Đến nội dung

Messi10597 nội dung

Có 398 mục bởi Messi10597 (Tìm giới hạn từ 22-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#582623 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Đã gửi bởi Messi10597 on 17-08-2015 - 16:23 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $a+b+c=1$ .Tìm GTNN của:

$P=\frac{a^{2}}{1+b}+\frac{b^{2}}{1+a}+\frac{4c^{2}}{2+\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$




#508176 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Đã gửi bởi Messi10597 on 21-06-2014 - 10:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số dương thoả mãn a + b + c = 1. Tìm GTNN của: 

$\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a}}+\frac{c+a}{\sqrt{ca+b}}$ 

Ta có: $\sum \frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}=\sum \frac{a+b}{\sqrt{(a+c)(b+c)}}\geq \frac{(\sqrt{a+b}+\sqrt{b+c}+\sqrt{c+a})^{2}}{\sqrt{(a+b)(a+c)}+\sqrt{(a+b)(b+c)}+\sqrt{(a+c)(b+c)}}\geq 3$

Dấu bằng xảy ra $a=b=c=\frac{1}{3}$




#566857 Topic Tổng Hợp Các Bài Toán Hình Học Phẳng Trong Các Đề Thi Thử THPT Quốc Gia...

Đã gửi bởi Messi10597 on 19-06-2015 - 14:01 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 36: Trong mặt phẳng Oxy, tam giác ABC có trực tâm H(5,5), phương trình chứa cạnh cạnh BC là x+y-8=0. Biết đường tròn ngoại tiếp tam giac đi qua 2 điểm M(7,3), N(4,2) tính diện tích ABC.

 

------------

Bạn hãy post bài nghiêm túc hơn nhé!

Mình ko biết vẽ hình đăng lên đâu mn thông cảm nhé 

Gọi giao của AH với đường tròn là K

Ta chứng minh K đối xúng với H qua BC

Ta có $\widehat{KBC}= \widehat{KAC}$ (cùng chắn cung KC)

          $\widehat{KAC}=\widehat{HBC}$ (cùng phụ với $\widehat{ACB}$ )

 Suy ra $\widehat{KBC}=\widehat{HBC}$ ,suy ra tam giác HBK cân tại B,suy ra K đối xúng với H qua BC,từ đó tìm đc K

đến đây dễ rồi




#554735 Topic Tổng Hợp Các Bài Toán Hình Học Phẳng Trong Các Đề Thi Thử THPT Quốc Gia...

Đã gửi bởi Messi10597 on 17-04-2015 - 22:31 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Câu 13: Tự nhiên lục lọi trong topic đề thi thử THPT quốc gia 2015 lại tìm thấy đúng bài cần tìm :lol:

Trong mặt phẳng với hệ trục Oxy, cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM và đường cao AH lần lượt có phương trình 13x-6y-2=0,x-2y-14=0. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABC biết tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC là I(-6;0). (THPT chuyên Hùng Vương)

Ta tìm đc A(-4;-9)

Gội G là trọng tâm,K là trực tâm tam giác ABC

Dễ dàng cm đc K,G,I thẳng hàng và $\overrightarrow{IG}=\frac{1}{3}\overrightarrow{IK}$ (theo đường thẳng ơle)

khi đó tìm đc điểm K,lại có $\overrightarrow{AK}=2\overrightarrow{IM}$ ,tìm đc M

khi đó ta viếtđc pt BC

Tọa độ B,C là ngiệm của hệ gồm pt BC và pt đường tròn




#555134 Topic Tổng Hợp Các Bài Toán Hình Học Phẳng Trong Các Đề Thi Thử THPT Quốc Gia...

Đã gửi bởi Messi10597 on 19-04-2015 - 21:14 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Một bài nữa :

Câu 18:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hình thang ABCD vuông tại C, D có BC = 2 AD = 2DC ,
đỉnh C(3;-3) , đỉnh A nằm trên đường thẳng : 3- 2 = 0 , phương trình đường thẳng
DM - 2 = 0 với M là điểm thỏa mãn de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-toan-nam-20 . Xác định tọa độ các điểm A, D, B ( THPT Hàn Thuyên)

 

Bài này chỉ cần tìm đc M là tìm đc tất các điểm cần tìm

Gọi N là trung điểm BC thì ANCD là hình vuông , M là trung điểm CN

Gọi E là trung điểm AN $\Rightarrow DM\perp CE$ 

$\Rightarrow \overrightarrow{n_{CE}}=\overrightarrow{u_{DM}}=(1;1)\Rightarrow CE:x+y=0$

$H=DM\cap CE\Rightarrow H(1;-1)$

Ta có: $\Delta CHM\sim \Delta DCM\Rightarrow \frac{HM}{CH}=\frac{CM}{DC}=\frac{1}{2}\Rightarrow 2HM=CH$

$M\in MD\Rightarrow M(t;t-2)\Rightarrow 2\sqrt{(t-1)^{2}+(t-2+1)^{2}}=2\sqrt{2}\Leftrightarrow \left | t-1 \right |=1$




#430846 Viết pt đường tròn T đi qua 2 điểm A(5:-1) B(-2;-2). Tâm I thuộc đường thẳng...

Đã gửi bởi Messi10597 on 26-06-2013 - 21:10 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Gọi tọa độ tâm I của đường tròn (C) là (a;b)

Do $I\varepsilon (d)\Rightarrow 3a-2b+1=0$ (1)

Do A và B đều thuộc (C) nên ta có:   $IA^{2}=IB^{2}\Leftrightarrow (a-5)^{2}+(b+1)^{2}=(a+2)^{2}+(b+2)^{2}$

                                                                             $\Leftrightarrow a^{2}-10a+25+b^{2}+2b+1=a^{2}+4a+4+b^{2}+4b+4$

                                                                             $\Leftrightarrow 14a+2b-18=0\Leftrightarrow 7a+b-9=0$ (2)

    Từ (1),(2)$\Rightarrow (a;b)=(1;2)$

   Bán kính $R=IA=\sqrt{(1-5)^{2}+(2+1)^{2}}=5$

 Phương trình đường tròn (C): $(x-1)^{2}+(y-2)^{2}=25$




#492324 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi Messi10597 on 11-04-2014 - 22:50 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

143) $\left\{\begin{matrix}2x^2+3y^2-4xy=3 & & \\ 2x^2-y^2=7 & & \end{matrix}\right.$

Từ hệ suy ra $7(2x^{2}+3y^{2}-4xy)=3(2x^{2}-y^{2})$

                     $\Leftrightarrow 8x^{2}-28xy+24y^{2}=0$

                     $\Leftrightarrow (2x-3y)(x-2y)=0$

Đến đây thế vào PT dưới là xong




#492452 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi Messi10597 on 12-04-2014 - 16:48 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

154) $\left\{\begin{matrix}x^3-9y^2+27y-27=0 & & \\ y^3-9z^2+27z-27=0 & & \\ z^3-9x^2+27x-27=0 \end{matrix}\right.$

Hệ $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^{3} =9y^{2}-27y+27=f(y)& & & \\ y^{3} =9z^{2}-27z+27=f(z)& & & \\ z^{3}=9x^{2} -27x+27=f(x)& & & \end{matrix}\right.$

Vì $f(t)=9t^{2}-27t+27=9(t-\frac{3}{2})^{2}+\frac{27}{4}\geq \frac{27}{4}\forall t$

$\Rightarrow x^{3},y^{3},z^{3}\geq\frac{27}{4}\Rightarrow x,y,z\geq \frac{3}{\sqrt[3]{4}}$

${f}'(t)=18t-27> 0\forall t\in [\frac{3}{\sqrt[3]{4}};+\infty ]$

$\Rightarrow f$ là hàm đồng biến trên đoạn $[\frac{3}{\sqrt[3]{4}};+\infty ]$

Không mất tính tổng quá giả xử $x\geq y\geq z\Rightarrow f(x)\geq f(y)\geq f(z)\Rightarrow z^{3}\geq x^{3}\geq y^{3}\Rightarrow z\geq x\geq y$

$\Rightarrow x=y=z$

Ta có: $x^{3}-9x^{2}+27x-27=0$

Đến đây dễ rồi




#532349 Tìm phương trình đường thẳng (d') là hình chiếu vuông góc của đt (d) lên...

Đã gửi bởi Messi10597 on 08-11-2014 - 16:04 trong Phương pháp tọa độ trong không gian

$d\cap (P)=A(t+2;3t-1;2t+3)$

Do $A\in (P)\Rightarrow 2(t+2)+(3t-1)-3(2t+3)+5=0\Leftrightarrow t=-1$

$\Rightarrow A(1;-4;1)$

Mặt khác $B(2;-1;3)\in d$

Gọi $\Delta$ là đường thẳng đi qua B và vuông góc với (P)

$\Rightarrow \overrightarrow{u_{\Delta }}=\overrightarrow{n_{P}}=(2;1;-3)$

$\Rightarrow \Delta :\frac{x-2}{2}=\frac{y+1}{1}=\frac{z-3}{-3}$

$\Delta \cap (P)=C(2c+2;c-1;-3c+3)$

Do $C\in (P)\Rightarrow 2(2c+2)+(c-1)-3(-3c+3)+5=0\Rightarrow c=\frac{1}{14}$

$\Rightarrow C(\frac{15}{7};-\frac{6}{7};\frac{39}{14})$

d' cần tìm chính là đường thẳng AC




#416719 Viết phương trình đường thẳng BC và đường thẳng chứa đường cao hạ từ A của ta...

Đã gửi bởi Messi10597 on 05-05-2013 - 20:34 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Lắm PT BC quá bạn ơi    :lol:

nhìn lại mặt hàng đi bạn ạ,hehehe




#416616 Viết phương trình đường thẳng BC và đường thẳng chứa đường cao hạ từ A của ta...

Đã gửi bởi Messi10597 on 05-05-2013 - 15:41 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho ba điểm A(1;2), B(3;1), C(5;4).

a, Viết phương trình đường thẳng BC và đường thẳng chứa đường cao hạ từ A của tam giác ABC

b, Tính diện tích tam giác ABC

c, Viết phương trình đường tron ngoại tiếp tam giác ABC

 

MOD: Chú ý tiêu đề bạn nhé

a, Ta có vecto chỉ phương của BC chính là $\vec{BC}=\left ( 5-3;4-1 \right )=\left ( 2;3 \right )$

$\Rightarrow$ vecto pháp tuyến của BC là $\left ( -3;2 \right )$

PT đương thẳng BC là$-3\left ( x-3 \right )+2\left ( y-1 \right )= 0$ hay$-3x+2y+7=0$

gọi AH là đường cao hạ từ A của $\Delta ABC$ $\Rightarrow AH\perp BC$

$\Rightarrow$ chỉ phương của BC là pháp tuyến của AH nên vecto pháp tuyến của AH là $\left ( 2;3 \right )$

PT đường thẳng AH là $2\left ( x-1 \right )+3\left ( y-2 \right )=0$ hay $2x+3y-8=0$

b,BC=$\sqrt{2^{2}+3^{2}}$=$\sqrt{13}$

   tọa độ H là nghiệm của hệ$\left\{\begin{matrix} -3x+2y+7=0 & & \\ 2x+3y-8=0 & & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=\frac{37}{13} & & \\ y=\frac{10}{13} & & \end{matrix}\right.$

AH= $\sqrt{\left ( \frac{37}{13}-1 \right )^{2}+\left ( \frac{10}{13}-2 \right )^{2}}=\frac{8}{\sqrt{13}}$

diện tích SABC =$\frac{1}{2}.AH.BC= \frac{1}{2}.\frac{8}{\sqrt{13}}.\sqrt{13}= 4$

c,gọi tâm I có tọa độ (x;y)

theo bài ra ta có: $IA^{2}= IB^{2}= IC^{2}$

             $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left ( x-1 \right )^{2}+\left ( y-2 \right )^{2}=\left ( x-3 \right )^{2}+\left ( y-1 \right )^{2} & & \\ \left ( x-1 \right )^{2}+\left ( y-2 \right )^{2}=\left ( x-5 \right )^{2}+\left ( y-4 \right )^{2} & & \end{matrix}\right.$     

 

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=\frac{23}{8} & & \\ y=\frac{13}{4} & & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow R=IA=\sqrt{\left ( \frac{23}{8}-1 \right )^{2}+\left ( \frac{13}{4}-2 \right )^{2}}=\frac{5}{8}\sqrt{13}$

PT đường tròn ngoại tiếp: $\left ( x-\frac{23}{8}\right )^{2}+\left ( y-\frac{13}{4} \right )^{2}= \frac{325}{64}$

bạn xem hộ tớ sai chỗ nào ko nhé




#432051 [TOPIC] Phương trình lượng giác - Các đề thi thử 2012

Đã gửi bởi Messi10597 on 01-07-2013 - 15:41 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Mình cũng xin góp một bài :
$\left ( cos2x+cos4x \right )^{2}= 5+cosx$

Em làm thế này ko biết đúng ko

Ta có $cos2x+cos4x\leq 2\Rightarrow (cos2x+cos4x)^{2}\leq 4$

          $5+cosx\geq 4$

Phương trình có nghiệm $\Leftrightarrow (cos2x+cos4x)^{2}=5+cosx=4$ 

                                       $\left\{\begin{matrix} cosx=-1 & & & \\ cos2x=\pm 1 & & & \\ cos4x=\pm 1 & & & \end{matrix}\right.$




#432067 [TOPIC] Phương trình lượng giác - Các đề thi thử 2012

Đã gửi bởi Messi10597 on 01-07-2013 - 16:32 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Bài 49. Giải phương trình: $$4\cos x-3\sin x+\dfrac{2}{4\cos x-3\sin x-6}=3$$

Phương trình tương đương với $4cosx-3sinx-6+\frac{2}{4cosx-3sinx-6}+3=0$

Đặt : $t=4cosx-3sinx-6 ;(t\neq 0)$

Phương trình trở thành $t+\frac{2}{t}+3=0\Leftrightarrow t^{2}+3t+2=0$

               $\Leftrightarrow t=-1$   hoặc $t=-2$

Nếu $t=-1\Rightarrow 4cosx-3sinx-6=-1 \Leftrightarrow 4cosx-3sinx-5=0$ (1)

Xét $cos\frac{x}{2}=0\Rightarrow sinx=0;cosx=-1$ không thỏa mãn

Xét $cosx\neq 0$ .Đăt $a=tan\frac{x}{2}$

(1) trở thành $\frac{4(1-a^{2})}{1+a^{2}}-\frac{6a}{1+a^{2}}-5=0$ quy đồng thu đc PT bậc 2

Nếu $t=-2\Rightarrow 4cosx-3sinx-6=-2\Leftrightarrow -3sinx=4(1-cosx)$

                                                                    $\Leftrightarrow -6sin\frac{x}{2}cos\frac{x}{2}=8sin^{2}\frac{x}{2}$

                                                                    $2sin\frac{x}{2}(4sin\frac{x}{2}+3cos\frac{x}{2})=0$

Đến đây chắc dễ rồi,anh chị xem em làm có nhầm chỗ nào không ạ




#516182 Cho tam giác ABC có A(3;-7) trực tâm H(3;-1), tâm đường tròn ngoại tiếp tam g...

Đã gửi bởi Messi10597 on 28-07-2014 - 21:54 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 3: 

$R=IA=\sqrt{(3+2)^{2}+(-7-0)^{2}}=\sqrt{74}$

PT đường đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là:

$(x+2)^{2}+y^{2}=74$

Gọi E là hình chiếu của I trên BC

Vẽ hình ra sẽ chứng minh đc $\overrightarrow{IE}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AH}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x_{E} +2=\frac{1}{2}(3-3)& & \\ y_{E}=\frac{1}{2}(-1+7) & & \end{matrix}\right.\Rightarrow E(-2;3)$

$\overrightarrow{n_{BC}}=\overrightarrow{IE}=(0;3)\Rightarrow BC:y-3=0$

Tọa độ C  thỏa mãn hệ $\left\{\begin{matrix} y=3 & & \\ (x+2)^{2}+y^{2}=74& & \end{matrix}\right.$

Do C có hònh độ dương $\Rightarrow C(\sqrt{65}-2;3)$




#504186 ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT CHUYÊN Đại Học Sư Phạm Hà Nội năm 2014

Đã gửi bởi Messi10597 on 05-06-2014 - 13:44 trong Tài liệu - Đề thi

Bầi 3:

