Đến nội dung

L Lawliet nội dung

Có 576 mục bởi L Lawliet (Tìm giới hạn từ 05-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#425755 Giải hệ phương trình $x^{4}+y^{4}+2x^{2}y^...

Đã gửi bởi L Lawliet on 10-06-2013 - 17:46 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài toán. Giải hệ phương trình sau $$\left\{\begin{matrix} x^{4}+y^{4}+2x^{2}y^{2}-2(x^{2}+y^{2})+1=0 \\ \sqrt{2xy^{2}+9x^{2}+x-4y+1}+\sqrt{2xy^{2}+4y^{2}+8y-5x+9}=\sqrt{-2xy^{2}+\left ( 3x+2y \right )^{2}+29x+20y+16} \end{matrix}\right.$$




#646582 Chứng minh rằng $BF$ vuông góc với $BC$

Đã gửi bởi L Lawliet on 26-07-2016 - 17:17 trong Hình học

Bài toán. Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$, kẻ $AH$ vuông góc với $BC$ ($H\in BC$). Đường thẳng song song với $BC$ cắt $AB$ và $AH$ lần lượt tại $D$ và $E$. Qua $D$ kẻ đường thẳng vuông góc với $AB$ cắt $CE$ tại $F$. Chứng minh rằng $BF$ vuông góc với $BC$.




#560010 Giải hệ phương trình $x^{3}-3x+2=y\sqrt{y}+3y...

Đã gửi bởi L Lawliet on 17-05-2015 - 18:42 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài toán. Giải hệ phương trình $$\left\{\begin{matrix} \left | x-1 \right |+\left | x-2 \right |+...+\left | x-2016 \right |=2031120 & \\ x^{3}-3x+2=y\sqrt{y}+3y & \end{matrix}\right.$$




#595124 Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=a^{2}+b^{2}+c^...

Đã gửi bởi L Lawliet on 24-10-2015 - 17:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán. Cho $a$, $b$, $c$, $d$ là các số thực thỏa mãn $2a+b-ab-4=0$ và $2c-d+2=0$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}-2\left ( ac+bd \right )$.




#363176 Tính góc giữa hai đường thẳng $d$ và $\Delta$.

Đã gửi bởi L Lawliet on 20-10-2012 - 08:07 trong Hình học phẳng

Bài toán: Cho tam giác $ABC$ với $M$, $N$ là hai điểm nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Giả sử góc giữa hai đường thẳng $AM$ và $AN$ bằng $\alpha$ $(0^\circ\leq \alpha\leq 90^\circ)$. Gọi $d$ và $\Delta$ là hai đường thẳng Simson loại hai tương ứng với các điểm $M$, $N$ và góc tạo bởi $BC$ với $MP$, với $MQ$ ($P$, $Q$ thuộc $BC$ đều bằng góc $\alpha$. Khi đó góc giữa hai đường thẳng $d$ và $\Delta$ bằng bao nhiêu?



#410009 Giải phương trình $16x^{5}-20x^{3}+5x-2013=0$

Đã gửi bởi L Lawliet on 02-04-2013 - 22:07 trong Đại số

Bài toán. Giải phương trình $16x^{5}-20x^{3}+5x-2013=0$.




#396690 Chứng minh rằng $AP$, $DB$, $CE$ đồng quy.

Đã gửi bởi L Lawliet on 14-02-2013 - 21:01 trong Hình học

Bài toán. Cho $P$ là điểm nằm trong tam giác $ABC$ sao cho $ \widehat{APB}-\widehat{ACB}=\widehat{APC}-\widehat{ABC}$. Gọi $D$, $E$ lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác $APB$, $APC$. Chứng minh rằng $AP$, $DB$, $CE$ đồng quy.



#377700 Giải phương trình: $\sqrt{x^{2}-x-2}+3\sqr...

Đã gửi bởi L Lawliet on 15-12-2012 - 08:58 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài toán: Giải phương trình: $\sqrt{x^{2}-x-2}+3\sqrt{x}=\sqrt{5x^{2}-4x-6}$.



#654581 Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix...

