Đến nội dung

Phạm Hữu Bảo Chung nội dung

Có 549 mục bởi Phạm Hữu Bảo Chung (Tìm giới hạn từ 07-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#444394 Giải hệ phương trình: $ \begin{cases} x^{3}+xy...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-08-2013 - 21:54 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
Hệ ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{matrix}3x^3 + 3xy - 6 = 0\\y^3 + 3xy + 3 = 0\end{matrix}\right. \Rightarrow 3x^3 - y^3 = 9 \Leftrightarrow y = \sqrt[3]{3x^3 - 9}$
 
Thế vào phương trình thứ nhất của hệ ban đầu, ta được:
$x^3 + x\sqrt[3]{3x^3 - 9} - 2 = 0 \Leftrightarrow \sqrt[3]{3x^6 - 9x^3} = 2 - x^3$
 
Đặt $a = x^3$, ta được:
$\sqrt[3]{3a^2 - 9a} = 2 - a \Leftrightarrow 3a^2 - 9a = 8 - 12a + 6a^2 - a^3$
 
$\Leftrightarrow a^3 - 3a^2 + 3a - 8 = 0 \Leftrightarrow (a - 1)^3 = 7$
 
$\Leftrightarrow a = 1 + \sqrt[3]{7} \Rightarrow \left\{\begin{matrix}x = \sqrt[3]{1 + \sqrt[3]{7}}\\y = \sqrt[3]{3\sqrt[3]{7} - 6}\end{matrix}\right.$



#445655 $\frac{a^{2} + b^{2} + c^{2}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 27-08-2013 - 00:09 trong Đại số

Bất đẳng thức nói trên sai nếu $(a; b; c) = (-1; 1; 0)$
Do $a + b + c = 0 \Rightarrow a^2 + b^2 + c^2 = -2(ab + bc + ca)$ 
 
$\Rightarrow ab + bc + ca = - \dfrac{a^2 + b^2 + c^2}{2}$
Đặt $t = a^2 + b^2 + c^2 $, ta cần chứng mình: $\dfrac{t}{4} - \dfrac{t^3}{216} \leq 0$
:) Chắc có nhầm lẫn gì đấy :)



#443892 Định m để phương trình f(x) =m có nghiệm

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 18-08-2013 - 17:30 trong Hàm số - Đạo hàm

Bài 2
Giải
Ta có: $y' = -mx^2 + 2(m - 1)x + 3(2 - m)$
Hàm nghịch biến trên $(- \propto; -2 )$ khi $y' \leq 0$ $\forall$ $x < -2$
+ Với $m = 0 \Rightarrow y' = -2x + 6 > 10$ $\forall$ $x \in (- \propto; -2)$
+ Với $m \neq 0$ thì y' là một tam thức bậc hai có biệt số $\Delta' = (m - 1)^2 + 3m(2 - m) = - 2m^2 + 4m + 1$
Dấu của y' phụ thuộc vào $\Delta'$.
Biệt số $\Delta'$ là một tam thức bậc hai ẩn m có hai nghiệm: $\dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}$ và $\dfrac{2 - \sqrt{6}}{2}$
Ta xét hai trường hợp:
 
a) Nếu $\Delta' \leq 0$, tức là $m \geq \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}$ hoặc $m \leq \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2}$ thì hàm số ban đầu luôn đơn điệu trên R.
Vì vậy, để hàm nghịch biến thì: $-m < 0 \Leftrightarrow m > 0$
Vậy: $m \geq \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}$
 
b) Nếu $\Delta' > 0 \Leftrightarrow \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2} $ 
Khi đó, y' có hai nghiệm phân biệt $x_1, x_2 \, (x_1 < x_2)$ và hàm số y nghịch biến trên $(- \propto; -2)$ khi:
$\left\{\begin{matrix}-m < 0\\-2 \leq x_1 < x_2\\\Delta' = -2m^2 + 4m - 1 < 0 \end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}m > 0\\S = x_1 + x_2 > - 4\\(x_1 + 2)(x_2 + 2) \geq 0\\ \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}m > 0\\\dfrac{2(m - 1)}{m} > - 4\\\dfrac{3(m - 2)}{m} + 2\dfrac{2(m - 1)}{m} + 4 \geq 0\\ \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}m > 0\\m > \dfrac{1}{3}\\m \geq \dfrac{10}{11}\\ \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \dfrac{10}{11} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}$
 
Vậy, kết hợp 2 trường hợp, ta được: $m > \dfrac{10}{11}$
 
Hoặc bạn có thể kết hợp 3 điều kiện: $\left\{\begin{matrix}\Delta > 0\\(-m).y'(-2) \geq 0\\\dfrac{S}{2} > -2\end{matrix}\right.$ để giải



#443142 Giải bất phương trình: $\sqrt{\frac{8}{x-2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-08-2013 - 20:54 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $2 < x < 8$
Bất phương trình ban đầu tương đương:
$\sqrt{\dfrac{2}{x - 2}} - 1+ \dfrac{4}{\sqrt{8 - x}} - 2 \leq 0$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{2} - \sqrt{x - 2}}{\sqrt{x - 2}} + \dfrac{2(2 -\sqrt{8 - x})}{\sqrt{8 - x}} \leq 0$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{4 - x}{\sqrt{x - 2}\left (\sqrt{2} + \sqrt{x - 2} \right )} + 2\dfrac{x - 4}{\sqrt{8 - x}\left (2 + \sqrt{8 - x} \right )} \leq 0$
 
$\Leftrightarrow (4 - x)\left [ \dfrac{1}{\sqrt{2(x - 2)} + x - 2} - \dfrac{2}{2\sqrt{8 - x} + 8 - x}\right ] \leq 0$
 
$\Leftrightarrow (4 - x)\left [2\sqrt{8 - x} + 8 - x - 2\sqrt{2(x - 2)} - 2(x - 2)\right ] \leq 0$
 
$\Leftrightarrow (4 - x) \left [ 2\left (\sqrt{8 - x} - \sqrt{2(x - 2)}\right ) + 12 - 3x\right ]\leq 0$
 
$\Leftrightarrow 3(4 - x)^2 \left ( \dfrac{2}{\sqrt{8 - x} + \sqrt{2(x - 2)}} + 1\right ) \leq 0$
 
$\Leftrightarrow x = 4$



#443086 1 số bài về tập xác định

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-08-2013 - 17:11 trong Các bài toán Đại số khác

Giải
Bài 1.
a) Hàm số xác định khi:
$\left\{\begin{matrix}\sin{\left (\dfrac{x}{3} - \dfrac{\pi}{4} \right )} \neq 0\\\tan{4x} \neq -1\\\cos{4x} \neq 0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x \neq \dfrac{3\pi}{4} + 3k\pi\\x \neq \dfrac{-\pi}{16} + \dfrac{k\pi}{4}\\x \neq \dfrac{\pi}{8} + k\dfrac{\pi}{4}\end{matrix}\right. \, (k \in Z)$
 
b) Hàm số xác định khi:
$\left\{\begin{matrix}\cos{\left (2x + \dfrac{\pi}{7} \right )} \neq 0\\\cos{4x} \neq 0\\\tan{4x} \neq \cos{2x}\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x \neq \dfrac{5\pi}{28} + \dfrac{k\pi}{2}\\x \neq \dfrac{\pi}{8} + k\dfrac{\pi}{4}\\\tan{4x} \neq \cos{2x} \, (1)\end{matrix}\right. \, (k \in Z)$
 
Ta có:
$(1) \Leftrightarrow \cos{2x}\left ( \dfrac{2\sin{2x}}{\cos{4x}} - 1\right ) \neq 0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}\cos{2x} \neq 0\\2\sin{2x} - (1 - 2\sin^2{2x}) \neq 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x \neq \dfrac{\pi}{4} + k\dfrac{\pi}{2}\\\sin{2x} \neq \dfrac{-1 + \sqrt{3}}{2}\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x \neq \dfrac{\pi}{4} + k\dfrac{\pi}{2}\\x \neq \dfrac{\arcsin{\dfrac{\sqrt{3} - 1}{2}}}{2} + k\pi\\x \neq \dfrac{\pi}{2} - \dfrac{\arcsin{\dfrac{\sqrt{3} - 1}{2}}}{2} + k\pi\end{matrix}\right. \, (k \in Z)$
 
Bài 2.
a) $y = \dfrac{5}{2} - \dfrac{1}{2}\cos{4x} - \dfrac{2\tan{x}}{1 + \tan^2{x}}$
 
$y = \dfrac{5}{2} - \dfrac{1}{2}(1 - 2\sin^2{2x}) - \sin{2x} = 2 + \sin^2{2x} - \sin{2x}$
 
$y = \sin^2{2x} - 1 - (\sin{2x} + 1) + 4 \leq 4$
 
Dấu "=" xảy ra khi $\sin{2x} = -1$
 
b) $y = \sin^2{\left ( \dfrac{15\pi}{8} - 4x\right )} - \sin^2{\left ( \dfrac{17\pi}{8} - 4x\right )}$
 
$= \dfrac{1 - \cos{\left ( \dfrac{15\pi}{4} - 8x\right )}}{2} - \dfrac{1 - \cos{\left ( \dfrac{17\pi}{4} - 8x\right )}}{2}$
 
$= \dfrac{1}{2}\left [ \cos{\left ( \dfrac{17\pi}{4} - 8x \right )} - \cos{\left ( \dfrac{15\pi}{4} - 8x\right )} \right ]$
 
$= - \sin{\dfrac{\pi}{4}}\sin{\left (4\pi - 8x \right )} = \dfrac{\sqrt{2}}{2}\sin{8x} \leq \dfrac{\sqrt{2}}{2}$
 
Dấu "=" xảy ra khi $\sin{8x} = 1$
 
Bài 3.
a) $y = \sin^6{x} + \cos^6{x} = 1 - \dfrac{3}{4}\sin^2{2x} \geq \dfrac{1}{4}$
 
Dấu "=" xảy ra khi $\sin{2x} = \pm 1$
 
b) $y = 2(1 + \sin{2x}\sin{3x}) - \dfrac{1}{2}(\cos{4x} + \cos{6x})$
 
$= 2 + \cos{x} - \cos{5x} - \cos{x}\cos{5x} = (\cos{x} + 1)(1 - \cos{5x}) + 1 \geq 1$
 
Dấu "=" xảy ra khi $\cos{x} = -1$ hoặc $\cos{5x} = 1$
 
c) $y = \dfrac{\cot{x} - \tan{x}}{1 + \cos{4x}}$ 
 
$= \dfrac{\dfrac{\cos{x}}{\sin{x}} - \dfrac{\sin{x}}{\cos{x}}}{2\cos^2{2x}} = \dfrac{\cos{2x}}{2\sin{x}\cos{x}\cos^2{2x}}$
 
