Đến nội dung

Element hero Neos nội dung

Có 949 mục bởi Element hero Neos (Tìm giới hạn từ 25-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#688193 Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi Element hero Neos on 20-07-2017 - 21:37 trong Đại số

Câu d,

(x+1)^4+(x^2+x+1)^2

$(x+1)^4+(x^2+x+1)^2=2x^4+6x^3+9x^2+6=(2x^2+2x+1)(x^2+2x+2)$




#688185 $A=\prod_{i=1}^{n}cos\frac{\pi...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 20-07-2017 - 20:19 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Tính $A=cos\frac{\pi}{2^2}.cos\frac{\pi}{2^3}.cos\frac{\pi}{2^4}.....cos\frac{\pi}{2^{n+1}}$




#688181 gõ thử công thức toán

Đã gửi bởi Element hero Neos on 20-07-2017 - 20:12 trong Thử các chức năng của diễn đàn

$\prod$




#688159 Tính $\lim_{x\rightarrow+\infty}S_n=\frac...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 20-07-2017 - 16:36 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm các giới hạn sau

$I_1=\lim_{x\rightarrow +\infty}\left(2^n.\sqrt{2-\underset{n-1}{\underbrace{\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2}}}}}}\right)$

$I_2=\lim_{x\rightarrow+\infty}\frac{\sqrt{2}.\sqrt{2+\sqrt{2}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2}}}....\underset{n}{\underbrace{\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2}}}}}}{2^n}$

 




#688151 $I=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{tanx-x}...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 20-07-2017 - 14:53 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm giới hạn $I=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{tanx-x}{x-sinx}$ mà không dùng quy tắc L'Hopitan




#687964 Giải pt

Đã gửi bởi Element hero Neos on 18-07-2017 - 21:00 trong Đại số

 

Giải pt:
$a)x^{4}-2\sqrt{2}x^{2}+2=x+\sqrt{2} $

 

Phương trình tương đương $(x^2+x+1-\sqrt{2})(x^2-x-\sqrt{2})=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=\frac{-1\pm\sqrt{4\sqrt{2}-3}}{2}\\ x=\frac{1\pm\sqrt{4\sqrt{2}+1}}{2} \end{bmatrix}$




#687960 $y=f(x)=\left | x \right |\sqrt{1-x^{2}}.$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 18-07-2017 - 20:31 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 3. Tìm GTLN của hàm số: $y=f(x)=\left | x \right |\sqrt{1-x^{2}}.$

TXĐ: $x\in[-1;1]$

Dễ thấy $f(x)=f(-x),\forall x\in[-1;1]$ nên ta chỉ xét $x\in[0;1]$

Do đó

$y=f(x)=x\sqrt{1-x^2}$

Ta chứng minh $f(x)$ đạt max bằng $\frac{1}{2}$ hay

$f(x)\leq\frac{1}{2},\forall x\in[0;1]$

$\Leftrightarrow x\sqrt{1-x^2}\leq\frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow x^2-x^4\leq\frac{1}{4}$

$\Leftrightarrow (x^2-\frac{1}{2})^2\geq 0$, luôn đúng.

Dấu $"="$ xảy ra khi 

$x=\pm\frac{1}{\sqrt{2}}$

Vậy ...




#687644 số học

Đã gửi bởi Element hero Neos on 15-07-2017 - 21:13 trong Số học

Chứng minh rằng tích của 3 số nguyên liên tiếp, trong đó số ở giữa là lập phương của một số tự nhiên thì chia hết cho 504 

         Ai giúp mình với :v

       Mình xin cảm ơn =))

https://diendantoanh...ết/#entry687456




#687637 $a^a.b^b.c^c\geq a^b.b^c.c^a$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 15-07-2017 - 20:28 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài 1.

a, Cho $3$ số dương $a,b,c$. Chứng minh rằng $a^a.b^b.c^c\geq a^b.b^c.c^a$

b, Cho $3$ số $a,b,c>1$. Chứng minh rằng $a^a+b^b+c^c\geq a^b+b^c+c^a$




#687456 Chứng minh chia hết

Đã gửi bởi Element hero Neos on 13-07-2017 - 22:07 trong Số học

1) Chứng minh rằng tích của 3 số nguyên liên tiếp, trong đó số ở giữa là lập phương của một số tự nhiên thì chia hết cho 504

Gọi $3$ số đó là $a^3-1;a^3;a^3+1.$ Đặt $A=(a^3-1)a^3(a^3+1)$

   Ta có $a^3$ chia $7$ dư $0$ hoặc $1$ hoặc $6$.

      Nếu $a^3$ chia $7$ dư $0$ thì $A$ chia hết cho $7$

      Nếu $a^3$ chia $7$ dư $1$ thì $a^3-1$ chia hết cho $7$, suy ra $A$ chia hết cho $7$

      Nếu $a^3$ chia $7$ dư $6$ thì $a^3+1$ chia hết cho $7$, suy ra $A$ chia hết cho $7$

  Do đó $A$ chia hết cho $7$

   Ta lại có $a^3$ chia $9$ dư $0$ hoặc $1$ hoặc $8$, tương tự suy ra $A$ chia hết cho $9$

  Do đó $A$ chia hết cho $9$

   Ta lại có $a^3$ chia $2$ dư $0$ hoặc $1$

       Nếu $a$ chia $2$ dư $0$ thì $a^3$ chia hết cho $8$, suy ra $A$ chia hết cho $8$

       Nếu $a$ chia $2$ dư $1$ thì $a^3-1$ và $a^3+1$ là $2$ số chẵn liên tiếp, suy ra $(a^3-1)(a^3+1)$ chia hết cho $8$, suy ra $A$ chia hết cho $8$.

  Do đó $A$ chia hết cho $8$

Vậy $A$ chia hết cho $7.8.9=504$ (vì $(7,8,9)=1$).

 

2)CMR: Nếu a^3+b^3+c^3 chia hết cho 9 thì ít nhất trong 3 số có 1 số phải chia hết cho 3

Giả sử cả $3$ số đều không chia hết cho $3$, khi đó $a^3,b^3,c^3$ chia $9$ dư $1$ hoặc $8$

Mà $a^3+b^3+c^3$ chia hết cho $9$ nên suy ra vô lý

Vậy ta có đpcm.

 

3)cho P nguyên tố, P>3. CMR (P-1)(p+1) chia hết cho 24

Do p nguyên tố và $p>3$ nên $p$ lẻ, suy ra $p-1$ và $p+1$ là $2$ số chẵn liên tiếp, suy ra tồn tại $1$ số chia hết cho $2$ và $1$ số chia hết cho $4$, do đó $(p-1)(p+1)$ chia hết cho $8$.
Mặt khác, cũng do $p$ nguyên tố lớn hơn $3$ nên $p=3k+1$ hoặc $p=3k+2$, thay từng dạng vào đều được $(p-1)(p+1)$ chia hết cho $3$.
Do đó $(p-1)(p+1)$ chia hết cho $24$ (vì $(3,8)=1$).
Vậy ta có đpcm. 



#687234 Lí 11

Đã gửi bởi Element hero Neos on 11-07-2017 - 16:07 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau khoảng 20 cm tác dụng với nhau bởi lực điện F khi đặt trong dầu và cách nhau 20 cm lực tương tác điện giữa chúng giảm đi 4 lần hỏi khi đặt trong dầu khoảng cách giữa các điện tích phải là bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng bằng F

Có công thức tính lực điện tích giữa 2 điện tích điểm là $F=k.\frac{q_1.q_2}{\varepsilon.r^2}$

Khi giữ nguyên khoảng cách mà đưa từ chân không vào trong dầu thì F giảm 4 lần, tức $\varepsilon$ tăng lên 4 lần, do đó để lực tương tác không bị thay đổi thì khoảng cách phải giảm đi 2 lần (do $\varepsilon.r^2=4\varepsilon.(\frac{r}{2})^2$)

Vậy khoảng cách lúc sau là $10cm$




#687129 \left\{\begin{matrix} ...\\ x_{n...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 10-07-2017 - 15:12 trong Dãy số - Giới hạn

Cho số thực a và xét dãy số $\left\{x_n\right\}:\left\{\begin{matrix} x_1=1\\ x_2=0\\ x_{n+2}=\frac{x_n^2+x_{n+1}^2}{4}+a,\forall n\geq 1 \end{matrix}\right.$. Tìm số thực $a$ lớn nhất sao cho dãy $\left\{x_n\right\}$ hội tụ.




#686851 $MinP=xy+2(x^3+y^3)-(x+y)^2$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 07-07-2017 - 19:20 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=xy+2(x^3+y^3)-(x+y)^2$ biết $x,y>0$ thoả mãn $xy(x+y)=2$

P/s: Hóng cách dùng hàm




#686616 Độ dài khoảng đồng biến

Đã gửi bởi Element hero Neos on 05-07-2017 - 20:43 trong Hàm số - Đạo hàm

Đúng rồi bạn.