Đã gửi bởi L Lawliet on 17-09-2016 - 23:16 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài toán. Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x-3}+\sqrt[3]{y-8}=1 \\ \dfrac{3x^{2}-xy}{10x-3y}=\sqrt{\dfrac{7x-3y}{x}} \end{matrix}\right.$$




#388904 Tìm quỹ tích giao điểm $I$ của $AN$ và $BM$

Đã gửi bởi L Lawliet on 21-01-2013 - 21:35 trong Hình học

Bài toán: Cho tam giác $OAB$ vuông tại $O$. Đặt $OA=a$ và $OB=b$. Gọi $M$ và $N$ là hai điểm di động trên các đường thẳng $OA$ và $OB$ sao cho $\dfrac{\overline{OM}}{\overline{OA}}+\dfrac{\overline{ON}}{\overline{OB}}=2$ ($M\neq A,N\neq B$). Tìm quỹ tích giao điểm $I$ của $AN$ và $BM$.



#651691 $8x(1-2x^2)(8x^4-8x^2+1)=1$

Đã gửi bởi L Lawliet on 28-08-2016 - 20:12 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Phương trình $8x(1-2x^2)(8x^4-8x^2+1)=1$ có bao nhiêu nghiệm nằm trong khoảng $\left[0;1\right]$

Giải với trường hợp tổng quát rồi chọn nghiệm nhé.

Lời giải.

Với $x\geq 1$ thì $\text{VT}>1$ do đó phương trình vô nghiệm.

Với $x\leq -1$ thì $\text{VT}<0$ do đó phương trình vô nghiệm.

Với $\left | x \right |<1$ đặt $x=\cos t$ với $t\in \left [ 0;\pi \right ]$.

Khi đó phương trình trở thành:

$$8\cos t\left ( 2\cos ^{2}t-1 \right )\left ( 8\cos ^{4}t-8\cos ^{2}t+1 \right )=1$$

$$\Leftrightarrow 8\cos t.\cos 2t.\cos 4t=1$$
$$\Leftrightarrow 8\sin t.\cos t.\cos 2t.\cos 4t=\sin t$$
$$\Leftrightarrow \sin 8t=\sin t$$
$$\Leftrightarrow t=\dfrac{2k\pi }{7}\vee t=\dfrac{\pi}{9}+\dfrac{2k\pi}{9}$$
So sánh điều kiện ta được $t\in \left \{ \dfrac{2\pi}{7};\dfrac{4\pi}{7};\dfrac{6\pi}{7};\dfrac{\pi}{3};\dfrac{\pi}{9};\dfrac{5\pi}{9};\dfrac{7\pi}{9} \right \}$.
Do đó phương trình có các nghiệm $x\in \left \{ \cos \dfrac{2\pi}{7};\cos \dfrac{4\pi}{7};\cos \dfrac{6\pi}{7};\cos \dfrac{\pi}{3};\cos \dfrac{\pi}{9};\cos \dfrac{5\pi}{9};\cos \dfrac{7\pi}{9} \right \}$.



#651940 Từ chuồng 1 người ta bắt ngẫu nhiên 1 con .tính xác xuất để thỏ bắt được là t...

Đã gửi bởi L Lawliet on 30-08-2016 - 11:50 trong Tổ hợp và rời rạc

Có hai chuồng thỏ thí nghiệm :chuồng 1 có 12 thỏ trắng và 3 thỏ nâu ;chuồng 2 có 16 thỏ trắng và 4 thỏ nâu .Tình cờ một con thỏ từ chuồng 2 nhảy sang chuồng 1.Từ chuồng 1 người ta bắt ngẫu nhiên 1 con .tính xác xuất để thỏ bắt được là thỏ trắng

Hướng giải của mình như thế này không biết có đúng không nữa dạng này lần đầu gặp :-s

- Bước 1: Một con thỏ từ chuồng $2$ nhảy sang chuồng $1$ sẽ có hai khả năng xảy ra. Khả năng thứ nhất là chuồng $1$ có $13$ thỏ trắng và $3$ thỏ nâu. Khả năng thứ hai là chuồng $1$ có $12$ thỏ trắng và $4$ thỏ nâu.

- Bước 2: Bắt $1$ con từ chuồng $1$ thì ta có thể bắt ở khả năng thứ nhất hoặc khả năng thứ hai. Ở mỗi trường hợp ta cần tìm xác suất để thỏ bắt được là thỏ trắng.

Tóm lại đáp số mình tính được là:

$$\dfrac{16}{20}.\dfrac{13}{16}+\dfrac{4}{20}.\dfrac{12}{16}=\dfrac{4}{5}$$




#652394 $2(a^{2}+b^{2}+c^{2})+12\geq 3(a+b+c)...

Đã gửi bởi L Lawliet on 02-09-2016 - 12:28 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho các số dương a,b,c thỏa mạn abc +1.Chứng minh:

 

$2(a^{2}+b^{2}+c^{2})+12\geq 3(a+b+c)+3(ab+bc+ca)$

Lời giải.

$$2\left ( a^{2}+b^{2}+c^{2} \right )+12\geq 3\left ( a+b+c \right )+3\left ( ab+bc+ca \right )$$

$$\Leftrightarrow 2\left ( p^{2}-2q \right )+12\geq 3p+3q$$
$$\Leftrightarrow 2p^{2}-3p-7q+12\geq 0$$
Mặt khác theo bất đẳng thức Schur ta có $p^{3}+9r\geq 4pq$ hay $q\leq \dfrac{p^{3}+9r}{4q}=\dfrac{p^{3}+9}{4q}$.
Do đó bất đẳng thức cần chứng minh trở thành:
$$2p^{2}-3p-\dfrac{7\left ( p^{3}+9 \right )}{4p}+12\geq 0$$
$$\Leftrightarrow \dfrac{\left ( p-3 \right )\left ( p^{2}-9p+21 \right )}{4p}\geq 0$$
$$\Leftrightarrow p\geq 3$$
Mặt khác ta có $p=a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}=3$ do đó bất đẳng thức trên đúng.
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1$.



#653990 \sqrt{sinx}+sinx+sin^{2}x+cosx=1$

Đã gửi bởi L Lawliet on 13-09-2016 - 10:04 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình

$b)  sinx+2sin2x=3+sin3x$

$$\sin x+2\sin 2x=3+\sin 3x$$

$$\Leftrightarrow \sin x+2\sin 2x-\left ( 3\sin x-4\sin ^{3}x \right )=3$$
$$\Leftrightarrow 2\sin 2x-2\sin x+4\sin ^{3}x=3$$
$$\Leftrightarrow -2\sin x\left [ \left ( 1-2\sin ^{2}x \right )-\cos x \right ]=3$$
$$\Leftrightarrow -2\sin x\left ( \cos 2x-\cos x \right )=3$$
$$\Leftrightarrow 2\sin x\cos 2x-2\sin 2x=-3\qquad \left ( * \right )$$
$\left ( * \right )$ là phương trình bậc nhất với $\cos 2x$ và $\sin 2x$ nên suy ra:
$$2\sin ^{2}x+\left ( -1 \right )^{2}<\left ( -3 \right )^{2}$$
Nên phương trình vô nghiệm, tức là do không cùng điểm mút.

 




#654501 Cho hình bình hành ABCD, biết trực tâm BCD là $H(4;0)$, tâm đường t...

Đã gửi bởi L Lawliet on 17-09-2016 - 17:13 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài toán: Cho hình bình hành ABCD, biết trực tâm BCD là $H(4;0)$, tâm đường tròn ngoại tiếp ABD là $I(2;\dfrac{3}{2})$. $B \in d: x=2y; x_B>0; M(0;5) \in BC$. Tìm tọa độ $A,B,C,D$

Lời giải.

Mấu chốt của bài này là thấy và chứng minh tứ giác $ABHD$ nội tiếp.

Ta có $DC$ vuông góc với $BH$, $DC$ song song với $AB$ nên $AB$ vuông góc với $BH$.

Tương tự ta có $AD$ vuông góc với $DH$.

Do đó tứ giác $ABHD$ nội tiếp.

Mặt khác $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABD$ nên $I$ cũng là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABHD$.

Do đó ta có $IH=IB$.

Từ đây ta tìm được điểm $B$ và sau đó viết được phương trình đường thẳng $AB$ (qua $B$ và vuông góc với $BH$).

Tìm điểm $A$ bằng $IA=IB$

Từ $B$ và $M$ viết được phương trình $BC$ và lại dùng $IB=IC$ tìm được $C$.

Dùng vecto để tìm điểm $D$.




#654222 $f(f(x)+y)=x+f(y) \forall x,y\in \mathbb{Q}$

Đã gửi bởi L Lawliet on 14-09-2016 - 21:39 trong Phương trình hàm

$2.$ Tìm hàm $f:\mathbb{N}\rightarrow \mathbb{N}$ thoả mãn $f(f(m)+f(n))=m+n \forall m,n\in \mathbb{N}$

 

(nếu được thì mọi người có thể giải bằng cách khai thác tính chất của ánh xạ như đơn ánh, toàn ánh và song ánh giùm mình/ em cái ạ)

Bạn xem ở đây.




#651455 Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho điểm A(-1;-1) và đường tròn (T) có phươ...

Đã gửi bởi L Lawliet on 27-08-2016 - 10:17 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho điểm A(-1;-1) và đường tròn (T) có phương trình: $ (x-3)^{2}+(y-2)^{2}=25 $. Gọi B,C là hai điểm thuộc đường tròn (T) và khác điểm A. VIết phương trình đường thẳng BC biết I(1;1) là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Gợi ý.

Để ý $A\in \left ( T \right )$ nên $\left ( T \right )$ là đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$.

Gọi $J$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$.

Gọi $D$ là giao điểm của $AI$ với đường tròn $\left ( T \right )$ khi đó $D$ là điểm chính giữa cung $BC$ và $DJ$ vuông góc với $BC$.

Lấy $A'$ đối xứng với $A$ qua $J$.

Gọi $C$ có tọa độ $\left ( x;y \right )$ thì ta có $AJ=CJ$ và $AC$ vuông góc với $A'C$ từ đó tìm được $C$.

Viết phương trình $BC$ bằng điểm $C$ và $DJ$.




#644570 Nếu tổng bình phương các cạnh đối diện của tứ giác bằng nhau thì 2 đường chéo...

Đã gửi bởi L Lawliet on 11-07-2016 - 21:05 trong Hình học

CMR nếu tổng bình phương của các cạnh đối diện của 1 tứ giác lồi bằng nhau thì 2 đường chéo của tứ giác vuông góc với nhau.

Đây là định lý Pythagoras mở rộng cho $4$ điểm hay còn gọi là định lý $4$ điểm, bạn xem thêm ở đây nhé.




#372438 2)Cho p là tích n số nguyên tố đầu tiên . CMR P+1 không thể là số chính phương

Đã gửi bởi L Lawliet on 25-11-2012 - 13:22 trong Các bài toán Đại số khác

Giúp mình 2 bài sau với !
1)
Cho $a+b+c=2010 và \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{2010}$ .
CMR một trong 3 số a,b,c phải có 1 số = 2010
2)Cho p là tích n số nguyên tố đầu tiên . CMR P+1 không thể là số chính phương

Bạn đã gửi bài ở đây, mình xin phép khóa topic.



#365546 Chứng minh rằng: Số $x_{1}^{n}+x_{2}^...

Đã gửi bởi L Lawliet on 28-10-2012 - 15:42 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài toán: Chứng minh rằng nếu $x_{1}$ và $x_{2}$ là các nghiệm của phương trình $x^{2}-6x+1=0$ thì với mọi số nguyên $n$, số $x_{1}^{n}+x_{2}^{n}$ là một số nguyên không chia hết cho $5$.



#385862 Cho $\Delta ABC$ cân tại A có $\hat{BAC}=1...

Đã gửi bởi L Lawliet on 12-01-2013 - 10:18 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cho $\Delta ABC$ cân tại A có $\hat{BAC}=108^o$. Chứng minh : $\frac{BC}{AC}$ là số vô tỉ.
P/s : Mod xoá hộ em bài này, em post nhầm chỗ.

Bạn đã gửi chủ đề ở đây, xin phép khóa topic :P :off:



#413368 Cauchy-Schwarz (đổi biến + đối xứng hóa)

Đã gửi bởi L Lawliet on 18-04-2013 - 14:14 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bạn đã post ở đây, chú ý tiêu đề, khóa topic.




#650468 Chứng minh $-2\leq x+y\leq 2$ và $-1\leq xy...

Đã gửi bởi L Lawliet on 20-08-2016 - 11:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho $x^{2}+y^{2}=2$,chứng minh $-2\leq x+y\leq 2$ và $-1\leq xy\leq 1$

Lời giải.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$$\left ( x+y \right )^{2}\leq \left ( 1^{2}+1^{2} \right )\left ( x^{2}+y^{2} \right )=4$$

$$\Rightarrow \left | x+y \right |\leq 2$$
$$\Leftrightarrow -2\leq x+y\leq 2$$
Mặt khác ta có:
$$-\left ( x^{2}+y^{2} \right )\leq 2xy\leq x^{2}+y^{2}$$
$$\Leftrightarrow -2\leq 2xy\leq 2$$
$$\Leftrightarrow -1\leq xy\leq 1$$
Dấu bằng xảy ra lần lượt khi $x=y=\pm \dfrac{\sqrt{2}}{2}$.

 




#645993 Giải PT: $4x^{2} + 12 + \sqrt{x-1} = 4(x\s...

Đã gửi bởi L Lawliet on 22-07-2016 - 15:51 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải PT:
$4x^{2} + 12 + \sqrt{x-1} = 4(x\sqrt{5x-1}+\sqrt{9-5x})$

Lời giải.

Điều kiện xác định $1\leq x\leq \frac{9}{5}$.

$4x^{2}+12+\sqrt{x-1}=4\left ( x\sqrt{5x-1}+\sqrt{9-5x} \right )$

$\Leftrightarrow \left ( 2x-\sqrt{5x-1} \right )^{2}+\sqrt{x-1}-5\left ( x-1 \right )+8-4\sqrt{9-5x}=0$
$\Leftrightarrow \left [ \frac{\left ( x-1 \right )\left ( 4x-1 \right )}{2x+\sqrt{5x-1}} \right ]^{2}+\sqrt{x-1}+\frac{20\left ( x-1 \right )}{2+\sqrt{9-5x}}-5\left ( x-1 \right )=0$
$\Leftrightarrow \sqrt{x-1}\left [ \frac{\sqrt{x-1}\left ( x-1 \right )\left ( 4x-1 \right )^{2}}{\left ( 2x+\sqrt{5x-1} \right )^{2}}+1+\frac{20\sqrt{x-1}}{2+\sqrt{9-5x}}-5\sqrt{x-1} \right ]=0$
Vậy $x=1$ là một nghiệm của phương trình.
Xét $1<x\leq \frac{9}{5}$ thì $\frac{20\sqrt{x-1}}{2+\sqrt{9-5x}}-5\sqrt{x-1}>0$ nên phương trình trong ngoặc vuông vô nghiệm.



#650947 $x^3+\frac{1}{x^3}=6(x+\frac{1}...

Đã gửi bởi L Lawliet on 23-08-2016 - 17:03 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình : $x^3+\frac{1}{x^3}=6(x+\frac{1}{x})$

Lời giải.

Điều kiện xác định: $x\neq 0$.

$$x^{3}+\dfrac{1}{x^{3}}=6\left ( x+\dfrac{1}{x} \right )$$

$$\Leftrightarrow \left ( x+\dfrac{1}{x} \right )\left ( x^{2}+\dfrac{1}{x^{2}}-1 \right )=6\left ( x+\dfrac{1}{x} \right )$$
$$\Leftrightarrow \left ( x+\dfrac{1}{x} \right )\left [ \left ( x+\dfrac{1}{x} \right )^{2}-9 \right ]=0$$
$$\Leftrightarrow \left ( x+\dfrac{1}{x} \right )\left ( x+\dfrac{1}{x}-3 \right )\left ( x+\dfrac{1}{x}+3 \right )=0$$