Đến nội dung

minhtuyb nội dung

Có 497 mục bởi minhtuyb (Tìm giới hạn từ 12-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#304487 Topic bất đẳng thức THCS (2)

Đã gửi bởi minhtuyb on 15-03-2012 - 22:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

$E =x^{25} + 1+1+1+1 -5x^5 + 2005 \geq 5x^5 - 5x^5 + 2005 = 2005$
Dấu = khi x=1

x chắc gì dương mà chú đã tương Cauchy ngay thế ,$x\in R$ kìa :P
Bài này lấy ý tưởng từ đây chăng?:
$minF=x^{100}-10x^{10}+2010$
Thế này mới Cauchy được :D



#304562 Đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Thái Bình năm học 2011-2012

Đã gửi bởi minhtuyb on 16-03-2012 - 15:38 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 1: (3,0 điểm)
Cho tam giác vuông có độ dài các cạnh là những số nguyên và số đo chu vi bằng hai lần số đo diện tích. Tìm độ dài cách cạnh của tam giác đó.


-Gọi $x,y$ là độ dài hai cạnh góc vuông, $z$ là độ dài cạnh huyền với $z>x\geq y;x,y,z\in N^*$. Theo bài ra có hệ pt:
$\left\{\begin{matrix}x^2+y^2=z^2\\ x+y+z=xy\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^2+y^2-z^2=0(1)\\ z=xy-x-y(2)\end{matrix}\right.$
-Thế (2) vào (1):
$x^2+y^2-(xy-x-y)^2=0\Leftrightarrow x^2+y^2-(x^2y^2+x^2+y^2-2x^2y-2xy^2+2xy)=0\Leftrightarrow x^2y^2-2x^2y-2xy^2+2xy=0$
$\Leftrightarrow xy-2x-2y+2=\Leftrightarrow (x-2)(y-2)=2$
Mà $x\geq y$ nên suy ra: $\left\{\begin{matrix}x-2=2\\ y-2=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=4\\ y=3\end{matrix}\right.(True)\Rightarrow z=5(True)$
Vậy độ dài các cạnh của tam giác vuông là 3,4,5



#304574 Đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Thái Bình năm học 2011-2012

Đã gửi bởi minhtuyb on 16-03-2012 - 16:03 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 4: (3,0 điểm)
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho Parabol (P): $y=x^2$ và hai điểm A(-1;1). B(3;9) nằm trên (P). Gọi M là điểm thay đổi trên (P) và có hoành độ là m ($-1<m<3$). Tìm m để diện tích tam giác ABM lớn nhất.


Thông cảm mình không biết vẽ đồ thị :P:
-Áp dụng công thức tìm hàm số bậc nhất biết đồ thị đi qua hai điểm, có đồ thị hàm số đi qua A(-1;1) và B(3;9) là:
$(d):\frac{x-(-1)}{-1-3}=\frac{y-1}{1-9}\Leftrightarrow ...\Leftrightarrow (d):y=2x+3$
-Từ M hạ $MH\perp AB\Rightarrow S_{ABM}=\frac{1}{2}AB.MH$. Mà AB có độ dài không đổi nên $S_{ABM}max\Leftrightarrow MHmax$
-Từ M kẻ đường thẳng $(d'):y=ax+b// (d)$. Để $MH$ có độ dài lớn nhất thì đường thẳng $(d')$ phải là tiếp tuyến của Parabol$(P)$:
+)$(d')//(d)\Rightarrow \left\{\begin{matrix}a=2\\ b\neq 3\end{matrix}\right.\Rightarrow (d'):y=2x+b$
+)(d') là tiếp tuyến của (P) nên phương trình hoành độ của điểm M phải có nghiệm kép:
$(y_M=)m^2=2m+b\Leftrightarrow m^2-2m-b=0$
Có $\Delta' =1^2+b=0\Leftrightarrow b=-1(True)\Rightarrow \left\{\begin{matrix}(d'):y=2x-1\\m=1(True) \end{matrix}\right.$
Vậy với $m=1\Rightarrow M(1;1)$ thì $S_{ABM}$ đạt GTLN.
Đề bài không bắt tính cụ thể giá trị đó nên thôi :D. Còn một cách là tính theo diện tích của các hình thang vuông nhưng lâu :wacko:



#304727 Viết CTTQ: $$\frac{1}{4.9}+\frac{1}{9.14}+.....+\fra...

Đã gửi bởi minhtuyb on 17-03-2012 - 11:42 trong Đại số

Bài tập :Viết công thức tổng quát của các dãy số sau :

$1)$ $\frac{1}{4.9}+\frac{1}{9.14}+.....+\frac{1}{44.49}$ (Cái này mình không biết số cuối $n$ là gì nên lấy tạm $44.49$ )
$2)$ $2+4+6+..+2n$ ($n\epsilon \mathbb{N^{*}}$)
$3)$ $1+3+5+...+2n+1 (n\epsilon \mathbb{N^{*}})$
$4)$ $2-4-6-......2n$
$5)$ $1-3-5-.....-2n+1$ .
Có gì post sau .

$2)2+4+6+...+2n=2(1+2+3+4+...+n)=2\frac{n(n+1)}{2}=n(n+1)$
$3) 1+3+5+...+2n+1=(1-1)+(3-1)+(5-1)+...+(2n+1-1)+(1+1+...+1)(n+1 số 1)=(2+4+6+...+2n)+(n+1)=n(n+1)+(n+1)=(n+1)^2$
$4) 2-4-6-......2n=4+(-2-4-6-...-2n)=4-(2+4+6+...+2n)=4-n(n+1)$
$5) 1-3-5-.....-(2n+1)=2+[-1-3-5-...-(2n+1)]=2-(1+3+5+...+2n+1)=2-(n+1)^2$ .
P/s: Bài viết thứ 100, kỉ niệm lên sao đầu tiên :D
P/S : chúc mừng chú lên sao đầu tiên , anh sắp gấp 2 rồi :D



#304774 Tìm các số hữu tỉ $a,b,c$ sao cho $a+\frac{1}{b};b+\...

Đã gửi bởi minhtuyb on 17-03-2012 - 17:02 trong Số học

Trong khi chờ MSS 05 ra đề thì xin post lên vài bài >:) >:) >:)

Bài 1: Tìm các số hữu tỉ $a,b,c$ sao cho $a+\frac{1}{b};b+\frac{1}{c};c+\frac{1}{a}$ là các số nguyên dương

Bài 2: Tồn tại hay không các số hữu tỉ $a,b,c,d$ sao cho:
$(a+b\sqrt{2})^{2012}+(c+d\sqrt{2})^{2012}=5+4\sqrt{2}$

Bài 3: Cho các số nguyên dương $m,n$. CMR:
$x^m+x^n+1\vdots x^2+x+1\Leftrightarrow mn-2\vdots 3$

Bài 4: Tìm 8 chữ số tận cùng của $5^{1995}$

Bài 5: Cho phương trình: $x^2+y^2+z^2=3xyz$
C/m phương trình đã cho có vô số nghiệm nguyên dương

Bài 6: CMR phương trình: $x^2+y^2+z^2+3(x+y+z)+5=0$ không có nghiệm hữu tỉ.

To be continued... :D



#304783 Tìm các số hữu tỉ $a,b,c$ sao cho $a+\frac{1}{b};b+\...

Đã gửi bởi minhtuyb on 17-03-2012 - 17:36 trong Số học

Ta có:

$$x^3+y^3+z^3-3xyz=(x+y+z)(x^2+y^2+z^2-xy-yz-xz)$$

Do đó $$x^3+y^3+z^3=3xyz $$ khi $$x+y+z=0$$

Đến đây kết luận được rồi nhỉ? :wub:

Đọc lại nhé bạn ơi ="='. Chứ nếu $x^3+y^3+z^3-3xyz$ thì mình cũng không post lên làm gì :P
VT là các hạng tử bậc 2 mà :D



#305052 Trận 5 - "MSS05 Secrets In Inequalities VP" VS ALL

Đã gửi bởi minhtuyb on 18-03-2012 - 12:40 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2012

Cứ chém bừa đã, sai thì fix sau :P
Bài làm của minhtuyb:
$x^4+y^4+z^4=1984-104x(1)$
-Vì $x,y,z\geq 1$ nên:
$x^4=1984-104x-y^4-z^4<1984-104-1-1=1878\Rightarrow x<\sqrt[4]{1878}\Rightarrow x\leq 6$
Tương tự ta giới hạn được $x;y;z\in [1;6]$
*Lập bảng xét modulo 13 của $a^4$:
+Với $a\equiv 1(mod 13)\to a^4\equiv 1(mod 13)$
+Với $a\equiv 2(mod 13)\to a^4\equiv 3(mod 13)$
+Với $a\equiv 3(mod 13)\to a^4\equiv 3(mod 13)$
+Với $a\equiv 4(mod 13)\to a^4\equiv 9(mod 13)$
+Với $a\equiv 5(mod 13)\to a^4\equiv 1(mod 13)$
+Với $a\equiv 6(mod 13)\to a^4\equiv 9(mod 13)$ (Chỉ xét tới $a\equiv 6(mod 13)$ vì $x;y;z\in [1;6]$)
-$VP(1)\equiv 8(mod 13)$
-Có $x^4;y^4;z^4\equiv 0;1;3;9(mod 13)$, ta chọn được các cách sau để$VT=VP\equiv 8(mod 13)$ là:
$*TH1:\left\{\begin{matrix}x^4\equiv 9(mod 13)\\ y^4(z^4)\equiv 9(mod 13)\\ z^4(y^4)\equiv 3(mod 13)\end{matrix}\right.$( chỗ "mở ngoặc" tức là vai trò y,z như nhau)
-Vì $x^4;y^4\equiv 9(mod 13)$ nên theo bảng modulo, có:
$x;y(z) \equiv 4;6(mod 13)\Rightarrow x;y(z)\in \left \{ 4;6 \right \}$(Theo cách chặn)
-Với $x=4,(1)\Leftrightarrow y^4+z^4=1312$.Ta chọn được: $(y;z)=(2;6);(6;2)$ thỏa mãn
-Với $x=6,(1)\Leftrightarrow y^4+z^4=64$. Ta không chọn được giá trị $(y;z)$ thỏa mãn
$*TH2:\left\{\begin{matrix}x^4\equiv 3(mod 13)\\ y^4\equiv 9(mod 13)\\ z^4\equiv 9(mod 13)\end{matrix}\right.$. Xét bảng tương tự có:
$\left\{\begin{matrix}x\in \left \{ 2;3 \right \}\\ y,z\in\left \{ 4;6 \right \}\end{matrix}\right.$

-Với $x=2,(1)\Leftrightarrow y^4+z^4=1760$.Ta không chọn được giá trị $(y;z)$ thỏa mãn
-Với $x=3,(1)\Leftrightarrow y^4+z^4=1591$. Ta không chọn được giá trị $(y;z)$ thỏa mãn
$\to$Trường hợp này ta không tìm được bộ số $(x;y;z)$ nào thỏa mãn (1)

Vậy phương trình (1) có nghiệm nguyên dương $(4;2;6);(4;6;2)$
*Với $x=4;y=2;z=6\Rightarrow A=20^4+11^2-1969^6<0$ nên không thể viết dưới dạng $a^2+a(a\in N)$
*Với $x=4;y=6;z=2\Rightarrow A=20^4+11^6-1969^2=-1945400<0$ nên không thể viết dưới dạng $a^2+a(a\in N)$
K/L: Số $A=20^x+11^y-1969^z$ không thể viết dưới dạng $a^2+a(a\in N)$ với x,y,z nguyên dương thỏa mãn (1)


D-B=13.4h
E=10
F=0
S=64.6



#305100 Topic bất đẳng thức THCS (2)

Đã gửi bởi minhtuyb on 18-03-2012 - 18:02 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 308: Cho các số thực a,b thỏa mãn $(a^2-1)(b^2-1)=1$. Tìm GTNN của biểu thức
$$P=|1+ab|+|a+b|$$

