Jump to content

NMD202's Content

There have been 34 items by NMD202 (Search limited from 08-06-2020)



Sort by                Order  

#674870 Đề thi HSG Toán 9 của tỉnh Bình Định năm học 2016-2017

Posted by NMD202 on 20-03-2017 - 16:37 in Tài liệu - Đề thi

Đề này hôm 18.03 mình mới thi nè 
1.2 

P = (a + b)(b + c)(c + a) – abc = (a+b+c)(ab+bc+ca) - 2abc

Vì a + b + c   $\vdots$ 4 nên có ít nhất 1 số chẵn $\Rightarrow$ 2abc $\vdots$ 4 $\Rightarrow$ dpcm

  

 




#678376 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN HƯNG YÊN MÔN TOÁN NĂM 2015-2016

Posted by NMD202 on 23-04-2017 - 11:21 in Tài liệu - Đề thi

Kẻ 106 đường thẳng song song cách đều chia hình vuông  thành 107 hình chữ nhật có chiều rộng là $\frac{5}{107}$ .

Vì đường kính của mỗi hình tròn là $\frac{1}{20}$ lớn hơn $\frac{5}{107}$ nên mỗi đường tròn bị ít nhất một trong 106 đường thẳng vừa kẻ cắt.

Nếu mỗi đường thẳng chỉ cắt không quá 19 đường tròn thì số đường tròn không quá 19.106=2014 .

Vì có 2015 đường tròn nên ít nhất phải có một đường thẳng cắt 20 đường tròn.




#678454 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN HƯNG YÊN MÔN TOÁN NĂM 2015-2016

Posted by NMD202 on 23-04-2017 - 22:44 in Tài liệu - Đề thi

Câu 2a:   (P): y = x2

Gọi tọa độ hai đỉnh (khác O) của tam giác là $A(x_{A};x_{A}^{2})$ và  $B(x_{B};x_{B}^{2})$

Vì $OA^{2}=OB^{2}$ $\Rightarrow$  $x_{A}^{2} + x_{A}^{4} = x_{B}^{2} + x_{B}^{4}$

$\Rightarrow (x_{A}^{2} - x_{B}^{2})(x_{A}^{2} + x_{B}^{2}+1) = 0$
$\Rightarrow x_{A}^{2} = x_{B}^{2}$
$\Rightarrow x_{A} = -x_{B} $
$\Rightarrow B(-x_{A};x_{A}^{2})$
$\Rightarrow AB^{2} = (x_{A} + x_{A})^{2} + (x_{A}^{2} - x_{A}^{2})^{2} = 4x_{A}^{2}$
 Vì $AB^{2} = OA^{2} \Rightarrow 4x_{A}^{2} = x_{A}^{2} + x_{A}^{4}$
$\Rightarrow x_{A}^{2}(x_{A}^{2} - 3) = 0$
$\Rightarrow x_{A} = \pm \frac{\sqrt{3}}{3}$
$\Rightarrow A(\sqrt{3};3) ; B(-\sqrt{3};3)$

 

 

 

 




#678456 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN HƯNG YÊN MÔN TOÁN NĂM 2015-2016

Posted by NMD202 on 23-04-2017 - 22:57 in Tài liệu - Đề thi

Câu 2b:

Đặt $a = y - 2 \Leftrightarrow  y = a + 2$

PT $\Leftrightarrow$ $a(x+2)^{2} + x(a+2)^{2} + 26 = 0$

$\Leftrightarrow ax^{2} + 4ax + 4a + a^{2}x + 4ax + 4x + 26 = 0$

$\Leftrightarrow (ax + 4)(a + x + 8) = 6$

Giải phương trình tích, thu được nghiệm $(a;x) = (1;-3) ; (-3;1) ; (1;-10) ; (-10;1)$

