Đến nội dung

Lemonjuice

Lemonjuice

Đăng ký: 11-04-2021
Offline Đăng nhập: Riêng tư
***--

#733180 Cho $n,m,r\in \mathbb{N}^{*}$. Rút gọ...

Gửi bởi Lemonjuice trong 09-04-2022 - 13:52

Cho các số nguyên dương n, m, r. Rút gọn tổng sau: $\sum_{k=0}^{n}\binom{n-k}{r-k}\binom{m}{k}$




#732211 Liệu có thể chứng minh $\frac{a_{1}a_{2}.....

Gửi bởi Lemonjuice trong 26-12-2021 - 11:57

Trong số học có công thức $\frac{ab}{(a;b)}=[a;b]$ với a và b nguyên dương nên em thắc mắc liệu có thể chứng minh công thức tương tự cho trường hợp tổng quát là: $\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{(a_{1};a_{2};...;a_{n})}=[a_{1};a_{2};...;a_{n}]$ với $a_{1};a_{2};...;a_{n}$ là n số nguyên dương bất kì $(n\geq 2)$ 

*Lưu ý cho các bạn chưa biết: ta ký hiệu $(a_{1};a_{2};...;a_{n})$ là ước số chung lớn nhất của n số nguyên dương $a_{1};a_{2};...;a_{n}$ và $[a_{1};a_{2};...;a_{n}]$ là ký hiệu cho bội chung nhỏ nhất của n số nguyên dương $a_{1};a_{2};...;a_{n}$




#732041 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi Lemonjuice trong 15-12-2021 - 11:36

Bài 45: Cho $\varphi (n)$ là hàm phi Euler và k là một số nguyên dương không chia hết cho 3 ( k cho trước và cố định). Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương m bất kì luôn tồn tại vô hạn các số nguyên dương n sao cho $\varphi (n)-\varphi (n+k)>m$ .

*Gợi ý: Chứng minh có vô hạn các số nguyên tố có dạng $3k+1$ và $3k+2$




#731979 CMR: tồn tại vô hạn các hợp số b sao cho $b\mid a^{b}-a...

Gửi bởi Lemonjuice trong 11-12-2021 - 17:27

Cho a là một số nguyên dương lớn hơn 1. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương a cho trước thì luôn tồn tại vô hạn các hợp số b sao cho $b\mid a^{b}-a$




#731934 Lý do bộ giáo dục bắt chúng ta phải học hình học phẳng olympic?

Gửi bởi Lemonjuice trong 09-12-2021 - 12:06

Không thấy Lemonjuice phản hồi nhỉ? Nếu đó là "một câu hỏi mà em tò mò bấy lâu nay" thì cần đi đến cùng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó. Post ở trên của anh không phải là lời giải đáp (thế nên Lemonjuice lúc đọc xong hẳn sẽ có cảm giác "vẫn có gì đó sai sai thì phải"). Mục đích của nó chỉ là để em nhận ra trọng tâm của vấn đề và tự đặt lại câu hỏi, bởi vì thắc mắc ban đầu của em rất chính đáng.

Dạ vâng xin lỗi anh em cũng chưa đọc bài của anh giờ em mới biết là anh có phản hồi ạ, sau khi em thấy anh nói câu hỏi của em bị lệch trọng tâm em nghĩ mình nên dừng topic để tránh làm giảm chất lượng diễn đàn. Quay trở lại việc đặt câu hỏi, đúng như anh nói nếu thay bằng những mảng khác ta cũng sẽ gặp phải câu hỏi tương tự. Cái "câu hỏi mà em tò mò bấy lâu nay" là việc học hình học phẳng olympic ở cấp 3 có học có ích lợi gì?  Những bài toán trong hình học phẳng olympic thường quá dài dòng và phức tạp để tạo nên sự hấp dẫn đối với học sinh (ít nhất là bản thân em); và em cũng thấy tư duy hình học phẳng gần như không xài đến khi học lên đại học hoặc cao hơn dù cho theo ngành toán nên em chẳng thấy có một động lực nào để bản thân có thể học môn này ngoài việc để đi thi lấy điểm học sinh giỏi. Còn nếu nói để rèn khả năng tư duy chẳng phải số học hay tổ hợp cũng giúp học sinh có khả năng tư duy sao phải học hình học olympic làm gì ? Nếu nó vô ích vậy sao trong đề thi cứ xuất hiện những bài toán hình học như vậy? Tại sao chúng ta không đưa ra những bài hình học đơn giản ngắn gọn nhưng đẹp như bài toán tìm điểm fermat chẳng hạn? 




#731902 Cho $p\in \mathbb{P}(p>2)$. CMR: với...

Gửi bởi Lemonjuice trong 06-12-2021 - 10:45

Cho $p$ là một số nguyên tố lẻ. Gọi $S(p)$ là căn nguyên thủy nhỏ nhất của số nguyên tố $p$. Chứng minh rằng với một số nguyên dương $n$ bất kì luôn tồn tại số nguyên tố lẻ $p$ sao cho $S(p)>n$ .




#731661 Cho 3 điểm A,B,C không thẳng hàng và một số thực dương r. Tìm tập hợp các đi...

Gửi bởi Lemonjuice trong 16-11-2021 - 19:38

Cho trước 3 điểm A,B,C không thẳng hàng và một số thực dương r. Tìm tập hợp tất cả các điểm M sao cho $MA+MB+MC=r$

P/S: Nếu trường hợp chỉ với A,B thôi thì là hình elip với tiêu điểm là A và B thì em thắc mắc nếu tăng số điểm cho trước lên có tìm được không ?




#731367 Chứng minh rằng hàm sinh của dãy $(A_{n})_{n\geq 1...

Gửi bởi Lemonjuice trong 29-10-2021 - 12:08

Cho m và n đều nguyên dương. Giả sử rằng phương trình $a_{1}x_{1}+...+a_{m}x_{m}=n$ với $a_{i}$ lớn hơn 0 và nguyên dương với mọi i chạy từ 1 đến m; có nghiệm không âm và đặt $A_{n}$ là số nguyên $(x_{1};...,x_{m})$ của phương trình. Chứng minh rằng hàm sinh của dãy $(A_{n})_{n\geq 1}$ là $f(x)=\frac{1}{\prod_{i=1}^{m}(1-x^{a_{i}})};\left | x \right |< 1$




#731357 Cho $p\in \mathbb{P}$;$p=3k+2$. CM:...

Gửi bởi Lemonjuice trong 28-10-2021 - 16:50

Cho $p$ là số nguyên tố lẻ có dạng $3k+2$. Chứng minh rằng nếu $a^{2}+ab+b^{2}$ chia hết cho $p$ thì cả $a$ và $b$ đều cùng chia hết cho p biết rằng $a$ và $b$ đều nguyên dương




#731304 thuật toán Euclid phải thực hiện bao nhiêu bước để tính UCLN(a, b)

Gửi bởi Lemonjuice trong 25-10-2021 - 10:39

Với a và b nguyên dương cho trước thì thuật toán Euclid cần phải thực hiện bao nhiêu bước để có thể tính được UCLN(a, b).



#731278 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi Lemonjuice trong 23-10-2021 - 17:02

Lời giải cho bài 18 sau 2 ngày không ai giải: Giờ chỉ cần xét trường hợp khi x và y đều không chia hết cho p vì ngược lại nếu x và y đều chia hết cho p thì dễ thấy cặp nghiệm duy nhất là x=y=0

Để giải quyết bài toán Ta chỉ cần chứng minh bổ đề sau (*): nếu x chạy từ 1 cho đến p-1 thì dãy $1^{a};...;(p-1)^{a}$ lập thành một hệ thặng dư thu gọn mod p.

Dùng phản chứng giả sử tồn tại 2 số nguyên dương t và k đều nhỏ hơn p và đôi một khác nhau sao cho $t^{a}=k^{a}(modp)$ (1)

Ta dùng kết quả quen thuộc sau: với g là một căn nguyên thủy của p thì dãy $g;g^{2};...;g^{p-1}$ lập thành hệ thặng dư thu gọn mod p vậy sẽ tồn tại 2 số nguyên dương c và d đều nhỏ hơn p đồng thời khác nhau sao cho $g^{c}=t(modp)$ và $g^{d}=k(modp)$ kết hợp với (1) ta lại có $g^{ac}-g^{ad}=o(modp)$

Không mất tính tổng quát giả sử $ac\geq ad$ suy ra $p\mid g^{ad}(g^{ac-ad}-1)\Rightarrow p\mid g^{ac-ad}-1$ mà g là căn nguyên thủy bắt buộc ac-ad chỉ chia hết cho p-1 nhưng a không là ước của p-1 nên c-d chia hết cho p-1 mà c và d nhỏ hơn p nên c=d suy ra vô lí vậy bổ đề (*) được chứng minh. Tương tự ta chứng minh bổ đề: nếu y chạy từ 1 cho đến p-1 thì dãy $1^{b};...;(p-1)^{b}$ lập thành một hệ thặng dư thu gọn mod p bằng cách tương tự

Vậy với mỗi x nguyên dương nhỏ hơn p thì chỉ tồn tại duy nhất 1 số nguyên dương y (y<p) sao cho $x^{a}=y^{b} (modp)$ mà ta có p-1 số x nguyên dương như thế thì có được p-1 cặp nghiệm (x;y) thỏa $x^{a}=y^{b}(mod p)$  cộng thêm trường hợp cả x và y đều chia hết cho p vào ta được p cặp tự nhiên (x;y)

Dùng ý tưởng trong lời giải trên ta có thể giải quyết luôn bài toán tổng quát: Cho avà và k đều nguyên dương $(a\geq b>1)$ và là số nguyên tố lẻ. Tìm số cặp nghiệm tự nhiên (x;y) sao cho $x^{a}=y^{b}(modp^{k})$ biết rằng cả x và y đều nhỏ hơn $p^{k}$

*Gợi ý: có thể dùng bài toán sau như một bổ đề https://artofproblem...608238p22522707

Để ý kỹ nếu giải bài toán tổng quát trên xong kết hợp với định lý thặng dư trung hoa thì ta có thể tính luôn số nguyên nghiệm đồng dư của bài toán trên trong trường hợp thay $p^{k}$ bằng lẻ nguyên dương bất kì




#731039 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi Lemonjuice trong 08-10-2021 - 11:21

 

 

Bài 18. Cho $\displaystyle a,b,p$ là bộ ba số nguyên tố phân biệt và thỏa $\displaystyle ( a,p-1) =( b,p-1) =1$. Chứng minh rằng phương trình $\displaystyle x^{a} \equiv y^{b}(\bmod p)$ có đúng $\displaystyle p$ cặp $\displaystyle ( x,y)$ thỏa và $\displaystyle x,y< p$

 

Lời giải cho bài 18 sau 2 ngày không ai giải: Giờ chỉ cần xét trường hợp khi x và y đều không chia hết cho p vì ngược lại nếu x và y đều chia hết cho p thì dễ thấy cặp nghiệm duy nhất là x=y=0

Để giải quyết bài toán Ta chỉ cần chứng minh bổ đề sau (*): nếu x chạy từ 1 cho đến p-1 thì dãy $1^{a};...;(p-1)^{a}$ lập thành một hệ thặng dư thu gọn mod p.

Dùng phản chứng giả sử tồn tại 2 số nguyên dương t và k đều nhỏ hơn p và đôi một khác nhau sao cho $t^{a}=k^{a}(modp)$ (1)

Ta dùng kết quả quen thuộc sau: với g là một căn nguyên thủy của p thì dãy $g;g^{2};...;g^{p-1}$ lập thành hệ thặng dư thu gọn mod p vậy sẽ tồn tại 2 số nguyên dương c và d đều nhỏ hơn p đồng thời khác nhau sao cho $g^{c}=t(modp)$ và $g^{d}=k(modp)$ kết hợp với (1) ta lại có $g^{ac}-g^{ad}=o(modp)$

Không mất tính tổng quát giả sử $ac\geq ad$ suy ra $p\mid g^{ad}(g^{ac-ad}-1)\Rightarrow p\mid g^{ac-ad}-1$ mà g là căn nguyên thủy bắt buộc ac-ad chỉ chia hết cho p-1 nhưng a không là ước của p-1 nên c-d chia hết cho p-1 mà c và d nhỏ hơn p nên c=d suy ra vô lí vậy bổ đề (*) được chứng minh. Tương tự ta chứng minh bổ đề: nếu y chạy từ 1 cho đến p-1 thì dãy $1^{b};...;(p-1)^{b}$ lập thành một hệ thặng dư thu gọn mod p bằng cách tương tự

Vậy với mỗi x nguyên dương nhỏ hơn p thì chỉ tồn tại duy nhất 1 số nguyên dương y (y<p) sao cho $x^{a}=y^{b} (modp)$ mà ta có p-1 số x nguyên dương như thế thì có được p-1 cặp nghiệm (x;y) thỏa $x^{a}=y^{b}(mod p)$  cộng thêm trường hợp cả x và y đều chia hết cho p vào ta được p cặp tự nhiên (x;y)




#730999 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi Lemonjuice trong 06-10-2021 - 13:11

Bài 18: Cho a và b và p  là 3 số nguyên tố lẻ đôi một khác nhau đồng thời a và b đều không là ước của p-1. Chứng minh: phương trình  $x^{a}-y^{b}\equiv 0 (mod p)$ có đúng p cặp nghiệm tự nhiên (x;y) và biết x và y đều nhỏ hơn p. (gợi ý: dùng căn nguyên thủy)




#730952 ${{x}^{2}}+{{y}^{2...

Gửi bởi Lemonjuice trong 04-10-2021 - 20:40

Gợi ý: tích các số nguyên dương hầu như luôn lớn hơn tổng của của các số đó




#730844 Cho e là số thực dương biết 1>e>0. CM: có vô hạn các số nguyê...

Gửi bởi Lemonjuice trong 01-10-2021 - 20:20

Cho e là một số thực dương biết 1>e>0. Chứng minh rằng tồn tại vô hạn các số nguyên n sao cho $cos(n)\geq 1-e$

Em xin đặt thêm vài câu hỏi phụ: Cho e là một số thực dương biết 1>e>0. Liệu có tồn tại một dãy vô hạn các số nguyên $x_{n}$ sao cho $\lim_{n\rightarrow \infty }cos(x_{n})=e$ (có thể hỏi tương tự với các hàm lượng giác khác)