Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $\widehat{QAP}=2\widehat{OQB}$

- - - - - hhp 2016

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
ineX

ineX

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 353 Bài viết

Tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$.

$P$ là điểm nằm trong tam giác thỏa $\widehat{PAB}=\widehat{PBC}$ và $\widehat{PAC}=\widehat{PCB}$.

Lấy $Q$ trên $BC$ sao cho $QA=QP$.

Chứng mình rằng: $$\widehat{QAP}=2\widehat{OQB}$$


"Tôi sinh ra là để thay đổi thế giới chứ không phải để thế giới thay đổi tôi" - Juliel

 

3cf67218ea144a6eb6caf571068071ff.1.gif


#2
ineX

ineX

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 353 Bài viết

ai có ý tưởng cho bài này không ạ?


"Tôi sinh ra là để thay đổi thế giới chứ không phải để thế giới thay đổi tôi" - Juliel

 

3cf67218ea144a6eb6caf571068071ff.1.gif


#3
Hoang Nhat Tuan

Hoang Nhat Tuan

    Hỏa Long

  • Thành viên
  • 974 Bài viết

Tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$.

$P$ là điểm nằm trong tam giác thỏa $\widehat{PAB}=\widehat{PBC}$ và $\widehat{PAC}=\widehat{PCB}$.

Lấy $Q$ trên $BC$ sao cho $QA=QP$.

Chứng mình rằng: $$\widehat{QAP}=2\widehat{OQB}$$

Đề đúng phải là chứng minh $\widehat{AQP}=2\widehat{OQB}$ chứ nhỉ.

Thực ra lời giải bài toán này khá đơn giản

1.png

Gọi $I,J$ lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $APB$ và $APC$ thì $Q,I,J$ thẳng hàng.

Để ý rằng điều kiện $\widehat{PAB}=\widehat{PBC}$ dẫn đến $(I)$ tiếp xúc với $BC$, tương tự thì $(J)$ tiếp xúc $BC$.

Dễ thấy $OI,OJ$ lần lượt là trung trực của $AB,AC$.

Ta có: $\widehat{OIJ}=\frac{1}{2}\widehat{AIB}-\widehat{AIJ}=\widehat{BIJ}-\widehat{OIJ}-\widehat{ABP}=2\widehat{BAP}-\widehat{OIJ}$

Do đó $\widehat{OIJ}=\widehat{BAP}=\widehat{PBC}$

Tương tự $\widehat{OJI}=\widehat{PCB}$

Vì thế nên $\Delta OIJ\sim \Delta PBC$

Mặt khác phép vị tự tâm $Q$ biến $I$ thành $J$ thì biến $B$ thành $C$ nên $\Delta OQJ\sim \Delta PQC$

Suy ra: $\widehat{PQB}=\widehat{OQI}$.

Từ đó suy ra điều phải chứng minh.

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Nhat Tuan: 03-05-2016 - 16:40

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.

#4
ineX

ineX

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 353 Bài viết

Đề đúng phải là chứng minh $\widehat{AQP}=2\widehat{OQB}$ chứ nhỉ.

Thực ra lời giải bài toán này khá đơn giản

attachicon.gif1.png

Gọi $I,J$ lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $APB$ và $APC$ thì $Q,I,J$ thẳng hàng.

Để ý rằng điều kiện $\widehat{PAB}=\widehat{PBC}$ dẫn đến $(I)$ tiếp xúc với $BC$, tương tự thì $(J)$ tiếp xúc $BC$.

Dễ thấy $OI,OJ$ lần lượt là trung trực của $AB,AC$.

Ta có: $\widehat{OIJ}=\frac{1}{2}\widehat{AIB}-\widehat{AIJ}=\widehat{BIJ}-\widehat{OIJ}-\widehat{ABP}=2\widehat{BAP}-\widehat{OIJ}$

Do đó $\widehat{OIJ}=\widehat{BAP}=\widehat{PBC}$

Tương tự $\widehat{OJI}=\widehat{PCB}$

Vì thế nên $\Delta OIJ\sim \Delta PBC$

Mặt khác phép vị tự tâm $Q$ biến $I$ thành $J$ thì biến $B$ thành $C$ nên $\Delta OQJ\sim \Delta PQC$

Suy ra: $\widehat{PQB}=\widehat{OQI}$.

Từ đó suy ra điều phải chứng minh.

Spoiler

Cảm ơn anh! Cho em hỏi còn lời giải nào có thể sử dụng đường đối trung không ạ?


"Tôi sinh ra là để thay đổi thế giới chứ không phải để thế giới thay đổi tôi" - Juliel

 

3cf67218ea144a6eb6caf571068071ff.1.gif






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hhp, 2016

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh