Đến nội dung

tieulyly1995 nội dung

Có 459 mục bởi tieulyly1995 (Tìm giới hạn từ 15-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#297415 Cho $\alpha +\beta +\gamma =\pi$ Để BT sau đún...

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 30-01-2012 - 16:43 trong Các bài toán Lượng giác khác

Cho $\alpha +\beta +\gamma =\pi$ Để:
$cos^{2}\alpha +cos^{2}\beta +cos^{2}\gamma = a + b.cos\alpha .cos\beta .cos\gamma$

Thì a= ?, b=?

bạn có thể làm như sau: :icon4:
Ta có
$VT= cos^{2}\alpha +\frac{1+cos2\beta }{2}+\frac{1+cos2\gamma }{2}$
$= cos^{2}\alpha +1+cos(\beta +\gamma )cos(\beta -\gamma )$
$= 1- cos\alpha (cos(\beta +\gamma )+cos(\beta -\gamma ))$
$= 1- 2cos\alpha. cos\beta. cos\gamma$
Vậy $a=1$,$b=-2$



#297699 Tìm giá trị nhỏ nhất $ sin ^{4} x + cos^{4} x $

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 01-02-2012 - 17:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức: ( Lấy trên Violympic)
a) $ sin ^{4} x + cos^{4} x $;
b) $ sin ^{6} x + cos^{6} x $;

Đặt $sin^{2}x =a, cos^{2}x=b \Rightarrow a,b\geq 0$ và $a+b=1$
a) khi đó : $sin^{4}x +cos^{4}x=a^{2}+b^{2}$

$a^{2}+b^{2}=(a+b)^{2}-2ab = 1-2ab\geq 1-\frac{(a+b)^{2}}{2}= \frac{1}{2}$
vậy $min= \frac{1}{2}$
b)khi đó : $sin^{6}x+cos^{6}x=a^{3}+b^{3}$
mà $a^{3}+b^{3}=(a+b)^{3}-3ab(a+b)= 1-3ab\geqslant 1-3\frac{(a+b)^{2}}{4}= \frac{1}{4}$

vậy $min= \frac{1}{4}$



#297704 Chứng minh $|x|, |y|, |z| \leq \frac{8}{3}$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 01-02-2012 - 18:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực $x, y, z$ thỏa mãn: $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+z^2=8\\ xy+yz+zx=4\end{matrix}\right.$
Chứng minh $|x|, |y|, |z| \leq \frac{8}{3}$

cách này có vẻ dài, bạn tham khảo xem :
$PT(1)\Leftrightarrow (x+y+z)^{2}-2(xy+yz+zx)=8$
kết hợp với PT(2) suy ra $x+y+z=\pm 4$
xét 2 trường hợp
$\left\{\begin{matrix} &x+y+z=4 \\ &x^{2}+y^{2}+z^{2}=8 \end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix} &x+y+z=-4 \\ &x^{2}+y^{2}+z^{2}=8 \end{matrix}\right.$
với mỗi trường hợp ta giải bằng cách coi 2 điều kiện như HPT đối với x,y còn z là tham số và tìm điều kiện của z để hệ có nghiệm



#297725 Tạo đam mê học toán

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 01-02-2012 - 20:11 trong Kinh nghiệm học toán

Bertrand Russell từng viết rằng :" Toán học nắm giữ không chỉ sự thật mà cả vẻ đẹp tối thượng ,một vẻ đẹp lạnh lùng và mộc mạc như của một tác phẩm điêu khắc, tinh khiết và hoàn hảo tuyệt vời, chỉ có ở nghệ thuật vĩ đại nhất ".
bạn thử tham khảo ở đây xem http://forum.doremiv...n-s%E1%BB%91!!!



#297746 [Casio] CMR $f(\frac{5}{7})=\frac{5}{7}$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 01-02-2012 - 22:30 trong Các dạng toán khác

Bài 2:Cho đa thức bậc f(x) thỏa mãn $f(x)-f(x-1)=x$ Với
$\forall x \epsilon R$
Từ dãy trên suy ra công thức tinh tổng 1+2+3+...+n

vì $f(x)-f(x-1)=x$ nên f(x) ít nhất phải là đa thức bậc 2
không mất tính tổng quát, giả sử $f(x)=ax^{2},a\neq 0$
từ GT ta có
$ax^{2}-a(x-1)^{2}=x$
$\Rightarrow a= \frac{x+1}{2x}\Rightarrow f(x)= \frac{x^{2}+x}{2}$
lại có :
$1=f(1)-f(0)$
$2=f(2)-f(1)$
.....
$n=f(n)-f(n-1)$
cộng vế vói vế, ta có :
$1+2+...+n= f(n)-f(0)=\frac{n^{2}+n}{2}= \frac{n(n+1)}{2}$



#297748 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), có ba cạnh AB, AC, BC lần lượt bằng...

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 01-02-2012 - 22:41 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), có ba cạnh AB, AC, BC lần lượt bằng 5; 12; 13. Khoảng cách từ O đến dây AB bằng?

Tam giác ABC vuông ở A, dễ dàng tính dc khoảng cách từ O đến dây AB mà bạn (=$\frac{1}{2}$AC)



#297752 Tìm đa thức $P(x)$ biết: $$(x-1)P(x+1) - (x+2)P(x)=0...

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 01-02-2012 - 23:32 trong Đại số

B3:
Khi khai triển và ước lượng số hạng đồng dạng của P(x)=$(1-x+x^{2}-x^{3}+...-x^{1999}+x^{2000})(1+x+x^{2}+x^{3}+...+x^{1999}+x^{2000})$ ta có thể viết P(x) dưới dạng
P(x)= $a_{0}+a_{1}x+a_{2}x^{2}+a_{3}x^{3}+...+a_{4000}x^{4000}$
Tính $a_{2004} , a_{2005}$

đặt$ f(x)= 1-x+x^{2}-x^{3}+...-x^{1999}+x^{2000}$
$g(x)=1+x+x^{2}+x^{3}+...+x^{1999}+x^{2000}$
Để có $x^{2005}$ của P(x) thì một hạng tử $x^{k}, (o\leq k\leq 2000)$ của f(x) phải nhân với hạng tử $x^{n}, (0\leq n\leq 2000)$ của g(x) sao cho
$n+k=2005$
suy ra
- nếu $k=0$ thì $n=2005$( loại, vì $n\leq 2000$)
-nếu $k=1$ thì $n=2004$(loại)
...
-nếu $k=5$ thì $n=2000$(thỏa mãn)
-nếu $k=6$ thì $n=1999$
-nếu $k=7 $thì $n=1998$
........................................
-nếu $k=2000$ thì n=5$
vậy
$a_{2004}.x^{2004}=(x^{4}x^{2000}-x^{5}x^{1999}+x^{6}x^{1998}-...)$
$a_{2004}.x^{2004}=(1-1+1-...)$
Trong dãy số 5,6,...1999,2000 có số các số lẻ = số các số chẵn.
Các hạng tử với số mũ lẻ của f(x) có hệ số$= -1$
Các hạng tử với số mũ chẵn có hệ số $=1$
Nên $a_{2005}.x^{2005}=0$
$\Rightarrow a_{2005}=0$



#297782 Cho tam thức f(x)=$x^2+bx+c$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 02-02-2012 - 13:27 trong Các dạng toán THPT khác

$Cho tam thức f(x)=x^2+bx+c biết \left | f(x)) \right | \leq \frac{1}{2} với \forall x\in [-1;1].Tìm b,c $


$\left | f(x) \right |\leq \frac{1}{2},\forall x\in \left [ -1;1 \right ]$
do đó
$\left | f(-1) \right |=\left | 1-b+c \right |\leq \frac{1}{2}$
$\left | f(0) \right |=\left | c \right |\leq \frac{1}{2}$
$\left | f(1) \right |=\left | 1+b+c \right |\leq \frac{1}{2}$
nên
$2= \left | 1-b+c+1+b+c-2c \right |\leq \left | 1-b+c \right |+\left | 1+b+c \right |+\left | -2c \right |\leq 2$
$\Rightarrow b=0, c=\frac{-1}{2}$



#297787 Dãy số : tính $u_{2009}$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 02-02-2012 - 13:54 trong Các dạng toán THPT khác

Bài1 Cho dãy số $(u_{n})$ với
$u_{n}= sin(2010-sin(2010-sin(2010-...-sin(2010-sin2010)...)))$
Tìm $n_{0}$ để $\forall n\geq n_{0}$, $u_{n}$ có 4 chữa số phần thập phân ngay sau dấu phẩy không đổi. Tính $u_{2009}$



#297819 Cho tam thức f(x)=$x^2+bx+c$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 02-02-2012 - 19:21 trong Các dạng toán THPT khác

Thanhks !bạn ơi xem lại phải là c=-1/2 mới đúng chứ nhỉ?

thank bạn, mình nhầm :icon4:



#297823 Giải bất phương trình dạng $\sqrt {f(x)} \geq g(x)$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 02-02-2012 - 20:01 trong Các bài toán Đại số khác

Thường thì ta giải bất phương trình dạng $\sqrt {f(x)} \geq g(x) $ như sau:
$\sqrt {f(x)} \geq g(x) \Leftrightarrow (f(x) \geq 0$ và $g(x)<0)$ hoặc $(f(x) \geq g(x)^{2}$ và $ g(x) \geq 0) $
Theo mình thì có thể bỏ $g(x)<0$ ở dòng trên. Xin được lấy ý kiến mọi người

Không nên bỏ đi bạn ạ, vì sẽ dẫn đến thiếu nghiệm
ví dụ ta xét BPT :
$\sqrt{x^{2}-x-12}\geq x-1$
ĐKXĐ: $x\geq 4$ hoặc ,$x\leq -3$
khi đó nếu chỉ xét
$\left\{\begin{matrix} &x^{2}-x-12\geq (x-1)^{2} \\ & x-1\geq 0 \end{matrix}\right.$
thì ta chỉ nhận được nghiệm $x\geq 13$
mà không xét thêm $x-1< 0$ thì sẽ thiếu nghiệm $x\leq -3$



#297874 Dãy số : tính $u_{2009}$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 03-02-2012 - 00:02 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 2
tìm nghiệm gần đúng của PT :
a) $4^{x} =5sinx +3x$
b) $cosx=logx$
c)$(3+2\sqrt{2})^{x}=(\sqrt{2}-1)^{x}+3$
d)$\left\{\begin{matrix} & e^{x^{3}+x^{2}+x+1}+ln\frac{x}{y}=e^{y^{5}+y^{2}+y+1}\\ & 64x^{6}-96y^{4}+36x^{2}-3=0 \end{matrix}\right.$
p/s: các bạn ghi sơ qua thao tác ấn phím nha :icon6: , vì đây là casio mà



#297894 Giải bất phương trình dạng $\sqrt {f(x)} \geq g(x)$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 03-02-2012 - 12:47 trong Các bài toán Đại số khác

mình chỉ bỏ g(x) < 0 thôi, nghiệm của mình không bị thiếu

Nếu bạn bỏ $g(x)<0$ thì sao không bỏ luôn $f(x)\geq 0$đi :wub:
vì khi xét $g(x)\geq 0, f(x)=g^{2}(x)$ thì hiển nhiên $f(x)\geq 0$ rồi,
Giờ thì bạn còn nói không thiếu nghiệm không @@



#297899 [Hỏi Toán Casio] Toán tràn màn hình

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 03-02-2012 - 13:30 trong Các dạng toán khác

mọi người cho em hỏi, ví dụ: 123456789012013131.10 ,ngoài phương pháp giải cổ điển (tách số đó ra,tính trên giấy,hơi mất thời gian) thì còn phương pháp trực tiếp nào có thể tính ngay trên máy tính được không (hiện em đang gặp khó khăn về vấn đề này).... :(

Cái ví dụ của bạn "đặc biệt " nhỉ Thêm $0$ ngay vào sau là được mà
Ví dụ như $8567899. 654787$
Ấn = ta thấy kết quả $5,610148883. 10^{12}$
như vậy
Kết quả có 13 chữ số, hơn nữa chữ số 3 cuối chưa hẳn đã chính xác
Ta xóa bớt số 8 ở thừa số thứ nhất và số 6 ở thừa số thứ hai và nhân lại
$567899. 54787=3,111348251. 10^{10}$
Ta tạm đọc kết quả là:
$5,61014888251. 10^{10}$
Ta tiếp tục xóa số 5 ở thừa số thứ nhất và nhân lại:
$67899. 54787=3719982513$
Kết quả:
$8567899. 654787=5610148882513$
p/s:Khi dùng cách này bạn cẩn thận xem chữ số bị xóa có ở hàng gây ảnh hưởng đến các chữ số cuối cần tìm trong kết quả không, nhất là chữ số bị xóa là các chữ số 0
nếu chưa thành thạo thì tốt nhất là dùng cách bạn vẫn làm cho chắc :icon6:



#297930 Giải bất phương trình dạng $\sqrt {f(x)} \geq g(x)$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 03-02-2012 - 19:05 trong Các bài toán Đại số khác

Mình chưa hiểu ý bạn lắm

Theo mình thì có thể bỏ luôn g(x) < 0 ở dòng dưới

Nếu bạn bỏ $g(x)<0$ thì sao không bỏ luôn $f(x)\geq 0$ đi vì từ hệ $\left\{\begin{matrix} & g(x)\geq 0\\ & f(x)=g^{2}(x) \end{matrix}\right.$
ta cũng có thể suy ra $f(x)\geq 0$ được mà :wub:



#298040 Dãy số : tính $u_{2009}$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 04-02-2012 - 17:52 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 3 :
tìm gần đúng nghiệm( độ phút giây ) của PT:
$cos4x+cos3x+23cos^{3}x-79cos^{2}x+23cosx+20$
Bài 4 :
GPT
$x^{2}-2010\left [x \right ]+2011=0$
p/s: đề 2010-2011



#298156 $6;24;60;120;210;...$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 12:45 trong Các dạng toán khác

Vì chỉ tìm thêm 2 số nên ta cũng có thể "mò" kiểu này : :P
$6+6.3=24$
$24+6.6=60$
$60+6.10=120$
$120+6.15=210$
chú ý là dãy 3,6,10,15,...có quy luật
nên 2 số tiếp theo là
$210+6.21=336$
$336+6.28=504$



#298162 Dãy số : tính $u_{2009}$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 13:22 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 4 :
GPT
$x^{2}-2010\left [x \right ]+2011=0$

Không có ai chém à :(
mình làm bài 4 trước vậy
đặt$\left [ x \right ]=k$
ta có $k=\frac{x^{2}+2011}{2010}> 1$, suy ra $k\epsilon Z, k> 1$
Do $k< x< k+1$
$\Rightarrow k^{2}+2011< x^{2}+2011< (k+1)^{2}+2011$
$\Leftrightarrow k^{2}+2011< 2010k< (k+1)^{2}+2011$
$\left\{\begin{matrix} & k^{2}-2010k+2011< 0\\ & k^{2}-2008k+2012> 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & 1\leq k\leq 2008\\ &k< 1,k> 2006 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow 2006< k\leq 2008$
$\Rightarrow k=2007$, hoặc $k=2008$
$\Rightarrow x\approx \pm 2007,9988$, hoặc $x\approx \pm 2008,4992$



#298164 Vui vui ^^

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 13:35 trong Quán hài hước

Lang thang trên mạng thấy có câu đố hay :closedeyes:
Mọi người tham quan rồi trả lời xem:
Có con cọp cắn con cọp con, con của con cọp cạnh con cọp cha của con con cọp có con cắn con cọp con của con con cọp cạnh con cọp cha con cọp cắn con cọp con con của con cọp cạnh con cọp cha của con con cọp có con cắn con cọp con của con con cọp cạnh con cọp con cọp cắn con cọp con, con của con cọp cạnh con cọp cha của con con cọp có con cắn con cọp con của con con cọp cạnh con cọp cha con cọp cắn con cọp con con của con cọp cạnh con cọp cha của con con cọp có con cắn con cọp con của con con cọp cạnh .....
:wub:



#298169 Số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau, 3 chữ số chẵn, 3 chữ số lẻ

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 14:05 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số sao cho chữ số đó khác nhau và co 3 chữ số chẵn, 3 chữ số lẻ

Gọi số cần tìm là ABCDEF. $A\neq 0$
Xét 2 trường hợp:
- A chẵn :
4 cách chọn A ( gồm 2,4,6,8), 3 cách chọn chữ số chẵn thứ hai, 2 cách chữ chọn số chẵn thứ ba
5 cách chọn chữ số lẻ thứ nhất, 4 cách chọn chữ số lẻ thứ hai, 3 cách chọn chữ số lẻ thứ ba
nên theo quy tắc nhân có:
$4.3.2.5.4.3=1440$ ( số)
-A lẻ :
5 cách chọn A (gồm 1,3,5,7,9), 4 cách chọn chữ số lẻ thứ hai, 3 cách chọn chữ số lẻ thứ ba
5 cách chọn chữ số chẵn thứ nhất, 4 cách chọn chữ số chẵn thứ hai, 3 cách chọn chữ số chẵn thứ ba
nên theo quy tắc nhân có :
$5.4.3.5.4.3=3600$ (số)
vậy có tất cả : $ 1440+3600=5040$ số thỏa mãn đề bài
p/s: bạn nên đặt lại tiêu đề nếu không sẽ bị xóa đấy :icon6:
http://diendantoanho...showtopic=65669



#298189 Tính BM

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 16:41 trong Hình học

Cho hình thang cân $ABCD$ có $AD // BM$. Đường cao $BE$ cắt đường chéo $AC$ tại $F$. $AB \cap CD = M$. Tính $BM$ biết $AB = 20cm$ và $\frac{AF}{FC}=\frac{2}{3}$

mình nghĩ phải $AD//BC$ chứ nhỉ :closedeyes:

mình nghĩ phải $AD//BC$ chứ nhỉ :closedeyes:

ừ mình sửa lại rồi !



#298236 Tìm B,C sao cho cgu vi tam giác ABC đạt min

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 21:06 trong Hình học

1/$\widehat{xOy}$ nhọn chứa A.Tìm trên Ox và Oy 2 điểm B,C sao cho chu vi $\Delta$ ABC đạt min

Đây là một bài cơ bản trong bài toán cực trị THCS,
mình nói hướng thôi, bạn tham khảo nhé :icon6:
gọi B',C' lần lượt là điểm đối xứng của A qua Ox,Oy.
gọi B,C là giao điểm B'C' với Ox, Oy. ta có 2 điểm cần tìm
sau đó bạn chứng minh với điểm B'',C" bất kì thuộc Ox,Oy thì
$AB+AC+BC\leq AB''+AC''+B''C''$



#298406 Tính $\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+.........}}}}...

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 06-02-2012 - 20:27 trong Đại số

$\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+.........}}}}$

Đặt
$\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+.........}}}}=x $ ,$x> 0$
Khi đó, ta có
$\sqrt{6+x}=x$
$\Rightarrow x=3$ :icon6:



#298433 tính cạnh của tam giác cân

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 06-02-2012 - 23:23 trong Hình học

$cho tam giác ABC cân tại A, có \wedge BAC=45^{0} và AB=a. Tính BC?$

Bạn tự vẽ hình nha :icon6:
Kẻ BH vuông góc với AC, suy ra tam giác ABH vuông cân tại H nên
$AH=BH=\frac{\sqrt{2}}{2}a$
Lại có
$HC=AC-AH=a-\frac{\sqrt{2}}{2}a$
Từ đó tính được BC theo pi-ta-go trong tam giác BHC.
HẾT.^^



#298437 Japan Mathematical Olympiad Preliminary 2012

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 07-02-2012 - 00:03 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

2. Cho A,B,C,D theo thứ tự cùng nằm trên một đường tròn. Giả sử góc tạo bởi tiếp tuyến tại B và AB là $30^{o}$, góc tạo bởi tiếp tuyến tại C và CD là $ 10^{o}$, đường thảng AB song song với CD và hai đường thẳng này nằm ở hai bên của tâm đường tròn . Tìm góc BDC.
3. Cho $1\leq a,b,c,d,e,f,g,h,i\leq 9 $ là các số nguyên khác nhau.Kí hiệu N là GTLN của $a\times b\times c, d\times e\times f, g\times h\times i$. Tìm GTNN (có thể có) của N.
4. Cho A là số nguyên dương. Biết A là bội của 3 nhưng không phải là bội của 9 và Nếu cộng tích các chữ số của A với A thì được 1 số chia hết cho 9.Tìm GTNN của A .
5. Tìm tất cả các số nguyên dương n thỏa mãn tích tất cả các ước của n là $24^{240}$
7. Cho $\triangle ABC $ nội tiếp (O). Trên AB, AC lấy tương ứng hai điểm D, E sao cho $ AD=8$, $BD=3$, Gọi O là trung điểm DE. Biết $ AO=7$
Tính CE .
p/s: mình dịch thử, nếu có gì sai sót mong các bạn lượng thứ :P