Đến nội dung

Nguyen Minh Hai nội dung

Có 652 mục bởi Nguyen Minh Hai (Tìm giới hạn từ 09-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#587524 Tìm tất cả các cặp số nguyên dương $(a,b)$ thõa mãn: $a^2+b^2...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 05-09-2015 - 23:10 trong Số học

À, t tưởng chỉ cần chứng minh $k=5$ thì phần sau sẽ dễ dàng giải quyết, không ngờ cái tính chủ quan lại tai hại thế này :D

Phần sau mới là phần quan trọng 




#587516 $(x+y+z+t)^2=nxyzt$

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 05-09-2015 - 22:48 trong Số học

Phương pháp: Vieta Jumping :(

P/s: Chắc phải xét cả đống trường hợp 

1)  Xét 9 hay 10 trường hợp gì đó

2)  Xét 4 trường hợp thôi

Spoiler




#587515 Tìm tất cả các cặp số nguyên dương $(a,b)$ thõa mãn: $a^2+b^2...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 05-09-2015 - 22:46 trong Số học

ĐK của k là $k\in N$ à ??

$a$ phải khác $b$ (thử thay $a=b$ vào thì không tìm được k)

Giả sử $a>b$. Khi đó gọi ($a,b$) là bộ số có $a$ nhỏ nhất sao cho thỏa mãn đề bài.

GT=> $f(a)=a^2-a.kb+b^2+k=0$

Dễ thấy PT trên có 2 nghiệm là $a$ và $a_0$.

Theo định lý Viete thì: $a_0=\frac{b^2+k}{a}\geq a>b$ (bởi vì a nhỏ nhất và theo Viete thì $a_0>0$ )

Do đó: $f(b)>0$ hay là: $b^2-kb^2+b^2+k>0<=>k(1-b^2)+2b^2>0$

Giờ chỉ cần xét 2 trường hợp $b=1$ và $b>1$ nữa là được.

Ở trường hợp $b>1$ thì đưa về BĐT 1 ẩn để làm :)

Spoiler

Có vẻ như lời giải của Tuấn chưa giải quyết được gì cho bài toán cả  :( 

 

Spoiler




#587475 Tìm tất cả các cặp số nguyên dương $(a,b)$ thõa mãn: $a^2+b^2...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 05-09-2015 - 20:52 trong Số học

Tìm tất cả các cặp số nguyên dương $(a,b)$ thõa mãn: $a^2+b^2 = k(ab-1)$

 

Spoiler




#587455 Tại sao có cuốn sáng tạo bất đẳng thức mà không có sáng tạo số học ?

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 05-09-2015 - 19:10 trong Góc giao lưu

Không phải là không có cuốn Sáng tạo Số học.. mà tác giả không lấy tên là "Sáng tạo Số học" mà thôi 

>:) 




#587421 $x^2+y^2+z^2=n(xyz+1)$

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 05-09-2015 - 16:41 trong Số học

Chứng minh rằng phương trình 

                                     $x^2+y^2+z^2=n(xyz+1)$

có nghiệm nguyên dương khi và chỉ khi $n$ được biểu diễn dưới dạng tổng của 2 số chính phương




#587366 $(x+y+z+t)^2=nxyzt$

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 05-09-2015 - 12:01 trong Số học

Anh tham khảo ở đây nhé.

Bên kia là Phương trình Markov ... đơn giản hơn nhiều 




#587357 $(x+y+z+t)^2=nxyzt$

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 05-09-2015 - 11:13 trong Số học

Tìm $n$ sao cho các phương trình sau có nghiệm nguyên dương:

1)          $(x+y+z)^2=nxyz$

 

2)          $(x+y+z+t)^2=nxyzt$




#586896 Đề thi chọn đội tuyển lần 1 trường THPT chuyên Hưng Yên

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 02-09-2015 - 21:35 trong Tài liệu - Đề thi

Không đăng sớm làm chú làm hết hơi lên FB giờ lại phải đăng lại :(.Chú ý lần sau lớp 10 đăng vào chỗ Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

Ta có:$\frac{a}{b+c}\leq \frac{1}{4}\left ( \frac{a}{b}+\frac{a}{c} \right )$

 

Chứng minh tương tự rồi suy ra $\Rightarrow 2\left ( \sum \frac{a}{b+c} \right )\leq \frac{1}{2}\left ( \sum \frac{b+c}{a} \right )$

 

Khi đó cần chứng minh bất đẳng thức:$\sum \frac{(b+c)^2}{a(b+c+2a)}\geq \frac{1}{2}\left ( \sum \frac{b+c}{a} \right )$

 

$\Leftrightarrow \sum \frac{1}{\dfrac{a}{b+c}\left ( \dfrac{2a}{b+c}+1 \right )}\geq \frac{1}{2}\left ( \sum \frac{b+c}{a} \right )(1)$

 

Đặt $\left\{\begin{matrix} x=\dfrac{a}{b+c} & & & \\ y=\dfrac{b}{a+c} & & & \\ z=\dfrac{c}{a+b} & & & \end{matrix}\right.(x,y,z>0)$

 

Khi đó (1) trở thành $\sum \frac{1}{x(2x+1)}\geq \frac{1}{2}\left ( \sum \frac{1}{x} \right )$

 

$\Leftrightarrow \sum \frac{\dfrac{1}{x^2}}{\dfrac{1}{x}+2}\geq \frac{1}{2}\left ( \sum \frac{1}{x} \right )(*)$

 

Mặt khác:Áp dụng bất đẳng thức $C-S$ ta có:

$\sum \frac{\dfrac{1}{x^2}}{\dfrac{1}{x}+2}\geq \frac{\left ( \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z} \right )^2}{\left ( \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y} +\dfrac{1}{z}\right )+6}$

 

Đặt $t=\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=\left ( \frac{a}{b}+\frac{b}{c} +\frac{c}{a}\right )+\left ( \frac{b}{a}+\frac{c}{b}+\frac{a}{c} \right )\geq 3+3=6$

 

Vì $t\geq 6$

 

$\Leftrightarrow t^2\geq 6t$

 

$\Leftrightarrow 2t^2\geq t^2+6t$

 

$\Leftrightarrow \frac{t^2}{t+6}\geq \frac{t}{2}$

 

$\Leftrightarrow \frac{\left ( \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z} \right )^2}{\left ( \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y} +\dfrac{1}{z}\right )+6}\geq \frac{1}{2}\left ( \sum \frac{1}{x} \right )$

 

Vì vậy nên $\sum \frac{\dfrac{1}{x^2}}{\dfrac{1}{x}+2}\geq \frac{\left ( \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z} \right )^2}{\left ( \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y} +\dfrac{1}{z}\right )+6}\geq \frac{1}{2}\left ( \sum \frac{1}{x} \right )$

 

$\Rightarrow$ BĐT $(*)$ luôn đúng

 

Nên ta có ĐPCM:$\sum \frac{(b+c)^2}{a(b+c+2a)}\geq 2\left ( \sum \frac{a}{b+c} \right )$

Ý tưởng của em thì củng như bác Hùng...cơ mà đến đoạn:

Cần chứng minh: $\sum \frac{(b+c)^2}{a(b+c+2a)} \geqslant \frac{1}{2}\left ( \sum \frac{b+c}{a} \right )$ thì có cách khác như sau:

Sử dụng BĐT $Cauchy-Schwarz$ ta có:

$\left [ \sum \frac{(b+c)^2}{a(b+c+2a)} \right ]\left [ \sum \frac{(b+c+2a)}{a} \right ] \geqslant \left ( \sum \frac{b+c}{a} \right )^2$

 

$\Rightarrow$ cần chứng minh :        $2\left ( \sum \frac{b+c}{a} \right ) \geqslant \sum \frac{b+c+2a}{a}$

 

                                                                 $\Leftrightarrow \sum \frac{b+c}{a} \geqslant 6$          (Đúng theo $AM-GM$)

 

Do đó ta có điều phải chứng minh!