$= \dfrac{1}{\sin{2x}\cos{2x}} = \dfrac{2}{\sin{4x}}$
 
Do $x \in \left (0; \dfrac{\pi}{4} \right )$ nên $4x \in (0; \pi)$
 
Vậy $0 < \sin{4x} \leq 1$. Vậy: $y \geq 2$. Dấu "=" xảy ra khi $\sin{4x} = 1$



#446033 x+y+z = xyz tìm min của $\frac{1}{\sqrt{1+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 28-08-2013 - 23:37 trong Bất đẳng thức và cực trị

Không biết đề có đúng không nhỉ :) Bạn thử tham khảo xem nhé.
Giải
- Đặt $x = \tan{A}; y = \tan{B};z = \tan{C}$
- Theo giả thiết: $x, y, z > 0 \Rightarrow 0 < A, B, C < \dfrac{\pi}{2}$
Ta có: $x + y + z = xyz \Leftrightarrow x + y = z(xy - 1)$ 
- Do $x, y, z > 0$ nên $xy \neq 1$, suy ra: 
$z = \dfrac{x + y}{xy - 1} \Rightarrow \tan{A} = \dfrac{\tan{B} + \tan{C}}{\tan{B}\tan{C} - 1} = - \tan{\left ( B + C\right )} \Rightarrow A + B + C = \pi$
Khi đó: 
$P = \frac{1}{\sqrt{1+x^{2}}}+\frac{1}{\sqrt{1+y^{2}}}+\frac{1}{\sqrt{1+z^{2}}}$ 
$P = \cos{A} + \cos{B} + \cos{C} = 1 + 4\sin{\dfrac{A}{2}}\sin{\dfrac{B}{2}}\sin{\dfrac{C}{2}}$ 
 
Biểu thức nói trên không tìm được giá trị nhỏ nhất nếu 2 trong 3 góc tiến dần về $90^o$



#449034 Tính các giá trị lượng giác của góc $\alpha$: $tan\a...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 09-09-2013 - 13:59 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Do $- \pi < \alpha < 0 \Rightarrow \sin{\alpha} < 0 \Rightarrow \cos{\alpha} < 0$ vì $\tan{\alpha} > 0$

Ta có:
$\cos^2{\alpha} = \dfrac{1}{1 + \tan^2{\alpha}} = \dfrac{4}{5} \Rightarrow \cos{\alpha} = \dfrac{-2}{\sqrt{5}}$

$\Rightarrow \sin{\alpha} = \dfrac{-1}{\sqrt{5}} \Rightarrow \cot{\alpha} = 2$




#594278 Bài xác suất dùng công thức Bayet

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 18-10-2015 - 16:29 trong Xác suất - Thống kê

#Đào_mộ_team

Giải

Đặt $A_i$: " Lấy được thùng loại i" ( i = 1, 2)

H: " Lấy được 1 chi tiết tốt, 1 chi tiết xấu"

{$A_1, A_2$} là 1 nhóm đầy đủ biến cố.

Theo giả thiết, $P(A_1) = \dfrac{6}{10}; P(A_2) = \dfrac{4}{10}$

$P(H/A_1) = \dfrac{C_8^1.C_2^1}{C_10^2} = \dfrac{16}{45}; P(H/A_2) = \dfrac{C_6^1.C_4^2}{C_10^2} = \dfrac{8}{15}$

 

a) Áp dụng công thức xác suất đầy đủ:
$P(H) = P(A_1)P(H/A_1) + P(A_2)P(H/A_2) = \dfrac{32}{75}$

 

b) Áp dụng công thức Bayes:

$P(A_1/H) = \dfrac{P(A_1).P(H/A_1)}{P(H)} = 0,5$

 

c) Đặt $B_i$: "Chi tiết tốt và xấu lấy ra thuộc thùng loại i" (i = 1,2)

G: "Chi tiết lấy ra thứ 3 là tốt"

{$B_1, B_2$} là nhóm đầy đủ biến cố:

Theo giả thiết: $P(B_1) = P(A_1/H) = 0,5; P(B_2) = P(A_2/H) = 0,5$

$P(G/B_1) = \dfrac{7}{8}; P(G/B_2) = \dfrac{5}{8}$

Áp dụng công thức đầy đủ xác suất: $P(G) = 0,75$  




#457296 Tìm $A,B$ đối xứng với nhau qua $d:y=x+1$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-10-2013 - 23:35 trong Hàm số - Đạo hàm

Giải

Ta có: $y = \dfrac{x^2 + x + 1}{x - 2} = x + 3 + \dfrac{7}{x - 2}$

Đặt $A\left (a; a + 3 + \dfrac{7}{a - 2} \right )$ và $ B\left (b; b + 3 + \dfrac{7}{b - 2} \right )$

Khi đó, để A, B đối xứng với nhau qua d thì: $\left\{\begin{matrix}AB \perp d\\d_{(A; (d))} = d_{(B; (d))}\end{matrix}\right.$

Hệ số góc của AB là:
$k_{AB} = \dfrac{y_B - y_A}{x_B - x_A} = \dfrac{b - a + \dfrac{7}{b - 2} - \dfrac{7}{a - 2}}{b - a} = 1 - \dfrac{7}{(a - 2)(b - 2)}$

Khi đó, để $AB \perp (d)$ thì: $k_(d).k_{AB} = -1 \Rightarrow k_{AB} = -1 \Rightarrow \dfrac{1}{(a - 2)(b - 2)} = \dfrac{2}{7}$

Ta có:

$d_{A; (d)} = \dfrac{\left | a + 1 - (a + 3 + \dfrac{7}{a - 2})\right |}{\sqrt{2}} = \dfrac{\left | 2 + \dfrac{7}{a - 2}\right |}{\sqrt{2}}$

Tương tự: $d_{B; (d)} = \dfrac{\left | 2 + \dfrac{7}{b - 2}\right |}{\sqrt{2}}$

Vậy:
$ d_{A; (d)} = d_{B; (d)} \Leftrightarrow \left | 2 + \dfrac{7}{a - 2}\right | =\left | 2 + \dfrac{7}{b - 2}\right | $

$\Rightarrow \left[\begin{matrix}2 + \dfrac{7}{a - 2} = 2 + \dfrac{7}{b - 2}\\2 + \dfrac{7}{a - 2} = - 2 - \dfrac{7}{b - 2}\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}a = b\\\dfrac{1}{a - 2} + \dfrac{1}{b - 2} = \dfrac{-4}{7}\end{matrix}\right.$

Vì A, B phân biệt nên $a \neq b$. Vậy, ta có hệ:
$\left\{\begin{matrix}\dfrac{1}{(a - 2)(b - 2)} = \dfrac{2}{7}\\\dfrac{1}{a - 2} + \dfrac{1}{b - 2} = \dfrac{-4}{7}\end{matrix}\right.$

Hệ vô nghiệm.

 

 




#450727 Tìm thiết diện của tứ diện ABCD

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-09-2013 - 16:15 trong Hình học không gian

Giải

Trường hợp 1. BO // CD

Qua M, dựng MK song song với BO . Suy ra: MK //CD.

Suy ra: K $\in$ (MCD)

Vậy: CDK chính là thiết diện của (CDM) với hình chóp.

 

Trường hợp 2. BO cắt CD

Trên mặt phẳng (BCD)¸ gọi H = BO $\cap$ CD

Trên mặt phẳng (BAH), kéo dài HM cắt AB tại K. (K thuộc đoạn thẳng AB)

Nối K với C và D, tam giác CDK chính là thiết diện tạo bởi (CDM) với hình chóp.

Thật vậy:

Vì H $\in$ CD nên H $\in$ (CDM) mà M $\in$ (CDM)

Vì vậy K = MH $\cap$ AB $\in$ (CDM)

Do đó: CKD chính là thiết diện cần tìm.

Chú ý rằng: Ở cả 2 TH, nếu K nằm ngoài đoạn AB thì (CDM) có thiết diện với hình chóp là đoạn CD

 




#449546 $\left\{\begin{matrix} (2012-3x)\sqrt...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-09-2013 - 00:12 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $x \leq 4; y \leq \dfrac{3}{2}; x \geq \dfrac{8y}{7}$ và $x \geq \dfrac{9y}{7}$

Đặt $\sqrt{4 - x} = a; \sqrt{3 – 2y} = b \, (a, b \geq 0)$

Phương trình (1) của hệ tương đương:
$(2000 + 3a^2)a - (2000 + 3b^2)b = 0 \Leftrightarrow 3(a^3 - b^3) + 2000(a - b) = 0$

$\Leftrightarrow (a - b)\left [3(a^2 + ab + b^2) + 2000\right ] = 0 \Leftrightarrow a = b \Rightarrow 2y = x - 1$

 

Thế $2y = x - 1$ vào phương trình (2) của hệ, ta được:
$$2\sqrt{3x + 4} + 3\sqrt{5x + 9} = x^2 + 6x + 13$$

Với điều kiện $x \geq \dfrac{-4}{3}$, phương trình trên tương đương:

$x^2 + x + 2\left (x + 2 - \sqrt{3x + 4}\right ) + 3\left (x + 3 - \sqrt{5x + 9}\right ) = 0$

$\Leftrightarrow x^2 + x + \dfrac{2(x^2 + x)}{x + 2 + \sqrt{3x + 4}} + \dfrac{3(x^2 + x)}{x + 3 + \sqrt{5x + 9}} = 0$

 

$\Leftrightarrow (x^2 + x)\left ( 1 + \dfrac{2}{x + 2 + \sqrt{3x + 4}} + \dfrac{3}{x + 3 + \sqrt{5x + 9}}\right ) = 0$

Do $x \geq \dfrac{-4}{3} \Rightarrow 1 + \dfrac{2}{x + 2 + \sqrt{3x + 4}} + \dfrac{3}{x + 3 + \sqrt{5x + 9}} > 0$

 

Vậy $x^2 + x = 0 \Rightarrow \left[\begin{matrix}x = 0 \Rightarrow y = \dfrac{-1}{2}\\x = -1 \Rightarrow y = -1\end{matrix}\right.$

 

 

 




#442460 Giải phương trình: $\left(1-\cos x\right)\cot x+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 13-08-2013 - 14:49 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
ĐK: $\sin{x} \neq 0 \Leftrightarrow x \neq k\pi \, (k \in Z)$
 
Phương trình ban đầu tương đương:
 
$(1 - \cos{x})\cos{x} + \cos{2x}\sin{x} + \sin^2{x} = 2\sin^2{x}\cos{x}$
 
$\Leftrightarrow \cos{x}(1 - 2\sin^2{x}) + \cos{2x}\sin{x} - (\cos^2{x} - \sin^2{x}) = 0$
 
$\Leftrightarrow \cos{2x}(\cos{x} + \sin{x} + 1) = 0$
 
Giải 2 phương trình trên và đối chiếu điều kiện để tìm kết quả.



#441984 Tìm m để $y=x^4-2mx^2+2m-1$ có 3 cực trị tao thành 1 tam...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 11-08-2013 - 14:35 trong Hàm số - Đạo hàm

Tìm  m  để  $y = x^4 - 2mx^2 + 2m - 1$ có 3 cực trị tao thành 1 tam giác có chu vi $4(1+\sqrt{65})$
Giải
TXĐ: D = R
Ta có: $y' = 4x^3 - 4mx$. Khi đó: $y' = 0 \Leftrightarrow 4x^3 - 4mx = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}x = 0\\x^2 = m\end{matrix}\right. $
Hàm số có 3 cực trị khi phương trình $y' = 0$ có 3 nghiệm phân biệt. Vậy $m > 0$.
 
Gọi $A(0; 2m - 1)$; $B(\sqrt{m}; -m^2 + 2m - 1)$; $C(-\sqrt{m}; -m^2 + 2m - 1)$ là các điểm cực trị của hàm số.
Dễ thấy, $\triangle$ ABC cân tại A.Ta có: 
  • $AB = AC = \sqrt{(\sqrt{m})^2 + \left [ - m^2 + 2m - 1 - (2m - 1)\right]^2} = \sqrt{m + m^4}$
  • $BC = 2\sqrt{m}$
Do đó: $C_{\triangle ABC} = 2\sqrt{m} + 2\sqrt{m^4 + m} = 4(1 + \sqrt{65})$
 
Xét hàm số: $f(t) = 2\sqrt{t} + 2\sqrt{t^4 + t}$ có đạo hàm $f'(t) = \dfrac{1}{\sqrt{t}} + \dfrac{4t^3 + 1}{\sqrt{t + t^4}} > 0$ $\forall$ $t > 0$
Vậy, f(t) luôn đồng biến trên $(0; + \infty)$. Mà $f(m) = f(4)$. Vậy: m = 4.



#328801 $(2sinx-1)(cos2x+5sinx-1)=3-4cos^2x$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 24-06-2012 - 20:41 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình:
$$(2sinx-1)(cos2x+5sinx-1)=3-4cos^2x$$

Giải

Phương trình tương đương:
$(2sinx-1)(cos2x+5sinx-1)= -1 + 4( 1 - cos^2x)$

$\Leftrightarrow (2sinx-1)(cos2x+5sinx-1) = (2\sin{x} - 1)(2\sin{x} + 1)$


$\Leftrightarrow (2\sin{x} - 1)(1 - 2\sin^2{x} + 5\sin{x} - 1 - 2\sin{x} - 1) = 0$

$\Leftrightarrow (2\sin{x} - 1)(2\sin^2{x} - 3\sin{x} + 1) = 0$

$\Leftrightarrow (2\sin{x} - 1)^2(\sin{x} - 1) = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} = \dfrac{1}{2}\\\sin{x} = 1\end{array}\right.$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l} x = \dfrac{\pi}{6}+ 2k\pi\\x = \dfrac{5\pi}{6}+ 2k\pi\\x = \dfrac{\pi}{2} + 2k\pi\end{array}\right. \,\, k \in Z$



#338154 $(m+1)\sin ^{2}x-2\sin x\cos x+\cos 2x=0...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-07-2012 - 20:50 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Cho phương trình:
$(m+1)\sin ^{2}x-2\sin x\cos x+\cos 2x=0$
Tìm m để phương trình có đúng 2 nghiệm x $\in (0;\frac{\pi }{2})$

Giải

Phương trình ban đầu tương đương:
$(m+1)\sin ^2{x}-2\sin{x}\cos{x}+\cos^2{x} - \sin^2{x} = 0$

$\Leftrightarrow m\sin^2{x} - 2\sin{x}\cos{x}+\cos^2{x} = 0 \,\, (2)$

Do $x \in (0; \dfrac{\pi}{2}) \Rightarrow \cos{x} > 0$
Chia cả hai vế phương trình (2) cho $\cos^2{x}$, ta có:
$m\tan^2{x} - 2\tan{x} + 1 = 0$


- Với $m = 0 \Rightarrow \tan{x} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow x = \arctan{\dfrac{1}{2}} + k\pi$
Không thỏa mãn yêu cầu bài toán.

- Với $m \neq 0$, phương trình có đúng hai nghiệm $x \in (0; \dfrac{\pi}{2})$ khi và chỉ khi, (2) có hai nghiệm phân biệt dương. Điều này tương đương với:

$\left\{\begin{array}{l}\Delta' = 1 - m > 0\\S = \dfrac{2}{m} > 0\\P = \dfrac{1}{m} > 0\end{array}\right. \Leftrightarrow 0 < m < 1$

Vậy, với $m \in (0; 1)$ thì phương trình ban đầu có đúng 2 nghiệm $x \in (0;\frac{\pi }{2})$



#326971 $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2&=2\\x^2+3x-x...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 19-06-2012 - 11:40 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình
$$\left\{\begin{matrix}
x^2+y^2&=2\\x^2+3x-xy^2+y^3-y^2+y&=0