Hàm số này đồng biến trên tập xác định R luôn rồi.

Nên mk ko biết làm gì nữa :(

 

Mà bạn nói rõ hơn về phương pháp được ko? Tính khoảng cách 2 đầu mút như thế nào ạ?

Nó đồng biến trên khoảng $[a;b]$ thì khoảng cách là $b-a$ (mình cũng chả chắc nữa :v)




#686614 Độ dài khoảng đồng biến

Đã gửi bởi Element hero Neos on 05-07-2017 - 20:30 trong Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $y=3x^3-3x^2+9x+11$ Độ dài khoảng đồng biến là:

A. $2$

B. $4$

C. $0$

D. $1$

 

Bài này lạ quá. Mọi người hướng cho em phương pháp làm với ạ. E cảm ơn nhiều ^^

Tính đạo hàm rồi lập bảng biến thiên xem nó đồng biết trên khoảng nào rồi tính khoảng cách 2 đầu mút là ra.

Mà đồ thị hàm số này đồng biến trên $\mathhbb{R}$ mà nhỉ?




#686608 $maxP=\frac{1}{x^3}+\frac{1}...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 05-07-2017 - 19:58 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài 1

Tìm $maxP=\frac{1}{x^3}+\frac{1}{y^3}$ biết $\left\{\begin{matrix} x,y\neq0\\ xy(x+y)=x^2-xy+y^2 \end{matrix}\right.$

Bài 2

Tìm $minP=\frac{x^2+xy+y^2}{x+y}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{3}{xy}$ biết $\left\{\begin{matrix} x,y>0\\ x+y\leq 1 \end{matrix}\right.$

p/s: hóng lời giải dùng hàm số.




#685573 Tìm giới hạn của dãy $x_n=\prod_{k=0}^{n}...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 25-06-2017 - 19:36 trong Dãy số - Giới hạn

Bài 1

Tìm giới hạn của dãy $x_n=\frac{1}{2}.\frac{5}{6}.....\frac{4n+1}{4n+2}$

Bài 2

Cho $a,b\in\mathbb{N^*}, (a,b)=1;n\in\left\{ab+1,ab+2,...\right\}$. Kí hiệu $r_n$ là số cặp số $(u,v)\in\mathbb{N^*}$x$\mathbb{N^*}$ sao cho $n=au+bv$. Chứng minh $\lim_{n\rightarrow \infty }\frac{r_n}{n}=\frac{1}{ab}$

 




#685522 $\sqrt{3x^3+2x^2+2}+\sqrt{-3x^3+x^2+2x-1}=...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 25-06-2017 - 07:12 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

 

Cách làm hay đó. Cách của tôi thế này

Đặt $\left\{\begin{matrix} \sqrt{3x^3+2x^2+2}=a\\ \sqrt{-3x^3+x^2+2x-1}=b \end{matrix}\right.$

Suy ra $\left\{\begin{matrix} a+b=2x^2+2x+2\\ a^2+b^2=3x^2+2x+1 \end{matrix}\right.$

Rồi tính được $(a-b)^2=-4x^4-8x^3-6x^2-4x-2=-4(x+1)^2(2x^2+1)$

Mà $(a-b)^2\geq 0, \forall a,b$ nên $-4(x+1)^2(2x^2+1)\geq 0,\forall x$, do đó $x=-1$




#684512 Tính $lim\frac{x_n}{n}$ biết $x_...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 14-06-2017 - 16:02 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $(x_n):\left\{\begin{matrix} x_n>0, \forall n\geq 1\\ x_{n+1}^3=x_1+x_2+...+x_n,\forall n\geq 1 \end{matrix}\right.$

Tính $lim\frac{x_n}{n}$




#682836 Cho $\frac{1}{3} < a < 1$. Tìm GTL...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 03-06-2017 - 09:22 trong Đại số

Cho $\frac{1}{3} < a < 1$. Tìm GTLN của $Q = (1 - a)(3a - 1)$.

 

Mình giải như sau:

 

$Q = (1 - a)(3a - 1) = 3a - 1 - 3a^{2} + a = -3a^{2} + 4a - 1 =$$ -3(a^{2} - \frac{4}{3}a + \frac{1}{3}) = 3 - 3(a - \frac{2}{3})^{2}$$ \leqslant 3 \forall a$.

Vậy max $Q = 3 \Leftrightarrow x = \frac{2}{3}$.

 

Nhưng khi thay $x = \frac{2}{3}$ vào $Q$ thì không được kết quả là 3! Ai biết mình sai ở đâu thì xin chỉ giáo.

 

Mình cảm ơn trước.

Hai cái được tô màu không bằng nhau.




#682505 Tìm toạ độ điểm $M$ thuộc $d$ sao cho $d(P;AB)=...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 31-05-2017 - 08:50 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 1. Cho đường tròn $(C):(x-4)^2+(y-3)^2=8$, đường thẳng $d: x+2y-3=0$ và điểm $P(1;1)$. Tìm toạ độ điểm $M$ thuộc $d$ sao cho từ $M$ kẻ $2$ tiếp tuyến đến $(C)$ là $MA$ và $MB$ thoả $d(P;AB)=\frac{5}{\sqrt{13}}$

Bài 2. Cho đường tròn $(C): x^2+y^2-2x-2y=0$. Viết phương trình chính tắc của elip $(E)$ biết hai tiêu điểm, hai đỉnh trên trục nhỏ của $(E)$ cùng nằm trên một đường tròn $(C_1)$ và đường tròn $(C_1)$ cắt đường tròn $(C)$ tại $2$ điểm $A;B$ sao cho đường thẳng $AB$ đi qua điểm $M(1;1)$.

Bài 3. Cho đường tròn $(C): x^2+y^2-8x+12=0$. Viết phương trình chính tắc của elip $(E)$ biết hai tiêu điểm, hai đỉnh trên trục nhỏ của $(E)$ cùng nằm trên một đường tròn $(C_1)$ và đường tròn $(C_1)$ tiếp xúc đường tròn $(C)$.




#681946 $\sqrt{3x^3+2x^2+2}+\sqrt{-3x^3+x^2+2x-1}=...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 25-05-2017 - 20:17 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

ĐK:..................... :)

pt<=> $(\sqrt{3x^3+2x^2+2}-1)+(\sqrt{-3x^3+x^2+2x-1}-1)-2x(x+1)$=0

<=>$\frac{(x+1)(3x^2-x+1)}{\sqrt{3x^3+2x^2+2}+1}+\frac{(x+1)(-3x^2+4x+2)}{\sqrt{-3x^2+4x-2}+1}-2x(x+1)=0$

<=>(x+1)(....................)=0

<=>x=-1, pt trong ngoặc vô nghiệm=)))))

Chứng minh pt trong ngoặc vô nghiệm đi.

 

phương trình $\Leftrightarrow (x+1)^2(16x^6+32x^5+92x^4-12x^3+101x^2-14x+17)=0$

Làm mà không dùng đến máy tính đi.




#681848 Tìm tất cả các số tự nhiên x, y thoả mãn $85^x-y^4=4$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 24-05-2017 - 21:32 trong Số học

Mình nghĩ là chỗ đấy : )
Mình nghĩ phải là : X^2 -x = (x-1)x chia hết cho 2 
=> x^2/(x^2 -x ) => 1 chia hết cho x [...]  :v

Chỗ đó đúng mà nhỉ?

$x^2-x\vdots 2x^2\Leftrightarrow x^2-x=2kx^2\Leftrightarrow x-1=2kx\Leftrightarrow x-1\vdots x$




#681842 $\sqrt{3x^3+2x^2+2}+\sqrt{-3x^3+x^2+2x-1}=...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 24-05-2017 - 20:53 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình

$\sqrt{3x^3+2x^2+2}+\sqrt{-3x^3+x^2+2x-1}=2x^2+2x+2$




#681678 Chứng minh rằng $\frac{SU.SP}{TU.TP}=(\fra...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 23-05-2017 - 19:59 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có $\widehat{B}>\widehat{C}$. Tiếp tuyến tại $A$ và $B$ là $d$ và $d'$ cắt $BC$ và $AC$ tại $S$ và $D$. $AB$ cắt $DS$ tại $E$. $CE$ cắt $d$ tại $T$. $P$ là hình chiếu của $E$ trên $d$. $CP$ cắt $(O)$ tại $Q$. $QT$ cắt $(O)$ tại $R$. $BR$ cắt $d$ tại $U$. Chứng minh rằng $\frac{SU.SP}{TU.TP}=(\frac{SA}{TA})^2$