguyên tố ,mọi ng thử nghĩ xem sao



#382575 Giải pt nguyệm nguyên dương: $(x+y)^3=(x-y-6)^2$

Đã gửi bởi hamdvk on 01-01-2013 - 15:00 trong Số học

Giải pt nguyệm nguyên dương: $(x+y)^3=(x-y-6)^2$

Dễ cm : $(x+y)^{3}=(x+y-6)^{2}=a^{6}$ $(a \epsilon Z+ )$
hay ta có $\left\{\begin{matrix} x+y=a^{2}\\ x-y-6=a^{3} \end{matrix}\right.$ hoặc $\left\{\begin{matrix} x+y=a^{2}\\ x-y-6=-a^{3} \end{matrix}\right.$
TH1 Nếu $\left\{\begin{matrix} x+y=a^{2}\\ x-y-6=a^{3} \end{matrix}\right.$
thì $\left\{\begin{matrix} x=a^{2}-y\\ x=a^{3}+y+6 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow a^{2}-y=a^{3}+y+6$
$\Leftrightarrow a^{2}-a^{3}=2y+6>0$
mà $a\geq 1 \Rightarrow a^{2}\leq a^{3} ; y> 0$
( mâu thuẫn )
TH2 Nếu $\left\{\begin{matrix} x+y=a^{2}\\ x-y-6=-a^{3} \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=a^{2}-y\\ x=y+6-a^{3} \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow a^{3}+a^{2}-6=2y$
$\Leftrightarrow \frac{a^{3}+a^{2}-6}{2}=y$
$\Rightarrow x=a^{2}-\frac{a^{3}+a^{2}-6}{2}=\frac{a^{2}-a^{3}+6}{2}$
Để ,y>o thì $a^{2}-a^{3}+6> 0$ và $a^{3}+a^{2}-6> 0$ hay a=2
Thay vào ta được $(x;y)=(1;3)$
:icon12:



#351492 Chứng minh XY, ZT, UV đồng qui

Đã gửi bởi hamdvk on 02-09-2012 - 07:38 trong Hình học phẳng

Cho tứ giác ABCD nội tiếp M là một điểm bất kì nằm trong tứ giác X, U, Y, V, Z ,T là hình chiếu của M trên AB, BC, CD, DA,AC, BD .
CMR : trung điểm XY, ZT , UV thẳng hàng

Hình đã gửi



#343108 Chứng minh rằng với 2 số thực $a,b$ tùy ý, ta có $a^{4}+b^{4}...

Đã gửi bởi hamdvk on 03-08-2012 - 16:27 trong Bất đẳng thức và cực trị

1.Chứng minh rằng với 2 số thực a,b tùy ý, ta có $a^{4}+b^{4}\geq a^{3}b+ab^{3}$

Đây là BĐT hoán vị nên bài này 2 dòng là ra
Không mất tính tổng quát giả sử $a\geq b$ ta sử dụng BĐT với 2 dãy đơn điệu ngược chiều sau
$\left\{\begin{matrix} a,b\\ a^{3},b^{3} \end{matrix}\right.$
Khi đó ta có : $a^{4}+b^{4}=a.a^{3}+b.b^{3}\geq ab^{3}+ba^{3}$
----------
BĐT hoán vị bạn có thể xem tại phần Khai triển Abel và BĐT hoán vị trong " Sáng tạo BĐT "



#342932 Topic hình học THCS

Đã gửi bởi hamdvk on 02-08-2012 - 20:27 trong Hình học

Bài 76. Cho tam giác ABC cân tại B và P nằm trong tam giác, biết $\angle ABC = {80^0},\angle PAC = {40^0},\angle PCA = {30^0}$. Tìm $\angle BPC$


Hình đã gửi

Bài 68 . Cho $\Delta ABC$ có $\widehat{B}=\widehat{C}=50^{\circ}$. N thuộc miền trong tam giác thoả mãn $\widehat{NBC}=10^{\circ};\widehat{NCB}=20^{\circ}$. Tính $\widehat{ANB}$


Hình đã gửi

Chỉ có yêu cầu là khác đi thôi !!
________________________________________
@Black: 2 bài khác nhau hoàn toàn đấy chị :)
@: em nhìn hình mà xem
______________
Chị dùng phép quay vẽ mới chuẩn chứ ;)
Ảnh chụp màn hình_2012-08-02_214603.png
trên hình cũng thể hiện hướng làm của em rồi đó ;)



#342834 Tìm GTNN: \[M = 3\left( {{a^2} + {b^2} +...

