Đến nội dung

Hình ảnh

Tính đơn điệu của hàm số

- - - - - lượng giác

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
hacuong1129

hacuong1129

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 14 Bài viết

Mọi người cho e hỏi cái này với ạ: giữa -sin(x) và sin(x) thì tính đơn điệu của nó có khác nhau không ạ



#2
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết

Hàm số đồng biến (nghịch biến) nếu với mọi cặp giá trị $x_{1},x_{2}$
trong tập xác định của hàm số, nếu $x_{1}<x_{2}$ thì $f(x_{1})<f(x_{2})$

Hàm số -sin(x)

Hàm số -sin(x) là hàm lũy thừa bậc 1 với hệ số góc âm. Do đó, hàm số -sin(x) nghịch biến trên tập xác định của nó, tức là với mọi cặp giá trị $x_{1},x_{2}$ trong tập xác định của hàm số, nếu $x_{1}<x_{2})$
thì $-sin(x_{1})>-sin(x_{2})$

Hàm số sin(x)

Hàm số sin(x) là hàm lũy thừa bậc 1 với hệ số góc dương. Do đó, hàm số sin(x) đồng biến trên tập xác định của nó, tức là với mọi cặp giá trị $x_{1},x_{2}$ trong tập xác định của hàm số, nếu $x_{1}<x_{2}$
thì $sin(x_{1})<sin(x_{2})$

Nên tính đơn điệu của hàm số -sin(x) và sin(x) khác nhau. Hàm số -sin(x) là hàm nghịch biến, còn hàm số sin(x) là hàm đồng biến.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhhaiproh: 01-01-2024 - 00:57

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#3
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết

Có chỗ nào sai mong các cao nhân chỉ giáo


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhhaiproh: 01-01-2024 - 01:03

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#4
William Nguyen

William Nguyen

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết

Sao hàm sin(x) lại là hàm lũy thừa bậc 1 ạ?



#5
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Mọi người cho e hỏi cái này với ạ: giữa -sin(x) và sin(x) thì tính đơn điệu của nó có khác nhau không ạ

Hàm số $y=\sin x$ đơn điệu TĂNG trên các khoảng $\left ( (4k-1)\frac{\pi}{2};(4k+1)\frac{\pi}{2} \right )$ và đơn điệu GIẢM trên các khoảng $\left ( (4k+1)\frac{\pi}{2};(4k+3)\frac{\pi}{2} \right )$
Hàm số $y=-\sin x$ đơn điệu GIẢM trên các khoảng $\left ( (4k-1)\frac{\pi}{2};(4k+1)\frac{\pi}{2} \right )$ và đơn điệu TĂNG trên các khoảng $\left ( (4k+1)\frac{\pi}{2};(4k+3)\frac{\pi}{2} \right )$

$\left ( k\in \mathbb{Z} \right )$


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#6
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

 

Hàm số đồng biến (nghịch biến) nếu với mọi cặp giá trị $x_{1},x_{2}$
trong tập xác định của hàm số, nếu $x_{1}<x_{2}$ thì $f(x_{1})<f(x_{2})$

Hàm số -sin(x)

Hàm số -sin(x) là hàm lũy thừa bậc 1 với hệ số góc âm. Do đó, hàm số -sin(x) nghịch biến trên tập xác định của nó, tức là với mọi cặp giá trị $x_{1},x_{2}$ trong tập xác định của hàm số, nếu $x_{1}<x_{2})$
thì $-sin(x_{1})>-sin(x_{2})$

Hàm số sin(x)

Hàm số sin(x) là hàm lũy thừa bậc 1 với hệ số góc dương. Do đó, hàm số sin(x) đồng biến trên tập xác định của nó, tức là với mọi cặp giá trị $x_{1},x_{2}$ trong tập xác định của hàm số, nếu $x_{1}<x_{2}$
thì $sin(x_{1})<sin(x_{2})$

Nên tính đơn điệu của hàm số -sin(x) và sin(x) khác nhau. Hàm số -sin(x) là hàm nghịch biến, còn hàm số sin(x) là hàm đồng biến.

 

$0 < \pi$ nhưng $-\sin 0 = -\sin \pi = \sin 0 = \sin \pi$. Bạn giải thích thế nào ?


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#7
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết

$0 < \pi$ nhưng $-\sin 0 = -\sin \pi = \sin 0 = \sin \pi$. Bạn giải thích thế nào ?

Giá trị của hàm sin(x)

Hàm sin(x) là hàm lượng giác mô tả mối quan hệ giữa một góc x và độ dài của đoạn thẳng tạo bởi tia gốc của góc x và một điểm trên đường tròn lượng giác.

Giá trị của hàm sin(x) là độ dài của đoạn thẳng đó.

       Giá trị của hàm sin(x) tại góc 0 và góc $\pi$

Tại góc 0, tia gốc nằm trên trục hoành, do đó độ dài của đoạn thẳng là 0.

Tại góc $\pi$, tia gốc nằm ngược chiều kim đồng hồ với trục hoành, do đó độ dài của đoạn thẳng cũng là 0.

       Giá trị của hàm -sin(x)

Hàm -sin(x) là hàm sin(x) nhân với -1.

Do đó, giá trị của hàm -sin(x) tại góc 0 và góc $\pi$ vẫn là 0.

Vậy, $-\sin 0 = -\sin \pi = \sin 0 = \sin \pi$=0


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhhaiproh: 01-01-2024 - 20:57

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#8
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

Giá trị của hàm sin(x)

Hàm sin(x) là hàm lượng giác mô tả mối quan hệ giữa một góc x và độ dài của đoạn thẳng tạo bởi tia gốc của góc x và một điểm trên đường tròn lượng giác.

Giá trị của hàm sin(x) là độ dài của đoạn thẳng đó.

       Giá trị của hàm sin(x) tại góc 0 và góc $\pi$

Tại góc 0, tia gốc nằm trên trục hoành, do đó độ dài của đoạn thẳng là 0.

Tại góc $\pi$, tia gốc nằm ngược chiều kim đồng hồ với trục hoành, do đó độ dài của đoạn thẳng cũng là 0.

       Giá trị của hàm -sin(x)

Hàm -sin(x) là hàm sin(x) nhân với -1.

Do đó, giá trị của hàm -sin(x) tại góc 0 và góc $\pi$ vẫn là 0.

Vậy, $-\sin 0 = -\sin \pi = \sin 0 = \sin \pi$=0

Chúng ta đang nói về tính đơn điệu của hàm $\sin x$, bạn lôi định nghĩa của $\sin$ để làm gì?

Mình đưa ra phản ví dụ cho bài viết bên trên của bạn để chỉ ra rằng bạn sai.

$\sin x$ là hàm tuần hoàn trên $\mathbb R$ với chu kỳ $2\pi$, nên ta chỉ xét trên một đoạn $2\pi$, ví dụ $T = \left[ {-\frac{\pi}{2}, \frac{3\pi}{2}} \right[$.

Ngay cả chỉ trong $T$, hàm $\sin x$ cũng không đơn điệu hoàn toàn trên toàn bộ, mà chỉ trên từng đoạn.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#9
Konstante

Konstante

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

Nể các bạn mất công đi tranh luận với minhhaiproh, bạn này toàn viết nhăng viết cuội. Là mình thì mình ignore luôn cho đỡ tốn tài nguyên của diễn đàn. Theo ý mình, bản thân diễn đàn đã quá ít những bài viết nghiêm túc, rồi lại còn bị "làm bẩn" bởi những bài viết của những thành viên như thế này.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Konstante: 01-01-2024 - 22:05


#10
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

Nể các bạn mất công đi tranh luận với minhhaiproh, bạn này toàn viết nhăng viết cuội. Là mình thì mình ignore luôn cho đỡ tốn tài nguyên của diễn đàn. Theo ý mình, bản thân diễn đàn đã quá ít những bài viết nghiêm túc, rồi lại còn bị "làm bẩn" bởi những bài viết của những thành viên như thế này.

Không nên có định kiến về người khác như thế :D Vả lại, bạn ấy chưa đến độ nói nhăng nói cuội như một số thành phần khác.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: lượng giác

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh