Đến nội dung

Hình ảnh

$(p^{2}+1)(q^{2}+1)=r^{2}+1$

so hoc so nguyen to toan thcs

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
katcong

katcong

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 12 Bài viết

Tìm p,q,r là các số nguyên tố thỏa mãn : $(p^{2}+1)(q^{2}+1)=r^{2}+1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi katcong: 14-09-2023 - 20:58


#2
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Tìm p,q,r là các số nguyên tố thỏa mãn : $(p^{2}+1)(q^{2}+1)=r^{2}+1$

Xét $r$ chẵn,vì $r$ là số nguyên tố nên $r=2$

Vậy phương trình đã cho tương đương với $(p^2+1)(q^2+1)=5$

Ta xét trường hợp $\left\{\begin{matrix} & p^2+1=5\\ & q^2+1=1 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & p=2\\ & q=0 \end{matrix}\right.$ (loại)

Xét $r$ lẻ,đặt $r=2k+1$

Phương trình trên tương đương với $(p^2+1)(q^2+1)=2(2k^2+2k+1)$ (1)

Vì VT chẵn nên tồn tại 1 trong 2 số $p;q$ bằng 2,giả sử số đó là $p$

$(1)\Leftrightarrow 5(q^2+1)=2(2k^2+2k+1)$

Giải phương trình ta tìm được nghiệm $q=3;k=3$ suy ra $q=3;r=7$ 

Vậy $p=2;q=3;r=7$ là các số thỏa mãn


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết
Vì VT chẵn nên tồn tại 1 trong 2 số $p;q$ bằng 2,giả sử số đó là $p$

Bạn giải thích chỗ này rõ thêm tí được không?


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Bạn giải thích chỗ này rõ thêm tí được không?

Một trong 2 số $p;q$ chẵn mà nó lại là số nguyên tố nữa nên có 1 số bằng 2
Phần ở dưới em bận quá nên mò đại nghiệm,dùng casio test thử thì chỉ có cặp đó thôi ạ


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#5
hovutenha

hovutenha

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết

Bạn giải thích chỗ này rõ thêm tí được không?

Giả sử cả 2 số $p$,$q$ đều lẻ thì vế trái chia hết cho 4 nhưng mà vế phải chỉ chia hết cho 2 nên mâu thuẫn
Tương tự nếu cả $p$ và $q$ đều chẵn thì vế trái lại không chia hết cho 2 nên cũng mâu thuẫn
Do đó thì trong 2 số $p$, $q$ có 1 số chẵn và 1 số lẻ.



#6
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

Một trong 2 số $p;q$ chẵn mà nó lại là số nguyên tố nữa nên có 1 số bằng 2
Phần ở dưới em bận quá nên mò đại nghiệm,dùng casio test thử thì chỉ có cặp đó thôi ạ

Ý mình hỏi là tại sao lại biết là $p$ hoặc $q$ phải chẵn? Đúng ra bạn nên giải thích như bạn @hovutenha là được ;)


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#7
dinhvu

dinhvu

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Câu này có thể xét đồng dư theo module 2 và 3 và đánh giá $r> 4$ nên $p=2,q=3$ hoặc $q=2,p=3$ và suy ra $r=7$







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: so hoc, so nguyen to, toan thcs

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh