Đến nội dung

anhquannbk nội dung

Có 474 mục bởi anhquannbk (Tìm giới hạn từ 07-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#707789 Tích phân bội

Đã gửi bởi anhquannbk on 06-05-2018 - 18:46 trong Giải tích

Tính các tích phân kép sau:

$I=\int_{D}\sqrt{2x-x^2-y^2}d(x,y)$, $D$ giới hạn bởi $x^2-2x+y^2\leq 0$

$I=\int_{D}\left | {2x-x^2-y^2}\right |d(x,y)$, $D$ giới hạn bởi $x^2+y^2\leq2y.$

Tính cái trên:

Đặt $x=rcos\phi, y=r\sin\phi$

$ 0 \le \phi \le 2\pi$, $x^2+y^2 \le 2x$ suy ra $ r^2 \le 2rcos\phi \implies r \le 2cos\phi$

Do đó $ I=\int_{0}^{2\pi}\int_{0}^{2cos\phi}\sqrt{2rcos\phi-r^2}rdrd\phi $




#707759 Tính tích phân $I=\int_{0}^{\frac{\pi...

Đã gửi bởi anhquannbk on 06-05-2018 - 14:40 trong Tích phân - Nguyên hàm

Mk vẫn chưa hiểu cách bạn giải cho lắm. Bạn có thể giải chi tiết ra được ko?? Vì theo như lời giải của bạn. Mk vẫn chưa thể nào tính ra được $F(\frac{\pi}{6})$ và cả $F(0)$ nữa...

Chứng minh được $f(x)=-f''(x)$ thì khi đó $I=\int_{0}^{\frac{\pi}{6}}f(x)dx= -\int_{0}^{\frac{\pi}{6}}f''(x)dx=f'(0)-f'(\dfrac{\pi}{6})$




#707754 Tính tích phân $I=\int_{0}^{\frac{\pi...

Đã gửi bởi anhquannbk on 06-05-2018 - 14:13 trong Tích phân - Nguyên hàm

Cho hàm số $y=f(x)$ liên tục trên đoạn $\begin{bmatrix} 0; \frac{\pi}{6} \end{bmatrix}$ Biết $f'(x)cosx + f(x)sinx = 1$ $\forall x\in \begin{bmatrix} 0;\frac{\pi}{6} \end{bmatrix}$ và $f(0)=1$ Tính tích phân $I=\int_{0}^{\frac{\pi}{6}}f(x)dx$

A. $I=\frac{2-\sqrt{3}}{2}+\frac{\pi}{6}$

B. $I= \frac{3-\sqrt{3}}{2}$

C. $I= \frac{2-\sqrt{3}}{2}$

D. $I=\frac{\sqrt{3}-1}{2}$

 

Ở bài này mình đã tính được ra $f(\frac{\pi}{6})=\frac{2\sqrt{3}}{3}$ xong là bí luôn. Ko nghĩ ra được hướng gì để biến đổi nữa. Nhưng cái biểu thức đó là $f(x)$ không phải $f'(x)$ nên làm hoài cũng chẳng được @@

Ta có $f'(x).cosx+f(x).sinx=1$

Đạo hàm hai vế ta có $f''(x).cosx-sinx.f'(x)+f'(x).sinx+cosx.f(x)=0 \iff cosx[f(x)+f''(x)]=0$,$ \forall x \in [0,\dfrac{\pi}{6}]$

Suy ra $f(x)=-f''(x)$




#707746 ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHTN 2018

Đã gửi bởi anhquannbk on 06-05-2018 - 12:02 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Ngày thi thứ hai

 

Hình gửi kèm

  • 31957338_2675102162715133_1355422130212175872_o.jpg



#707687 ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHTN 2018

Đã gửi bởi anhquannbk on 05-05-2018 - 14:02 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHTN 2018

Ngày thi thứ nhất

Câu 1: Tìm tất cả các số nguyên $a \ne 1$ sao cho:

$A=\dfrac{a^6-1}{a-1}$

là số chính phương.

Câu 2: Tìm tất cả đa thức hệ số thực $P(x)$ thỏa mãn $ P(0)=1 $ và

$ P(x^2+1)=(P(x)^2)+2xP(x)$

với mọi $x \in \mathbb{R}$

Câu 3: Cho tam giác $ ABC $ nhọn có trực tâm $ H $. Điểm $ P $ di chuyển trên cạnh $ BC $. Lấy các điểm $ Q $ và $ R $ sao cho $ PQ \perp CA, CQ \perp BC, PR \perp AB, BR \perp BC $.

a) Chứng minh rằng đường thẳng $QR $ đi qua $ H $.

b) Chứng minh rằng đường thẳng qua $ P $ vuông góc với $ QR $ luôn đi qua một điểm cố định khi $ P $ thay đổi.

Câu 4: Cho $ a,b,c $ là các số thực dương. Chứng minh rằng:

$ \sqrt{\dfrac{a^2+bc}{a(b+c)}}+\sqrt{\dfrac{b^2+ca}{b(c+a)}}+\sqrt{\dfrac{c^2+ab}{c(a+b)}}+\sqrt{\dfrac{8abc}{(a+b)(b+c)(c+a)}} \ge 4 $

 

 

 

 

 

Ngày thi thứ hai

Câu 5: Cho dãy số nguyên dương $ (a_n) $ thỏa mãn $a_{n+1}=a_n^3+4a_n$ với mọi $ n \ge 1 $.

Tìm giá trị nhỏ nhất của $a_1$ để $ a_{2018}+2018 $ chia hết cho $ 57 $.

Câu 6: Cho tam giác $ ABC $ nhọn có trực tâm $ H $. Các điểm $ E, F $ lần lượt thuộc các đoạn thẳng $ CA, AB $ sao cho $ EF $ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác $ BHC $. $ K $ là tâm ngoại tiếp tam giác $ AEF $. $ KC,KB $ lần lượt cắt các đường tròn ngoại tiếp tam giác $ KAE,KAF $ theo thứ tự tại $ M,N $ khác $ K $. Chứng minh rằng $ EF $ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác $ AMN $.

Câu 7: Cho $ n \ge 3 $ là số nguyên dương. Trong mặt phẳng tọa độ $ Oxy $, giả sử tồn tại một đa giác lồi $ n $ cạnh thỏa mãn các điều kiện sau:

-Mỗi đỉnh của đa giác có hoành độ, tung độ là các số hữu tỉ.

-Tất cả $ n $ cạnh của đa giác có độ dài bằng nhau.

Chứng minh rằng $ n $ là số chẵn.




#705172 Cách trình bày bài giải để gửi về THTT

Đã gửi bởi anhquannbk on 07-04-2018 - 17:34 trong Kinh nghiệm học toán

Mọi người chỉ em cách trình bày một bài giải để gửi về tòa soạn của tạp chí TH&TT với ạ (tiêu đề, ghi tên, địa chỉ, viết trên giấy gì, viết trên 1 mặt hay 2 mặt của 1 tờ,...)

http://mathscope.org...ead.php?t=15868




#702331 $U_{n}=a\sqrt{n+1}+b\sqrt{n+2}+c...

Đã gửi bởi anhquannbk on 26-02-2018 - 18:16 trong Dãy số - Giới hạn

Cho $a,b,c\in \mathbb{R}$:$U_{n}=a\sqrt{n+1}+b\sqrt{n+2}+c\sqrt{n+3}$

Chứng minh rằng: $limU_{n}=0\Leftrightarrow a+b+c=0$

Khi $n \to \infty $thì $ \sqrt{n+1} \sim \sqrt{n+2} \sim \sqrt{n+3}$

Khi đó $u_n \sim \sqrt{n+1}(a+b+c)$

Nếu$ limu_n=0$ thì $a+b+c=0$




#700627 [Olympic Sinh viên] Đề thi chọn đội tuyển Giải tích - ĐH Bách Khoa TPHCM, 201...

Đã gửi bởi anhquannbk on 21-01-2018 - 16:17 trong Thảo luận về các kì thi, các kì kiểm tra Toán sinh viên

KHTN cũng mới thi lúc sáng :))




#700299 $\frac{1}{1+4^x}+\frac{1}{1...

Đã gửi bởi anhquannbk on 14-01-2018 - 20:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y là các số tự nhiên và $x+y\geqslant 0$. Chứng minh: $\frac{1}{1+4^x}+\frac{1}{1+4^y}\geqslant \frac{2}{1+2^{x+y}}$

Đặt $a= 2^x, b=2^y$. BĐT trở thành $ \dfrac{1}{1+a^2} +\dfrac{1}{1+b^2} \ge \dfrac{1}{1+ab}$

Tới đây biến đổi tương đương




#700145 Đề Thi VMO năm 2018

Đã gửi bởi anhquannbk on 12-01-2018 - 11:51 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Câu 6b là một tính chất của dãy $Lucas   (L_n)$

Với $m$ là số lẻ, ta có:

$ L_{mn} \vdots L_n$

 Câu a là hệ quả của tính chất này.




#700142 $f(x) \equiv 0 \forall x \in [a;b]$

Đã gửi bởi anhquannbk on 12-01-2018 - 10:17 trong Giải tích

Như vậy $0 \leq \left |f'(x) \right |<\left |f(x) \right | = 0 $ trên $\left [ a,b \right ]$ ? Có vẻ không ổn.

$|f(x)|=0$ ?




#700081 Chứng minh rằng: $S_{n}=\sum_{i=1}^{n...

Đã gửi bởi anhquannbk on 11-01-2018 - 14:55 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $(u_{n})$ thỏa mãn: $\left\{\begin{matrix} u_{1}=\frac{1}{2} & & \\ u_{n+1}=\frac{u_{n}^{2}}{u_{n}^{2}-u_{n}+1} &,n\geq 1 & \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng: $S_{n}=\sum_{i=1}^{n}u_{n}<1$

Ta $ \dfrac{u_{n+1}}{u_n}= \dfrac{a_n}{a_n^2-a_n+1} \le 1$

Do đó dãy số giảm.

$u_1=\dfrac{1}{2}<1$, quy nạp ta $u_n <1 \forall n \ge 1$

Từ đó ta $ \lim\limits_{n \to +\infty} a_n = 0 $
$u_{n+1}-1= \dfrac{u_n^2}{u_n^2-u_n+1}-1= \dfrac{u_n-1}{u_n^2-u_n+1}$

Nên $ u_n=\dfrac{1}{u_{n+1}-1}-\dfrac{1}{u_n-1} $

Suy ra $ S_{n}=\sum_{i=1}^{n}u_{n}=\dfrac{1}{u_{n+1}-1}-\dfrac{1}{u_1-1} $

Do đó $ \lim\limits_{n \to +\infty} S_{n} = -1+\dfrac{1}{1-u_1} $ nên $S_n <1$




#700061 cho a,b,c >0 và a+b+c =3 chứng minh rằng

Đã gửi bởi anhquannbk on 11-01-2018 - 09:00 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho a,b,c >0 và a+b+c =3 chứng minh rằng 

$$4(a^{2}+b^{2}+c^{2})-(a^{3}+b^{3}+c^{3})\geq 9$$

Đặt $a+b+c=p=3, ab+bc+ac=q, abc=r$. Khi đó ta có:

$a^2 +b^2+c^2 = p^2-2q = 9-2q$

$a^3+b^3+c^3= p^3-3pq+3r = 27-9q+3r$

Do đó bất đẳng thức tương đương với 

$4(9-2q) - (27-9q+3r) \ge 9 \iff q \ge 3r$.

Ta có $ q^2 \ge 3pr = 9r$ suy ra $q \ge 3\sqrt{r} \ge 3r $ vì  $ 0<r \le 1$ 

Ta có đpcm




#700039 $f(x) \equiv 0 \forall x \in [a;b]$

Đã gửi bởi anhquannbk on 10-01-2018 - 20:45 trong Giải tích

Cho hàm số $f(x)$ khả vi trên đoạn $ [a;b]$ và $ \forall x \in [a;b]$ thì $|f'(x)|<|f(x)|$.

Chứng minh rằng $f(x) \equiv 0$, $\forall x \in [a;b]$.




#700009 Tìm $\lim_{x->0} \frac{\sqrt{x^...

Đã gửi bởi anhquannbk on 10-01-2018 - 07:42 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm $\lim_{x->0} \frac{\sqrt{x^{2}+1}+\sqrt[3]{x^{3}-1}}{x^{2}}$

Dùng $L'Hopital$ thôi bạn




#699996 $ x_{2n+1}= 3x_n+2$

Đã gửi bởi anhquannbk on 09-01-2018 - 18:26 trong Dãy số - Giới hạn

Nếu thế thì xác định dãy 'theo' cái gì?

Đề cho vậy thôi ạ




#699963 $ x_{2n+1}= 3x_n+2$

Đã gửi bởi anhquannbk on 09-01-2018 - 10:48 trong Dãy số - Giới hạn

Không có giá trị khởi tạo luôn sao???

vâng anh




#699960 $ x_{2n+1}= 3x_n+2$

Đã gửi bởi anhquannbk on 09-01-2018 - 07:48 trong Dãy số - Giới hạn

Xác định dãy số $(x_n)$ biết rằng 

  $ x_{2n+1}= 3x_n+2$ với $n=0,1,2,...$




#699849 Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của $rank(A)$

Đã gửi bởi anhquannbk on 06-01-2018 - 17:34 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Gọi $V$ là tập hợp mà mỗi phần tử của nó là một ma trận vuông cấp $n$ có các phần tử đôi một khác nhau và là các số trong tập hợp 

$\left\{1,2,...,n^2 \right\}$. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của $rank(A)$ với $A \in V$.




#699789 $rank(A)=rank(B)$

Đã gửi bởi anhquannbk on 05-01-2018 - 19:34 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho $A, B$ là hai ma trận có tính chất $A^2=A, B^2=B$. Chứng minh rằng $A$ đồng dạng với $B$ khi và chỉ khi $rank(A)=rank(B)$




#699390 $\sum_{0}^{n}(C_{p}^{k} C_...

Đã gửi bởi anhquannbk on 01-01-2018 - 21:09 trong Số học

cho $p$ là số nguyên tố lẻ

chứng minh :

$\sum_{0}^{n}(C_{p}^{k} C_{k+p}^{k})-(2^p+1) \vdots p^2$

Có trong mấy quyển tuyển tập Olympic 30/4




#699361 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O

Đã gửi bởi anhquannbk on 01-01-2018 - 17:08 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, I là tâm đường tròn nội tiếp. E, F lần lượt là hình chiếu của I trên AC, AB. BI, CI cắt đường tròn tâm O tại điểm thứ 2 lần lượt là P, Q. Chứng mình rằng P, Q, E, F thẳng hàng

bạn coi lại đề




#699324 $ ax+by+cz+2\sqrt{(ab+bc+ca)(xy+yz+zx)} \leq x+y+z...

Đã gửi bởi anhquannbk on 01-01-2018 - 10:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số a,b,c,x,y,z>0 và a+b+c=1. CMR:

$ ax+by+cz+2\sqrt{(ab+bc+ca)(xy+yz+zx)} \leq x+y+z $

Bổ đề: Với mọi số thực dương $a, b, c, x, y, z$, bất đẳng thức sau luôn đúng 

$ (b+c)x+ (c+a)y+ (a+b)z \ge 2\sqrt{(xy+yz+xz)(ab+bc+ac)}$ 

Thật vậy ta có $(b+c)x+ (c+a)y+ (a+b)z$

$= (a+b+c)(x+y+z)- (ax+by+cz) $

$=  \sqrt{[2(ab+bc+ac) +a^2 +b^2 +c^2][2(xy+yz+xz) +x^2 +y^2 +z^2]}- (ax+by+cz)$

$  \ge 2\sqrt{(xy+yz+xz)(ab+bc+ac)} + [ \sqrt{ (a^2+b^2+c^2)(x^2+y^2 +z^2)}- (ax+by+cz)]$

(Sử dụng bất đẳng thức $ \sqrt{(m+n)(p+q)} \ge (\sqrt{mp} + \sqrt{nq}) $

$ \ge  2\sqrt{(xy+yz+xz)(ab+bc+ac)}$  (đpcm)

(vì $\sqrt{ (a^2+b^2+c^2)(x^2+y^2 +z^2)} \ge  ax+by+cz $)

 

Từ đây ta có $ ax+ by +cz +2\sqrt{(xy+yz+xz)(ab+bc+ac)} \le ax+by+cz + (b+c)x+ (c+a)y+ (a+b)z = (a+b+c)(x+y+z) =  x+y +z   $

(do $a+b+c=1$)




#699296 $\lim_{n\rightarrow \infty }\frac{r_...

Đã gửi bởi anhquannbk on 31-12-2017 - 22:48 trong Dãy số - Giới hạn

Bài 2:

Ta có $ x_{n+1}- x_n = \dfrac{n+1}{(n +2)!} >0 $

Suy ra dãy $(x_n)$ là dãy tăng, do đó $ 0<x_1 < x_2 <...< x_{2011}$.

Khi đó $ x _{2011} < \sqrt[n]{x_1^n +x_2 ^n +...+ x_{2011}^ n} < 2011^{\dfrac{1}{n}}x_{2011}$

 Cho $ n \rightarrow +\infty $ Ta có $lim u_n = x_{2011}$

Mà $x_n = 1-\dfrac{1}{(n+1)!}$ nên $x_{2011}= 1- \dfrac{1}{2012!}$

Vậy $lim u_n = 1- \dfrac{1}{2012!}$




#699238 $ \lim\limits_{x \to \infty}{\sq...

Đã gửi bởi anhquannbk on 31-12-2017 - 13:23 trong Dãy số - Giới hạn

Với $ \lim\limits_{x \to \infty}{x_{n}}=x$ chứng minh:

$ \lim\limits_{x \to \infty}{\sqrt{x_{n}}}=\sqrt{ \lim\limits_{x \to \infty}{x_{n}}}=\sqrt{x}$

$lim(a.b) = lim a. lim b ?$