Jump to content

fghost's Content

There have been 223 items by fghost (Search limited from 07-06-2020)



Sort by                Order  

#532999 $$B(Y)=A_{\sigma}(\left \{ Y \ca...

Posted by fghost on 12-11-2014 - 22:08 in Giải tích

Mình biết cấu trúc của $\sigma-$đại số Borel trên $\mathbb{R}^N$ được sinh bởi các hình hộp mở nhưng mình không thấy nó liên hệ gì với việc các tập mở trong Y thuộc VP.

 

Mình nghĩ đó là trọng điểm của bài này. Tức là chứng minh các hộp mở đó được sinh ra bởi tập $\{\Pi (-\infty, a_i)\}$. Mình thử chứng minh trường hợp $n=1$, bạn có thể sửa lại lời giải cho $n$ tổng quát, hay dùng quy nạp.

 

Ta muốn chứng minh với mọi $a,b \in R$, $(a,b)$ được sinh ra bằng đại số $\sigma$ của $X=\{(-\infty, c)\}$. Để xem, $[\alpha,b)=(-\infty,b) \cap (R-(\infty,\alpha)) \in A_\sigma(X)$, với mọi $\alpha <b$. Ta có thể chọn $\alpha_n=a+ 1/n$. Như vậy, $(a,b)= \cup [a+1/n,b) \in A_\sigma(X).$

 

Như vậy ta có, $B( R) \subset A_\sigma(X)$ (thật ra là bằng nhau). Sau đó, $B(Y)=\{A \cap Y: A \in B( R)\} \subset \{A \cap Y: A \in A_\sigma(X)\} \subset VP$.

 

Dấu $\subset$ cuối cùng không dễ thấy trực tiếp, nếu bạn không tin hay không dễ thấy, thì mình sẽ suy nghĩ cách chứng minh cho dấu đó.




#532727 Tính giới hạn $\lim_{x\rightarrow \frac{\p...

Posted by fghost on 10-11-2014 - 20:46 in Giải tích

Bài này thấy cụng hơi lạ :v dùng wolf thì thấy nó ghi nolimit nhưng dùng kẹp thì nó ra $0$.

 

wolf cho giới hạn bằng 0 :)

http://www.wolframal...(1/x) as x -> 0




#532725 $$B(Y)=A_{\sigma}(\left \{ Y \ca...

Posted by fghost on 10-11-2014 - 20:43 in Giải tích

Chỗ dễ thấy của bạn mình chưa nhìn ra được. Bạn có thể viết tường minh ra được không.

 

Ah mình ghi nhầm hết cả lên rồi. Vế phải dễ thấy nằm trong vế trái.

 

Vế phải là đại số $\sigma$ được sinh ra từ $X=\{Y \cap \Pi_{1 \leq i \leq n} (-\infty, a_i)\}$. Mà $X$ chỉ bao gồm những tập mở trong $Y$. Vì vậy $X$ nằm trong $B(Y)$ vì $B(Y)$ là đại số Borel trên $Y$ (theo định nghĩa, đại số Borel trên $Y$ là đại số $\sigma$ được sinh ra từ tập mở trong $Y$).

 

để mình sửa lại 

Để chứng minh vế trái nằm trong vế phải, thì có lẽ dễ nhất là chứng minh mọi tập mở cơ bản trong $Y$ (tức là giao của 1 tập mở cơ bản của $R^n$ với $Y$) được sinh ra bởi vế phải. (có thể sinh ra bằng đại số $\sigma$ là đủ). 

 

Đến đây thì điều cần chứng minh là mọi tập mở cơ bản của $R^n$ được sinh ra bằng đại số $\sigma$ từ $\Pi_{1\leq i \leq n} (\infty, a_i)$. Mình nghĩ điều này chứng minh được, và trực tiếp.




#532652 $$B(Y)=A_{\sigma}(\left \{ Y \ca...

Posted by fghost on 10-11-2014 - 10:44 in Giải tích

Bạn giải được bao nhiêu rồi mà "luẩn quẩn"? Post thử lên cho mọi xem và nhận xét.

