Đến nội dung

hoanglong2k nội dung

Có 992 mục bởi hoanglong2k (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#559336 Chứng minh rằng: $\sum \frac{1}{a^3+b^3+abc...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 14-05-2015 - 17:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0$. Chứng minh rằng: $\frac{1}{a^3+b^3+abc}+\frac{1}{b^3+c^3+abc}+\frac{1}{c^3+a^3+abc}\leq \frac{1}{abc}$

Bất đẳng thức cần chứng minh $<=> \sum \frac{abc}{a^3+b^3+abc}\leq 1$

Ta có : $a^3+b^3\geq ab(a+b)=> \sum \frac{abc}{a^3+b^3+abc}\leq \sum \frac{abc}{ab(a+b)+abc}=\sum \frac{c}{a+b+c}=1$

Từ đó có điều cần chứng minh




#565572 CMR nếu lấy $m$ sao cho $|ad-bc| \leq 2m$ thì $...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 13-06-2015 - 23:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c,d$ thỏa điều kiện $a+d=b+c$ . CMR nếu lấy $m$ sao cho $|ad-bc| \leq 2m$ thì $\prod (x-a) + m^{2} \geq 0$ với mọi $x$

 Từ giả thiết $\Rightarrow (ad-bc)^2\leq 4m^2$

 Có : $\prod (x-a)=\left [ x^2-(a+d)x+ad \right ] \left [ x^2-(b+c)x+bc \right ] $

        $=\left [ x^2-(a+d)x+\frac{ad+bc}{2}+\frac{ad-bc}{2} \right ]\left [ x^2-(a+d)x+\frac{ad+bc}{2}-\frac{ad-bc}{2} \right ]$

 Đặt $x^2-(a+d)x+\frac{ad+bc}{2}=k$ thì ta có :

  $\prod (x-a) + m^2=k^2-\frac{(ad-bc)^2}{4}+m^2\geq k^2-\frac{4m^2}{4}+m^2=k^2\geq 0$

 Từ đó có điều cần chứng minh




#535197 Tìm giá trị nhỏ nhất của các biêu thức: B=$(x-1)^{4}+(x-3)^...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 28-11-2014 - 18:26 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đặt a=x-2, khi đó

$B=(a+1)^4+(a-1)^4+6(a+1)^2(a-1)^2=2a^4+12a^2+2+6(a^2-1)^2= 2a^4+12a^2+2+6a^4-12a^2+6=8a^4+8\geq 8$

Suy ra Min B=8 khi a=0 hay x=2




#571225 Giải bất phương trình $(2^{x}-2)^{2}<(2^{x...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 10-07-2015 - 22:06 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải bất phương trình $(2^{x}-2)^{2}<(2^{x}+2)(1-\sqrt{2^{x}-1})^{2}$

 ĐK : $x\geq 0$

 Đặt $a=\sqrt{2^x-1}$ với $a\geq 0$

 Ta có : $BPT\Leftrightarrow (a^2-1)^2<(a^2+3)(1-a)^2$

                    $\Leftrightarrow (1-a)^2(1+a)^2<(a^2+3)(1-a)^2$

                    $\Leftrightarrow (1-a)^2(2-2a)>0$

                    $\Leftrightarrow (1-a)^3>0\Leftrightarrow 1>a \Rightarrow 2^x<2\Rightarrow x<1$

 Vậy tập nghiệm của BPT đã cho là $x\in [0;1)$




#553889 Tìm a, b, c, d, e, f thỏa mãn $\sum a=\sum a^{3}=6...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 14-04-2015 - 10:55 trong Đại số

Có bốn viên bi mà tổng khối lượng của từng cặp viên bi là a, b, c, d, e, f và thỏa mãn $a+b+c+d+e+f=a^{3}+b^{3}+c^{3}+d^{3}+e^{3}+f^{3}=6$. Tìm khối lượng của các viên bi đó 

Ta có:

 $36=\sum a.\sum a^3\geq (\sum a^2)^2\geq [\frac{1}{6}.(\sum a)^2]^2=36\Rightarrow a=b=c=d=e=f=1$

$\Rightarrow$ Khối lượng từng viên bi là $0,5$




#553475 Chứng minh rằng diện tích EFGD lớn nhất khi $R_{1}^{2...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 12-04-2015 - 15:02 trong Hình học

 

Cho tam giác ABC vuông tại A. Dựng hình chữ nhật EFGD sao cho E, F thuộc BC, còn G, D lần lượt thuộc các cạnh AC, AB. Gọi R1, R2 và R3 là bán kính đường tròn nội tiếp các tam giác BDE, CGF và ADG theo thứ tự. Chứng minh rằng diện tích EFGD lớn nhất khi và chỉ khi $R_{1}^{2}+R_{2}^{2}=R_{3}^{2}$

 

Untitledab9ed.png

 Gọi $r_1,r_2,r_3$ lần lượt là bán kính các đường tròn nội tiếp các tam giác $ABH,ACH,ABC$

 Ta có: $\Delta ABH\sim \Delta CBA\Rightarrow \frac{r_1^2}{r_3^2}=\frac{AB^2}{BC^2}$

            $\Delta ACH\sim \Delta BCA\Rightarrow \frac{r_2^2}{r_3^2}=\frac{AC^2}{BC^2}$

 Nên $r_1^2+r_2^2=r_3^2$

 Đặt $DE=x$ thì ta có:

          $\frac{AH-x}{AH}=\frac{DG}{BC}\Rightarrow DG=\frac{(AH-x).BC}{AH}$

     $S_{EFGD}=DE.DG=x.\frac{(AH-x).BC}{AH}\leq \frac{AH^2}{4}.\frac{BC}{AH}=\frac{BC}{4AH}$

 Vậy giá trị lớn nhất của hình chữ nhật EFGH là $\frac{BC}{4AH}$ khi $x=\frac{AH}{2}$

  Khi đó DG là đường trung bình của tam giác ABC

 $\Rightarrow R_1^2=\frac{r_1^2}{4};R_2^2=\frac{r_2^2}{4};R_3^2=\frac{r_3^2}{4}\Rightarrow R_1^2+R_2^2=R_3^2$

    




#572086 Cho $a,b,c\in \mathbb{Q}$ thỏa mãn : $a...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 13-07-2015 - 17:24 trong Đại số

Cho $a,b,c\in \mathbb{Q}$ thỏa mãn : $a\sqrt[3]{4}+b\sqrt[3]{2}+c=0$

 

Chứng minh rằng : a=b=c=0

 Giả sử $a\neq 0$ thì $b,c\neq 0$

 Ta có : $a\sqrt[3]4+b\sqrt[3]2+c=0$

             

            $\Leftrightarrow\left\{\begin{matrix} ab.\sqrt[3]4+b^2.\sqrt[3]2+bc=0\\ 2a^2+ab.\sqrt[3]4+ac.\sqrt[3]2=0 \end{matrix}\right. $

             

            $\Rightarrow (b^2-ac).\sqrt[3]2=-bc+2a^2$            (1)

 

 Nếu $\left\{\begin{matrix} b^2-ac=0\\ -bc+2a^2=0 \end{matrix}\right.$

       

        $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2a^2=bc\\  b^3=abc=2a^3 \end{matrix}\right.$ 

       

        $\Leftrightarrow b=\sqrt[3]2a$ vô lí

 

  Nếu $b^2-ac\not =0$ thì VT là số vô tỉ còn VP là số nguyên nên (1)  cũng vô lí

  Từ đó suy ra $a=b=c=0$




#544586 Chứng minh rằng:$\frac{r}{a}\leq \fra...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 16-02-2015 - 22:22 trong Hình học

Cho $\Delta ABC (\widehat{A}=90^{\circ}),BC=a$.Gọi bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC la r.Chứng minh rằng:$\frac{r}{a}\leq \frac{\sqrt{2}-1}{2}$

Phải là nội tiếp bạn ạ!!!

Gọi độ dài 2 cạnh góc vuông còn lại là $b,c$

Ta có: $bc=(a+b+c).r$ (vì cùng bằng 2S)

  $r=\frac{bc}{a+b+c}\Rightarrow \frac{r}{a}=\frac{bc}{a(a+b+c)}=\frac{bc}{\sqrt{b^2+c^2}.(\sqrt{b^2+c^2}+b+c)}\leq \frac{bc}{\sqrt{2bc}.(\sqrt{2bc}+2\sqrt{bc})}=\frac{1}{2\sqrt2+2}=\frac{\sqrt2-1}{2}$




#569859 Chứng minh: $AB+AC>OB+OC$.

Đã gửi bởi hoanglong2k on 04-07-2015 - 12:45 trong Hình học

Cho $\bigtriangleup ABC$, $O$ là một điểm nằm trong tam giác. Chứng minh: $AB+AC>OB+OC$.

  Tham khảo tài liệu này :)

 File gửi kèm  Bđt hình học -MS.pdf   111.26K   194 Số lần tải




#548192 Chứng minh rằng $\prod (x^{3}+3)\geq \frac...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 19-03-2015 - 11:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y, z là các số thực. Chứng minh rằng $(x^{3}+3)(y^{3}+3)(z^{3}+3)\geq \frac{4}{27}(3xy+3yz+3zx+xyz)^{2}$

Chắc phải dương nữa chứ, nếu có 1 nhân tử âm thì bất đẳng thức sai mà 




#550816 Tính $S_{BMN}$ theo $a$

Đã gửi bởi hoanglong2k on 01-04-2015 - 22:23 trong Hình học

                                          10410729_1565595490380806_40143269530228

Dễ dàng chứng minh được $\widehat{MBN}=45^{\circ}$. Gọi E,F lần lượt là giao điểm của BM, BN với AC

   Các tứ giác ABFM và CBEN nội tiếp nên $NE\perp ME$ và $MF\perp NF$ nên tứ giác MEFN nội tiếp

   Kẻ BK vuông góc MN, khi đó: $\widehat{BMN}=\widehat{BFA}=\widehat{BMA}$

          $\Rightarrow \Delta ABM=\Delta KBM$

          $\Rightarrow \left\{\begin{matrix} MK=AM;BK=AB=a\\ \widehat{MBK}=\widehat{MBA}=\widehat{MBI} \end{matrix}\right.$

          $\Rightarrow$ B,K,I thẳng hàng

Ta có: 

  +) $BK=AB=a$

  +) $MN+MD+ND=MD+MK+NK+ND=MD+AM+ND+CN=2a$

  $\Leftrightarrow MN+\frac{a}{4}+\sqrt{MN^2-\frac{a^2}{16}}=2a\Leftrightarrow MN=\frac{25a}{28}$

Khi đó: $S_{BMN}=\frac{1}{2}.MN.BK=\frac{1}{2}.\frac{25a}{28}.a=\frac{25a^2}{56}$ 




#535163 Hỏi M di chuyển trên đường nào? Nêu cách dựng, tìm giới hạn.

Đã gửi bởi hoanglong2k on 28-11-2014 - 13:10 trong Hình học

(O) dây BC không đi qua tâm cố định. Điểm A di chuyển trên cung lớn BC. trên tia đối AB lấy D: AD=AC. M trung điểm CD. Hỏi M di chuyển trên đường nào? Nêu cách dựng, tìm giới hạn.




#549951 Giải hệ $\left\{\begin{matrix} ... &...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 29-03-2015 - 00:10 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ $\left\{\begin{matrix} \sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}=\sqrt[3]{3(x+y)} & \\ 4x^{3}+6x^{2}+4x+1=15y^{4} & \end{matrix}\right.$

Đặt $(a,b)=(\sqrt[3]{x},\sqrt[3]{y})$

 $\Rightarrow a+b=\sqrt[3]{3(a^3+b^3)}$

 $\Leftrightarrow (a+b)(a-2b)(2a-b)=0$

 $\Leftrightarrow \left [ \begin{matrix} a=-b\\ a=2b\\ 2a=b \end{matrix} \right ]$

 $\Leftrightarrow \left [ \begin{matrix} x=-y\\ x=8y\\ y=8x \end{matrix}\right ]$

 *) Với $x=-y\Rightarrow 4x^3+6x^2+4x+1=15x^4$
          $\Leftrightarrow (3x+1)(x-1)(5x^2+2x+1)=0$

          $\Rightarrow \left [ \begin{matrix} x=\frac{-1}{3};y=\frac{1}{3}\\ x=1;y=-1 \end{matrix}\right ]$

Giải tương tự với các TH còn lại :(




#544464 Chứng minh : N > $\prod (k_i+1)$

Đã gửi bởi hoanglong2k on 16-02-2015 - 14:11 trong Số học

Xét số N được phân tích thành thừa số nguyên tố: $N=p_1^{k_1}.p_2^{k_2}....p_n^{k_n}$

 

Mình hỏi là có khi nào N > $\prod (k_i+1)$ tức là một số luôn lớn hơn số ước số của nó  ???

 

Nếu không , giúp mình tìm một phản VD. 

Công thức của bạn là tính số ước dương chứ không phải toàn bộ ước

VD: Số 6 có 4 ước dương là 1;2;3;6 

Nếu tất cả ước thì có thể lấy ví dụ là $2^8$ vì $2^8$ có $8+1=9$ ước dương hay có tất cả $9.2=18$ ước và $2^8>18$

Còn lấy 1 số có số ước lớn hơn nó có thể lấy 1 với số ước là 2 ước




#551976 Chứng minh rằng $a^{2}+b^{2}+c^{2}+abc+8...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 06-04-2015 - 21:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này có cho dương đâu nhỉ :blink:




#555036 Chứng minh $\sum \frac{a^{2}}{b+c...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 19-04-2015 - 12:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho 3 số dương a,b,c thỏa mãn $\sqrt{a^{2}+b^{2}}+\sqrt{b^{2}+c^{2}}+\sqrt{c^{2}+a^{2}}=1$

Chứng minh rằng $\frac{a^{2}}{b+c}+\frac{b^{2}}{c+a}+\frac{c^{2}}{a+b}\geq \frac{1}{2\sqrt{2}}$

Theo Chebyshev thì 

$\sum \frac{a^2}{b+c}\geq \frac{1}{3}.\sum a^2.\sum \frac{1}{b+c}$

Mặt khác: $1=\sum \sqrt{a^2+b^2}\leq \sqrt{3.2\sum a^2}\Rightarrow \sum a^2\geq \frac{1}{6}$

Và $\sum \frac{1}{b+c}\geq \frac{1}{\sqrt2}.\sum \frac{1}{\sqrt{b^2+c^2}}\geq \frac{1}{\sqrt2}.\frac{9}{\sum \sqrt{b^2+c^2}}=\frac{9}{\sqrt2}$

$\Rightarrow \sum \frac{a^2}{b+c}\geq \frac{1}{3}.\frac{1}{6}.\frac{9}{\sqrt2}=\frac{1}{2\sqrt2}$




#555005 Chứng minh $\frac{\sum x^{3}}{2xyz...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 19-04-2015 - 09:59 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y, z > 0. Chứng minh $\frac{x^{3}+y^{3}+z^{3}}{2xyz}+\frac{x^{2}+y^{2}}{z^{2}+xy}+\frac{y^{2}+z^{2}}{x^{2}+yz}+\frac{z^{2}+x^{2}}{y^{2}+zx}\geq \frac{9}{2}$

Đã có ở đây




#549004 CMR: nếu $p$ và $p^{2}+2$ là số nguyên tố...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 23-03-2015 - 20:38 trong Số học

CMR: nếu $p$ và $p^{2}+2$ là số nguyên tố thì $p^{3}+2$ cũng là số nguyên tố.

Với $p=2$ loại vì $p^2+2=6$ là hợp số

Với $p=3$ thì thoả mãn

Với $p>3$ mà $p$ nguyên tố nên $p=3k\pm 1$

$\Rightarrow p^2+2=9k^2\pm 6k+3\vdots 3$ nên là hợp số.

Vậy có đpcm




#551185 $\frac{(a+b)^2}{a-b}+\frac{(b+c)^2...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 03-04-2015 - 20:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho 3 số $a,b,c$ đôi một khác nhau. Chứng minh:

$\frac{(a+b)^2}{a-b}+\frac{(b+c)^2}{b-c}+\frac{(c+a)^2}{c-a} \geq 2$

SAi đề rồi, thử với $(a,b,c)=(-10;-9;-8)$ là sai

Chắc là $\sum (\frac{a+b}{a-b})^2\geq 2$




#548919 Tìm GTNN: $P=\frac{ab}{2b+c}+\frac{bc...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 23-03-2015 - 13:10 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực dương $a; b$ và $c$thỏa mãn điều kiện abc=1.Tìm GTNN của biểu thức $P=\frac{ab}{2b+c}+\frac{bc}{2c+a}+\frac{ca}{2a+b}$

Đặt $(a,b,c)=(\frac{x}{y},\frac{y}{z},\frac{z}{x})$

Khi đó: $P=\frac{x^2}{z^2+2xy}+\frac{y^2}{x^2+2yz}+\frac{z^2}{y^2+2zx}$

            $\geq \frac{(x+y+z)^2}{x^2+y^2+z^2+2xy+2yz+2zx}=1$  ( Schwarz )

Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=1$




#558739 Chứng minh $\sum a.\sum \frac{1}{a}=...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 11-05-2015 - 15:34 trong Hình học

Gọi $a,b,c$ là $3$ cạnh của một tam giác và $h_{a};h_{b};h_{c}$ là các đường cao tương ứng

Chứng minh hệ thức $(a+b+c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})=(h_{a}+h_{b}+h_{c})(\frac{1}{h_{a}}+\frac{1}{h_{b}}+\frac{1}{h_{c}})$

Ta có : $2S=a.h_a=b.h_b=c.h_c$

$=> \frac{a}{b}=\frac{h_b}{h_a};\frac{b}{c}=\frac{h_c}{h_b};\frac{c}{a}=\frac{h_a}{h_c}$

Ở cái hệ thức thì nhân ra sẽ thấy ngay điều cần chứng minh




#553904 Chứng minh rằng $4a^{2}+4b^{2}\leq ab+bc+ca+5c^...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 14-04-2015 - 12:43 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cách khác:

Ta có: $a\leq b\leq c\Rightarrow 4a^2\leq ab+bc+ca+c^2$

           $b\leq c\Rightarrow 4b^2\leq 4c^2$

Cộng lại có đpcm




#553892 Chứng minh rằng $4a^{2}+4b^{2}\leq ab+bc+ca+5c^...

Đã gửi bởi hoanglong2k on 14-04-2015 - 11:11 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $0< a\leq b\leq c$. Chứng minh rằng $4a^{2}+4b^{2}\leq ab+bc+ca+5c^{2}$

Đặt $b=a+x;c=a+x+y$ với $x,y\geq 0$

Khi đó: $Ine\Leftrightarrow 4a^2+4(a+x)^2\leq a(a+x)+(a+x)(a+x+y)+a(a+x+y)+5(a+x+y)^2$

                 $\Leftrightarrow 8a^2+8ax+4x^2\leq 8a^2+14ax+6x^2+5y^2+12ay+11xy$

                 $\Leftrightarrow 6a(x+2y)+2x^2+5y^2+11xy\geq 0$ ( luôn đúng )

Vậy có điều cần chứng minh. Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c$




#555697 Chứng minh rằng: $ab+bc+ca>abc$

Đã gửi bởi hoanglong2k on 22-04-2015 - 19:43 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ là độ dài 3 cạnh của tam giác có chu vi bằng 1.Chứng minh rằng: $ab+bc+ca>abc$

 Ta có: $1=a+b+c>2a\Rightarrow a< \frac{1}{2}\Rightarrow \frac{1}{a}>2$

Tương tự $\frac{1}{b}>2;\frac{1}{c}>2$

$\Rightarrow \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}>6>1\Rightarrow ab+bc+ca>abc$




#556760 Tìm giá trị lớn nhất của $A = x^{2}+y^{2}$

Đã gửi bởi hoanglong2k on 28-04-2015 - 15:14 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x> o , y\geqslant 0$ thỏa mãn $x^{3}+y^{3} =x-y$.Tìm giá trị lớn nhất của $A = x^{2}+y^{2}$

Từ giả thiết cho ta $x>y$

 

Lại có : Vì $y\geq 0$ nên $x-y=x^3+y^3\geq x^3-y^3\Leftrightarrow 1\geq x^2+y^2+xy\geq x^2+y^2$

 

Dấu "=" xảy ra khi $x=1;y=0$