Đến nội dung

Hình ảnh

Topic Đề thi THCS

th 2014-2015

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 206 trả lời

#41
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết

Đề số 5

Câu 1: a/ Tìm số nguyên tố p sao cho $2.p^2-3$ và $2p^2+3$ là các số nguyên tố.

b/ Cho n là số nguyên khác 0. Gọi $x_1; x_2$ và $x_3; x_4$ lần lượt là các nghiệm của phương trình $x^2+5nx-1=0$ và $x^2+4nx-1=0$. CMR: $M=(x_1-x_2)(x_2-x_3)(x_1+x_4)(x_2+x_4)$ là số chính phương.

c/ Tồn tại hay không các số nguyên dương x,y,z thỏa man $x^2+y^2=3z^3$

Câu 2: a/ Giải phương trình: $x^3+2.\sqrt{(2x-1)^3}=3x(2x-1)$

b/ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 2(x+1)^3-y^3=y^4\\ \frac{1}{2}(x+y+1)=y^4 \end{matrix}\right.$

Câu 3:  Cho a,b,c >0. CMR: $\sum \frac{a^2+b^2}{c^2+ab}\geq 3$.

Câu 4:tam giác ABC nột tiếp (O) có $\angle ACB=\alpha$, hai điểm A,B cố định, đỉnh C di động trên cung lớn AB. Đường tròn (I;r) nội tiếp tg ABC tiếp xúc vs các cạnh AB,CA,AB tại D,E,F. Các đường AI và BI cắt EF tại M,N.

a/ Đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN luôn qua điểm cố định.

b/ Đoạn MN có độ dài kg đổi.

c/ $\frac{IA.IB}{IK}=2r$. K là giao điểm của CI vs (O)

Câu 5:Cho 2012 số nguyên dương $x_1;x_2;...;x_{2012}$ thỏa mãn: $\frac{1}{\sqrt{ x_1}}+\frac{1}{\sqrt{x_2}}+...+\frac{1}{\sqrt{x_{2012}}}=125$

Chứng minh rằng trong 2012 số trên có ít nhất 3 số bằng nhau.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Huong TH Phan: 08-09-2014 - 21:39

Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(

#42
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

Đề số 5

 

Câu 5:Cho 2012 số nguyên dương $x_1;x_2;...;x_{2012}$ thỏa mãn: $\frac{1}{\sqrt{ x_1}}+\frac{1}{\sqrt{x_2}}+...+\frac{1}{\sqrt{x_{2012}}}=125$

Chứng minh rằng trong 2012 số trên có ít nhất 3 số bằng nhau.

$5)$ 

 

Giả sử trong $2012$ số trên không có quá hai số bằng nhau

 

$\Rightarrow 125\leq 2\left ( 1+\dfrac{1}{\sqrt{2}}+\dfrac{1}{\sqrt{3}}+...+\dfrac{1}{\sqrt{1006}} \right )$

$<2\left ( 1+\dfrac{2}{1+\sqrt{3}}+\dfrac{2}{\sqrt{2}+\sqrt{4}}+...+\dfrac{2}{\sqrt{1005}+\sqrt{1007}} \right )$

$=2\left(\sqrt{1007}+\sqrt{1006}-\sqrt{2}\right)<125$

Vậy có ít nhất ba số bằng nhau.

http://truongviethoa...c1sqrtx201.html



#43
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết

Câu 1: a/ Tìm số nguyên tố p sao cho $2.p^2-3$ và $2p^2+3$ là các số nguyên tố.

Xét $p=2; p=5$ thỏa mãn.

Với $p>5$ thì $2p^2-3;2p^2+3>5$.

Khi đó, ta có: 

Xét: $p=5k\pm 1\Rightarrow 2p^2+3\vdots 5$

Xét: $p=5k\pm 2\Rightarrow 2p^2-3\vdots 5$

Suy ra trường hợp $p>5$ bị loại (vì các số này đều kg nguyên tố)


Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(

#44
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết

Câu 2: a/ Giải phương trình: $x^3+2.\sqrt{(2x-1)^3}=3x(2x-1)$

2.a/

Đặt $\sqrt{2x-1}=a$

PT $\Leftrightarrow x^3+2a^3=3x.a^2\Leftrightarrow (x-a)^2(x+2a)=0\Leftrightarrow x=a\Leftrightarrow x=\sqrt{2x-1}\Leftrightarrow x=1$

----------------------------

Topic hay, các mem chém sôi nổi vào. :D


Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(

#45
kimchitwinkle

kimchitwinkle

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THCS
  • 526 Bài viết

   Đề I 

Câu 1 ( 3 điểm ) Cho A = $\left ( \frac{\sqrt{x}-2}{x-1}-\frac{\sqrt{x}+2}{x+ 2\sqrt{x}+1} \right )$ $\cdot \frac{x^{2}-2x+1}{2}$

                      a, Rút gọn A

                      b, Tìm x để A > 0

                      c, Tìm giá trị lớn nhất của A

Câu 2 ( 6 điểm ) 

       a, Giải phương trình : $2x^{2} - 8x - 3 \sqrt{x^{2}-4x -8} =18$

       b, Giải bất phương trình : $\left | 2x - 7 \right | < x^{2} +2x +2$

       c, Giải hệ phương trình : $\left\{\begin{matrix} (x+y)(x^{2}-y^{2})=45 & \\ (x-y)(x^{2}+y^{2})=85& \end{matrix}\right.$

Câu 3 ( 4 điểm )

          a, Cho a+b+c = 0, tính giá trị biểu thức 

P =$\frac{1}{b^{2}+ c^{2}-a^{2}} + \frac{1}{a^{2}+c^{2}-b^{2}} + \frac{1}{a^{2}+b^{2}-c^{2}}$

       b, Tìm số tự nhiên n saocho A = $n^{2 } +n +6$ là số chính phương.

Câu 4 ( 5 điểm ) 

a, Từ một điểm A nằm ngoài ( O ; R ) kẻ hai tiếp tuyến AM ,AN ( M , N  là tiếp điểm ). Trên cung nhỏ MN lấy điểm P khác M và N/ Tiếp tuyến tại P cắt AM tại B , cắt AN tại C. Cho A cố định và AO = a.

a, Chứng minh chu vi tam giác ABC không đổi khi P di động trên cung nhỏ MN. Tính giá trị không đổi ấy theo a và R.

b, Cho tam giác ABC có diện tích bằng 36 ( đơn vị diện tích ). Trên cạnh BC và cạnh CA lần lượt lấy điểm D và E sao cho DC = 3DB và EA = 2EC  ; AD cắt BE tại I . Tính diện tích tam giác BID .

Câu 5 ( 2 điểm ) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức :

Q = $\frac{1}{2}\left ( \frac{x^{10}}{y^{2}}+\frac{y^{10}}{x^{2}} \right ) +\frac{1}{4}\left ( x^{16}+y^{16} \right ) - \left ( 1+x^{2}y^{2} \right )^{2}$

p/s: Mọi người chém nhiệt tình nha  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kimchitwinkle: 09-09-2014 - 22:20


#46
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

 

 

Câu 2 ( 6 điểm ) 

       a, Giải phương trình : $2x^{2} - 8x - 3 \sqrt{x^{2}-4x -8} =18$ (1)

      

 

DKXD: $x\geq 2(1+\sqrt{3});x\leq 2(1-\sqrt{3})$

$(1)\Leftrightarrow 2(x^2-4x-8)-3\sqrt{x^2-4x-8}-2=0$

Đặt $\sqrt{x^2-4x-8}=a\geq 0$

Ta có: $(1)\Leftrightarrow 2a^2-3a-2$

Dễ dàng giải dc pt này. Tìm a tìm x loại nghiệm.


