Đến nội dung

dorabesu nội dung

Có 166 mục bởi dorabesu (Tìm giới hạn từ 04-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#393106 tính $\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt...

Đã gửi bởi dorabesu on 04-02-2013 - 16:33 trong Đại số

Nhưng mà nhìn thế này thì A là số vô tỉ chứ nhỉ
kết quả này mình hơi bất ngờ đấy
Mà nếu A=6 $\Rightarrow$ $6\sqrt{6\sqrt{6...}}$=36 cứ thế thì thế nào nhỉ
điều này có đúng không nhỉ

Nếu A=6 thì $\Rightarrow$ $6\sqrt{6\sqrt{6...}}$=36, ừ thì sao?
Mà nếu chứa căn thì chắc gì rút gọn đã là vô tỉ



#393359 Cho a,b,c không âm thoả mãn ab+bc+ca=1. Tìm GTNN của biểu thức:

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 12:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

mình làm được rồi, mọi người thử xem cái nhé
Ta có:
A= 2$x^2$+$y^2$+$z^2$
= $x^2$+$\left ( 1-\frac{\sqrt{5}-1}{2} \right )y^{2}$+$x^2$+$\left ( 1-\frac{\sqrt{5}-1}{2} \right )z^{2}$+$\frac{\sqrt{5}-1}{2}z^2$+$\frac{\sqrt{5}-1}{2}y^2$
$\geq$($\sqrt{5}-1$)(xy+yz+zx)=$\sqrt{5}$-1
Dấu '=' mọi người tự tìm nhé
Cô-si từng đôi một thôi

Cái này phải đoán dấu "=" trước đúng không?



#393403 $x^{2} +2y^{2} + 2z^{2} \geq \fr...

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 15:50 trong Bất đẳng thức và cực trị

Trông thì na ná bài này nhỉ ^^. Chắc cũng cùng dạng http://diendantoanho...-của-biểu-thức/



#393535 Chứng minh bình phương $n$ là hiệu các lập phương hai số nguyên cũn...

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 21:11 trong Số học

Cái này có thể trình bày bằng những kiến thức thuộc phạm vi cấp II không anh?



#393539 Giải phương trình: $\sqrt{3-x}+\sqrt{x-1}=...

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 21:14 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Điều kiện: $1\leq x \leq 3$
Phương trình tương đương
$\sqrt{3-x}+\sqrt{x-1}-3x^{2}+4x+2=0$
$\Leftrightarrow \sqrt{3-x}-1+\sqrt{x-1}-1-3x^{2}+12+4x-8=0$
$\Leftrightarrow \frac{2-x}{\sqrt{3-x}+1}+\frac{x-2}{\sqrt{x-1}+1}-3(x-2)(x+2)+4(x-2)=0$
$\Leftrightarrow x=2 \vee \frac{1}{\sqrt{x-1}+1}-\frac{1}{\sqrt{3-x}+1}-3x-2=0$
Mặt khác từ điều kiện $1\leq x \leq 3$ suy ra $\frac{1}{\sqrt{x-1}+1}\leq 1$ nên hiển nhiên $\frac{1}{\sqrt{x-1}+1}-\frac{1}{\sqrt{3-x}+1}-3x-2<0$.
Từ đó kết luận $x=2$ là nghiệm duy nhất của phương trình.

Trường hợp nhẩm nghiệm rất đẹp là $x=0$ thì có thể trục căn thức được không ạ?



#393555 Tìm các phân số có tử và mẫu đều dương sao cho tổng của phân số đó với số ngh...

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 21:34 trong Số học

Gọi phân số đó là $\frac{a}{b}$ thì phân số nghịch đảo của nó là $\frac{b}{a}$.
Ta có : $\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\geq 2\sqrt{\frac{a}{b}.\frac{b}{a}}=2$ (Cô-si)
Dấu "=" xảy ra khi $a=b$



#393556 $6^{n}+3^{n}+2^{n}-1$ is divisible by p

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 21:37 trong Số học

Chứng minh rằng với mọi số nguyên tố p, chúng ta có thể tìm thấy một số số nguyên dương n sao cho $6^n+3^n+2^n-1$ chia hết cho p.
P/s : sợ bác này quá :wacko:



#393559 $B=1.1!+2.2!+3+3!+...+n.n!$

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 21:38 trong Các dạng toán khác

2 bài giống nhau à?
http://diendantoanho...inh1112233nnn1/



#393567 Tính Q= $a^{2012}+b^{2012}$

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 21:48 trong Đại số

Cho các số thực dương a,b tm: $a^{100}+b^{100}=a^{101}+b^{101}=a^{102}+b^{102}$
Tính Q= $a^{2012}+b^{2012}$

Có : $a^{100}+b^{100}=a^{101}+b^{101}$
$\Rightarrow a^{101}-a^{100}+b^{101}-b^{100}=0$
$\Rightarrow a^{100}(a-1)+b^{100}(b-1)=0$ (1)
Lại có : $a^{101}+b^{101}=a^{102}+b^{102}$
Tương tự $\Rightarrow a^{101}(a-1)+b^{101}(b-1)=0$ (2)
Trừ vế theo vế của (2) cho (1) ta được :
$(a^{101}-a^{100})(a-1)+(b^{101}-b^{100})(b-1)=0$
$\Rightarrow a^{100}(a-1)^2+b^{100}(b-1)^2=0$
Mà $a^{100}(a-1)^2\geq 0$; $b^{100}(b-1)^2\geq 0$
Nên $a^{100}(a-1)^2=0$; $b^{100}(b-1)^2=0$
$\Rightarrow a=1$; $b=1$
$\Rightarrow Q=2$



#393578 Tam giác đó là tam giác gì?

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 22:04 trong Hình học

Cho tam giác có số đo các đường cao là số nguyên, bán kính đường tròn nội tiếp tam giác đó bằng 1. Hỏi tam giác đó là tam giác gì

Gọi các cạnh và chiều cao tương ứng lần lượt là $a,b,c$; $h_a,h_b,h_c$
Có : $2S=a.h_a=b.h_b=c.h_c$
Lại có : $S=pr$
$\Rightarrow 2S=2pr=a+b+c$ ( do $r=1$ )
$\Rightarrow a+b+c=a.h_a=b.h_b=c.h_c$
Do vai trò $a,b,c$ là như nhau. Ta giả sử $a\geq b\geq c$
$\Rightarrow a.h_a=a+b+c\leq 3a$
$\Rightarrow h_a\leq 3$ mà $h_a$ nguyên
$\Rightarrow h_a=1;2;3$
Mặt khác $h_a>2r=2$ nên $h_a=3$
Thay vào ra được $3a=a+b+c$ mà $a\geq b\geq c$ nên $a=b=c$
Vậy $\Delta$ đó là $\Delta$ đều



#393579 Đề thi HSG lớp 10 trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 22:17 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Điều kiện của nghiệm: $x \ne - 2$

Với điều kiện đó, phương trình đầu của hệ tương đương với:
$x^2\left(x + 2\right)^2+4x^2\ge 5\left(x+2\right)^2\\\Leftrightarrow x^4+4x^3+3x^2-20x-20\ge 0\\\Leftrightarrow\left(x+1\right)\left(x^3+3x^2-20\right)\ge 0\\\Leftrightarrow\left(x+1\right)\left(x-2\right)\left(x^2+5x+10\right)\ge 0$
$\Leftrightarrow\left(x+1\right)\left(x-2\right)\ge 0$ vì $\left(x^2+5x+10\right)>0,\forall x$
$\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x\leq-1\\x\geq2\end{array}\right.\,\,\,\,\,\,(2)$

Mặt khác, phương trình thứ hai của hệ tương đương với:
$16m^2+16m\left(x+2\right)+\left(x^2+4\right)^2\\\Leftrightarrow4m+2\left(x+2\right)^2+\left(x^2+4\right)^2-4\left(x+2\right)^2=0\Leftrightarrow\left(4m+2\left(x+2\right)\right)^2+x\left(x-2\right)\left(x^2+2x+8\right)=0\,\,\,\,\,\,(3)$

Do $x^2+2x+8=\left(x+1\right)^2+7>0$ nên $(3)$ chỉ có nghiệm thỏa mãn $0\geq x\geq2\,\,\,\,\,\,(4)$
Từ $(2)$ và $(4)$ suy ra $x = 2$ (có thể) là nghiệm của hệ đã cho;
Thay vào $(3)$ ta có: $m=-2.$
Vậy: $\boxed{m=-2}\,\,\,\,\blacksquare$

Bài này chỉ cần tìm 1 giá trị của m thôi ạ? Nếu thế thì có cần thử lại không anh?



#393583 Giải phương trình

Đã gửi bởi dorabesu on 05-02-2013 - 22:25 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

2.${\sqrt{x-1}}+\sqrt{3-x}=3x^{2}-4x-2$

http://diendantoanhoc.net/index.php?/topic/90612-gi%E1%BA%A3i-ph%C6%B0%C6%A1ng-trinh-sqrt3-xsqrtx-13x2-4x-2/
P/s : Lần sau bạn post ít thôi nhé, nhìn nhiều quá sợ lắm ^^



#394341 $\frac{OM}{AM}.\frac{ON}{ND...

Đã gửi bởi dorabesu on 07-02-2013 - 15:06 trong Hình học phẳng

Cho hai đường kính $AB$ và $CD$ vuông góc với nhau trong đường tròn $(O)$. Điểm $E$ thuộc cung $AD$ nhỏ. $EC$ cắt $AO$ tại $M$; $EB$ cắt $CO$ tại $N$. Chứng minh rằng : $\frac{OM}{AM}.\frac{ON}{ND}$ không đổi.



#394342 Cho $\sqrt{a}+\sqrt{b}=1$. Cmr :...

Đã gửi bởi dorabesu on 07-02-2013 - 15:09 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b$ dương thay đổi thỏa mãn $\sqrt{a}+\sqrt{b}=1$. Cmr : $ab(a+b)^2\leq \frac{1}{64}$



#394348 Cmr : $\frac{3a^2}{5a^2+(b+c)^2}+\frac...

Đã gửi bởi dorabesu on 07-02-2013 - 15:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cmr : $\frac{3a^2}{5a^2+(b+c)^2}+\frac{3b^2}{5b^2+(c+a)^2}+\frac{3c^2}{5c^2+(a+b)^2}\leq 1$ với $a,b,c>0$



#394355 Cho $\sqrt{a}+\sqrt{b}=1$. Cmr :...

Đã gửi bởi dorabesu on 07-02-2013 - 15:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

Áp dụng bdt $\sqrt{xy}\leq \frac{(\sqrt{x}+\sqrt{y})^{2}}{4}$ Ta có:
$\sqrt{ab}(a+b)=\frac{1}{2}2\sqrt{ab}(a+b)\leq \frac{(\sqrt{a}+\sqrt{b})^{4}}{8}=\frac{1}{8}$
Suy ra đpcm

$\frac{1}{2}2\sqrt{ab}(a+b)\leq \frac{(\sqrt{a}+\sqrt{b})^{4}}{8}$ ???
Bạn làm kĩ hơn ở chỗ này được không?



#394491 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi dorabesu on 07-02-2013 - 19:08 trong Góc giao lưu

13151269161636643266_574_574.jpg 12919056281175139937_574_574.jpg
Em là Phạm Ngọc Hoàng, còn bạn kia là Phạm Thị Khánh Ly, cùng lớp ^^ Các bác thấy thế nào ạ?



#394587 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi dorabesu on 07-02-2013 - 21:30 trong Góc giao lưu

Anh like, đặc biệt là bé gái :D

Bé gái thế nào ạ ?:D Anh cho ý kiến chi tiết đi. Mà ông anh nhận xét luôn thằng con trai đê >:)



#394713 $S_{\Delta ABC}\leq \frac{1}{\sqrt{3}}$

Đã gửi bởi dorabesu on 08-02-2013 - 07:48 trong Hình học phẳng

Cho $\Delta ABC$ có các đường cao $\leq 1$. Cmr : $S_{\Delta ABC}\leq \frac{1}{\sqrt{3}}$
_________________
@Joker: Chú ý tiêu đề bạn nhé, xem tại http://diendantoanho...i-khong-bị-xoa/



#395004 $\frac{OM}{AM}.\frac{ON}{ND...

Đã gửi bởi dorabesu on 08-02-2013 - 20:49 trong Hình học phẳng

Có thể dùng công thức $S=\frac{1}{2}sin\alpha.bc$ nữa đấy. Hoặc dùng tam giác đồng dạng nhưng đơn giản hơn nhiều.



#395749 $\frac{OM}{AM}.\frac{ON}{ND...

Đã gửi bởi dorabesu on 11-02-2013 - 21:42 trong Hình học phẳng

nhu the nao may

Tao post cho :
Cách 1 :
Có $\Delta OCM\sim \Delta ECD$ ( vì $\hat{COM}=\hat{CDE}=90^o$ và chung $\hat{C}$ )
$\Rightarrow \frac{OM}{CM}=\frac{ED}{CD}\Rightarrow OM=\frac{CM.ED}{CD}$ (1)
Lại có : $\Delta CMA\sim \Delta CAE$ ( vì $\hat{CAM}=\hat{CEA}=\frac{1}{2}sđ\hat{CB}=\frac{1}{2}sđ\hat{CA}$ và $\hat{C}$ chung )
$\Rightarrow \frac{AM}{MC}=\frac{AE}{AC}\Rightarrow AM=\frac{AE.MC}{AC}$ (2)
Từ (1) và (2) $\Rightarrow \frac{OM}{AM}=\frac{ED.AC}{CD.MC}$
Rồi làm tương tự cho $\frac{ON}{ND}$ ...



#395754 $\frac{OM}{AM}.\frac{ON}{ND...

Đã gửi bởi dorabesu on 11-02-2013 - 21:53 trong Hình học phẳng

Cách 2 :
Ta có : $\frac{ON}{ND}=\frac{S_{NOB}}{S_{NDB}}=\frac{OB.NB.\frac{1}{2}sin\hat{OBN}}{DB.NB.\frac{1}{2}sin\hat{DBN}}$
Tương tự $\frac{OM}{AM}=\frac{S_{COM}}{S_{CAM}}=\frac{CM.CO.\frac{1}{2}sin\hat{MCO}}{AC.CM.\frac{1}{2}sin\hat{ACM}}$
Nhân 2 cái với nhau, kết hợp với $\hat{MCO}=\hat{DBN}$ và $\hat{ACM}=\hat{OBN}$ là ra ...



#395778 $\left\{\begin{matrix} mx-y-n=0 &...

Đã gửi bởi dorabesu on 11-02-2013 - 23:30 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cho hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} mx-y-n=0 (1) & \\ (x+y-2)(x-2y+1)=0 (2) & \end{matrix}\right.$
Tìm tất cả các giá trị của m,n để hệ phương trình vô nghiệm

Hướng giải thôi nhé, đây là 1 bài cơ bản.

Hệ <=>$\left\{\begin{matrix}mx-y=n\\x+y=2\end{matrix}\right.$

Và $\left\{\begin{matrix}mx-y=n\\x-2y=-1\end{matrix}\right.$

Đến đây lập biệt thức D , $D_x$, $D_y$ ra. PT vô nghiệm nếu $D=0$ và 2 thằng còn lại khác $0$.

Sau đó giao 2 TH lại.

Cách giải của anh
luuxuan9x

là cách giải cấp 3 à?
Mà hình như bác
hoangtubatu955

mới cấp 2 phải không? Vậy em thử cách này nhá ^^
Từ pt (2) dễ dàng suy ra $x=2-y$ (*) hoặc $x=1-2y$ (**)
Thay (*) vào pt (1) $\Rightarrow m(2-y)-y-n=0$
Thay (**) vào pt (1) $\Rightarrow m(1-2y)-y-n=0$
Được hệ : $\left\{\begin{matrix} 2m-n-y(m+1)=0&&\\m-n-y(2m+1)=0&\end{matrix}\right.$
$\leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m+my=0&&\\n-y(3m+1)=0&\end{matrix}\right.$
Xét 2 trường hợp : nếu $m=0$ và $m$ khác 0
* Nếu $m$ khác 0, chia pt đầu cho m suy ra $y=0$. Thế vào pt thứ hai ta được $n=0$. Như vậy : để pt vô nghiệm thì $m=0$, $n$ khác 0 hoặc $n=0$ và m khác 0
* Nếu $m=0$ pt đầu luôn đúng. Thế $m=0$ vào pt thứ hai được $n=y$, rồi thế vào pt (1) ...
P/s : chả biết có đúng không :P



#395785 Min$A=(3+\frac{1}{a}+\frac{1}...

Đã gửi bởi dorabesu on 12-02-2013 - 00:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cũng còn cách nữa, đặt $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=x;...$



#395788 $\left\{\begin{matrix}\sqrt{...

Đã gửi bởi dorabesu on 12-02-2013 - 00:44 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Tìm $m$ để hệ sau có nghiệm duy nhất :
$\left\{\begin{matrix}\sqrt{\frac{1}{2}-x}+\sqrt{y}=m(1)\\\sqrt{\frac{1}{2}-y}+\sqrt{x}=m\end{matrix}\right.$

ĐK : $0\leq x,y\leq \frac{1}{2}$
Trừ 2 vế 2 pt đi, ta được : $(\sqrt{\frac{1}{2}-x}-\sqrt{\frac{1}{2}-y})+(\sqrt{y}-\sqrt{x})=0$
$\leftrightarrow \frac{y-x}{\sqrt{\frac{1}{2}-x}+\sqrt{\frac{1}{2}-y}}+\frac{y-x}{\sqrt{y}+\sqrt{x}}=0$
$\leftrightarrow (y-x)(\frac{1}{\sqrt{\frac{1}{2}-x}+\sqrt{\frac{1}{2}-y}}+\frac{1}{\sqrt{y}+\sqrt{x}})=0$
Từ đây dễ thấy $x=y$. Thay vào (1) $\Rightarrow \sqrt{\frac{1}{2}-x}+\sqrt{x}=m$ (2)
Nhận thấy : nếu $x$ là nghiệm của (2) thì $\frac{1}{2}-x$ cũng là nghiệm của (2). Vậy để hệ có nghiệm duy nhất thì $x=\frac{1}{2}-x\Rightarrow x=...$