\end{matrix}\right.$$

Giải

Phương trình thứ 2 của hệ tương đương: $x^2 + x + x(2 - y^2) + y^3 - y^2 + y = 0$ $\Rightarrow x^2 + x + x^3 + y^3 - y^2 + y = 0$ $\Leftrightarrow (x + y)(x^2 - xy + y^2 ) + (x - y)(x + y) + x + y = 0$ $\Leftrightarrow (x + y)(x^2 + y^2 - xy + x - y + 1) = 0$ $\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x + y = 0\\x^2 + y^2 - xy + x - y + 1= 0\end{array}\right.$

- Với x + y = 0; thế vào phương trình thứ nhất của hệ, ta nhận được 2 cặp nghiệm: $$(x; y) = (1; -1); (-1; 1)$$

- Với $x^2 + y^2 - xy + x - y + 1 = 0$ $\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}(x - y)^2 + \dfrac{1}{2}(x + 1)^2 + \dfrac{1}{2}(y - 1)^2 = 0$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x = y\\x = -1\\y = 1\end{array}\right.$
Điều này không cùng xảy ra.


Do đó, với ĐK $x^2 + y^2 -xy + x - y + 1 = 0$, hệ vô nghiệm.

Kết luận: Hệ có 2 cặp nghiệm: $(x; y) = \{(1; -1); (-1; 1) \}$



#318322 $({x\sqrt y + 2y\sqrt x = 3x\sqrt {2x - 1} })\wedg...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-05-2012 - 19:51 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Tìm x và y biết chúng thỏa
$x\sqrt{y}+2y\sqrt{x} = 3x\sqrt{2x-1}$ và $y\sqrt{x}+2x\sqrt{y}= 3y\sqrt{2y-1}$

Giải

ĐK: $x, y \geq \dfrac{1}{2}$
Giả sử: $x \geq y \,\,\, (1)$

$\Leftrightarrow 3x\sqrt{2x - 1} \geq 3y\sqrt{2y - 1}$

$\Rightarrow x\sqrt{y}+2y\sqrt{x} \geq y\sqrt{x}+2x\sqrt{y}$

$\Leftrightarrow y\sqrt{x} - x\sqrt{y} \geq 0 \Leftrightarrow \sqrt{xy}(\sqrt{y} - \sqrt{x}) \geq 0 \, (2)$

Do $x, y \geq \dfrac{1}{2} $ nên:
$(2) \Leftrightarrow \sqrt{y} \geq \sqrt{x} \Leftrightarrow y \geq x$

Kết hợp điều này với (1), ta có:
$$y \geq x \geq y$$
Điều này chỉ xảy ra khi x = y.
Chứng minh tương tự khi $y \geq x$, ta cũng nhận được giá trị x = y.

Do đó, hệ ban đầu trở thành:
$\left\{\begin{array}{l}x = y\\3x\sqrt{x} = 3x\sqrt{2x - 1}\end{array}\right.$


$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x = y \geq \dfrac{1}{2}\\\sqrt{x} = \sqrt{2x - 1}\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow x = y = 1$


Vậy, hệ ban đầu có nghiệm (x; y) = (1; 1)



#313415 $(x+3)(\sqrt{-x^2-8x+48})=28-x$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-04-2012 - 08:00 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:
$(x+3)(\sqrt{-x^2-8x+48})=28-x$

Giải

ĐK: $-x^2 - 8x + 48 \geq 0 \Leftrightarrow (x + 12)(x - 4) \leq 0$

$\Leftrightarrow -12 \leq x \leq 4$
Đặt:
$\left\{\begin{array}{l}A = x + 3\\B = \sqrt{-x^2 - 8x + 48} \geq 0\end{array}\right. \Rightarrow A^2 + B^2 = -2x + 57$


$\Leftrightarrow x = \dfrac{57 - A^2 - B^2}{2}$

Phương trình ban đầu trở thành:
$AB = 28 - \dfrac{57 - A^2 - B^2}{2} $

$\Leftrightarrow 2AB = 56 - 57 + A^2 + B^2 \Leftrightarrow (A - B)^2 = 1$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} A - B = 1\\A - B = -1\end{array}\right. \Rightarrow \left[\begin{array}{l} x + 3 - \sqrt{- x^2 - 8x + 48} = 1\\x + 3 - \sqrt{- x^2 - 8x + 48} = -1\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x + 2 = \sqrt{- x^2 - 8x + 48}\\x + 4 = \sqrt{-x^2 - 8x + 48}\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \left\{\begin{array}{l}x \geq - 2\\x^2 + 6x - 22 = 0\end{array}\right.\\\left\{\begin{array}{l}x \geq - 4\\x^2 + 8x - 16 = 0\end{array}\right.\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \left\{\begin{array}{l}x \geq -2\\x = -3 \pm \sqrt{31}\end{array}\right.\\\left\{\begin{array}{l}x \geq - 4\\x = -4 \pm 4\sqrt{2}\end{array}\right.\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = -3 + \sqrt{31}\\x = -4 + 4\sqrt{2}\end{array}\right.$

Kết hợp với điều kiện bài toán, ta lấy 2 nghiệm nói trên.



#347656 Giải phương trình: $\sin7x+\sqrt{3}\cos7x=...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 17-08-2012 - 20:01 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình: $$\sin{7x}+\sqrt{3}\cos{7x}=\sqrt{2}$$

Giải

Phương trình tương đương:
$\dfrac{1}{2}\sin{7x} + \dfrac{\sqrt{3}}{2}\cos{7x} = \dfrac{\sqrt{2}}{2}$

$\Leftrightarrow \cos{\dfrac{\pi}{3}}\sin{7x} + \sin{\dfrac{\pi}{3}}\cos{7x} = \sin{\dfrac{\pi}{4}}$

$\Leftrightarrow \sin{(7x + \dfrac{\pi}{3})} = \sin{\dfrac{\pi}{4}}$


$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}7x + \dfrac{\pi}{3} = \dfrac{\pi}{4} + 2k\pi\\7x + \dfrac{\pi}{3} = \dfrac{3\pi}{4} + 2k\pi\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x = \dfrac{-\pi}{84} + \dfrac{2k\pi}{7}\\x = \dfrac{5\pi}{84} + \dfrac{2k\pi}{7}\end{array}\right. \,\, (k \in Z)$



#392708 $\lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 03-02-2013 - 08:46 trong Dãy số - Giới hạn

Tính :
$\lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1-\cos 3x\cos 5x\cos7x}{\sin^{2}7x} \right ) $

Giải

$\lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1-\cos 3x\cos 5x\cos7x}{\sin^{2}7x} \right )$

$= \lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1-\cos 5x.\dfrac{\cos{10x} + \cos{4x}}{2}}{\sin^{2}7x} \right )$

$ = \lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1- \dfrac{\cos{15x} + \cos{5x} + \cos{9x} + \cos{x}}{4}}{\sin^{2}7x} \right )$


$ = \lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{4 - (\cos{15x} + \cos{5x} + \cos{9x} + \cos{x})}{4\sin^{2}7x} \right )$

$= \lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\dfrac{1}{2}\frac{\sin^2{7,5x} + \sin^2{2,5x} + \sin^2{4,5x} + \sin^2{0,5x}}{\sin^2{11x}} \right )$


Chú ý rằng: $\lim_{x \to 0} \dfrac{\sin{x}}{x} = 1$

Do đó:
$\lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1-\cos 3x\cos 5x\cos7x}{\sin^{2}7x} \right ) $

$= \dfrac{49}{83}.\dfrac{7,5^2 + 4,5^2 + 2,5^2 + 0,5^2}{7^2} = 1$



#441238 Cho tứ diện ABCD có AB=AC=CD=a

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 08-08-2013 - 13:37 trong Hình học không gian

Bài 1
Giải
a) Dựng MQ // CD. Nối PQ.
Do NP// CD $\Rightarrow$ NP // MQ. Điều này chứng tỏ: 4 điểm M, N, P, Q đồng phẳng.
Vì vậy, MNPQ chính là thiết diện tạo bởi (MNP) của hình chóp.
Ta có: MN // AB $\Rightarrow \dfrac{BN}{BC} = \dfrac{AM}{AC} = \dfrac{x}{a}$
Do MQ // CD $\Rightarrow \dfrac{MQ}{CD} = \dfrac{AM}{AC} = \dfrac{x}{a} \Rightarrow MQ = x$
Mặt khác: NP // CD $\Rightarrow \dfrac{NP}{CD} = \dfrac{BN}{BC} \Rightarrow NP = x$
Tứ giác MNPQ có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau nên nó là hình bình hành.
 
b) Theo giả thiết: $\widehat{MNP} = 90^o$. Suy ra: MNPQ là hình chữ nhật.
Vì vậy: $S_{td} = MQ.MN$
Ta có: MQ = x
Mặt khác: $\dfrac{MN}{AB} = \dfrac{MC}{AC} = \dfrac{a - x}{a} \Rightarrow MN = a - x$
Do đó: $S_{td} = x(a - x)$
Nhận thấy: $S = x.(a - x) \leq \left (\dfrac{x + a - x}{2} \right )^2 = \dfrac{a^2}{4}$
Vậy: $Max_S = \dfrac{a^2}{4}$. 
Dấu "=" xảy ra khi $x = a - x \Leftrightarrow x = \dfrac{a}{2}$ hay M là trung điểm AC.



#440802 Hàm số y = x^4 +mx^2 - (m+1) (Cm)

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 06-08-2013 - 15:43 trong Hàm số - Đạo hàm

Bài 1: Hàm số $ y = x^4 +mx^2 - (m+1) (C_m) $  
a) Tìm m để đồ thị $(C_m)$ tiếp xúc với đường thẳng $y = 2x-2$ tại điểm có hoành độ $x = 1$.
b) Hãy biện luận số nghiệm của phương trình: $x^4(1-x^2)=1-k$
Giải
a) Đặt $f(x) = y = x^4 +mx^2 - (m+1)$ xác định trên R.
Ta có: $f’(x) = 4x^3 + 2mx$
 
Khi đó: $(C_m)$ tiếp xúc với (d): $y = 2x - 2$ tại điểm có hoành độ bằng 1 khi:
 
$\left\{\begin{matrix}f(1) = 2.1 - 2 = 0\\f’(1) = 2\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}0 = 0 ™ \\4 + 2m = 2\end{matrix}\right. \Leftrightarrow m = -1$
 
Vậy $m = -1$ là giá trị cần tìm.
 
b) Không biết là đề có bị nhầm không nhỉ? Mà thôi, cứ làm theo đề bạn đưa cũng được hén :)
- Phương trình tương đương: $x^6 - x^4 + 1 = k$
 
- Số nghiệm của phương trình trên là số giao điểm của đồ thị hàm số $y = x^6 - x^4 + 1$ và đường thẳng $y = k$.
 