 

Mình thấy vế trái dễ thấy nằm trong vế phải. Để chứng minh vế phải nằm trong vế trái, thì có lẽ dễ nhất là chứng minh mọi tập mở cơ bản trong $Y$ (tức là giao của 1 tập mở cơ bản của $R^n$ với $Y$) được sinh ra bởi vế trái. (có thể sinh ra bằng đại số $\sigma$ là đủ). 

 

Đến đây thì điều cần chứng minh là mọi tập con cơ bản của $R^n$ được sinh ra bằng đại số $\sigma$ từ $\Pi_{1\leq i \leq n} (\infty, a_i)$. Mình nghĩ điều này chứng minh được, và trực tiếp.




#532011 Chứng minh đa thức bất khả quy

Posted by fghost on 05-11-2014 - 20:23 in Đại số đại cương

Hình như chỉ là áp dụng định nghĩa của đa thức bất khả quy thì phải? có lễ dễ nhìn nhất là chứng minh phản chứng.




#532010 Đổi biến trong tích phân ?

Posted by fghost on 05-11-2014 - 20:20 in Giải tích

Đầu tiên bạn bắt đầu từ

$$I= -2 \int_{0}^{\pi/2}ln(sin(\theta))d\theta$$

 

Đó là tích phân cần tìm.

 

Khi lời giải nói map $\theta \mapsto 2\theta$, mình đoán ý tác giả là trong 4 khoảng, $[0, \frac{\pi}{2}], [\frac{\pi}{2}, \pi], [\pi, \frac{3\pi}{2}], [\frac{3\pi}{2}, 2\pi]$, ta có $\int ln|sin(u)| du$ có giá trị như nhau. Vì vậy

$$I= -2 \int_{0}^{\pi/2}ln|sin(\theta)|d\theta= -\frac{1}{2}\int_{0}^{2\pi} ln|sin(u)|du$$

Mặt khác, ta có

$$-\int_{0}^{\pi}ln|sin(2\theta)|d\theta=-\frac{1}{2}\int_{0}^{2\pi}ln|sin(u)|du, \text{ với } u=2\theta$$

 

Vì vậy, ta có $I=-\int_{0}^{\pi}ln|sin(2\theta)| d\theta$

 

Vì sao trong 4 khoảng nhỏ trên, tích phân có giá trị như nhau? Mình không chắc điều đó là đúng, vì thật sự tại $0$, ta có $ln|sin(0)|=ln(0)$, vì vậy tích phân $I$ cần tìm có thể không giá định. Giả sử, $I$ xác định (tức là có giá trị hữu hạn), thì tích phân trong 4 đoạn nhỏ trên chỉ là diện tích dưới 4 đồ thị $ln|sin(u)|$, mà $|sin(u)|$ có giá trị như nhau trên 4 đoạn đó, nên tích phân là như nhau. (đại ý là như vậy, mình không biết chứng minh cụ thể ra đâu).

 

À, như bạn Nxb có nói, lời giải trên thiếu giá trị tuyệt đối thật.




#531562 Vành đa thức

Posted by fghost on 02-11-2014 - 19:53 in Đại số đại cương

cho mình hỏi ở câu C . bạn gọi vế trái là A. vậy cụ thể A ở đây bằng gì vậy?. mình không hiểu

 

mình nhầm, vế phải là A :)




#531449 Vành đa thức

Posted by fghost on 02-11-2014 - 01:34 in Đại số đại cương

Để tìm ảnh của $f$ và $g$ ta chỉ cần tìm số dư của $f, g$ sau khi chia cho $p$. Ta có

 

$$f(x)=p(x)(2x^4-3x^2-2x-2)+ (-x^2-11x+3)$$

$$g(x)=p(x)(x-4) +(8x^2-13x+5)$$

 

a. Ảnh của $f(x)$ là $-x^2-11x+3 +(p(x))$

b. Ảnh của $g(x)$ là $8x^2-13x+5 + (p(x))$

c. Không biết giải sao cho đúng ý của bạn. Để xem, ta muốn chứng minh $Z[X]/(p) = \{ax^2+bx+c +(p(x))| a, b, c \in Z\}$. Gọi vế trái là A. Dễ thấy $Z[X]$ không tồn tại thuật toán Euclid, nhưng vì hệ số lớn nhất của $p(x)$ là 1, ta có thể thực hiện thuật toán Euclid khi chia cho $p(x)$. Nói cách khác, ảnh của mọi đa thức trong $Z[X]/(p)$ đều là đa thức ở bậc 2 hay nhỏ hơn. Tức là $Z[X]/(p) \subset A$. Dễ thấy, $A \subset Z[X]/(p)$. Vì vậy mọi phần tử của $Z[X]/(p)$ được biểu diễn bằng đa thức bậc 2 với hệ số trong $Z$.




#531311 $\lim_{x \to \infty } \frac{sin3x...

Posted by fghost on 31-10-2014 - 21:12 in Giải tích

ta có $\lim_{x \to \infty } \frac{sin3x}{x}$ =$\lim_{x\rightarrow +\infty }3.\frac{sin3x}{3x}$

Đặt 3x=$\frac{1}{y}$. Do $x\rightarrow +\infty$ nên $y\rightarrow 0$.

Mà $-3\left | y \right |\leq 3y.sin\frac{1}{y}\leq 3\left | y \right |$

Lại có $\lim_{y\rightarrow 0}\left | y \right |=0=\lim_{y\rightarrow 0}\left | -y \right |$

=> $\lim_{y\rightarrow 0}(3y.sin3y)=0$ => $\lim_{x \to \infty } \frac{sin3x}{x}$=0

KHông piết có đúng không nữa,mọi người cho ý kiến ạ. :)

 

hình như ở dòng cuối, limit đầu tiên phải là $sin(1/y)$ chứ nhỉ?

 

Mà có lẽ bạn giải ... hơi dài.

 

$$|sin(3x)|< 2 $$

$$\Rightarrow 0 \leq |\frac{sin(3x)}{x}| < \frac{2}{|x|} $$

$$\Rightarrow |\frac{sin(3x)}{x}| \rightarrow 0 \text{ vì } \frac{2}{|x|} \rightarrow 0$$

$$\Rightarrow \frac{sin(3x)}{x} \rightarrow 0$$

 

Ý tưởng của mình cũng giống của bạn thôi, chỉ là bạn trình bày hơi dài và đặt nhiều thứ ... không cần thiết.




#531297 Không gian đối ngẫu

Posted by fghost on 31-10-2014 - 20:05 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho em hỏi ở chỗ hệ quả 3.8: 

 

$\varphi : K[X] \rightarrow K[X]$

kí hiệu $K[X]$ có phải là không gian X trên trường K không ạ?

nhưng ở dưới lại có có $X^n$ trong thân hàm là sao ạ?

 

-và tại sao nó là đơn cấu và không là toàn cấu ạ?

 

--------------------------------------------------------------------------

 

định nghĩa 4.1:

 

tại sao chiều của V* lại bằng tích chiều của K và chiều của V ạ?

và tại sao nó không đúng khi V vô hạn chiều ạ?

 

mình không rành lắm về đại số tuyến tính, biết đến đâu thì nói đến đó vậy.

 

$K[X]$ là vành đa thức với biến $X$ và hệ số trong trường $K$, thí dụ phần tử của $K[X]$ là $1+X+X^2+X^3$. Đa thức theo định nghĩa chỉ có hữu hạn đơn thức, và có hữu hạn bậc. Thí dụ vừa rồi có bậc $3$.

 

Và vành đa thức cũng được xem như không gian vector với vô hạn chiều, trên trường $K$ (bạn có thể kiểm tra những điều kiện của không gian vector, bạn sẽ thấy. Hay dễ thấy $K[X]$ là vành giao hoán, nên cũng là nhóm giao hoán, và phép nhân với phần tử trong $K$ tương thích với phép cộng của 2 biểu thức). Không gian vector này vô hạn chiều vì tập $\{1, X, X^2, X^3, \dots\}$ độc lập tuyến tính.

 

Vì sao $X^n \mapsto X^{n+1}$ là đơn cấu, là vì phần tử duy nhất có ảnh $0$ là $0$ (bạn nhìn vào bậc sẽ thấy, mọi đa thức $p(X)$ sẽ có ảnh $Xp(X)$). Nó không toàn cấu vì không có đa thức nào cho ảnh $1$.

 

$V^*$ có số chiều bằng số chiều của $V$ (nếu $V$ hữu hạn chiều), là vì khi $V$ hữu hạn chiều, ta có cơ sở cho $V$. Giữ cố định cơ sở đó. Khi đó, mỗi ánh xạ tuyến tính của $V \rightarrow K$ được xác định bằng ảnh của mỗi phần tử của cơ sở đó của $V$. Và sự xác định này là duy nhất. Vì vậy ta có thể lập 1 cơ sở của $V^*$ từ cơ sở của $V$.

 

Cụ thể, $V \rightarrow K$. Giữ cố định cơ sở $\{e_1, \dots, e_n\}$ của $V$. Như vậy, ta có thể xem ánh xạ tuyến tính từ $V$ đến $K$ là ánh xạ tuyến tính từ $K^n$ đến $K$. Và ánh xạ tuyến tính đó được biểu diễn bằng 1 ma trận $n \times 1$ (hay $1 \times n$ tùy vào cách nhìn của bạn). Như vậy $V^*$ chỉ đơn giản là không gian vector của tất cả các ma trận $n \times 1$ với hệ số trong $K$, và vì vậy có $n$ chiều và tương đương với $V$.




#531152 Tồn tại hay không ánh xạ

Posted by fghost on 30-10-2014 - 02:39 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Có 1 điểm dễ bỏ qua ở đây là $S$ chỉ đơn giản là tập sinh của $V$ chứ không phải là 1 cơ sở. Nếu $S$ là 1 cơ sở, thì hiển nhiên. 

 

Vì vậy, để mở rộng từ $f$ lên 1 ánh xạ tuyến tính, bạn cần có điều kiện: mọi cách biểu diễn của 1 phần tử của $V$ bằng các phần tử của $S$ phải "compatible" với ánh xạ $f$.

 

Thí dụ, nếu bạn chỉ dựng $\varphi: V \rightarrow U$ bằng $\varphi(\sum x_iv_i)= \sum x_i f(v_i)$. Ta thấy, nếu 1 phần tử $\alpha$ của $V$ được biểu diễn bằng 2 cách khác nhau $\alpha=\sum x_i v_i$ và $\alpha= \sum y_i v_i$, thì ta cần phải có $\sum x_i f(v_i)= \sum y_i f(v_i)$ (điều không thể xảy ra nếu $S$ là cơ sở).

 

Và điều đó hoàn toàn tương đương với điều kiện mà lời giải đã nói đến.

$$\sum x_i f(v_i)= \sum y_i f(v_i) \Leftrightarrow \sum (x_i-y_i)f(v_i) =0 \Leftarrow \sum (x_i-y_i)v_i=0 \Leftrightarrow \sum x_i v_i=\sum y_i v_i$$

 

(tóm lại, là khi ta định nghĩa $\varphi$, ta định nghĩa dựa trên cách biểu diễn của mọi phần tử của $V$ dựa trên các phần tử của $S$,  $\{x_i\}$, nếu $S$ không phải là cơ sở thì cách biểu diễn $\{x_i\}$ không phải duy nhất, nên để định nghĩa của bạn "có nghĩa" và hợp lệ, thì ta cần mọi biểu diễn $\{x_i\}$ của cùng 1 phần tử, phải cho bạn ảnh như nhau. Và đó là điều kiện đủ mà đề bài cần)




#530875 Chứng minh rằng có ít nhất một tập hợp $A_i$ không chứa một tập hợp...

Posted by fghost on 28-10-2014 - 03:21 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Nếu như $n=1$ thì sao nhỉ?




#530874 Tập hợp $G=\{(x,x)|x<0\}\cup \{(x...

Posted by fghost on 28-10-2014 - 03:17 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Hàm số từ $A \rightarrow B$ (theo định nghĩa) là tập con X của $A \times B$ bao gồm những cặp số $(a,b)$ sao cho $a \in A, b \in B$ và nếu $(a,b) \in X, (a, b') \in X$ thì $b=b'$ (nói cách khác, với mỗi giá trị trong $A$, chