Đến nội dung

daovuquang nội dung

Có 189 mục bởi daovuquang (Tìm giới hạn từ 09-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#377640 [MSS2013] Trận 15 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi daovuquang on 14-12-2012 - 21:53 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của daovuquang:
Viết lại hệ: $$\begin{cases}x-2\sqrt{y^2+8}+7=0\; (1)\\ y-2\sqrt{x^2+8}+7=0\; (2)\end{cases}$$
Điều kiện: $\begin{cases}x^2+8 \geq 0 \geq 0\\y^2+8 \geq 0\end{cases}$
$\Rightarrow$ hệ xác định với mọi $x,y$.
Lấy $(1)$ trừ $(2)$ được: $x-y+2(\sqrt{x^2+8}-\sqrt{y^2+8})=0$
$\Leftrightarrow (x-y)+\frac{2(x^2-y^2)}{\sqrt{x^2+8}+\sqrt{y^2+8}}=0$
$\Leftrightarrow (x-y)[1+\frac{2(x+y)}{\sqrt{x^2+8}+\sqrt{y^2+8}}]=0$
$\Leftrightarrow x=y$ hoặc $1+\frac{2(x+y)}{\sqrt{x^2+8}+\sqrt{y^2+8}}=0$.
Ta xét 2 trường hợp:
TH1: $x=y$
Thay vào $(1)$ ta được: $x+7=2\sqrt{x^2+8}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}x+7 \geq 0\\x^2+14x+49=4(x^2+8)\end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq -7\\3x^2-14x-17=0\end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq -7\\(x+1)(3x-17)=0\end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq -7\\\begin{bmatrix}x=-1\\ x=\frac{17}{3}\end{bmatrix}\end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{bmatrix}x=-1\\ x=\frac{17}{3}\end{bmatrix}$.
Suy ra $(x;y)=(-1;-1);(\frac{17}{3};\frac{17}{3})$.
TH2: $1+\frac{2(x+y)}{\sqrt{x^2+8}+\sqrt{y^2+8}}=0\; (3)$
Ta có $(3) \Leftrightarrow 2(x+y)=-\sqrt{x^2+8}-\sqrt{y^2+8}$
$\Leftrightarrow 3(x+y)=(x-\sqrt{y^2+8})+(y-\sqrt{x^2+8})\; (4)$.
Từ $(1)$, $(2)$ và $(4)$, ta suy ra $3(x+y)=-14 \Leftrightarrow y=-\frac{14}{3}-x$.
Thay vào $(1)$: $x-2\sqrt{x^2+\frac{28}{3}x+\frac{268}{9}}+7=0$
$\Leftrightarrow x+7=2\sqrt{x^2+\frac{28}{3}x+\frac{268}{9}}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}x+7 \geq 0\\x^2+14x+49=4(x^2+\frac{28}{3}x+\frac{268}{9})\end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq -7\\3x^2+\frac{70}{3}x+\frac{631}{9}\; (5)\end{cases}$.
Xét $\Delta_{(5)}=(\frac{70}{3})^2-4.3.\frac{631}{9}=-\frac{2672}{9}<0 \Rightarrow (5)$ vô nghiệm.
Kết luận: Vậy $(x;y)=(-1;-1);(\frac{17}{3};\frac{17}{3})$.
______________________________________
Điểm bài làm $d=10$
$S=\left\lfloor\dfrac{52-1}{2}\right\rfloor + 3\times 10+0+0=55$



#376292 Chứng minh rằng số 7^n khi viết trong hệ 7 - phân là 1 số có n chữ số 6

Đã gửi bởi daovuquang on 09-12-2012 - 17:02 trong Số học

Mong bạn xem lại đề bài vì số $7^n$ khi viết trong hệ 7 phân có dạng $100...0_7$ ($n$ chữ số $0$)



#374812 [MSS2013] Trận 14 - Hình học

Đã gửi bởi daovuquang on 03-12-2012 - 17:49 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của bạn Tru09 với BlackBot giống nhau 1 cách lạ kì.:D



#374076 [MSS2013] Trận 14 - Hình học

Đã gửi bởi daovuquang on 30-11-2012 - 20:46 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của daovuquang:
MSS14.png
1) Dễ có $\widehat{HBA}=\widehat{HAC}$ ( cùng phụ $\widehat{HAB}$)
$\Rightarrow \widehat{HBI}=\widehat{HAJ}$.
Mà $\widehat{BHI}=\widehat{AHJ}(=45^o)\Rightarrow \triangle{HBI} \sim \triangle{HAJ}$
$\Rightarrow \frac{HI}{HJ}=\frac{BH}{AH}$.
Mà $\triangle{HBA} \sim \triangle{ABC}\Rightarrow \frac{BH}{AH}=\frac{AB}{AC}$
$\Rightarrow \frac{HI}{HJ}=\frac{AB}{AC}$.
Mặt khác, $\widehat{IHJ}=\widehat{IHA}+\widehat{AHJ}=45^o+45^o=90^o=\widehat{BAC}$
$\Rightarrow \triangle{ABC} \sim \triangle{HIK}$
$\Rightarrow$ đpcm.
2) Tia $BI$ cắt $AJ$ tại $D$, tia $CJ$ cắt $AI$ tại $E$.
Dễ chứng minh $B,I,Q,D$ và $C,J,Q,E$ thẳng hàng.
Nhận xét: $\widehat{BAD}=\widehat{BAH}+\widehat{HAD}=\widehat{BCA}+\frac{\widehat{HAC}}{2}=\widehat{BCA}+\frac{\widehat{CBA}}{2}=(\widehat{BCA}+\widehat{CBA})-\frac{\widehat{ABC}}{2}=90^o-\frac{\widehat{ABC}}{2}$
$\Rightarrow \widehat{BAD}+\widehat{ABD}=90^o-\frac{\widehat{ABC}}{2}+\frac{\widehat{ABC}}{2}=90^o$
$\Rightarrow \widehat{ADB}=90^o$
$\Rightarrow IQ \perp AJ$.
Tương tự, $JQ \perp AI$.
Suy ra $Q$ là trực tâm $\triangle{AIJ} \Rightarrow AQ \perp IJ \Rightarrow$ đpcm.
==========
Điểm bài làm: 10
Tổng điểm: 55



#370457 Góp ý cho box "Bất Đẳng thức và Cực trị"

Đã gửi bởi daovuquang on 18-11-2012 - 20:10 trong Bất đẳng thức và cực trị

Theo em, Box BĐT THCS nên có đủ các bài toán lớp 6, 7, 8, 9.


Vậy mong bạn đóng góp những bài toán lớp 6, 7 cho VMF.:D



#370387 Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm $x_1$ và $x_2$

Đã gửi bởi daovuquang on 18-11-2012 - 17:16 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Hệ phương trình bài cho:
$\left\{\begin{matrix} & x_1-x_2=4\\ & {x_1}^{3}-{x_2}^{3}=208 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & x_1-x_2=4\\ & x_1^2+x_1x_2+x_2^2=52 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & x_1-x_2=4\\ & (x_1-x_2)^2+3x_1x_2=52 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & x_1-x_2=4\\ & x_1x_2=12 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & x_1-x_2=4\\ & x_2=\frac{12}{x_1} \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & x_1-\frac{12}{x_1}=4\\ & x_2=\frac{12}{x_1} \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & x_1^2-4x_1-12=0\\ & x_2=\frac{12}{x_1} \end{matrix}\right.$
Suy ra $x_1=6$ hoặc $-2$. Tương ứng $x_2=2$ hoặc $-6$.
TH1: $(x_1;x_2)=(6;2)$ thì $x_1;x_2$ là 2 nghiệm của phương trình $x^2-8x+12=0$.
TH2: $(x_1;x_2)=(-2;-6)$ thì $x_1;x_2$ là 2 nghiệm của phương trình $x^2+8x+12=0$.



#370381 BĐT khó và hay

Đã gửi bởi daovuquang on 18-11-2012 - 16:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

2. Đề bài bạn viết sai. Lời giải ở đây: http://diendantoanho...frac-1cright10/
3. Phải chứng minh: $(a-1)(a-3)(a-4)(a-6)\geq -10$
$\Leftrightarrow (a^2-7a+6)(a^2-7a+12)\geq -10\; (1)$.
Đặt $a^2-7a+9=x$ thì $(1) \Leftrightarrow (x-3)(x+3)\geq -10$
$\Leftrightarrow x^2+1\geq 0$
$\Rightarrow$ luôn đúng.
Dấu bằng không xảy ra.
4. Nhận xét: $\frac{1}{a^2+bc}+\frac{1}{b^2+ca}+\frac{1}{c^2+ab}$
$\leq \frac{1}{2a\sqrt{bc}}+\frac{1}{2b\sqrt{ca}}+\frac{1}{2c\sqrt{ab}}$
$=\frac{\sqrt{bc}+\sqrt{ca}+\sqrt{ab}}{2abc}$
$\leq \frac{a+b+c}{2abc}$.
Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c$.
6. Đã có ở đây: http://diendantoanho...right-2leq-9bc/



#370070 CMR: $n \vdots 4$

Đã gửi bởi daovuquang on 17-11-2012 - 11:56 trong Số học

1. Gọi $a_1;a_2;...;a_n$ là $n$ số thỏa mãn điều kiện trên.
Nếu $n$ lẻ thì $a_1;a_2;...;a_n$ đều lẻ $\Rightarrow$ tổng của chúng cũng lẻ $\Rightarrow$ vô lí.
Nếu $n=4k+2=2(2k+1)$ thì trong $a_1;a_2;...;a_n$ có 1 số chẵn, còn lại toàn lẻ. Giả sử $a_1$ chẵn. Khi đó tổng $a_2+a_3+...+a_n$ chẵn. Tổng trên có số số hạng là số lẻ ($4k+1$), các số toàn lẻ $\Rightarrow a_2+a_3+...+a_n$ lẻ $\Rightarrow$ vô lí.
Vậy $4|n$.
2. Đặt $n=4k$.
Xét $n=2.2k.(-1)^{2n+2}.1^{n-2}.(-1)^{n-2}$ thì $2+2n+(2n+2).(-1)+(n-2).1+(n-2).(-1)=0$.
$n$ số nguyên bao gồm $2;2k;3n$ số $(-1)$ và $n-2$ số $1$ thỏa mãn điều kiện bài cho.



#370069 [MSS2013] Trận 13 - Phương trình nghiệm nguyên - đồng dư

Đã gửi bởi daovuquang on 17-11-2012 - 11:41 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Lời giải khác:
Phương trình bài cho:
$x^4+6x^3+14x^2+20x-4xy-16y+4y^2+20=0$
$\Leftrightarrow (x^4+6x^3+13x^2+12x+4)+(x^2+4y^2-4xy+8x-16y+16)=0$
$\Leftrightarrow [(x^2+3x)^2+4(x^2+3x)+4]+[(x-2y)^2+8(x-2y)+16]=0$
$\Leftrightarrow (x^2+3x+2)^2+(x-2y+4)^2=0\; (1)$.
Nhận thấy $VT(1)\geq VP(1)$ nên dấu bằng phải xảy ra:
$\left\{\begin{matrix}
x^2+3x+2=0\; (2)\\
x-2y+4=0\; (3)
\end{matrix}\right.$
Ta có: $(2)\Leftrightarrow (x+1)(x+2)=0$
$\Leftrightarrow x=-1$ hoặc $x=-2$.
Mặt khác, $(3) \Leftrightarrow y=\frac{x+4}{2}$.
Xét $x=-1$ thì $y=\frac{-1+4}{2}=\frac{3}{2}$. Vì $y$ không là số nguyên $\Rightarrow$ loại.
Xét $x=-2$ thì $y=\frac{-2+4}{2}=1$ (chọn).
Kết luận: Vậy hệ có nghiệm $(x;y)=(-2;1)$.
________________
Điểm thưởng: $d_t=10$



#370051 Chia đôi diện tích $S_{ABC}$

Đã gửi bởi daovuquang on 17-11-2012 - 08:54 trong Hình học

Lần sau đề nghị bạn Bui Nhat Son vẽ hình trước khi nói. :)
asdfasdj;lf.png



#369920 [MSS2013] Trận 13 - Phương trình nghiệm nguyên - đồng dư

Đã gửi bởi daovuquang on 16-11-2012 - 20:45 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của daovuquang:
Phương trình bài cho:
$x^4+6x^3+14x^2+20x-4xy-16y+4y^2+20=0$
$\Leftrightarrow 4y^2-4(x+4)y+(x^4+6x^3+14x^2+20x+20)=0\; (1)$.
Xét $\Delta_y=16(x+4)^2-16(x^4+6x^3+14x^2+20x+20)=-16(x^4+6x^3+13x^2+12x+4)$.
Phương trình $(1)$ có nghiệm $\Leftrightarrow \Delta_y \geq 0$.
Mà $\Delta_y=-16[(x^4+3x^3+2x^2)+(3x^3+9x^2+6x)+(2x^2+6x+4)]=-16(x^2+3x+2)^2 \leq 0$.
Suy ra dấu đẳng thức phải xảy ra hay $\Delta_y=0$
$\Leftrightarrow -16(x^2+3x+2)^2=0$
$\Leftrightarrow x^2+3x+2=0$
$\Leftrightarrow (x+1)(x+2)=0$
$\Leftrightarrow x=-1$ hoặc $x=-2$.
Nhận xét: nghiệm của phương trình $(1)$ là $y=\frac{4(x+4)\pm \sqrt{\Delta_y}}{8}=\frac{x+4}{2}$.
Xét $x=-1$ thì $y=\frac{-1+4}{2}=\frac{3}{2} \Rightarrow y$ không là số nguyên $\Rightarrow$ loại.
Xét $x=-2$ thì $y=\frac{-2+4}{2}=1$ (thỏa mãn).
Kết luận: Vậy $(x;y)=(-2;1)$.
_____________________
Điểm bài làm: $d=10$

$S=\left\lfloor\dfrac{52-0}{2}\right\rfloor+3\times 10 + 0 +10=66$



#368980 Điểm " Không " trong giải phương trình

Đã gửi bởi daovuquang on 12-11-2012 - 18:29 trong Kinh nghiệm học toán

Thực tế thì cái biểu thức bậc 4 kia vẫn có thể phân tích được bằng phương pháp hệ số bất đinh.:D



#368847 [MSS2013] Trận 12 - Bất đẳng thức, bài toán tổng hợp

Đã gửi bởi daovuquang on 11-11-2012 - 21:31 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Mở rộng 1: Cho $a_1;a_2;...;a_n$ là các số tùy ý thuộc $[0;1]$. Chứng minh rằng:
$$\frac{a_1}{a_2+a_3+...+a_n+1}+\frac{a_2}{a_3+a_4+...+a_1+1}+...+\frac{a_n}{a_1+a_2+...+a_{n-1}+1}+(1-a_1)(1-a_2)...(1-a_n)\leq 1$$

Bổ đề: Bất đẳng thức Cauchy (AM-GM) cho $n$ số. Có thể tham khảo ở đây: http://en.wikipedia....geometric_means

Ta xét 2 trường hợp:
TH1: $a_i$ bất kì ($1\le i \le n;\; i \in \mathbb{N}$) bằng $0$ hoặc $1$, trừ $(a_1;a_2;...;a_n)=(0;0;...;0);(1;1;...;1)$. Khi đó dấu đẳng thức xảy ra.
TH2: $(a_1;a_2;...;a_n)$ khác ở trên:
Giả sử $a_1=max(a_1;a_2;...;a_n)$.
Ta có: $\frac{a_1}{a_2+a_3+...+a_n+1}+\frac{a_2}{a_3+a_4+...+a_1+1}+...+\frac{a_n}{a_1+a_2+...+a_{n-1}+1}\leq \frac{a_1+a_2+...+a_n}{a_2+a_3+...+a_n+1}=1-\frac{1-a_1}{a_2+a_3+...+a_n+1}$.
Phải chứng minh: $1-\frac{1-a_1}{a_2+a_3+...+a_n+1}+(1-a_1)(1-a_2)...(1-a_n)\leq 1$
$\Leftrightarrow (1-a_1)[(1-a_2)(1-a_3)...(1-a_n)-\frac{1}{a_2+a_3+...+a_n+1}] \leq 0$.
Dễ thấy $1-a_1 \geq 0$. Ta sẽ chứng minh $(1-a_2)(1-a_3)...(1-a_n)-\frac{1}{a_2+a_3+...+a_n+1}\leq 0$
$\Leftrightarrow (1-a_2)(1-a_3)...(1-a_n)(a_2+a_3+...+a_n+1)\leq 1$.
Áp dụng bổ đề cho các số dương $1-a_2;1-a_3;...;1-a_n;a_2+a_3+...+a_n+1$:
$(1-a_2)(1-a_3)...(1-a_n)(a_2+a_3+...+a_n+1)\leq (\frac{1-a_2+1-a_3+...+1-a_n+a_2+a_3+...+a_n+1}{n})^n=(\frac{n}{n})^n=1$
$\Rightarrow$ đpcm.
Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow (a_1;a_2;...;a_n)=(0;0;...;0);(1;1;...;1)$.
Kết luận: Vậy $\frac{a_1}{a_2+a_3+...+a_n+1}+\frac{a_2}{a_3+a_4+...+a_1+1}+...+\frac{a_n}{a_1+a_2+...+a_{n-1}+1}+(1-a_1)(1-a_2)...(1-a_n)\leq 1$.
Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow a_i$ bất kì ($1\le i \le n;\; i \in \mathbb{N}$) bằng $0$ hoặc $1$.



#368249 [MSS2013] Trận 12 - Bất đẳng thức, bài toán tổng hợp

Đã gửi bởi daovuquang on 09-11-2012 - 21:27 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của daovuquang:
Bổ đề: Với $x;y;z\geq 0$, chứng minh rằng: $xyz \leq \frac{(x+y+z)^3}{27}\; (1)$.
Chứng minh: Ta sẽ chứng minh bất đẳng thức phụ sau: $x+y+z \geq 3\sqrt[3]{xyz}\; (2)$.
$(2) \Leftrightarrow x+y+z+\sqrt[3]{xyz}\geq 4\sqrt[3]{xyz}$.
Áp dụng BĐT Cauchy 2 số:
$\left\{\begin{matrix}
a+b \geq 2\sqrt{ab}=2\sqrt[6]{a^3b^3}\\
c+\sqrt[3]{abc}\geq 2\sqrt{c\sqrt[3]{abc}}=2\sqrt[6]{abc^4}\\
2(\sqrt[6]{a^3b^3}+\sqrt[6]{abc^4})\geq 4\sqrt[12]{a^4b^4c^4}=4\sqrt[3]{abc}
\end{matrix}\right.$
$\Rightarrow (2)$ luôn đúng.
Áp dụng vào $(1)$: $\frac{(x+y+z)^3}{27}\geq \frac{(3\sqrt[3]{xyz})^3}{27}=\frac{27xyz}{27}=xyz$.
Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z$.

Trường hợp 1: $(a;b;c)=(1;0;0);(0;1;0);(0;0;1);(1;1;0);(1;0;1);(0;1;1)$ thì đẳng thức xảy ra.
Trường hợp 2: Với $(a;b;c)$ khác trường hợp trên, không giảm tính tổng quát, giả sử $a=max[a;b;c]$.
Khi đó: $\frac{a}{b+c+1}+\frac{b}{a+c+1}+\frac{c}{a+b+1}\leq \frac{a}{b+c+1}+\frac{b}{b+c+1}+\frac{c}{b+c+1}=\frac{a+b+c}{b+c+1}=1+\frac{a-1}{b+c+1}$
Phải chứng minh: $1+\frac{a-1}{b+c+1}+(1-a)(1-b)(1-c) \leq 1$
$\Leftrightarrow (1-a)[(1-b)(1-c)-\frac{1}{b+c+1}] \leq 0$.
Có $1-a \geq 0\; \forall\; a \in [0;1]$.
Ta sẽ chứng minh $(1-b)(1-c)-\frac{1}{b+c+1}\leq 0$
$\Leftrightarrow (1-b)(1-c)(b+c+1)-1 \leq 0$.
Thật vậy, áp dụng bổ đề trên cho 3 số dương $1-b; 1-c$ và $b+c+1$:
$(1-b)(1-c)(b+c+1)-1\leq \frac{(1-b+1-c+b+c+1)^3}{27}-1=1-1=0$
$\Rightarrow$ đpcm.
Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
a=b=c\\
\begin{bmatrix}
1-a=0\\
1-b=1-c=b+c+1
\end{bmatrix}
\end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow a=b=c=0$ hoặc $a=b=c=1$.
Kết luận: Vậy $\frac{a}{b+c+1}+\frac{b}{a+c+1}+\frac{c}{a+b+1}+(1-a)(1-b)(1-c)\leq 1$ với $a,b,c$ thuộc $[0;1]$. Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow (a;b;c)=(0;0;0)(1;0;0);(0;1;0);(0;0;1);(1;1;0);(1;0;1);(0;1;1);(1;1;1)$.
=====
Điểm bài làm: 10
Tổng điểm: $S = \left [\frac{52 - \left (6 - 5 \right )}{2} \right ]+3*10+10+0=65$



#367557 [MSS2013] Trận 11 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi daovuquang on 06-11-2012 - 20:50 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Vấn đề ở chỗ nào vậy, mình vẫn còn kém nên rất mong bạn chỉ rõ cho :icon10: . nếu đúng thì..... hình như mấy mở rộng của mình hơi bị trùng lập..... :icon6:
_____________________________________________________________

Ở mở rộng 1 bạn chia 2 vế cho $b$ khi chưa chắc $b \ne 0$.
Ở các mở rộng tiếp theo thì mình nghĩ bạn nên giải hẳn ra $x$ chứ ko chỉ dừng lại nửa chừng.:)
Mở rộng 4 và 5 bạn phải xét trường hợp $y$ chẵn hay lẻ.
Mở rộng 5 thì hình như bạn viết sai đề.
Ngoài ra trong quá trình đánh còn có 1 số chỗ sai latex.:D



#367227 [MSS2013] Trận 11 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi daovuquang on 05-11-2012 - 17:46 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Mở rộng của bạn minhhieukaka có vấn đề. Mở rộng của Tru09 hơi giống nhau.:D



#367036 [MSS2013] Trận 11 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi daovuquang on 04-11-2012 - 15:13 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Mở rộng 4: Giải phương trình:
$$mp\sqrt[2k+1]{(ax+b)^2}+(mq+np)\sqrt[2k+1]{acx^2+(ad+bc)x+bd}+nq\sqrt[2k+1]{(cx+d)^2}=0$$ với $k \in \mathbb{N};\; a;b;c;d;m;n;p;q \in \mathbb{R}$ và $m^{2k+1}a+n^{2k+1}c\ne 0;\; p^{2k+1}a+q^{2k+1}c\ne 0$.


Đặt $\sqrt[2k+1]{ax+b}=u; \sqrt[2k-1]{cx+d}=v$.
Phương trình tương đương với: $mpu^2+(mq+np)uv+nqv^2=0$
$\Leftrightarrow (mu+nv)(pu+qv)=0$
$\Leftrightarrow mu=-nv$ hoặc $pu=-qv$.
TH1: $mu=-nv$ hay $m\sqrt[2k+1]{ax+b}=-n\sqrt[2k+1]{cx+d}$
$\Leftrightarrow m^{2k+1}(ax+b)=-n^{2k+1}(cx+d)$
$\Leftrightarrow x=-\frac{m^{2k+1}b+n^{2k+1}d}{m^{2k+1}a+n^{2k+1}c}$.
TH2: $pu=-qv$ hay $p\sqrt[2k+1]{ax+b}=-q\sqrt[2k+1]{cx+d}$
$\Leftrightarrow p^{2k+1}(ax+b)=-q^{2k+1}(cx+d)$
$\Leftrightarrow x=-\frac{p^{2k+1}b+q^{2k+1}d}{p^{2k+1}a+q^{2k+1}c}$.
Kết luận: Vậy $x=-\frac{m^{2k+1}b+n^{2k+1}d}{m^{2k+1}a+n^{2k+1}c}$ hoặc $x=-\frac{p^{2k+1}b+q^{2k+1}d}{p^{2k+1}a+q^{2k+1}c}$.



#367034 [MSS2013] Trận 11 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi daovuquang on 04-11-2012 - 15:06 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Mở rộng 3: Giải phương trình:
$$2\sqrt[2k+1]{(ax+b)^2}+3\sqrt[2k+1]{acx^2+(ad+bc)x+bd}+\sqrt[2k+1]{(cx+d)^2}=0$$ với $k \in \mathbb{N};\; a;b;c;d \in \mathbb{R}$ và $2^{2k+1}a+c\ne 0;\; a+c\ne 0$.


Đặt $\sqrt[2k+1]{ax+b}=u; \sqrt[2k-1]{cx+d}=v$.
Phương trình tương đương với: $2u^2+3uv+v^2=0$
$\Leftrightarrow (2u+v)(u+v)=0$
$\Leftrightarrow 2u=-v$ hoặc $u=-v$.
TH1: $2u=-v$ hay $2\sqrt[2k+1]{ax+b}=-\sqrt[2k+1]{cx+d}$
$\Leftrightarrow 2^{2k+1}(ax+b)=cx+d$
$\Leftrightarrow x=-\frac{2^{2k+1}b+d}{2^{2k+1}a+c}$.
TH2: $u=-v$ hay $\sqrt[2k+1]{ax+b}=-\sqrt[2k+1]{cx+d}$
$\Leftrightarrow ax+b=-cx-d$
$\Leftrightarrow x=-\frac{b+d}{a+c}$.
Kết luận: Vậy $x=-\frac{2^{2k+1}+1}{2^{2k+1}-1}$ hoặc $x=-\frac{b+d}{a+c}$.
Sorry lần trước em đánh bị trùng a,b. Mong BTC xoá mở rộng kia đi. :D



#367031 [MSS2013] Trận 11 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi daovuquang on 04-11-2012 - 15:01 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Mở rộng 3: Giải phương trình:
$$2\sqrt[2k+1]{(ax+b)^2}+3\sqrt[2k+1]{acx^2+(ad+bc)x+bd}+\sqrt[2k+1]{(cx+d)^2}=0$$ với $k \in \mathbb{N};\; a;b;c;d \in \mathbb{R}$ và $2^{2k+1}a+c\ne 0;\; a+c\ne 0$.


Đặt $\sqrt[2k+1]{ax+b}=a; \sqrt[2k-1]{cx+d}=b$.
Phương trình tương đương với: $2a^2+3ab+b^2=0$
$\Leftrightarrow (2a+b)(a+b)=0$
$\Leftrightarrow 2a=-b$ hoặc $a=-b$.
TH1: $2a=-b$ hay $2\sqrt[2k+1]{ax+b}=-\sqrt[2k+1]{cx+d}$
$\Leftrightarrow 2^{2k+1}(ax+b)=cx+d$
$\Leftrightarrow x=-\frac{2^{2k+1}b+d}{2^{2k+1}a+c}$.
TH2: $a=-b$ hay $\sqrt[2k+1]{ax+b}=-\sqrt[2k+1]{cx+d}$

$\Leftrightarrow ax+b=-cx-d$
$\Leftrightarrow x=-\frac{b+d}{a+c}$.
Kết luận: Vậy $x=-\frac{2^{2k+1}+1}{2^{2k+1}-1}$ hoặc $x=-\frac{b+d}{a+c}$.



#366816 [MSS2013] Trận 11 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi daovuquang on 03-11-2012 - 20:34 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Mở rộng 2: Giải phương trình:
$$2\sqrt[2k]{(1+x)^2}+3\sqrt[2k]{1-x^2}+\sqrt[2k]{(1-x)^2}=0$$ với $k \in \mathbb{N}^*$.

Điều kiện xác định: $1-x^2\ge 0 \Leftrightarrow -1\le x\le 1$.
Nhận xét: $VT\ge 0=VP$.
Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow \begin{cases}\sqrt[2k]{(1+x)^2}=0\\\sqrt[2k]{1-x^2}=0\\\sqrt[2k]{(1+x)^2}=0\end{cases}$
$\Rightarrow$ phương trình vô nghiệm.
Kết luận: Vậy phương trình vô nghiệm.



#366809 [MSS2013] Trận 11 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi daovuquang on 03-11-2012 - 20:21 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Mở rộng 1: Giải phương trình:
$$2\sqrt[2k+1]{(1+x)^2}+3\sqrt[2k+1]{1-x^2}+\sqrt[2k+1]{(1-x)^2}=0$$ với $k \in \mathbb{N}$.

Đặt $\sqrt[2k+1]{1+x}=a; \sqrt[2k-1]{1-x}=b$.
Phương trình tương đương với: $2a^2+3ab+b^2=0$
$\Leftrightarrow (2a+b)(a+b)=0$
$\Leftrightarrow 2a=-b$ hoặc $a=-b$.
TH1: $2a=-b$ hay $2\sqrt[2k+1]{1+x}=-\sqrt[2k+1]{1-x}$
$\Leftrightarrow 2^{2k+1}(x+1)=x-1$
$\Leftrightarrow x=-\frac{2^{2k+1}+1}{2^{2k+1}-1}$.
TH2: $a=-b$ hay $\sqrt[2k+1]{1+x}=-\sqrt[2k+1]{1-x}$

$\Leftrightarrow x+1=x-1$
$\Leftrightarrow$ 1=-1 $\Rightarrow$ loại.
Kết luận: Vậy $x=-\frac{2^{2k+1}+1}{2^{2k+1}-1}$.



#366633 [MSS2013] Trận 11 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi daovuquang on 02-11-2012 - 20:28 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của daovuquang:
Đặt $\sqrt[3]{1+x}=a; \sqrt[3]{1-x}=b$.
Phương trình bài cho tương đương với: $2a^2+3ab+b^2=0$
$\Leftrightarrow (2a+b)(a+b)=0$
$\Leftrightarrow \begin{bmatrix}
2a=-b\\
a=-b
\end{bmatrix}$
TH1: $2a=-b$ hay $2\sqrt[3]{1+x}=-\sqrt[3]{1-x}\; (1)$.
$(1)\Leftrightarrow 8(1+x)=-(1-x)$
$\Leftrightarrow 8+8x=x-1$
$\Leftrightarrow x=-\frac{9}{7}$.
TH2: $a=-b$ hay $\sqrt[3]{1+x}=-\sqrt[3]{1-x}\; (2)$.
$(2)\Leftrightarrow 1+x=-(1-x)$
$\Leftrightarrow 1=-1$
$\Rightarrow$ loại.
Vậy $x=-\frac{9}{7}$.
----
Nếu mấy mở rộng của em gộp số mũ lại thành hai mở rộng thì hay hơn đấy :D
----
Điểm bài làm: 10
Tổng điểm: $\left [ \dfrac{52-\left ( 20-20 \right )}{2} \right ]+3.10+20+0=76$



#365091 [MSS2013] Trận 10 - Hình học

Đã gửi bởi daovuquang on 26-10-2012 - 21:50 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Đề của MSS01 - BlackSelena:
Cho $\triangle XYZ$, $W$ là điểm thuộc cạnh $YZ$. Trên $XY$ và $XZ$ lần lượt lấy các điểm $M$ và $N$. Các đường thẳng qua $M$ và $N$ song song với $XW$ cắt $YZ$ tại $Q$ và $P$. CMR:
$$S_{PMQN} \leq max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}$$


Bổ đề 1: Cho $\triangle{ABC}$; $D,E$ lần lượt nằm trên cạnh $AB,AC$. CMR: $\frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=\frac{AD.AE}{AB.AC}$.
MSS10(1).png
Chứng minh: $\triangle{ADE}$ và $\triangle{AEB}$ có chung đường cao $EH \Rightarrow \frac{S_{ADE}}{S_{AEB}}=\frac{AD}{AB}\; (1)$.
$\triangle{AEB}$ và $\triangle{ABC}$ có chung đường cao $BK \Rightarrow \frac{S_{AEB}}{S_{ABC}}=\frac{AE}{AC}\; (2)$.
Từ $(1),(2) \Rightarrow \frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=\frac{AD.AE}{AB.AC}$.
Bổ đề 2: Cho $\triangle{ABC}\sim \triangle{A'B'C'}$. CMR: $\frac{S_{ABC}}{S_{A'B'C'}}=\frac{AB^2}{A'B'^2}$.
MSS10(2).png
Chứng minh: Hạ đường cao $AD, A'D'$.
$\triangle{ABC}\sim \triangle{A'B'C'}\Rightarrow \widehat{ABC}=\widehat{A'B'C'}$ và $\frac{AB}{A'B'}=\frac{BC}{B'C'}\; (1)$
$\Rightarrow \triangle{ABD}\sim \triangle{A'B'D'}\; (g.g)\Rightarrow \frac{AB}{A'B'}=\frac{AD}{A'D'}\; (2)$.
Từ $(1);(2)\Rightarrow \frac{S_{ABC}}{S_{A'B'C'}}=\frac{AD.BC}{A'D'.B'C'}=\frac{AB}{A'B'^2}$.

Quay trở lại bài toán:
MSS10.png
Giả sử $max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}=S_{XYW}\Rightarrow S_{XYZ}\leq 2S_{XYW}$.
Đặt $YM=a; ZN=b; XY=x; ZX=y$.
Áp dụng bổ đề 2, ta có: $\frac{S_{YMQ}}{S_{YXW}}=\frac{a^2}{x^2}$ và $\frac{S_{ZNP}}{S_{ZXW}}=\frac{b^2}{y^2}$.
Áp dụng bổ đề 1, ta có: $\frac{S_{XMN}}{S_{XYZ}}=\frac{XM.XN}{XY.XZ}=\frac{(x-a)(y-b)}{xy}=1-\frac{a}{x}-\frac{b}{y}+\frac{ab}{xy}$
$\Rightarrow S_{MNPQ}=S_{XYZ}-S_{YMQ}-S_{ZNP}-S_{XMN}$
$=S_{XYW}+S_{XZW}-\frac{a^2}{x^2}S_{XYW}-\frac{b^2}{y^2}S_{XZW}-(1-\frac{a}{x}-\frac{b}{y}+\frac{ab}{xy})(S_{XYW}+S_{XZW})$
$=(1-\frac{a^2}{x^2}-1+\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-\frac{ab}{xy})S_{XYW}+(1-\frac{b^2}{y^2}-1+\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-\frac{ab}{xy})S_{XZW}$
$=(\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-\frac{a^2}{x^2}-\frac{ax}{by})S_{XYW}+(\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-\frac{b^2}{y^2}-\frac{ax}{by})S_{XZW}$
$\le [2(\frac{a}{x}+\frac{b}{y})-\frac{a^2}{x^2}-\frac{b^2}{y^2}-2\frac{ab}{xy}]S_{XYW}$.
Phải c/m: $S_{MNPQ}\le S_{XYW}$
$\Leftrightarrow 2(\frac{a}{x}+\frac{b}{y})-\frac{a^2}{x^2}-\frac{b^2}{y^2}-2\frac{ab}{xy}\le 1$
$\Leftrightarrow (\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-1)^2\le 0$.
Bất đẳng thức cuối hiển nhiên đúng.
Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
\frac{a}{x}+\frac{b}{y}=1\\
S_{XYW}=S_{XZW}
\end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \frac{YM}{XY}+\frac{ZN}{XZ}=1$ và $W$ là trung điểm $YZ$.
Kết luận: Vậy $S_{PMQN} \leq max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}$. Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow \frac{YM}{XY}+\frac{ZN}{XZ}=1$ và $W$ là trung điểm $YZ$.
====
Điểm bài làm: 10
Tổng điểm: $S = \left [\frac{52 - \left (6 - 5 \right )}{2} \right ]+3*10+0+0=55$



#364828 [MSS2013] Trận 9 - Phương trình nghiệm nguyên - đồng dư

Đã gửi bởi daovuquang on 25-10-2012 - 21:36 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Lời giải của toán thủ ConanTM:
Đặt: S(a) = $a^2-a-b^2$. Giả sử S(a) là số chính phương thì S(1-a) cũng là số chính phương mà a và 1 - a khác tính chẵn lẻ => Mâu thuẫn vì theo giả thiết thì a và b phải cùng tính chẵn lẻ. (đpcm)
=================================
Mở rộng 1 của toán thủ ConanTM:
Với a + b chia hết cho 2 thì ta cũng có $(a+m)^2-(a+m)-b^2$ (với m nguyên dương) không là số chính phương vì nếu S(a+m) là số chính phương thì ta cũng có S[1-(a+m)] cũng là số chính phương mà a + m và 1 - (a + m) khác tính chẵn lẻ => mâu thuẫn.
Mở rộng 2 của toán thủ ConanTM:
Với a + b chia hết cho 2 thì ta cũng có $(ma)^2-ma-b^2$ (với m nguyên dương) không là số chính phương vì nếu S(am) là số chính phương thì ta cũng có S[1-(am)] cũng là số chính phương mà a m và 1 - (a m) khác tính chẵn lẻ => mâu thuẫn.
Mở rộng 3 của toán thủ ConanTM:
Với a + b chia hết cho 2 thì ta cũng có $(na+m)^2-(na+m)-b^2$ (với m, n nguyên dương) không là số chính phương vì nếu S(na+m) là số chính phương thì ta cũng có S[1-(na+m)] cũng là số chính phương mà na + m và 1 - (na + m) khác tính chẵn lẻ => mâu thuẫn.
----
Điểm bài làm: 10
Tổng điểm: $\left [ \dfrac{52-\left ( 23-19 \right )}{2} \right ]+3.10+3.10+10=94$


Anh có thể giải thích cách làm của bạn ConanTM được ko ạ?



#363896 [MSS2013] Trận 9 - Phương trình nghiệm nguyên - đồng dư

Đã gửi bởi daovuquang on 22-10-2012 - 19:56 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Mở rộng 2: Cho hai số tự nhiên $a$ và $b$ sao cho $a>b$ và hiệu $a-b$ chia hết cho $2$. Chứng minh rằng $a^{2}-a-b^{2}$ không thể là số chính phương.

Nhận xét: $(a-b) \vdots 2 \Rightarrow (a-b+2b) \vdots 2 \Rightarrow (a+b) \vdots 2$. Đến đây giải tương tự bài gốc.