- Xét hàm số: $y = x^6 - x^4 + 1$
  • TXĐ: D = R
  • $\lim_{x \rightarrow \pm \infty} = + \infty$
  • $y’ = 6x^5 - 4x^3$; $y’ = 0 \Leftrightarrow x = 0$ hoặc $x = \pm \sqrt{\dfrac{2}{3}}$
  • Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị​.
Do $y = k$ song song với Ox nên ta có thể biện luận như sau:
 
+ Nếu $k < \dfrac{23}{27}$, phương trình vô nghiệm.
 
+ Nếu $k = \dfrac{23}{27}$ hoặc $x > 1$, phương trình có hai nghiệm phân biệt.
 
+ Nếu $\dfrac{23}{27} < k < 1$, phương tình có 4 nghiệm phân biệt.
 
+ Nếu $k = 1$, phương trình có 3 nghiệm phân biệt.



#415679 $\frac{a^2-b^2}{a^2+b^2}=\frac{sin(A-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-04-2013 - 21:55 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

Ta có:
$\dfrac{\sin{(A - B)}}{\sin{(A + B)}} = \dfrac{\sin{A}\cos{B} - \sin{B}\cos{A}}{\sin{C}}$

$= \dfrac{\dfrac{a}{2R}.\dfrac{a^2 + c^2 - b^2}{2ac} - \dfrac{b}{2R}.\dfrac{b^2 + c^2 - a^2}{2bc}}{\dfrac{c}{2R}}$

$= \dfrac{\dfrac{a^2 + c^2 - b^2}{2c} - \dfrac{b^2 + c^2 - a^2}{2c}}{c} = \dfrac{a^2 - b^2}{c^2}$

Vậy đẳng thức ban đầu tương đương: $a^2 + b^2 = c^2$

Khi đó, tam giác ABC vuông tại C. 




#413262 Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 17-04-2013 - 19:55 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ $\left\{\begin{matrix} \sqrt[3]{\frac{x^9+18y-27x-29}{3}}-\sqrt{x-y-1}=2x+1\sqrt{x^2+x-2} \\ x(x^3+2xy-2x+2)+(y-2)^2+7=6\sqrt[3]{4(x-y+1)} \bigstar\end{matrix}\right.$

 

Giải

 

ĐK : $\left\{\begin{matrix} x - y - 1 \geq 0 \\ x^2 + x - 2 \geq 0\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x \geq y + 1 \\ x^2 + x - 2 \geq 0\end{matrix}\right.$

 

Phương trình $\bigstar$ tương đương:

$x^4 + 2x^2y - 2x^2 + 2x + y^2 - 4y + 11 = 6\sqrt[3]{4(x - y + 1)}$

 

$\Leftrightarrow (x^2 + y)^2 - 2(x^2 + y) + 2(x - y + 1) + 8 = 6\sqrt[3]{4(x - y + 1)}$

 

$\Leftrightarrow (x^2 + y - 1)^2 + 2(x - y + 1) + 8 = 6\sqrt[3]{4(x - y + 1)}$

 

Do $x - y - 1 \geq 0$ nên $x - y + 1 > 0$

 

Vì vậy, áp dụng BĐT Cô si, ta có:

$2(x - y + 1) + 8 = 2(x - y + 1) + 4 + 4 \geq 3\sqrt[3]{32(x - y + 1)} = 6\sqrt[3]{4(x - y + 1)}$

 

Do đó: $VT \geq VF$. Vậy, phương trình có nghiệm khi BĐT xảy ra dấu "=", tức ta có hệ:

 

$\left\{\begin{matrix} x^2 + y - 1 = 0\\ 2.(x - y + 1) = 4\end{matrix}\right.$

 

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^2 + x - 2 = 0\\ y = x - 1\end{matrix}\right.$

 

- Nếu x = 1 thì y = 0

- Nếu x = -2 thì y = -3

Thay vào phương trình thứ nhất của hệ và đối chiếu điều kiện để lấy nghiệm.

 

Tái bút: Dấu hoặc LATEX gõ như thế nào nhỉ?




#281467 Hình học 9

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 04-11-2011 - 05:25 trong Hình học

Hình đã gửi
Ta thấy:

$AM^2 = AH^2 + HM^2 = AB^2 - BH^2 + HM^2 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)$
Tương tự:

$AM^2 = AH^2 + HM^2 = AC^2 - HC^2 + HM^2 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\, (2)$
Cộng (1) và (2) vế theo vế, ta được:
$2AM^2 = c^2 + b^2 - (BH^2 + CH^2 - 2HM^2)$

Mặt khác, ta thấy:
$BH^2 + CH^2 - 2HM^2 = (BM - HM)^2 + (CM + HM)^2 - 2HM^2 $

$= BM^2 - 2BM.HM + HM^2 + CM^2 + 2CM.HM + HM^2 - 2HM^2$

$= (BM^2 + CM^2) - 2HM(BM - CM) = \dfrac{a^2}{4} + \dfrac{a^2}{4} = \dfrac{a^2}{2}$

Do đó: $2AM^2 = b^2 + c^2 - \dfrac{a^2}{2} $
$\Rightarrow AM^2 = \dfrac{b^2 + c^2}{2} - \dfrac{a^2}{4}$