#585911 $\sqrt[3]{(n+1)^2}-\sqrt[3]{n^2}<...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 29-08-2015 - 23:12 trong Bất đẳng thức - Cực trị

(Nguyen Minh Hai) Chứng minh BĐT sau với mọi số $n$ nguyên dương

$\sqrt[3]{(n+1)^2}-\sqrt[3]{n^2}<\frac{2}{3\sqrt[3]{n}}<\sqrt[3]{n^2}-\sqrt[3]{(n-1)^2}$

BĐT $\Leftrightarrow 3\sqrt[3]{n(n+1)^2}-3n<2<3n-\sqrt[3]{n(n-1)^2}$

$AM-GM$ ta có:

$3\sqrt[3]{n(n+1)^2} < n+(n+1)+(n+1)=3n+2$

$3\sqrt[3]{n(n-1)^2} < n+(n-1)+(n-1)=3n-2$    (Vì $n$ nguyên dương)

Từ đó suy ra đpcm




#583692 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 21-08-2015 - 19:29 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

 

$\boxed{2}$Một văn phòng cần chọn mua một tờ nhật báo mỗi ngày.Có 4 loại nhật báo.Hỏi có mấy cách chọn mua báo cho một tuần gồm 6 ngày làm việc?

 

- Ngày thứ nhất có 4 cách chọn mua nhật báo.

- Ngày thứ 2 cũng có 4 cách chọn mua nhật báo.

...

- Tương tự thì ngày thứ 6 cũng có 4 cách chọn mua nhật báo.

Áp dụng quy tắc nhân suy ra tổng số cách chọn mua nhật báo trong 6 ngày sẽ là:    $4^6=4096$ cách.




#582716 CMR đường tròn Euler tiếp xúc với đường tròn nội tiếp và các đường tròn bàng...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 17-08-2015 - 21:51 trong Hình học

Bài toán.   Chứng minh rằng đường tròn Euler tiếp xúc với đường tròn nội tiếp và các đường tròn bàng tiếp của tam giác.   (Định lí Feuerbach)




#582235 Dãy $a,T(a),T(T(a)),T(T(T(a))),...$ sẽ dừng ở số $6174$

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 16-08-2015 - 09:26 trong Số học

Bài toán.   Giả sử $a$ là số nguyên có $4$ chữ số (trong hệ thập phân). Ta lập số $a'$ bằng cách xếp các chữ số của $a$ theo thứ tự giảm dần, $a''$ là số gồm các chữ số của $a$ xếp theo thứ tự tăng dần. Đặt:  

            $T(a)=a'-a''$

Chứng minh rằng nếu $a$ không phải là số có $4$ chữ số giống nhau thì dãy $a,T(a),T(T(a)),T(T(T(a))),...$ sẽ dừng ở số $6174$




#582174 Chuyên đề: Bất đẳng thức trên tập số nguyên

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 15-08-2015 - 22:04 trong Chuyên đề toán THPT

Ủng hộ Chuyên đề của chị một bài ( Dành cho THCS)

6.Chứng minh BĐT sau với mọi số $n$ nguyên dương

$\dpi{120} \sqrt[3]{(n+1)^2}-\sqrt[3]{n^2}<\frac{2}{3\sqrt[3]{n}}<\sqrt[3]{n^2}-\sqrt[3]{(n-1)^2}$

 

Spoiler




#582146 Chứng minh rằng nếu $n=\frac{2^k-1}{3}$...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 15-08-2015 - 21:20 trong Số học

Bài toán. Giả sử $n$ là số nguyên dương. Định nghĩa 

$T(n)=\left\{\begin{matrix} \frac{n}{2} \textrm{nếu n chẵn}& & & \\ & & & \\ \frac{3n+1}{2} \textrm{nếu n lẻ} & & & \end{matrix}\right.$

  Lập dãy $n,T(n),T(T(n)),T(T(T(n))),...$ Chứng minh rằng nếu $n=\frac{2^k-1}{3}$ $(k>1, k \in Z^+)$, thì từ lúc nào đó, dãy sẻ có dạng $1,2,1,2,...$




#581900 Chứng minh rằng số lần dịch chuyển tối thiểu để đạt được mục tiêu đề ra là...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 14-08-2015 - 21:58 trong Số học

Có 3 cái cọc và $n$ cái đĩa có kích thước khác nhau từng cặp, được lồng vào một cọc theo thứ tự cái to ở dưới, cái nhỏ ở trên. Mục tiêu đặt ra là chuyển các đĩa sang một cọc khác, sắp xếp theo thứ tự như vậy. Mỗi lần chuyển một đĩa và không bao giờ đặt đĩa to lên đĩa bé hơn trong quá trình chuyển. Cọc thứ ba được dùng làm " trung chuyển ". Chứng minh rằng số lần dịch chuyển tối thiểu để đạt được mục tiêu đề ra là $2^n-1$.




#581514 Tính tổng: $\sum_{k=1}^{2\left [ \frac...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 13-08-2015 - 21:08 trong Tổ hợp và rời rạc

Tính các tổng:

a)   $ \sum_{k=0}^nC_n^k(-1)^k$

 

b)   $\sum_{k=0}^nC_n^k$

 

c)   $\sum_{k=1}^{2\left [ \frac{n}{2} \right ]}C_{n}^{2k}$

 

d) $\sum_{k=1}^{2\left [ \frac{n-1}{2} \right ]+1}C_n^{2k-1}$




#579864 Tìm giá trị nhỏ nhất của : $A=\sum a^{2} . \sum...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 08-08-2015 - 22:54 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c,d >0$ thỏa mãn :$\sum a. \sum \frac{1}{a} = 20$

Tìm giá trị nhỏ nhất của : $A=\sum a^{2} . \sum \frac{1}{a^{2}}$

Sử dụng BĐT $Cauchy-Schwarz$ ta có:

$A=\sum a^2. \sum \frac{1}{a^2} \geqslant \frac{1}{16}.(a+b+c+d)^2\left ( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+\frac{1}{d} \right )^2 =\frac{20^2}{16}=25$




#579511 $6(x+y+z)(x^2+y^2+z^2)\leq 27xyz+10(x^2+y^2+z^2)^{\frac...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 07-08-2015 - 20:55 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $x,y,z \in \mathbb{R}$. CMR: $6(x+y+z)(x^2+y^2+z^2)\leq 27xyz+10(x^2+y^2+z^2)^{\frac{3}{2}}$

Đề thi VMO 2002  :D




#579483 $(a^{3}+b^{3}+c^{3})^{2}<(a^...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 07-08-2015 - 20:27 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $a, b, c >0$. CMR $(a^{3}+b^{3}+c^{3})^{2}<(a^2+b^2+c^2)^3$

BĐT thuần nhất do đó ta có thể chuẩn hóa $a^2+b^2+c^2=1$

Khi đó ta cần chứng minh:           $(a^3+b^3+c^3)^2 < 1$

Ta có:            $a,b,c \in (0;1)$

Do đó:     $a^3<a^2$ , $b^3<b^2$ và $c^3<c^2$

$\Rightarrow (a^3+b^3+c^3)^2 < (a^2+b^2+c^2)^2=1$




#579337 Rút gọn : $(a+b+c+d)^{2}+(a+b-c-d)^{2}+(a+c-b-d)^...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 07-08-2015 - 12:14 trong Đại số

Rút gọn biểu thức : $(a+b+c+d)^{2}+(a+b-c-d)^{2}+(a+c-b-d)^{2}+(a+d-b-c)^{2}$

$(a+b+c+d)^{2}+(a+b-c-d)^{2}+(a+c-b-d)^{2}+(a+d-b-c)^{2}=4(a^2+b^2+c^2+d^2)$

Spoiler




#578187 CM: $\sum a^{3}(b+c)\leq 6$

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 03-08-2015 - 16:29 trong Bất đẳng thức và cực trị

Biết $a^{2}+b^{2}+c^{2}=3$. 

 

CM: $\sum a^{3}(b+c)\leq 6$

Ta có BĐT sau:

$\sum ab(a^2+b^2) \leqslant \frac{2}{3}(a^2+b^2+c^2)^2$

$\Leftrightarrow \sum \left [ (x^2-xy+y^2)(x-y)^2 \right ] \geqslant 0$




#576146 Chứng minh rằng: $cosB+cosC=1$

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 28-07-2015 - 13:38 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Cho tam giác ABC thỏa mãn: $\frac{sin2B+sin2C}{sin2A}=\frac{sin B+sinC}{sinA}$

Chứng minh rằng: $cosB+cosC=1$

Ta có:          $sin2B+sin2C=2.sin(B+C).cos(B-C)$

                                        $=4.sin\frac{B+C}{2}.cos\frac{B+C}{2}.cos(B-C)$

                    $sin2A=2.sinA.cosA$

                    $sinB+sinC=2.sin\frac{B+C}{2}.cos\frac{B-C}{2}$

Do đó     $\frac{sin2B+sin2C}{sin2A}=\frac{sin B+sinC}{sinA}$

 

$\Leftrightarrow cos\frac{B+C}{2}.cos(B-C)=cosA.cos\frac{B-C}{2}$

 

$\Leftrightarrow cos\frac{B+C}{2}\left ( cos^2\frac{B-C}{2}-sin^2\frac{B-C}{2} \right )=-\left ( cos^2\frac{B+C}{2}-sin^2\frac{B+C}{2} \right ).cos\frac{B-C}{2}$

 

$\Leftrightarrow cos\frac{B+C}{2}.cos\frac{B-C}{2}\left ( cos\frac{B+C}{2}+cos\frac{B-C}{2} \right )=sin^2\frac{B+C}{2}.cos\frac{B-C}{2}+sin^2\frac{B-C}{2}.cos\frac{B+C}{2}$

 

$\Leftrightarrow cos\frac{B+C}{2}.cos\frac{B-C}{2}\left ( cos\frac{B+C}{2}+cos\frac{B-C}{2} \right )=\left ( 1-cos^2\frac{B+C}{2} \right ).cos\frac{B-C}{2}+\left ( 1-cos^2\frac{B-C}{2} \right ).cos\frac{B+C}{2}$

 

$\Leftrightarrow 2cos\frac{B+C}{2}.cos\frac{B-C}{2}\left ( cos\frac{B+C}{2}+cos\frac{B-C}{2} \right )=cos\frac{B+C}{2}+cos\frac{B-C}{2}$

 

$\Leftrightarrow cosB+cosC=1$




#576001 [TOPIC] LƯỢNG GIÁC VÀ ỨNG DỤNG

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 27-07-2015 - 21:59 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Ủng hộ topic nè:

P/s: file401 là về BĐT lượng giác

attachicon.gifVNMATH.COM-luonggiac- TRANVANHAO.pdf

attachicon.gifFile401.doc

2 File của anh Download ko được  :(




#575871 CHo $\Delta ABC$ . CM $2cosA.sinB.sinC +\sqrt{3...

Đã gửi bởi Nguyen Minh Hai on 27-07-2015 - 16:32 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Bài 1 :CHo $\Delta ABC$ . CM $2cosA.sinB.sinC +\sqrt{3}(sinA+cosB+cosC) \leq \frac{17}{4}$

Bài 2 : Cho $\Delta ABC$

a, Tìm $Max M=\frac{sin^2A+sin^2B+sin^2C}{cos^2A+cos^2B+cos^2C}$

b, Tìm $Min N= cos3A+cos3B-cos3C$

Bài 2: 

a) Bổ đề: - Với $A+B+C=\pi$ thì ta có đẳng thức:

$cos^2A+cos^2B+cos^2C=1-2.cosA.cosB.cosC$

Spoiler

Từ bổ đề suy ra $cosA.cosB.cosC \leqslant \frac{1}{8}$

 

$\Rightarrow cos^2A+cos^2B+cos^2c \geqslant \frac{3}{4}$

Từ đó ta có:

$M+1=\frac{3}{cos^2A+cos^2B+cos^2C} \leqslant \frac{3}{\frac{3}{4}}=4$

 

$\Rightarrow M \leqslant 3$

Xảy ra dấu $"="$ khi $A=B=C=\frac{\pi}{3}$