$\Leftrightarrow$ $(x;y) = (3;-3) ; (1;-1) ; (1;-8) ; (-10;3)$




#678675 Đề thi HSG Toán 9 của tỉnh Bình Định năm học 2016-2017

Posted by NMD202 on 26-04-2017 - 20:22 in Tài liệu - Đề thi

Bài 4: 1) Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm O bán kính R. M là một điểm di động trên cung nhỏ BC của đường tròn đó.
             a) Chứng minh MB + MC = MA
             b) Gọi H, I, K lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M xuống AB, BC, CA. Gọi S, S’ lần lượt là diện tích của tam giác ABC, MBC. Chứng minh rằng: Khi M di động ta luôn có đẳng thức $MH+MI+MK=\frac{2\sqrt{3}(S+2S')}{3R}$

 
4.1

a.Trên AM lấy điểm D sao cho AD = MC

Dễ dàng chứng minh được $\bigtriangleup$ADB=$\bigtriangleup$CMB (c.g.c)

$\Rightarrow$ BD = BM 

$\Rightarrow$  $\bigtriangleup$BDM cân tại B 

mà $\widehat{BMD}$ = $\widehat{BCA}$ = $60^{\circ}$ (cùng chắn cung AB)

$\Rightarrow$ $\bigtriangleup$BDM đều

$\Rightarrow$ MB = DM

$\Rightarrow$ MB + MC = DM + AD = MA (dpcm)

geogebra-export.png

 

b. Ta có: $MH.AB + MI.BC + MK.CA$

$= 2S_{ABM} + 2S_{BMC} + 2S_{ACM} $
$= 2(S_{ABC} + 2S_{BMC})$
$= 2(S + 2S')$
$\Leftrightarrow (MH + MI + MK) = \frac{2(S + 2S')}{a}$
mà $a = R.\sqrt{3} \Rightarrow MH + MI + MK = \frac{2\sqrt{3}(S+2S')}{3R}$
geogebra-export2.png
 



#689571 $DT$ đi qua điểm Lemoine của tam giác $ABC$.

Posted by NMD202 on 05-08-2017 - 04:00 in Hình học

bổ đề 1: đường dối trung góc $A$ cắt $BC$ tại $S$ thì ta có $TS$ vuông $BC$ (chứng minh bằng phép tỉ số đồng dạng ta let )

Bổ đề 1 chứng minh làm sao ạ? Cho em xin cách giải bổ đề 1 ạ!!




#693887 CMR : MK=ML

Posted by NMD202 on 29-09-2017 - 01:04 in Hình học phẳng

Cho ∆ABC vuông tại C , đường cao CD. Lấy X thuộc đoạn CD . Trên đoạn AX lấy điểm K sao cho BC bằng BK. Tương tự L là điểm trên đoạn BX sao cho AL=AC. M là giao của AL và BK. CMR : MK=ML




#695054 $1+\frac{1}{x^2}$ ≥ $cosA+x(cosB+cosC...

Posted by NMD202 on 19-10-2017 - 00:29 in Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Xét $f(x)=\frac{1}{2}x^{2}-(cosB+cosC)x-cosA+1$

$\Delta _{x}=(cosB+cosC)^{2}+2(cosA-1)$$=4sin^{2}\frac{A}{2}cos^{2}\frac{B-C}{2}-4sin^{2}\frac{A}{2}=-4sin^{2}\frac{A}{2}sin^{2}\frac{B-C}{2}\leq 0$

Theo định lý tam thức bậc hai suy ra: $f(x)\geq 0$ với mọi x. Từ đó suy ra đpcm.




#695657 Đề thi chọn học sinh giỏi khối 12 tỉnh Bình Định năm học 2017-2018

Posted by NMD202 on 27-10-2017 - 18:42 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

I.2 

Ta có: $f(x).f(x+1)=f(x)[(x+1)^2+p(x+1)+q]$
$=f(x)[(x^2+px+q)+2x+1+p]$ 

$=f(x)[f(x)+2x+1+p]$
$=f^2(x)+2.f(x).x+f(x)+p.f(x)$

$=f^2(x)+2.f(x).x+x^2+px+q+p.f(x)$

$=[f(x)+x]^2+p[f(x)+x]+q=f(f(x)+x)$

Với $x=2017$, ta chọn $k=f(2017)+2017$ thì được đpcm.