$(a^2-1)(b^2-1)=1\Rightarrow a^2b^2-a^2-b^2+1=1\Rightarrow a^2b^2=a^2+b^2\geq 2ab\Rightarrow ab\geq 2$
Khi đó:
$P=|1+ab|+|a+b|\geq |1+2|+\sqrt{(a+b)^2}\geq 3+\sqrt{4ab}\geq 3+2\sqrt{2}$
Dấu bằng xảy ra khi $a=b=\sqrt{2}$
Vậy $minP=3+2\sqrt{2}$ khi $a=b=\sqrt{2}$
P/s:

Chuẩn hóa $abc=1$

Nhân ra, ta có

$(a^2b+b^2c+c^2a)(ab^2+bc^2+ca^2)=\sum (ab)^3+\sum a^3+3=x$ suy ra $x\geq 9$

$(a^3+1)(b^3+1)(c^3+1)=\sum (ab)^3+\sum a^3+2=x-1$


Thay vào BĐT trên, ta phải chứng minh $\sqrt{x}\geq 1+\sqrt[3]{x-1}\Leftrightarrow \sqrt{x}-1\geq \sqrt[3]{x-1}$

$\Leftrightarrow x\sqrt{x}-3x+3\sqrt{x}-1\geq x-1\Leftrightarrow x+3\geq 4\sqrt{x}$

$\Leftrightarrow (\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}-3)\geq 0$ đúng vì $x\geq 9$




#305180 $f(x)=1+4x+4x^2+...+4x^{2n}(x\geq 2)=[g(x)]^2$?

Đã gửi bởi minhtuyb on 18-03-2012 - 21:56 trong Đại số

Đề bài chỉ hỏi "Có tồn tại" thì mình nghĩ không cần c/m theo quy nạp. Như bạn làm là đủ rồi :P

______
Gửi $\implies$ anh minhtuyb: em đồng ý



#305269 Đề thi HSG lớp 9 tỉnh Bình Định năm học 2011 - 2012

Đã gửi bởi minhtuyb on 19-03-2012 - 13:42 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 5. (3 điểm)
Cho $x, y$ là các số thực dương thỏa mãn $xy = 1$. Chứng minh rằng $$\left( {x + y + 1} \right)\left( {{x^2} + {y^2}} \right) + \frac{4}{{x + y}} \geqslant 8$$

Câu BĐT ngon :D:
$(x+y+1)(x^2+y^2)+\frac{4}{x+y}\geq 2xy(x+y+1)+\frac{4}{x+y}=(x+y+\frac{4}{x+y})+x+y+2\geq 2\sqrt{(x+y).\frac{4}{x+y}}+2\sqrt{xy}+2=8<Q.E.D>$
Dấu bằng xảy ra khi $x=y=1$



#305278 Trận 5 - "MSS05 Secrets In Inequalities VP" VS ALL

Đã gửi bởi minhtuyb on 19-03-2012 - 14:28 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2012

Vì 1984;104 đều chia hết cho 4;x là số nguyên dương nên 1984-104x chia hết cho 4.
$\Rightarrow x^{4}+y^{4}+z^{4}$ chia hết cho 4.
Mà $x^{4};y^{4};z^{4}$ khi chia cho 4 có số dư là 0 hoặc 1 với mọi x;y;z nguyên dương
$\Rightarrow$ để $x^{4}+y^{4}+z^{4}$ chia hết cho 4 thì $x^{4};y^{4};z^{4}$ đều chia hết cho 4.
Khi đó x;y;z là các số chẵn.Ta có:
-Vì 20 chia cho 3 dư 2 nên $20^{x}$ chia cho 3 dư 1 với mọi x là số nguyên dương chẵn.
-Vì 11 chia cho 3 dư 2 nên $11^{y}$ chia cho3 dư 1 với mọi y là số nguyên dương chẵn.
-Vì 1969 chia cho 3 dư 1 nên $1969^{z}$ chia cho 3 dư 1 với mọi z là số nguyên dương.
Vậy $A=20^{x}+11^{y}-1969^{z}$ chia cho 3 dư 1. (1)
Lại có $a+a^{2}=a(a+1)$ là tích của 2 số tự nhiên liên tiếp với mọi a là số tự nhiên,và tích 2 số tự nhiên liên tiếp khi chia cho 3 dư 0 hoặc 2. (2)
Từ (1) và (2) ta thấy A không thể viết được dưới dạng $a+a^{2}$ với a là số tự nhiên.

Có lẽ đây là lời giải đúng của bài này (Theo ý tưởng của MSS 5 :P)
Thây đa số các ae tìm nghiệm rồi ghép vô, chắc cũng được chấp nhận chứ nhỉ :D



#305304 Trận 5 - "MSS05 Secrets In Inequalities VP" VS ALL

Đã gửi bởi minhtuyb on 19-03-2012 - 17:09 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2012

Vậy mời bạn Secrets In Inequalities VPra đáp án :wub:



#305516 $(1+a)(1+b)(1+c) \geq (1+\sqrt[3]{a+b+c})^3$

Đã gửi bởi minhtuyb on 20-03-2012 - 19:31 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với $a=b=c=\frac{1}{2}$, BĐT sai.
Theo em đề đúng là:
Cho $a,b,c>0$. CMR:
$(1+a)(1+b)(1+c) \geq (1+\sqrt[3]{abc})^3$
Đây chính là hệ quả BĐT Holder



#305960 $(x-1)(y+1)=(x+y)^2$

Đã gửi bởi minhtuyb on 22-03-2012 - 22:44 trong Số học

1/ Tích n số tự nhiên liên tiếp là số chính phương khi 1 trong các số đó bằng 0
-Áp dụng có $x={2011;2012;2013}$
2/ $(x+y)^2=(x-1)(y+1)\leq \frac{(x-1+y+1)^2}{4}=\frac{(x+y)^2}{4}\Rightarrow \frac{3}{4}(x+y)^2\leq 0$
Việc còn lại là ... :D



#306116 Trận 6 - "MSS06 maikhaiok" VS ALL

Đã gửi bởi minhtuyb on 24-03-2012 - 01:29 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2012

Cố thức rồi mà không biết lên top 1 được không đây ="=':

Bài làm của minhtuyb:
Hình đã gửi
*Thuận:
-Dựng $\Delta AMN$ vuông cân tại A có đỉnh N nằm ngoài $\Delta ABC\Rightarrow AM=AN;\widehat{AMN}=45^o;MN=AM\sqrt{2}\Rightarrow MN^2=2AM^2$
-Xét $\Delta AMB$ và $\Delta ANC$ có:
+)$AM=AN$
+)$\widehat{MAB}=\widehat{NAC}(=90^o-\widehat{MAC})$
+)$AB=AC(\Delta ABC $ vuông cân tại A)
$\Rightarrow \Delta AMB=\Delta ANC(c.g.c)\Rightarrow MB=NC$
-Có: $\left\{\begin{matrix}MB^2=MC^2+2MA^2(từ gt)\\MB=NC\\MN^2=2AM^2(cmt)\end{matrix}\right.\Rightarrow NC^2=MC^2+MN^2\Rightarrow \Delta CMN$ vuông tại M ( đ/lý Py-ta-go đảo )
$\Rightarrow \widehat{CMN}=90^o\Rightarrow \widehat{AMC}= \widehat{CMN}+\widehat{AMN}=90^o+45^o=135^o=const(1)$
Vì $\Delta ABC$ cố định nên $AC$ cố định $(2)$
-Từ (1) và (2) $\Rightarrow M\in $ cung $OAC$ ,nằm trong miền tam giác, chứa góc $135^o$ dựng trên đoạn thẳng $AC$ cố định.

*Đảo: Lấy $M'\in $ cung $OAC$ ,nằm trong miền tam giác, chứa góc $135^o$ dựng trên đoạn thẳng $AC$, ta phải c/m:$M'B^2-M'C^2=2M'A^2$
-Dựng $\Delta AM'N'$ vuông cân tại A có đỉnh N nằm ngoài $\Delta ABC\Rightarrow AM'=AN';\widehat{AM'N'}=45^o;M'N'=AM'\sqrt{2}\Rightarrow M'N'^2=2AM'^2$
-Vì $M'\in $ cung $OAC\Rightarrow \widehat{AM'C}=135^o$. Mà $\widehat{AM'N'}=45^o\Rightarrow \widehat {CM'N'}=\widehat{AM'C}-\widehat{AM'N'}=135^o-45^o=90^o$
$\Rightarrow \Delta CM'N'$ vuông tại M. Áp dụng đ/lý Py-ta-go có: $CN'^2=CM'^2+M'N'^2$
-Xét $\Delta AM'B$ và $\Delta AN'C$ có:
+)$AM'=AN'$
+)$\widehat{M'AB}=\widehat{N'AC}(=90^o-\widehat{M'AC})$
+)$AB=AC(\Delta ABC $ vuông cân tại A)
$\Rightarrow \Delta AM'B=\Delta AN'C(c.g.c)\Rightarrow M'B=N'C$
-Có: $\left\{\begin{matrix}CN'^2=CM'^2+M'N'^2\\M'N'^2=2AM'^2 \\ M'B=N'C\end{matrix}\right.\Rightarrow M'B^2=M'C^2+2AM'^2\Rightarrow M'B^2-M'C^2=2M'A^2$ (Xong phần đảo)

* Kết luận: Quỹ tích điểm M thỏa mãn $MB^2-MC^2=2MA^2$ là cung $OAC$ ,nằm trong miền tam giác, chứa góc $135^o$ dựng trên đoạn thẳng $AC(M\not\equiv A,C)$

Bài phép quay hay :D. Nhưng mở rộng ntn bây giờ :-S



#306286 Trận 6 - "MSS06 maikhaiok" VS ALL

Đã gửi bởi minhtuyb on 25-03-2012 - 13:12 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2012

Bổ sung :P. Trường hợp mình xét ở trên là TH1 khi M nằm trong tam giác, đây là TH2:

Hình đã gửi
TH2: M nằm ngoài tam giác ABC
*Thuận:
-Dựng $\Delta AMN$ vuông cân tại A có đỉnh N nằm cùng phía với C trên nửa mặt phẳng bờ $BM\Rightarrow AM=AN;\widehat{ANM}=45^o;MN=AM\sqrt{2}\Rightarrow MN^2=2AM^2$
-Xét $\Delta AMC$ và $\Delta ANB$ có:
+)$AM=AN$
+)$\widehat{MAC}=\widehat{NAB}(=90^o+\widehat{NAC})$
+)$AB=AC(\Delta ABC $ vuông cân tại A)
$\Rightarrow \Delta AMC=\Delta ANB(c.g.c)\Rightarrow MC=NB;\widehat{AMC}=\widehat{ANB}$
-Có: $\left\{\begin{matrix}MB^2=MC^2+2MA^2(từ gt)\\MC=BN\\MN^2=2AM^2(cmt)\end{matrix}\right.\Rightarrow MB^2=BN^2+MN^2\Rightarrow \Delta BMN$ vuông tại N ( đ/lý Py-ta-go đảo )
$\Rightarrow \widehat{BNM}=90^o\Rightarrow \widehat{AMC}= \widehat{ANB}=\widehat{BNM}-\widehat{ANM}=90^o-45^o=45^o=const(3)$
Vì $\Delta ABC$ cố định nên $AC$ cố định $(4)$
-Từ (3) và (4) $\Rightarrow M\in $ cung $IAC$ ,nằm ngoài miền tam giác, chứa góc $45^o$ dựng trên đoạn thẳng $AC$ cố định.

*Đảo: Lấy $M'\in $ cung $IAC$ , ta phải c/m:$M'B^2-M'C^2=2M'A^2$
-Dựng $\Delta AM'N'$ vuông cân tại A có đỉnh N nằm cùng phía với C trên nửa mặt phẳng bờ $BM\Rightarrow AM'=AN';\widehat{AM'N'}=45^o;M'N'=AM'\sqrt{2}\Rightarrow M'N'^2=2AM'^2$
-Vì $M'\in $ cung $IAC\Rightarrow \widehat{AM'C}=45^o\Rightarrow M,N,C$ thẳng hàng.
-Xét $\Delta AM'C$ và $\Delta AN'B$ có:
+)$AM'=AN'$
+)$\widehat{M'AC}=\widehat{N'AB}(=90^o+\widehat{N'AC})$
+)$AC=AB(\Delta ABC $ vuông cân tại A)
$\Rightarrow \Delta AM'C=\Delta AN'B(c.g.c)\Rightarrow \widehat{AN’B}=\widehat{AM’C}=45^o\Rightarrow BN’=CM’;\widehat{BN’M’}=\widehat{AN’B}+\widehat{AN’M’}=90^o$
$\Rightarrow \Delta BM'N'$ vuông tại N’. Áp dụng đ/lý Py-ta-go có: $BM'^2=BN'^2+M'N'^2$
-Có: $\left\{\begin{matrix} BM'^2=BN'^2+M'N'^2\\M'N'^2=2AM'^2 \\ N'B=M'C\end{matrix}\right.\Rightarrow M'B^2=M'C^2+2AM'^2\Rightarrow M'B^2-M'C^2=2M'A^2$

* Kết luận: Quỹ tích điểm M nằm ngoài miền tam giác ABC thỏa mãn $MB^2-MC^2=2MA^2$ là cung $IAC$ ,nằm ngoài miền tam giác, chứa góc $45^o$ dựng trên đoạn thẳng $AC(M\not\equiv A,C)$
*KLC: Từ TH1 và TH2 ta thấy $I\equiv O$ vì $135^o+45^o=180^o$; hai cung $IAC$ và $OAC$ nằm khác phía đối với AC. Vậy quỹ tích điểm $M$ thỏa mãn đề bài là đường tròn $(O;OA)$ trừ hai điểm $A;C$ với O là giao điểm của đường trung trực đoạn AC với tia $Ax$ sao cho $\widehat{CAx}=45^o$

Từ bỏ ý định mở rộng :P

Thời gian nộp bài là tính từ lúc nộp bài bổ sung. Sao lại quỹ tích lại bỏ 2 điểm A,C?
D-B=37.1h
E=9.5
F=0
S=39.4



#306398 Trận 6 - "MSS06 maikhaiok" VS ALL

Đã gửi bởi minhtuyb on 26-03-2012 - 12:51 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2012

Mời maikhaiok đưa ra đáp án :wub: :wub: :wub:



#306458 $2{x^8} - 9{x^7} + 20{x^6} - 33{x^5} + 46{x^4} - 66{x^3} + 80{x^2} - 72x...

Đã gửi bởi minhtuyb on 26-03-2012 - 20:20 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình:
$2{x^8} - 9{x^7} + 20{x^6} - 33{x^5} + 46{x^4} - 66{x^3} + 80{x^2} - 72x + 32 = 0$

Phân tích thành nhân tử
$\Leftrightarrow (x-1)(x-2)(x^2-2x+2)(x^2-x+2)(2x^2+3x+4)=0$
Việc còn lại là ... :D



#306464 $2{x^8} - 9{x^7} + 20{x^6} - 33{x^5} + 46{x^4} - 66{x^3} + 80{x^2} - 72x...

Đã gửi bởi minhtuyb on 26-03-2012 - 20:40 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Kệ, ra là được rồi :P
Anh Hân làm cách trâu bò gì thế :o



#306606 $2x+\sqrt{xy}+\sqrt{x}+y+3$

Đã gửi bởi minhtuyb on 27-03-2012 - 20:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ơ mod nào xóa bài của mình đó :-X
Không phải spam nhé: Biểu thức trên không có cực trị (cả min, max) đúng không chủ thớt :|



#306650 $2x+\sqrt{xy}+\sqrt{x}+y+3$

Đã gửi bởi minhtuyb on 27-03-2012 - 22:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

Vậy em nhờ các bác đừng giải thích vì sao nó không có cực trị nhé :P
Em còn có chút chuyện cần xài :D. Đố đứa khác mà nó vô đây soi thì mất hết cảm xúc ;;)



#306653 Trận 6 - "MSS06 maikhaiok" VS ALL

Đã gửi bởi minhtuyb on 27-03-2012 - 22:17 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2012

Thức đêm làm cuối cùng xót mất TH, 40 đ ="='

Bài toán này có thể mở rộng được, nhưng sẽ phải sử dụng kiến thức cấp III :D
Mình mong các MSSer sau này, nên chọn (hoặc chế) những bài toán có tính ứng dụng cao trong THCS, không nên ra đề kiểu đóng (với THCS) thế này, không thú vị lắm đâu.


Em rất đồng ý :D, chế mãi bài tổng quát ko ra nổi :o



#306708 Đề: $ x^{2} + y^{2} = 2012 $

Đã gửi bởi minhtuyb on 28-03-2012 - 15:00 trong Số học

Mình thấy cả hai cách của bạn đều không ổn ="=. Nêu 2 phản chứng vậy
C1: $2^2+3^2=13$. VP có tận cùng là 3 mà các hạng tử vế trái đâu nhất thiết có tận cùng 1,2
C2: Pt $a^2+b^2=5$ vẫn có nghiệm nguyên mặc dù không phải là pt Py-ta-go
^_^



#306833 $\frac{ab}{c+ab}+\frac{bc}{a+bc}+\frac{ca}{b+ac}\geq...

Đã gửi bởi minhtuyb on 29-03-2012 - 15:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

$c+ab=(a+c)(b+c)$, $\frac{ab}{(a+b)(a+c)}\leq \frac{ab}{4(a+b)}+\frac{ab}{4(a+c)}$. Tương tự với các biến còn lại

Vẫn chả được cái gì :P. Dấu của BĐT là trái --> phải
z_z



#306970 Đề thi HSG lớp 9 TP.HCM năm học 2011-2012

Đã gửi bởi minhtuyb on 30-03-2012 - 12:42 trong Tài liệu - Đề thi

Đề ngon thế ="='



Bài 1: (4 điểm)
Cho phương trình $mx^2+2(m-2)x+m-3=0$ ($x$ là ẩn số)
a) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm trái dấu.
b) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương.
Bài 3: (4 điểm)
a) Chứng minh rằng: $(a^2-b^2)(c^2-d^2)\leq (ac-bd)^2$ với $a, b, c, d$ là các số thực.
b) Cho $a\ge1, b\ge1$. Chứng minh rằng: $$a\sqrt{b-1}+b\sqrt{a-1}\le ab$$
Bài 4: (2 điểm)
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A=x-2y+3z$ biết $x,y,z$ không âm và thỏa hệ phương trình:
$$\begin{cases}2x+4y+3z=8\\3x+y-3z=2\end{cases}$$


Bài 1:
$a,\left\{\begin{matrix}m\neq 0\\ m(m-3)<0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow 0<m<3$
$b,\left\{\begin{matrix}0<m<3\\ \frac{2(2-m)}{m}<0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow b\left\{\begin{matrix}0<m<3\\ \begin{bmatrix}m>2\\ m<0\end{bmatrix}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow 2<m<3$

Bài 3:
$a/(a^2-b^2)(c^2-d^2)\leq (ac-bd)^2$
$\Leftrightarrow a^2c^2-a^2d^2-b^2c^2+b^2d^2\leq a^2c^2+b^2d^2-2abcd$
$\Leftrightarrow a^2d^2+b^2c^2-2abcd\geq 0$
$\Leftrightarrow (ad-bc)^2\geq 0(True)$
Dấu bằng xảy ra khi $ad=bc$
$b/VT=a\sqrt{1.(b-1)}+b\sqrt{1.(a-1)}\leq a.\frac{b-1+1}{2}+b.\frac{a-1+1}{2}=VP<Q.E.D>$
Dấu bằng xảy ra khi $a=b=2$ <Chủ quan quá, đã fix :P>
Bài 4: Rút x theo $y,z$ rồi thế vô là ra ="='
Bài 5: Xét modulo 8