Đã gửi bởi hamdvk on 02-08-2012 - 15:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a, b, c là độ dài 3 cạnh của tam giác ABC và a + b + c = 3.
Tìm GTNN của biểu thức M = 3a2 + 3b2 + 3c2 + 4abc

Cách khác
Đặt $ ab+bc+ca=q; abc=r$
ta có $q\leq 3$
$r\geq max\left \{ 0;\frac{(4q-9)}{3} \right \}$
Nếu
$4q-9\geq 0\Rightarrow r\geq \frac{4q-9}{3}$
$\Rightarrow 3\sum a^{2}+4abc=27-6q+4r\geq 27-6q+4.\frac{4q-9}{3}=15-\frac{2}{3}q\geq 15-2=13$
Dấu = khi a=b=c=0
Nếu $4q-9\leq 0\Leftrightarrow q\leq \frac{9}{4}$
$\Rightarrow 3\sum a^{2}+4abc=27-6q+4r\geq 27-6.\frac{9}{4}+0=13.5$
Vậy M min =13 tại a=b=c=1
------------
Đây là phương pháp đổi biến p,q,r có thể áp dụng với hầu hết các bài dạng này tại đây



#342740 Topic hình học THCS

Đã gửi bởi hamdvk on 02-08-2012 - 09:27 trong Hình học

Bài 72. Cho tam giác đều ABC, các điểm D , E theo thứ tự thuộc các cạnh AC , AB sao cho BD , CE cắt nhau tại P và diện tích tứ giác ADPE bằng diện tích tam giác BPC . Tính $\widehat{BPE}$

Hình đã gửi
Vì $S_{ADPF}=S_{BPC}\Rightarrow S_{ADPF}+S_{BFP}=S_{BPC}+S_{BFP}\Leftrightarrow S_{ABD}=S_{BFC}$
suy ra BF=AD ( ABC đều )
Hay ta có $\Delta ABD=\Delta BCF (c.g.c): AB=BC;AD=BF;\widehat{A}=\widehat{B}=60^{\circ}$
$\Rightarrow \widehat{ADP}=\widehat{BFP}$
$\Rightarrow AFPD$ là tứ giác nội tiếp nên $\widehat{BPF}=\widehat{BAC}=60^{\circ}$ (dpcm)



#342733 Lập công thức truy hồi tính $U_{n+1}$ theo $U_{...

Đã gửi bởi hamdvk on 02-08-2012 - 09:09 trong Đại số

Bài tập 1 . Cho dãy số : $U_{n}=\begin{pmatrix} \frac{3+\sqrt{5}}{2} & \end{pmatrix}^{2} + \begin{pmatrix} \frac{3-\sqrt{5}}{2} & \end{pmatrix}^{2} -2$

Hình như đề sai :)

Đúng là đề sai rồi ở kia phả là mũ n mà bạn
a) 5 số đầu tiên thì dễ rồi nhé ( sd casio 570 ES là an toàn nhất )
b) Đặt $\frac{3+\sqrt{5}}{2}=x;\frac{3-\sqrt{5}}{2}=y$
Suy ra ta có $\left\{\begin{matrix} x+y=3\\ xy=1 \end{matrix}\right.$
$U_{n}=x^{n}+y^{n}-2$
$\Rightarrow U_{n+1}=x^{n+1}+y^{n+1}-2=(x+y)(x^{n}+y^{n}-2)-xy(x^{n-1}+y^{n-1}-2)+2(x+y-xy-1)=3U_{n}-U_{n-1}+2$
c) quy trình liên tục sử dụng phím copy thì dễ rồi
-----------
p/s : bạn có thể đọc thêm về phương trình sai phân của phần này rất hữu dụng



#342729 Topic hình học THCS

Đã gửi bởi hamdvk on 02-08-2012 - 08:57 trong Hình học

Cho tứ giác ABCD. AB cắt CD tại F. AD cắt BC tại E. M,N,P lần lượt là trung điểm của AC,BD,EF. C/m M,N,P thẳng hàng

Hình đã gửi
lấy I trên FA sao cho FI=AB, lấy K trên FD sao cho FK=DC
Ta có
$S_{ABCD}=S_{ABD}+S_{BCD}=2(S_{ANB}+S_{DNC})$ ( Vì N là trung điểm BD)
=$2(S_{NFI}+S_{NFK})$ ( do FI=AB;FK=DC)
=$2S_{NIFK}=2S_{FIK}+2S_{NIK}$
CMTT Ta có
$S_{ABCD}=2S_{FIK}+2S_{MIK}$
$S_{ABCD}=S_{ECD}-S_{EAB}=S_{EFK}-S_{EFI}=2(S_{PFK}-S_{PFI})=2S_{FIK}+2S_{PFI}$
$\Rightarrow S_{NIK}=S_{MIK}=S_{PIK}$
Hay M,N,P cách IK một khoảng = nhau nên M,N,P thẳng hàng (đpcm)



#342715 $DM = 3BM$

Đã gửi bởi hamdvk on 02-08-2012 - 08:04 trong Hình học

Liệu đề có sao không ta ?
Mặt khác mình cũng ko thấy hằng số nào liên hệ giữa $DM$ và $BM$.

$BE = 2CE$.

Hình đã gửi
Em vẽ nhầm hình rồi



#342623 Chứng minh $\sqrt[3]{BE^2} + \sqrt[3]{CF^2...

Đã gửi bởi hamdvk on 01-08-2012 - 20:32 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, gọi E, F là hình chiếu của H trên AB, AC. Chứng minh:
$\sqrt[3]{BE^2} + \sqrt[3]{CF^2} = \sqrt[3]{BC^2}$

Hình đã gửi
Theo tam giác đồng dạng ta có
$\frac{BE}{AB}=\frac{BH}{BC}$; $\frac{CF}{AC}=\frac{CH}{BC}$
$\Rightarrow BE=\frac{BH.AB}{BC}$ ; $\Rightarrow CF=\frac{CH.AC}{BC}$
Xét $\Delta ABC$ vuông tại A , đường cao AH nên theo hệ thức lượng trong $\Delta$ vuông ta có
$AB^{2}=BH.BC$ ; $AC^{2}=CH.BC$
Suy ra
VP=$\sqrt[3]{BE^{2}}+\sqrt[3]{CF^{2}}=\sqrt[3]{\frac{HC^{2}.AC^{2}}{BC^{2}}}+\sqrt[3]{\frac{HB^{2}.AB^{2}}{BC^{2}}}$
=$\sqrt[3]{\frac{HC^{3}.BC}{BC^{2}}}+\sqrt[3]{\frac{HB^{3}.BC}{BC^{2}}}= \frac{HB+HC}{\sqrt[3]{BC}}=\frac{BC}{\sqrt[3]{BC}}=\sqrt[3]{BC^{2}}$
=VT (đpcm)



#342568 Chứng minh tam giác $\Delta MBN$ cân tại $B$ và...

Đã gửi bởi hamdvk on 01-08-2012 - 16:34 trong Hình học

Bài 2:
Cho tam giác ABC đường cao tam giác hạ từ đỉnh A, đỉnh C cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác tại M,N chứng minh BO là phân giác góc $\widehat{MON}$

Hình đã gửi
Gọi trực tâm của $\Delta ABC$ là H , Đường cao AP,CQ ( P,Q thuộc BC,AB)
Ta sẽ cm H đối xứng với N,M qua BC, AB
Thật vậy
$\widehat{HBC}=90^{\circ}-\widehat{BCA}$
$\widehat{NBC}=90^{\circ}-\widehat{BNA}=90^{\circ}-\widehat{ACB}$
$\Rightarrow \widehat{NBC}=\widehat{BHP}$ mà $BP\perp NH$ tại P $\Rightarrow \Delta BHN$ cân tại B
hay H đối xứng với N qua BC
CMTT: H đối xứng với M qua AB
$\Rightarrow BM=BH=BN$$\Rightarrow \Delta BMN$ cân tại B nên BO lạ phân giác $\widehat{MBN}$ (dpcm)

Bài 1:
a,$\angle BMN=\angle DAB$

nhìn đi nhìn lại chị vẫn không thấy hai góc này = nhau được



#342225 Topic hình học THCS

Đã gửi bởi hamdvk on 31-07-2012 - 16:14 trong Hình học

Bài 71 .
Cho tam giác ABC có diện tích S . Các điểm D , E , F theo thứ tự nằm trên các cạnh AB , BC , CA sao cho AD = BD , $BE=\frac{1}{2}EC$ , $CF=\frac{1}{3}FA$. Các đoạn thẳng AE , BF , CD cắt nhau tạo thành một tam giác . Tính diện tích tam giác đó .

Sorry m' làm nhầm m' xin sửa như sau :

Hình đã gửi

Gọi ba đỉnh của tam giác đó là H,I,K . Đặt $S_{AHD}=S_{1};S_{BKE}=S_{2};S_{CIF}=S_{3};S_{HIK}=S_{4};$
Ta có
$S_{BIC}=S_{AIC}=3S_{3}\Rightarrow \frac{1}{3}S=S_{BFC}=S_{BIC}+S_{3}=4S_{3}$
.$\Rightarrow S_{3}=\frac{1}{12}.S$
CMTT ta có
$S_{2}=\frac{1}{21}.S$
$S_{1}=\frac{1}{10}.S$
Lại có
$\frac{7}{6}S=\frac{1}{2}S+\frac{1}{3}S+\frac{1}{3}S=S_{ADC}+S_{BCF}+S_{ABE}$
$=S-S_{4}+S_{1}+S_{2}+S_{3}$
$\Rightarrow S_{4}=S_{1}+S_{2}+S_{3}-\frac{1}{6}S=(\frac{1}{10}+\frac{1}{12}+\frac{1}{21}-\frac{1}{6})S=\frac{9}{140}S$



#342220 Tìm min f(x)=$\left | x-a \right |+\left | x-b \righ...

Đã gửi bởi hamdvk on 31-07-2012 - 15:57 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán 2. Cho a<b<c<d<e là 5 số thực tuỳ ý . Tìm min
$f(x)=\left | x-a \right |+\left | x-b \right |+\left | x-c \right |+ \left | x-d \right | +\left | x-e \right |$
( trường hợp n lẻ )



#342219 Tìm min f(x)=$\left | x-a \right |+\left | x-b \righ...

Đã gửi bởi hamdvk on 31-07-2012 - 15:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán
Cho a < b < c < d là bốn số thực tùy ý.Với giá trị nào của x ta có biểu thức: f(x)=$\left | x-a \right |+\left | x-b \right |+\left | x-c \right |+\left | x-d \right |$ đạt giá trị nhỏ nhất
Sau khi giải xong vấn đề này chúng ta nên đưa luôn bài toán tổng quát cho n số thực

Ta có
$f(x)=(\left | x-a \right |+\left | d-x \right |)+(\left | x-c \right |+\left | b-x \right |)$
.$\geq \left | x-a+d-x \right |+\left | x-c+b-x \right |=\left | d-a \right |+\left | b-c \right |=d-a+c-b$ (không đổi )
Dấu = xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} (x-a)(x-d)\leq 0\\ (x-b)(x-c)\leq 0 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a\leq x \leq d \\ b\leq x \leq c \end{matrix}\right. \Leftrightarrow b\leq x\leq c$
Vậy $f(x)min=d-a+c-b$ đạt khi $ b\leq x\leq c$



#342212 Hãy vẽ 1 tứ giác không phải là hình bình hành có 1 cặp cạnh đối diện bằng nha...

Đã gửi bởi hamdvk on 31-07-2012 - 15:26 trong Hình học

Hãy vẽ 1 tứ giác không phải là hình bình hành có 1 cặp cạnh đối diện bằng nhau và 1 cặp góc đói diện bằng nhau.

Hình đã gửi
Trên đoạn BD vẽ hai cung chứa góc =$\alpha ^{\circ}$ ($\alpha < 45^{\circ}$)
Lấy A bất kì thuộc cung chứa góc_1 sao cho$AB> AD$ ( trường hợp ngược lại cũng đúng )
Vẽ (D;AB) cắt cung chứa góc tại hai điểm
( Trường hợp không cắt tại hai điểm thì điều chỉnh cung chứa góc nhỏ hơn nhưng theo em nghĩ $45^{\circ}$ là hợp lý )
Tồn tại một trong hai điểm ( điểm E ) cho tứ giác ABED là hình bình hành , điểm còn lại là C , do tính duy nhất của hình bình hành khi đã xác định ba điểm A,B,D
Vậy tứ giác ABCD thoả mãn yêu cầu đề bài và là tứ giác cần tìm



#341913 Topic hình học THCS

Đã gửi bởi hamdvk on 30-07-2012 - 16:52 trong Hình học

Bài 68 . Cho $\Delta ABC$ có $\widehat{B}=\widehat{C}=50^{\circ}$. N thuộc miền trong tam giác thoả mãn $\widehat{NBC}=10^{\circ};\widehat{NCB}=20^{\circ}$. Tính $\widehat{ANB}$
--------------
!!!!!!!!!!!
-------------



#341909 Topic hình học THCS

Đã gửi bởi hamdvk on 30-07-2012 - 16:48 trong Hình học

Bài 67: Cho $\triangle ABC$ cân tại $A$, $\angle A = 80^o$. Lấy điểm $E$ trên cạnh $AC$ và $D$ trên cạnh $BC$ sao cho $\angle ABE = 30^o$, $\angle CAD = 30^o$. Tính $\angle BED$

Hình đã gửi
Vẽ tam giác đều ABN (N thuộc nửa mặt phẳng bờ AB chứa C)
Dễ cm D nằm trong $\Delta ABN$
Lấy K thuộc BE sao cho $\widehat{KAI}=40^{\circ}$
Mà $\widehat{KIA}=180^{\circ}-\widehat{ABE}-\widehat{BAI}=100^{\circ}$$\Rightarrow \widehat{KAI}=\widehat{IKA}=40^{\circ}$
$\Rightarrow \Delta AKI$ cân tại I => KI=IA
Xét $\Delta AKE$ có $\widehat{KAE}=\widehat{KEA}=70^{\circ}$ $\Rightarrow \Delta AKE$ cân tại K => KE=KA
Ta có $\Delta DBN=\Delta DAN (c.g.c)$
$\Rightarrow \widehat{BND}=\widehat{AND}=30^{\circ}$
$\Rightarrow \Delta KAB=\Delta DBN (g.c.g)=\Delta DAN$ $\Rightarrow AK=AD$ mà $AK=KE$$\Rightarrow KE=AD$
mà KI=AI $\Rightarrow IE=ID$
$\Rightarrow \Delta IDE$ cân tại I có $\widehat{DIE}=100^{\circ}$ $\Rightarrow \widehat{BED}=40^{\circ}$



#341895 Tính $AB^{2} + CD^{2}$ theo R

Đã gửi bởi hamdvk on 30-07-2012 - 15:16 trong Hình học

Cho đường tròn $\left (0;R \right )$ có $OI = \frac{R}{2}$. Kẻ hai dây đi qua I là AB, CD sao cho $AB \perp CD$. Tính $AB^{2} + CD^{2}$ theo R

Hình đã gửi

Hạ OH, OK vuông góc với CD,AB nên H,K là trung điểm của CD,AB
Áp dụng định lý Pytago trong các tam giác vuông ta có
$CD^{2}=4CH^{2}=4(R^{2}-OH^{2})$
$AB^{2}=4AK^{2}=4(R^{2}-OK^{2})$
$OH^{2}+OK^{2}=OI^{2}=\frac{R^{2}}{4}$ (Do OKHI là hình chữ nhật )
$\Rightarrow AB^{2}+CD^{2}=4(2R^{2}-OH^{2}-OK^{2})=8R^{2}-R^{2}=7R^{2}$(dpcm)
---------------------------
Đây là một số tính chất của tứ giác đẹp nữa
1)E,F,G,T là trung điểm của AC,CB,BD,DA. Q,P,M,N là chân đường vuông góc hạ từ I xuống AC,CB,BD,DA
CM E, F, G, T, Q, P, M, N đồng viên
2) CM BD=2OE
3) Tìm min max của SABCD với I bất kì trong đường tròn



#341645 $\frac{a}{b+2c+3a}+\frac{b}...

Đã gửi bởi hamdvk on 29-07-2012 - 21:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đến đây suy ra được
$A\leq \frac{1}{9}(3+\frac{a}{a+c}+\frac{b}{a+b}+\frac{c}{b+c})=\frac{1}{2}$
Bạn ghi rõ giùm sao $\frac{a}{a+c}+\frac{b}{a+b}+\frac{c}{b+c}\leq \frac{3}{2}$ vậy?
Khi thế a=0.1,b=0.2,c=1 thì dấu của bất dẳng thức trên đổi chiều

Theo m' để khắc phục hạn chế của lời giải này thì :
Ta có
$\sum \frac{a}{(a+b+c)+(c+2a)}\leq \frac{1}{4}\sum (\frac{a}{a+b+c}+\frac{a}{c+2a}) \leq \frac{1}{4}(1+\sum \frac{a}{c+2a})$
$\sum \frac{a}{c+2a}=\sum \frac{1}{\frac{c+a}{2a}+\frac{c+a}{2a}+1}\leq \frac{1}{9} (2\sum \frac{a}{a+c}+1)=1$
$\Rightarrow \sum \frac{a}{b+2c+3a}\leq \frac{1}{4}(1+1)=\frac{1}{2}(dpcm)$



#341512 CMR: Trong 3 số nguyên liên tiếp lớn hơn 7 tồn tại ít nhất 1 số có ít nhất 2...

Đã gửi bởi hamdvk on 29-07-2012 - 17:09 trong Số học

CMR: Trong 3 số nguyên liên tiếp lớn hơn 7 tồn tại ít nhất 1 số có ít nhất 2 ước số nguyên tố khác nhau.

(tất cả các số đều xét trong N )
Giả sử tồn tại bộ 3 số nguyên liên tiếp lớn hơn 7 mỗi số có duy nhất 1 ước số nguyên tố .
Đặt 3 số nguyên liên tiếp lớn hơn 7 đó là $a,a+1,a+2$
TH1: Xét a chẵn
Theo điều giả sử ta có $a=2^{x}$ ($x\geq 3$) $\rightarrow a+2=2^{x}+2=2(2^{x-1}+1)$
Do $x\geq 3$ nên $(2^{x-1}+1)\geq 5$ có ít nhất một ước nguyên tố (lẻ) hay a+2 có ít nhất 2 ước nguyên tố (cả 2)
$\Rightarrow$ mâu thuẫn
TH2 : Xét a lẻ hay a+1 chẵn
Theo giả sử thì $a+1=2^{y}$ ($y\geq 3$)
Theo nguyên tắc Đi rích lê trong 3 số nguyên $a,a+1,a+2$tồn tại một số chia hết cho 3 mà $a+1=2^{y}$ không chia hết cho 3
hay trong 2 số $a,a+2$ tồn tại 1 số chia hết cho 3
Nếu $a\vdots 3 $
Theo giả sử thì $a= 3^{p}$ ($p\geq 2$) $\rightarrow 2^{y}=a+1=3^{p}+1\Leftrightarrow 2^{y}-1=3^{p}$ $\rightarrow 2^{y}-1\vdots 3$
mà $2^{y}$ chia 3 dư 1 hoặc dư 2 . Để $2^{y}$ chia 3 dư 1hay$2^{y}-1\vdots 3$ thì y=2k ($k\geq 1$)
nên ta có $2^{2k}-1=3^{p}\Leftrightarrow (2^{k}-1)(2^{k}+1)=3^{p}$
. $\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 2^{k}-1=3^{m}\\ 2^{k}+1=3^{i} \end{matrix}\right. \Rightarrow 3^{m}+2=3^{i}\Rightarrow 3^{m}=1\Rightarrow k=1;p=1$
=> mâu thuẫn
Nếu $a+2\vdots 3$ ta cũng có $2^{y}+1=3^{z}$$\Leftrightarrow 2^{y}=3^{z}-1$
Để $3^{z}-1\vdots 4$ thì z=2n
CMTT suy ra mâu thuẫn
=> Giả sử sai
Vậy trong 3 số nguyên liên tiếp lớn hơn 7 tồn tại ít nhất 1 số có ít nhất 2 ước số nguyên tố khác nhau.



#340792 Topic hình học THCS

Đã gửi bởi hamdvk on 27-07-2012 - 15:31 trong Hình học

Bài 54:
* Chứng minh: $\angle BCF = \angle ACL$
P/s: những ai đã biết bài này thì thôi đừng sờ mó nhé =))~


Cho em một bài khác (mãi chưa nghĩ ra ) !!
Bài 55 . Cho $\Delta ABC$ ngoại tiếp (O) . D,E,F lần lượt là các tiếp điểm trên BC,AB.CA . h là chân đường vuông góc hạ từ D dến EF
CMR : $\widehat{BHE}=\widehat{CHF}$
__________________________
@BlackSelena: tạm ẩn những chỗ cần ẩn
Bài này có gì đó liên quan tới Blanchett không nhỉ ?
Hình đã gửi



#340236 Chưa hiểu kĩ thuật xét phần tử ở biên

Đã gửi bởi hamdvk on 25-07-2012 - 21:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Em có thể đưa ra một ví dụ để mọi người thảo luận được rõ ràng hơn, như thế cũng dễ hiểu thông qua ví dụ chứ nhỉ.

Giả sử $x_{1},x_{2},..,x_{2005}$ là các số thực trong [-1;1] .Hãy tìm min và mã của biểu thức :
$P=x_{1}.x_{2}+x_{2}.x_{3}+..+x_{2005}.x_{1}$

Giải
Ta có $f_{(x))}=ax+b$ hoặc $f_{(x))}=ax^{2}+bx+c$ với $x \epsilon [p;q]$ thì
$maxf(x)=max\left \{ f(p),f(q) \right \}$
$minf(x)=min\left \{ f(p),f(q) \right \}$
Sử dụng tính chất trên ta có
Nếu ta cố định tất cả các biến $x_{2},..,x_{2005}$ và cho $x_{1}$ biến thiên trong [-1;1] thì $P=P(x_{1})$ là một hàm bậc nhất đối với $x_{1}$ nên
$maxP(x_{1})=max\left \{ P(1),P(-1) \right \}$
min tương tự
Do đó P đạt max hay min khi với một số $x_{k}$ bất kì ta đều có $x_{k}\epsilon [-1;1]$
hay Pmin hay max khi $x_{k}\epsilon [-1;1]$ $\forall k=1,2005$

Em chưa hiểu đoạn cuối đặc biệt là câu cuối cùng !!
Với lại em chưa có nhiều ví dụ để tham khảo ,mong anh chỉ giúp !
---



#340205 Chưa hiểu kĩ thuật xét phần tử ở biên

Đã gửi bởi hamdvk on 25-07-2012 - 20:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

Em chưa hiểu lắm về kĩ thuật xét phần tử ở biên mong mọi người giải đáp !!!