 

                         




#695659 $f(k)=f(2016).f(2017)$

Posted by NMD202 on 27-10-2017 - 18:51 in Đa thức

I.2 

Ta có: $f(x).f(x+1)=f(x)[(x+1)^2+p(x+1)+q]$
$=f(x)[(x^2+px+q)+2x+1+p]$ 

$=f(x)[f(x)+2x+1+p]$
$=f^2(x)+2.f(x).x+f(x)+p.f(x)$

$=f^2(x)+2.f(x).x+x^2+px+q+p.f(x)$

$=[f(x)+x]^2+p[f(x)+x]+q=f(f(x)+x)$

Với $x=20167$, ta chọn $k=f(2016)+2016$ thì được đpcm.




#695900 $sinA+sinB+sinC=1+cosA+cosB+cosC$

Posted by NMD202 on 31-10-2017 - 21:08 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

$sinA+sinB+sinC=1+cosA+cosB+cosC$

$\Leftrightarrow$ $2sin\frac{A+B}{2}cos\frac{A-B}{2}+2sin\frac{C}{2}cos\frac{C}{2}=2cos\frac{A+B}{2}cos\frac{A-B}{2}+2cos^2\frac{C}{2}$

$\Leftrightarrow$ $cos\frac{C}{2}cos\frac{A-B}{2}+sin\frac{C}{2}cos\frac{C}{2}=sin\frac{C}{2}cos\frac{A-B}{2}+cos^2\frac{C}{2}$

$\Leftrightarrow$ $cos\frac{A-B}{2}(cos\frac{C}{2}-sin\frac{C}{2})-cos\frac{C}{2}(cos\frac{C}{2}-sin\frac{C}{2})=0$

$\Leftrightarrow$ $(cos\frac{C}{2}-sin\frac{C}{2})(cos\frac{A-B}{2}-cos\frac{C}{2})=0$

$\Leftrightarrow$ $sin\frac{A-B+C}{4}sin\frac{A-B-C}{4}cos(\frac{C}{2}+\frac{\pi }{4})=0$

Đến đây bạn dễ dàng suy ra được rồi bạn. =))




#696173 $a^2+b^2+c^2$ không chia hết cho $3(ab+ac+bc)$

Posted by NMD202 on 06-11-2017 - 23:15 in Số học

Cho $a,b,c$ là 3 số nguyên dương. Chứng minh rằng $a^2+b^2+c^2$ không chia hết cho $3(ab+ac+bc).$




#696627 TOPIC thảo luận, trao đổi toán thi học sinh giỏi khối 10,11 .

Posted by NMD202 on 15-11-2017 - 15:19 in Chuyên đề toán THPT

Bài 18 [Sưu tầm]: Cho $0<a<b<c$ thỏa mãn $a+b+c=6$ và $ab+bc+ca=9$. Chứng minh rằng: $0<a<1<b<3<c<4$

Bài 19 [Sưu tầm]: Tồn tại hay không một hàm $f$ : $N$  $N$ sao cho $f(f(n-1))=f(n-1)-f(n)$ ,∀ $n$ ≥ $2$?




#697739 TOPIC thảo luận, trao đổi toán thi học sinh giỏi khối 10,11 .

Posted by NMD202 on 04-12-2017 - 01:23 in Chuyên đề toán THPT

Bài 28[sáng tác] Cho $a,b,c,d$ là các số nguyên a khác 0. Giả sử đa thức$f(x)=ax^2+bx+c$ thỏa mãn $f_{2017}(d)=d$. Chứng minh $f(d)=d$

Bài 29[phỏng theo Korea 1997] Chứng minh rằng với $k \geq 2017, k \in Z$, luôn tồn tại hai dãy số $(a_{i})_{i=1}^{k}$ và $(b_{i})_{i=1}^{k}$ thỏa mãn 
(a) $a_{i}, b_{i}$ $\in$ ${1,2016,2016^2,...,}$ với $i=1,2,..,k$

(b) $a_{i} \neq b_{i}$ với $i=1,2,..,k$

(c) $a_{i} \leq a_{i+1}$ và  $b_{i} \leq b_{i+1}$ với $i=1,2,..,k-1$

(d) $\Sigma_{i=1}^{k}a_{i}=\Sigma_{i=1}^{k}b_{i}$

 




#697850 TOPIC thảo luận, trao đổi toán thi học sinh giỏi khối 10,11 .

Posted by NMD202 on 06-12-2017 - 00:22 in Chuyên đề toán THPT

Bài 28: Ta có $f(d)-d=f_{2018}(d)-f_{2017}(d)=f(f_{2017}(d))-f(f_{2016}(d)) \vdots f_{2017}(d)-f_{2016}(d),$
$f_{2017}(d)-f_{2016}(d) = f(f_{2016}(d))-f(f_{2015}(d)) \vdots f_{2016}(d)-f_{2015}(d),$
Thực hiện tương tự, ta được :
$f_{2}(d)-f_{1}(d) = f(f(d))-f(d) \vdots f(d)-d.$

Từ đó, $\left | f(d)-d \right |=\left | f_{2}(d)-f(d) \right |=...=\left | f_{2017}(d)-f_{2016}(d) \right |$

Vì $0=f_{2017}(d)-d=\left\{\begin{matrix} k \\ 2017k \end{matrix}\right.$ nên k=0 suy ra $f(d)=d$

 

Bài 29:

Với $k \leq 2016$ giả sử tồn tại hai dãy $(a_{i})$ và $(b_{i})$ thỏa mãn đề bài. 
Khi đó do $a_{1} \neq b_{1}$ nên KMTTQ có thể giả sử $a_{1} < b_{1}$.
Từ điều kiện (a), tồn tại các số nguyên $0 \leq m < n$ sao cho: $a_{1}=2016^m,  b_{1}=2016^n$

Do  $b_{i} \geq  b_{1}$ với mọi $i$ nên tổng $\sum _{i=1}^{k}b_{i} \vdots 2016^n$
Gọi $l$ là số các chỉ số i sao cho $a_{i} =  a_{1} = 2016^m$, khi đó 
$\sum _{i=1}^{k}a_{i} \vdots 2016^n \equiv l.2016^m \equiv 0 (mod2016^n)$ 
Vì $n \geq m+1$ nên $l \vdots 2016$, suy ra $k \geq l \geq 2016$
Vậy ta phải có $k=l=2016$. Từ đó suy ra 

$\sum _{i=1}^{k}a_{i} = \sum _{i=1}^{2016}a_{i}  = 2016^{m+1}= \sum _{i=1}^{2016}b_{i} > 2016.b_{1}=2016^{n+1} > 2016^{m+1}$ (vô lý)

Suy ra dpcm




#698119 MỘT KHO SÁCH TOÁN HAY - KHÁ ĐẦY ĐỦ

Posted by NMD202 on 12-12-2017 - 14:44 in Tài nguyên Olympic toán

 

Sau đây mình xin gửi đến các tài liệu mà mình có. Các tài liệu này mình đã chọn riêng ra và nhìn chung phù hợp với đa số các bạn. 
Hi vọng các bạn đóng góp thêm các tài liệu hay để chúng ta có thể học tập hiệu quả. :D
 
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 THPT http://www.mediafire...sb87c32uibp6ct9
 
Một số tài liệu khác:

 

Anh/chị zipienie gì đó cho em xin lại link với! Link die hết rồi ạ. 




#700408 Tìm giá trị lớn nhất của a để bất phương trình sau có nghiệm

Posted by NMD202 on 17-01-2018 - 16:04 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Tìm giá trị lớn nhất của a để bất phương trình sau có nghiệm

$a\sqrt{a}(x-2)^{2}+\frac{\sqrt{a}}{(x-2)^{2}}\leq \sqrt[4]{a}\left | cos\frac{x\pi}{2} \right |$




#700718 Tìm số hạng tổng quát của dãy số

Posted by NMD202 on 23-01-2018 - 18:23 in Dãy số - Giới hạn

Tìm số hạng tổng quát của dãy số $\left\{\begin{matrix} y_{1}=7\\y_{n+1}=y_{n}^{4}-8y_{n}^{2}+1 ,\forall n=1,2 \end{matrix}\right.$




#700722 TOPIC thảo luận, trao đổi toán thi học sinh giỏi khối 10,11 .

Posted by NMD202 on 23-01-2018 - 18:41 in Chuyên đề toán THPT

Topic hơi vắng Tổ hợp nhỉ: :) 
Bài 37:  (Mathematical Excaibur Vol.7, No.5): Hai mươi người cùng ngồi xung quanh một cái bàn và chơi một trò chơi với $n$ quân bài . Ban đầu một người giữ tất cả quân bài. Đến lượt mỗi người, nếu có ít nhất một người giữ ít nhất 2 quân bài, một trong số họ sẽ phải chuyển một quân bài cho mỗi người ngồi bên cạnh mình. Trò chơi kết thúc khi và chỉ khi mỗi người giữ nhiều nhất một quân bài.
a. chứng minh rằng nếu $n\geq 20$ thì trò chơi không thể kết thúc.
b. chứng minh rằng nếu $n<20$ thì trò chơi sẽ phải kết thúc.




#700825 $2(x^{3}-x)=y^{3}-y$

Posted by NMD202 on 26-01-2018 - 16:28 in Số học

Tìm cặp số nguyên dương (x,y)với x,y nguyên tố cùng nhau và thỏa mãn phương trình $2(x^{3}-x)=y^{3}-y$




#700826 Chọn ra 1000 số nguyên trong 2018 số nguyên dương đầu tiên

Posted by NMD202 on 26-01-2018 - 16:31 in Tổ hợp và rời rạc

Có bao nhiêu cách chọn từ 2018 số nguyên dương đầu tiên ra 1000 số nguyên đôi một khác nhau sao cho không có hai số nào là hai số nguyên liên tiếp?




#700827 $\frac{4}{3} \leq \frac{SB'...

Posted by NMD202 on 26-01-2018 - 16:58 in Hình học

(Bạn tự vẽ hình nhé)
Gọi $I=AM \cap B'D'$. Dễ thấy $S,O,I$ thẳng hàng( nằm trên giao tuyến của $(SAC)$ và $(SBD)$) và I là trọng tâm mặt $(SAC)$

Đặt $x=\frac{SB}{SB'},y=\frac{SC}{SC'}$.
Dễ chứng minh $x+y=2\frac{SO}{SI}=3$ (chứng minh bằng cách kẻ đường song song qua B cắt SO tại K và dùng định lý Thales suy ra tỷ số)
Từ đó ta cũng suy ra $x,y\in[1;2]$
Ta có $\frac{1}{x}+\frac{1}{y} \geq \frac{4}{x+y} \geq \frac{4}{3}$
$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{x+y}{xy}=\frac{3}{xy}\leq\frac{3}{2}$
 




#700842 Chọn ra 1000 số nguyên trong 2018 số nguyên dương đầu tiên

Posted by NMD202 on 26-01-2018 - 21:38 in Tổ hợp và rời rạc

Vậy bài này thì mình gán bít 0 và 1 ntn ạ?




#701366 Chứng minh $\sqrt{ab}, \sqrt{bc}, \sq...

Posted by NMD202 on 08-02-2018 - 17:21 in Hình học

Cho tam giác ABC có a=BC, b=CA, c=AB, $min{A,B,C} \geq 15^{\circ}$. Chứng minh $\sqrt{ab}, \sqrt{bc}, \sqrt{ca}$ cũng là độ dài ba cạnh của một tam giác.




#701770 $P=3\sqrt[3]{\frac{c^2-3a^2}{6}}...

Posted by NMD202 on 18-02-2018 - 01:24 in Bất đẳng thức - Cực trị

Cho ba số thực $a,b,c$ thay đổi . Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
$P=3\sqrt[3]{\frac{c^2-3a^2}{6}}-2\sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca}{3}}$