1.Xét phương trình hoành độ giao điểm:

$x^{2}=-\frac{2}{3}(m+1)x+\frac{1}{3}\Leftrightarrow 3x^{2}+2(m+1)x-1=0$

${\Delta }'=(m+1)^{2}+3> 0,\forall m\in \mathbb{R}$

suy ra đpcm

2.$f(x_{1})-f(x_{2})=x_{1}[x_{1}^{2}+(m+1)x_{1}-1]-x_{2}[x_{2}^{2}+(m+1)x_{2}-1]$

Do $x_{1};x_{2}$ là nghiệm của PT trên

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 3x_{1}^{2}+2(m+1)x_{1}-1=0 & & \\ 3x_{2}^{2}+2(m+1)x_{2}-1=0 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x_{1}^{2}+(m+1)x_{1}-1=-\frac{1}{2}(x_{1}^{2}+1) & & \\ x_{2}^{2}+(m+1)x_{2}-1=-\frac{1}{2}(x_{2}^{2}+1) & & \end{matrix}\right.$

Và $x_{1}x_{2}=\frac{-1}{3}$

Thay vào ta có 

$f(x_{1})-f(x_{2})=-\frac{1}{2}(x_{1}^{3}+x_{1}-x_{2}-x_{2}^{3})=-\frac{1}{2}[x_{1}^{3}-3x_{1}x_{2}(x_{1}-x_{2})-x_{2}^{3}]=-\frac{1}{2}(x_{1}-x_{2})^{3}$




#499541 có 30 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên 10 tấm. Tính xác suất để c...

Đã gửi bởi Messi10597 on 17-05-2014 - 10:25 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

không gian mẫu $\left | \Omega \right |=C_{30}^{10}$

Gọi A là biến cố rút ra đc 5 thẻ chẵn và 5 thẻ lẻ và có 1 thẻ mang số chia hết cho 10

Có 3 cách chọn số chia hết cho 10 

Có $C_{14}^{4}$ cách chọn 4 số chẵn còn lại

Có $C_{15}^{5}$ cách chọn 5 số lẻ

$\Rightarrow \left | A \right |=3.C_{14}^{4}.C_{15}^{5}$

Xác xuất cần tính là $P(A)=\frac{3.C_{14}^{4}.C_{15}^{5}}{C_{30}^{10}}$




#502463 Có 3 khách hàng cùng đi vào một cửa hàng

Đã gửi bởi Messi10597 on 29-05-2014 - 16:18 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Ta có: $\left | \Omega \right |=3^{6}$

a. $\frac{C_{6}^{1}}{3^{6}}$

b. $\frac{C_{6}^{3}.3!}{3^{6}}$

c. $\frac{C_{6}^{1}.C_{5}^{1}.C_{3}^{2}}{3^{6}}$

d. $\frac{C_{3}^{1}.2^{5}}{3^{6}}$




#463561 Chuyên đề số phức luyện thi Đại Học

Đã gửi bởi Messi10597 on 11-11-2013 - 14:54 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 30: Tìm số phức z thỏa $\left ( \frac{z+i}{z-i} \right )^{4}=1$

Ta có: $(\frac{z+i}{z-i})^{4}=1\Leftrightarrow (\frac{z+i}{z-i})^{2}=\pm 1$

Giải $(\frac{z+i}{z-i})^{2}=1\Leftrightarrow \frac{z+i}{z-i}=\pm 1\Leftrightarrow z=0$

Giải $(\frac{z+i}{z-i})^{2}=-1\Leftrightarrow (\frac{z+i}{z-i})^{2}=i^{2}\Leftrightarrow (\frac{z+i}{z-i}-i)(\frac{z+i}{z-i}+1)=0\Leftrightarrow z=\pm 1$




#505601 Đề thi tuyển sinh lớp 10 ĐHKHTN (2 vòng) năm 2014-2015

Đã gửi bởi Messi10597 on 10-06-2014 - 21:11 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 4:

Ta có: $1=(ab+bc+ca)^{2}=a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+2abc(a+b+c)$

$\Rightarrow dpcm\Leftrightarrow a^{4}b^{2}+b^{4}c^{2}+c^{4}a^{2}+a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}\geq \frac{4}{9}$

$\Leftrightarrow a^{2}b^{2}(a^{2}+1)+b^{2}c^{2}(b^{2}+1)+c^{2}a^{2}(c^{2}+1)\geq \frac{4}{9}$

$\Leftrightarrow a^{2}b^{2}(a+b)(a+c)+b^{2}c^{2}(b+c)(b+a)+c^{2}a^{2}(c+a)(c+b)\geq \frac{4}{9}$

$(a+b)(b+c)(c+a)(\frac{a^{2}b^{2}}{b+c}+\frac{b^{2}c^{2}}{c+a}+\frac{c^{2}a^{2}}{a+b})\geq \frac{4}{9}$

Nhờ biến đổi tương đương ta chứng minh đc $(a+b)(b+c)(c+a)\geq \frac{8}{9}(a+b+c)(ab+bc+ca)=\frac{8}{9}(a+b+c)$

Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có:

$\frac{a^{2}b^{2}}{b+c}+\frac{b^{2}c^{2}}{c+a}+\frac{c^{2}a^{2}}{a+b}\geq \frac{(ab+bc+ca)^{2}}{2(a+b+c)}=\frac{1}{2(a+b+c)}$

vậy ta có đpcm

Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c=\frac{1}{\sqrt{3}}$




#505790 Đề thi tuyển sinh lớp 10 ĐHKHTN (2 vòng) năm 2014-2015

Đã gửi bởi Messi10597 on 11-06-2014 - 16:47 trong Tài liệu - Đề thi

Thiếu $x=y$ (mà làm rồi mà)

 

Nếu x=y thì có thỏa $(x-y)(xy+6)=12$ đâu




#505782 Đề thi tuyển sinh lớp 10 ĐHKHTN (2 vòng) năm 2014-2015

Đã gửi bởi Messi10597 on 11-06-2014 - 16:22 trong Tài liệu - Đề thi

Câu hệ:

Hệ$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x-y)(2x+3y)=12 & & \\ (x-y)(xy+6)=12 & & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow 2x+3y=xy+6\Leftrightarrow (x-3)(y-2)=0$




#503882 Viết phương trình đường thẳng denta biết denta cắt d1 d2 d3 lần lượt tại 3 đi...

Đã gửi bởi Messi10597 on 03-06-2014 - 23:18 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

2. Ta có: $\Delta \cap d=B(3t+3;2t+3;-2t-2)$

$\Rightarrow \overrightarrow{AB}=(3t-1;2t+2;-2t-5)$

$\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{n_{P}}=0\Leftrightarrow 3(3t-1)+2(2t+2)+3(-2t-5)=0\Leftrightarrow t=2$

$\Rightarrow \overrightarrow{AB}=(5;6;-9)$

$\Rightarrow \Delta :\frac{x-4}{5}=\frac{y-1}{6}=\frac{z-3}{-9}$




#503884 Viết phương trình đường thẳng denta biết denta cắt d1 d2 d3 lần lượt tại 3 đi...

Đã gửi bởi Messi10597 on 03-06-2014 - 23:29 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

1.Do a,b,c thẳng hàng và AB=BC suy ra B là trung điểm của AB

$A(a;-a+4;2a-1)$

$B(b;-3b+2;-3b)$

$C(5c-1;2c+1;c-1)$

Đến đây ta có hệ 3 ẩn 3 phương trình




#443517 Topic về Lượng giác và vấn đề liên quan

Đã gửi bởi Messi10597 on 17-08-2013 - 09:18 trong Các bài toán Lượng giác khác

2)$8cos^{3}(x+\frac{\pi }{3})=cos3x$

2. Đặt $x+\frac{\pi }{3}=t$ 

PT trở thành: $8cos^{3}t=cos(3t-\pi )=-cos3t$

                      $\Leftrightarrow 8cos^{3}t+4cos^{3}t-3cost=0$

                      $\Leftrightarrow 12cos^{3}t-3cost=0$

                      $\Leftrightarrow cost(2cost-1)(2cost+1)=0$




#436280 Có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi quanh một bàn tròn ?

Đã gửi bởi Messi10597 on 19-07-2013 - 20:37 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Câu a là 10! mà.

à ừ đúng là 10!,tớ nhầm mất