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#47
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

 

       b, Giải bất phương trình : $\left | 2x - 7 \right | < x^{2} +2x +2$ (2)

       

 

$(1)\Leftrightarrow -(x^2+2x+2)<2x-7<x^2+2x+2$

$-(x^2+2x+2)<2x-7 \Leftrightarrow (x-1)(x+5)>0\Leftrightarrow x>1;x<-5$

$2x-7<x^2+2x+2 \Leftrightarrow x^2+9>0$ (luôn đúng)


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#48
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

Góp 1 đề nữa. 

Hình gửi kèm

  • thai binh.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chieckhantiennu: 11-09-2014 - 21:44

Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#49
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

 

 

 

       c, Giải hệ phương trình : $\left\{\begin{matrix} (x+y)(x^{2}+y^{2})=45 & \\ (x-y)(x^{2}+y^{2})=85& \end{matrix}\right.$ (I)

 

Dễ thấy $x-y;x+y \neq 0$

Ta có: 

$(I)\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^2+y^2=\frac{45}{x+y} & \\ x^2+y^2=\frac{85}{x-y} & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \frac{45}{x+y}=\frac{85}{x-y}\Rightarrow -40x=89y$

Rút x từ y thế vào (I) tìm được nghiệm.

_______________ 

Hướng làm là như thế. 


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#50
kimchitwinkle

kimchitwinkle

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THCS
  • 526 Bài viết

Dễ thấy $x-y;x+y \neq 0$

Ta có: 

$(I)\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^2+y^2=\frac{45}{x+y} & \\ x^2+y^2=\frac{85}{x-y} & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \frac{45}{x+y}=\frac{85}{x-y}\Rightarrow -40x=89y$

Rút x từ y thế vào (I) tìm được nghiệm.

_______________ 

Hướng làm là như thế. 

mình vội nên chép nhầm đề rồi phải là $\left\{\begin{matrix} (x+y)(x^{2}-y^{2})=45 & \\ (x-y)(x^{2}+y^{2})=85 & \end{matrix}\right.$



#51
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

mình vội nên chép nhầm đề rồi phải là $\left\{\begin{matrix} (x+y)(x^{2}-y^{2})=45 & \\ (x-y)(x^{2}+y^{2})=85 & \end{matrix}\right.$ (I)

$(I)\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}(x-y)(x^2+y^2)=85 (1) & \\ (x+y)^2(x-y)=45 & \end{matrix}\right.(2)$

$(2)-(1)\Rightarrow (x-y)2xy=-40(3)$

$(1)-(3)\Rightarrow (x-y)^3=125$

Do đó:

$(I)\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}(x-y)^3=125 & \\ (x+y)^2=9 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x-y=5 & \\ x+y=\pm 3 & \end{matrix}\right.$

Dễ dàng giải dc hệ này


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#52
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

10695330_1535105313370477_199876915_n.jp

Góp 1 đề nữa. 

Bài $4$ nhé

Không mất tính tổng quát, ta chuẩn hóa $a+b+c=3$. Khi đó

BĐT cần C/m $\Leftrightarrow \sqrt{\frac{a}{a+3}}+\sqrt{\frac{b}{b+3}}+\sqrt{\frac{c}{c+3}}\leq \frac{3}{2}$

Ta C/m BĐT phụ sau: $\sqrt{\frac{a}{a+3}}\leq \frac{3a+5}{16}$ $(1)$. Bình phương, phân tích thành nhân tử, ta được

$(1)$ $\Leftrightarrow (a-1)^2(9a+75)\geq 0$ (luôn đúng với $a>0$)

Thiết lập tương tự với các biểu thức còn lại ta được:

$\sqrt{\frac{b}{b+3}}\leq \frac{3b+5}{16}$ $(2)$; $\sqrt{\frac{c}{c+3}}\leq \frac{3c+5}{16}$ $(3)$

Cộng vế với vế $(1)$;$(2)$; $(3)$, ta được đpcm

Dấu "=" $\Leftrightarrow a=b=c>0$


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#53
kimchitwinkle

kimchitwinkle

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THCS
  • 526 Bài viết

Mình xin chém bài 1  :lol:  :lol:  :lol:

 

 

Câu 1 ( 3 điểm ) Cho A = $\left ( \frac{\sqrt{x}-2}{x-1}-\frac{\sqrt{x}+2}{x+ 2\sqrt{x}+1} \right )$ $\cdot \frac{x^{2}-2x+1}{2}$

                      a, Rút gọn A

                      b, Tìm x để A > 0

                      c, Tìm giá trị lớn nhất của A

 

a, A= $\left ( \frac{\sqrt{x}-2}{\left ( \sqrt{x}-1 \right )\cdot \left ( \sqrt{x}+1 \right )}-\frac{\sqrt{x}+2}{\left ( \sqrt{x}+1 \right )^{2}} \right )\cdot \frac{\left ( x-1 \right )^{2}}{2}$

= $\left ( \frac{\left ( \sqrt{x}-2 \right )\left ( \sqrt{x}+1 \right )}{\left ( \sqrt{x}+1 \right )\left ( x-1 \right )}-\frac{\left ( \sqrt{x}+2 \right )\left ( \sqrt{x}-1 \right )}{\left ( \sqrt{x}+1 \right )\left ( x-1 \right )} \right )\cdot \frac{\left ( x-1 \right )^{2}}{2}$

=$\frac{x+\sqrt{x}-2\sqrt{x}-2-x+\sqrt{x}-2\sqrt{x}+2}{\left ( \sqrt{x}+1 \right )\left ( x-1 \right )}\cdot \frac{\left ( x-1 \right )^{2}}{2}$

=$\frac{-2\sqrt{x}}{\left ( \sqrt{x}+1 \right )\left ( x-1 \right )}\cdot \frac{\left ( x-1 \right )^{2}}{2}$

=$\frac{-\sqrt{x}\left ( x-1 \right )}{\sqrt{x}+1}$

= $\frac{-\sqrt{x}\left ( \sqrt{x}-1 \right )\left ( \sqrt{x}+1 \right )}{\sqrt{x}+1}$

=$\sqrt{x}-x$



#54
kimchitwinkle

kimchitwinkle

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THCS
  • 526 Bài viết

 

 

Câu 1 ( 3 điểm ) Cho A = $\left ( \frac{\sqrt{x}-2}{x-1}-\frac{\sqrt{x}+2}{x+ 2\sqrt{x}+1} \right )$ $\cdot \frac{x^{2}-2x+1}{2}$

                      a, Rút gọn A

                      b, Tìm x để A > 0

                      c, Tìm giá trị lớn nhất của A

 

b, Ta có : A > 0  <=> $\sqrt{x}-x > 0$

                          <=> $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x} > 0& \\ 1-\sqrt{x}> 0& \end{matrix}\right.$

                          <=> 0<x<1



#55
kimchitwinkle

kimchitwinkle

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THCS
  • 526 Bài viết

 

 

Câu 1 ( 3 điểm ) Cho A = $\left ( \frac{\sqrt{x}-2}{x-1}-\frac{\sqrt{x}+2}{x+ 2\sqrt{x}+1} \right )$ $\cdot \frac{x^{2}-2x+1}{2}$

                      a, Rút gọn A

                      b, Tìm x để A > 0

                      c, Tìm giá trị lớn nhất của A

 

c, Có : A = $\sqrt{x}-x$

              = -( $x-\sqrt{x}$ )

              = - ( $x- 2\sqrt{x}\cdot \frac{1}{2}+\frac{1}{4}-\frac{1}{4}$

              = - $\left ( \sqrt{x}-\frac{1}{2} \right )^{2}+\frac{1}{4}$

       Vậy A $\leqslant \frac{1}{4}$ ( không đổi )

Dấu "=" xảy ra <=> $\sqrt{x}-\frac{1}{2} =0$

                       <=> x = $\frac{1}{4}$

Kết luận : Max A = $\frac{1}{4}$ <=> x = $\frac{1}{4}$



#56
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

Câu 3 ( 4 điểm )

          a, Cho a+b+c = 0, tính giá trị biểu thức 

P =$\frac{1}{b^{2}+ c^{2}-a^{2}} + \frac{1}{a^{2}+c^{2}-b^{2}} + \frac{1}{a^{2}+b^{2}-c^{2}}$

     

$P=\frac{1}{(b+c)^2-a^2-2bc}+\frac{1}{(a+c)^2-b^2-2ac}+\frac{1}{(a+b)^2-c^2-2ab}=\frac{-1}{2b}(\frac{1}{bc}+\frac{1}{ac}+\frac{1}{ab})=0$


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#57
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

10695330_1535105313370477_199876915_n.jp

Góp 1 đề nữa. 

Bài 4 một cách nữa.

 $(\sqrt{\frac{a}{b+c+2a}}+\sqrt{\frac{b}{c+a+2b}}+\sqrt{\frac{c}{a+b+2c}})=A$

Áp dụng BCS:

$A^2\leq 3(\frac{a}{b+c+2a}+\frac{b}{c+a+2b}+\frac{c}{a+b+2c})$(1)

Mặt khác:

$\frac{a}{(a+b)+(c+a)}\leq \frac{1}{4}(\frac{a}{a+b}+\frac{a}{a+c});$

$\frac{b}{(b+c)+(b+a)}\leq \frac{1}{4}(\frac{b}{a+b}+\frac{b}{b+c});$
$\frac{c}{(a+c)+(c+b)}\leq \frac{1}{4}(\frac{c}{c+b}+\frac{a}{a+c});$
Cộng từng vế các BDT trên thêm vào (1) là dc dpcm.Dấu "="$$\Leftrightarrow a=b=c>0$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chieckhantiennu: 10-09-2014 - 17:06

Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#58
kimchitwinkle

kimchitwinkle

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THCS
  • 526 Bài viết

 

 

Câu 4 ( 5 điểm ) 

a, Từ một điểm A nằm ngoài ( O ; R ) kẻ hai tiếp tuyến AM ,AN ( M , N  là tiếp điểm ). Trên cung nhỏ MN lấy điểm P khác M và N/ Tiếp tuyến tại P cắt AM tại B , cắt AN tại C. Cho A cố định và AO = a.

a, Chứng minh chu vi tam giác ABC không đổi khi P di động trên cung nhỏ MN. Tính giá trị không đổi ấy theo a và R.

 

 

AD tính chất 2 tiếp tuyến căt nhau có : 

   AM = AN ; BP = BM ; pC = CN .

Chu vi tam giác ABC = AB + AC + BC 

                                 = AB + AC + BP +PC

                                 = 2AM 

Mà O, A cố định => M cố định 

Vậy chu vi tam giác ABC = 2AM ( không đổi )

ADĐL Pitago vào tam giác AMO vuông ở M có:

    $AM^{2} = OA^{2}-OM^{2}$

<=> $AM = \sqrt{a^{2}-R^{2}}$

 => 2AM = $2\cdot \sqrt{a^{2}-R^{2}}$



#59
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

10695330_1535105313370477_199876915_n.jp

Góp 1 đề nữa. 

Anh nhìn thấy đề này một lần rồi mà không biết sai sót chỗ nào...

Báo đăng sai đề à :D http://diendantoanho...m-hoc-2011-2012



#60
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết

10695330_1535105313370477_199876915_n.jp

Góp 1 đề nữa. 

Câu 3/

$(x-5)^3-6=\sqrt[3]{(x+1)}$

Đặt: $x-5=a; \sqrt[3]{x+1}=b\rightarrow HPT: \left\{\begin{matrix} a^3-6=b\\ a-b^3=-6 \end{matrix}\right.\Rightarrow a^3+a-b^3-b=0\Leftrightarrow (a-b)(a^2+ab+b^2+1)=0\Leftrightarrow a=b\Leftrightarrow x-5=\sqrt[3]{x+1}\Rightarrow x=7$


Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: th, 2014-2015

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh