Jump to content

linhlun97's Content

There have been 63 items by linhlun97 (Search limited from 09-06-2020)



Sort by                Order  

#452883 Định a,b,c để thể tích O.ABC đạt GTLN

Posted by linhlun97 on 24-09-2013 - 23:46 in Hình học không gian

$V_{OABC}=\frac{1}{6}OA.OB.OC$

$k=a+b+c+AB+AC+BC= a+b+c+\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{b^2+c^2}+\sqrt{c^2+a^2}$

$\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{b^2+c^2}+\sqrt{c^2+a^2}\geq \sqrt{(a+b+c)^2+(b+c+a)^2}=\sqrt{2}(a+b+c)\geq 3\sqrt{2}\sqrt[3]{abc}$

$a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}$

Từ các đánh giá trên suy ra Max V (OABC)




#452790 Cho $\Delta$ABC, CM các BĐT sau: 1)$r_a+r_b+r_c \geq...

Posted by linhlun97 on 24-09-2013 - 17:31 in Bất đẳng thức và cực trị

mình nghĩ $r_{a},r_{b},r_{c}$ là bán kính đường tròn bàng tiếp tương ứng góc A,B, C của tam giác đó bạn




#452639 Chứng minh tứ giác $EFGH$ ngoại tiếp 1 đường tròn

Posted by linhlun97 on 23-09-2013 - 21:08 in Hình học

Bài 2

Tứ giác AEIH nội tiếp nên$\angle EAI=\angle EHI$

Tứ giác IHDG nội tiếp nên$\angle IHG=\angle IDG$

Mà $\angle EAI=\angle IDG$

suy ra$\angle EHI=\angle IHG$

tương tự suy ra I là Tâm đường tròn nội tiếp tứ giác EFGH

=> dpcm




#452626 $cos2x+cos4x+cos6x=cosx.cos2x.cos3x+2$

Posted by linhlun97 on 23-09-2013 - 20:33 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

VP= $\tfrac{1}{2}(cos4x+cos2x)cos2x+2=\frac{1}{4}(cos 6x+cos2x+cos4x)+\frac{1}{4}+2$

pt trở thành$cos2x+cos4x+cos6x=3$ (*)

$VT(*)\leq 3$ với mọi $x\in \mathbb{R}$

dấu $"=" \Leftrightarrow cos2x=cos4x=cos6x=1$




#452425 Topic về số học, các bài toán về số học.

Posted by linhlun97 on 22-09-2013 - 20:35 in Số học

Bài 29

Cho $p_{n}$ là số nguyên tố thứ $n$. Chứng minh rằng:

a.$p_{n}>2n$ với mọi $n>4$

b.$p_{n}>3n$ với mọi $n>11$

a) Ta có $p_{5}=11>2.5$

Giả sử bất đẳng thức đúng với $n=k\geq 5$

Khi $n=k+1$

2 số nguyên tố liên tiếp kể từ số 3 trở đi đều cách nhau ít nhất là 2 vì mọi số nguyên tố khác 2 đều là số lẻ

Suy ra $p_{k+1}-p_{k}\geq 2 \Rightarrow p_{k+1}\geq p_{k}+2> 2k+2=2(k+1)$

=> dpcm
b) ta có$p_{12}=37> 3.12$

Chia tập hợp các số nguyên dương thành các nhóm 3 số:

$A_{1}={1,2,3}$

$A_{2}={4,5,6}$

....

$A_{k}={3k-2,3k-1,3k}$

Trong 12 tập đầu tiên có 11 số nguyên tố, kể từ tập 13 trở đi, trong  mỗi tập $A_{k} , k\geq 13$ có 1số 3k chia hết cho 3 và lớn hơn 3, trong 2 số 3k-1, 3k-2 có 1 số chẵn và lớn hơn 2 => Trong mỗi tập có nhiều nhất là 1 số nguyên tố.   Do vậy số nguyên tố thứ n $p_{n}$ sẽ thuộc tập $A_{k+1}$ hoac các tập sau nữa.
Từ đó suy ra dpcm




#452403 $|\overrightarrow{AH}|=?$

Posted by linhlun97 on 22-09-2013 - 20:04 in Hình học

Goi giao điểm của AO với (O) là D

$BH\perp AC, CD\perp AC\Rightarrow BH//CD$

Tương tự CH//BD

Nên BHCD là hbh mà M là trung điểm BC 

Suy ra M là trung điểm HD

$\bigtriangleup ADH$ có OM là dtb nên $\overrightarrow{AH}=2\overrightarrow{OM}$




#452387 $|\overrightarrow{AH}|=?$

Posted by linhlun97 on 22-09-2013 - 19:18 in Hình học

Dễ dàng chứng minh được $\overrightarrow{AH}=2\overrightarrow{OM}$  với M là trung điểm BC

$\bigtriangleup OMB, \widehat{OMB}=90, \widehat{BOM}=\frac{1}{2}\widehat{BOC}=\widehat{BAC}=60$

$\Rightarrow OM=\frac{1}{2}OB=2(cm)$

Vậy AH =4cm




#346153 GPT" $2001.(2000-x^{2})^{2}=2001-x$

Posted by linhlun97 on 12-08-2012 - 13:05 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$VT \vdots 2001 \Rightarrow VP\vdots 2001\Rightarrow x\vdots 2001(1)) Ma VT> 0\Rightarrow VP> 0\Rightarrow 2001>x(2)) Tu (1)(2)\Rightarrow PT vô nghiệm$

mình nghĩ bài này ko cho điều kiện $x\epsilon \mathbb{Z}$ nên bạn ko thể áp dụng tính chất chia hết



#346147 CM: $\vartriangle MNP$ đều

Posted by linhlun97 on 12-08-2012 - 12:40 in Hình học

mình cũng thử giải bài này rồi nhưng ko được
khi vẽ hình ra mình ko thấy tam giác MNP đều
không biết ý kiến các bạn như thế nào nhưng mình nghĩ bài này thiếu dữ kiện,
theo mình nếu cho thêm tam giác OAB cân nữa thì bài này sẽ khá đơn giản, còn như thế này mình ko giải được

Anh không biết em vẽ hình bằng phần mềm nào. Còn anh xài Gebra thì bài này hoàn toàn đúng:

sao mình thấy tam giác MNP của bạn ko đều, mình ko hiểu về phần mềm vẽ hình lắm



#344216 C/m: ABC là tam giác đều

Posted by linhlun97 on 06-08-2012 - 23:54 in Hình học phẳng

$AB= c,BC=a, AC=b$
$\frac{DB}{DC}=\frac{AB}{AC}=\frac{c}{b}$
$\Rightarrow c.\overrightarrow{DC}=b.\overrightarrow{BD}$
$\Rightarrow c(\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{AD})=b.(\overrightarrow{AD}-\overrightarrow{AB})$
$\Rightarrow \overrightarrow{AD}=\frac{c}{b+c}.\overrightarrow{AC}+\frac{b}{b+c}.\overrightarrow{AB}$
lập các đẳng thức tương tự, cộng vế theo vế và biến đổi sẽ được $a=b=c$



#337919 CMR: $a^4+b^4+c^4\geq a^3+b^3+c^3$

Posted by linhlun97 on 20-07-2012 - 00:10 in Bất đẳng thức và cực trị

ta dễ dàng cm được các bdt sau
$a^4+b^4\geq a^3b+ab^3$
$b^4+c^4\geq b^3c+bc^3$
$a^4+c^4\geq a^3c+ac^3$
cộng các bdt trên ta được
$2(a^4+b^4+c^4)\geq a^3b+a^3b+b^3c+b^3a+c^3a+c^3b$
$\Rightarrow 3(a^4+b^4+c^4)\geq a^3b+a^3b+a^4+b^3c+b^3a+b^4+c^3a+c^3b+c^4$
$\Rightarrow 3(a^4+b^4+c^4)\geq (a+b+c)(a^3+b^3+c^3)$
$\Rightarrow (a^4+b^4+c^4)\geq (a^3+b^3+c^3)$



#322988 Tìm số nguyên tố $m^{2}+n^{2}+p^{2}$

Posted by linhlun97 on 06-06-2012 - 22:51 in Số học

không mất tính tổng quát: $\large m< n< p$
nếu $\large m=3\Rightarrow n=5,p=7\Rightarrow m^2+n^2+p^2=83\epsilon \mathbb{P}$
nếu $\large m> 3\Rightarrow n,p> 3;m,n,p\epsilon \mathbb{P}$ $\large \Rightarrow m,n,p$ không chia hết cho 3
$\large \Rightarrow m^2,n^2,p^2$ chia 3 dư 1$\large \Rightarrow m^2+n^2+p^2 \vdots 3$ mà $\large m^2+n^2+p^2 > 3\Rightarrow m^2+n^2+p^2$ không phải số nguyên tố
vậy$\large (m,n,p)=(3,5,7)$ và các hoán vị

mình thiếu trường hợp m=2 nhé mọi người



#322970 Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Toán PTNK-ĐHQG TP.HCM 2012-2013

Posted by linhlun97 on 06-06-2012 - 22:05 in Tài liệu - Đề thi

haiz, minh lam được ít quá. chắc không hi vọng



#322207 Tìm số nguyên tố $m^{2}+n^{2}+p^{2}$

Posted by linhlun97 on 03-06-2012 - 22:00 in Số học

không mất tính tổng quát: $\large m< n< p$
nếu $\large m=3\Rightarrow n=5,p=7\Rightarrow m^2+n^2+p^2=83\epsilon \mathbb{P}$
nếu $\large m> 3\Rightarrow n,p> 3;m,n,p\epsilon \mathbb{P}$ $\large \Rightarrow m,n,p$ không chia hết cho 3
$\large \Rightarrow m^2,n^2,p^2$ chia 3 dư 1$\large \Rightarrow m^2+n^2+p^2 \vdots 3$ mà $\large m^2+n^2+p^2 > 3\Rightarrow m^2+n^2+p^2$ không phải số nguyên tố
vậy$\large (m,n,p)=(3,5,7)$ và các hoán vị



#321989 Cho a,b,c dương và a+ b + c $\leq$ 3 Chứng minh : $\...

Posted by linhlun97 on 03-06-2012 - 11:16 in Bất đẳng thức và cực trị

bài 2
áp dụng BDT bunhiakovski cho các số $\frac{1}{\sqrt{a}},\sqrt{\frac{2}{b}},\sqrt{a},\sqrt{2b}$
$((\frac{1}{\sqrt{a}})^{2}+(\sqrt{\frac{2}{b}})^2)((\sqrt{a})^2+(\sqrt{2b})^2)\geq 9$ (*)
ta có $\frac{a+2b}{c}\leq 3$ (1)
thật vậy (1)$\Leftrightarrow a+2b\leq 3c$
$\Leftrightarrow (a+2b)^2\leq 9c^2$
$\Leftrightarrow b^2+2ab\leq 3c^2$ (luôn dúng vì $b^2+2ab\leq a^2+2b^2\leq 3c^2$)
vậy $( a+2b)\frac{3}{c}\leq 9$(**)
(*). (**) $(\frac{1}{a}+\frac{2}{b})(a+2b)\geq (a+2b)\frac{3}{c}\Rightarrow$ dpcm



#321980 Cho a,b,c dương và a+ b + c $\leq$ 3 Chứng minh : $\...

Posted by linhlun97 on 03-06-2012 - 11:02 in Bất đẳng thức và cực trị

bài 5
$M=\frac{n}{x+y}=\frac{10x+y}{x+y}=1+\frac{9x}{x+y}=1+\frac{9}{1+\frac{y}{x}}\geq 1+\frac{9}{1+\frac{9}{1}}= \frac{19}{10}$
GTNN của $M=\frac{19}{10}\Leftrightarrow n=19$



#321975 Tìm số $\bar{abcde}$ biết $\sqrt[3]{\bar{abcde...

Posted by linhlun97 on 03-06-2012 - 10:52 in Đại số

Bài 2:
$\overline{ab}=(a+b)\sqrt{a+b}$
$\Rightarrow \sqrt{a+b}=\frac{\overline{ab}}{a+b}\epsilon \mathbb{Q}$
$a+b\epsilon \mathbb{N}\Rightarrow a+b$ là số chính phương
$1\leq a+b \leq 18$
$a+b=4,9,16$
thử lần lượt các trường hợp, ta thấy $\overline{ab}=27$ thỏa



#321935 Tìm $m$ để $\left(x^2+\frac{1}{x^2}\right)-2m...

Posted by linhlun97 on 03-06-2012 - 08:27 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

đặt $a=\frac{1}{x}+x\Rightarrow a^2=x^2+(\frac{1}{x})^2+2\Rightarrow a^2\geq 4\Rightarrow \left | a \right |\geq 2\Rightarrow a\geq 2$ hoặc$a\leq -2$
phương trình trở thành $a^2 -2ma+2m-2=0$
phương trình vô nghiệm khi
xảy ra 2 trường hợp
TH1 $\Delta < 0$
TH2 phương trình không có nghiệm thỏa $\left | a \right |\geq 2$
lúc đó nghiệm phương trình se thỏa $-2< a< 2$
$\Rightarrow (a_{1}+2)(a_{2}-2)< 0$ và$-4< a_{1}+a_{2}< 4$
$\Delta \geq 0$
lúc này xài Viet se xac dinh được điều kiện m sao cho pt co ngiệm thỏa $-2< a< 2$
vậy để pt vô nghiệm thì m không thuộc điều kiện đó
Kết hợp 2 trường hợp, ta se xác định được m



#321932 Nghiệm nguyên:$$\frac{1}{\sqrt{a}}+\frac{1}{\sq...

Posted by linhlun97 on 03-06-2012 - 07:52 in Số học

Mình nghĩ như bạn henry0905 thì lập luận y,z tương tự là được rồi! Cảm ơn bạn nhé!!! :icon6:

được nhưng mình nghĩ là phả xét x tới 6 trường hợp thì quá dài và mất thời gian nữa



#321905 Nghiệm nguyên:$$\frac{1}{\sqrt{a}}+\frac{1}{\sq...

Posted by linhlun97 on 02-06-2012 - 23:46 in Số học

$\large x\leq y\leq z\Rightarrow \frac{1}{x}\geq \frac{1}{y}\geq \frac{1}{z}$$\large \Rightarrow \frac{3}{x}\geq \frac{1}{2}\Rightarrow x\leq 6$
giả sử$\large x\leq 5\Rightarrow \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\geq 3.\frac{1}{5}> \frac{1}{2}$ (vô lí)
Vậy $\large x> 5$ mà$\large x\leq 6,x\epsilon \mathbb{N}\Rightarrow x=6$
suy ra$\large \frac{1}{y}+\frac{1}{z}=\frac{1}{3}$
$\large \Leftrightarrow y+z=3yz$
$\large \Leftrightarrow 3(y+z)=yz \Leftrightarrow (y-3)(z-3)=9$
tới đây thì đơn giản rồi



#321785 Tìm số $\bar{abcde}$ biết $\sqrt[3]{\bar{abcde...

Posted by linhlun97 on 02-06-2012 - 16:30 in Đại số

$\large (\overline{ab})^3=\overline{abcde}$
$\large \Rightarrow (\overline{ab})^3=1000\overline{ab}+\overline{cde}$
$\large \Rightarrow (\overline{ab})^2=1000+\frac{\overline{cde}}{\overline{ab}}\leq 1000+\frac{999}{10} \Rightarrow \overline{ab}\leq 33$
$\large (\overline{ab})^2=1000+\frac{\overline{cde}}{\overline{ab}}\geq 1000+\frac{100}{99} \Rightarrow \overline{ab}\geq 32$
mà$\large \overline{ab}\epsilon \mathbb{N}\Rightarrow \overline{ab}=32,33$
thử vào ta thấy$\large \overline{ab}=32$ thỏa $\large \Rightarrow \overline{abcde}=32768$



#321781 Tính diện tích một hình tròn, biết nếu giảm đường kính hình tròn đó đi 20% th...

Posted by linhlun97 on 02-06-2012 - 16:13 in Hình học

gọi$\large r$ là bán kính hình tròn
bán kính hình tròn lúc sau là $\large \frac{4}{5}r$
theo giả thiết ta có phương trình
$\large (\frac{4}{5}r)^2. x=r^{2}.x-113,04$
( x là số pi, xin lỗi mình khong biết gõ)
$\large \rightarrow (\frac{9}{25}r)^2.x=113,04$
$\large S=r^2.x=314(dvdt)$



#321768 Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: $(x + 2y)(3x - 7y) = 216$

Posted by linhlun97 on 02-06-2012 - 15:48 in Số học

Sao tớ lập bảng ra rồi mà lại không tìm ra giá trị nào của x, y nguyên cả, toàn là số vô tỉ thôi.

bạn kiểm tra lai đi
mình nghĩ không thể nào ra số vô tỉ được. bởi vì minh chỉ tách thành tích các số nguyên, các hệ số đi với ẩn cũng là số nguyên. trong quá trình giải: hoặc là tìm được nghiệm nguyên hoặc là số hữu tỉ và loại chúng thôi chứ
:)



#321707 Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: $(x + 2y)(3x - 7y) = 216$

Posted by linhlun97 on 02-06-2012 - 11:13 in Số học

bạn tách 216 thành tích các số nguyên dương
$\large 216=1.216=2.108=3.72=9.24=27.8=54.4=...$
mà$\large x+2y\geq 3$
tới đây thì đơn giản rồi



#321625 Tìm nghiệm nguyên của PT: $x^{6}+3x^{3}+1=y^{4}$

Posted by linhlun97 on 01-06-2012 - 23:54 in Số học

bạn nhân 4 cho 2 vế
$\large 4x^{6}+12x^{3}+4=4y^4$
$\large (2x^{3} +3)^2-5=(2y^2)^2$
$\large (2x^{3} +3-2y^2)(2x^3+3+2y^2)=5$
tới đây thì đơn giản rồi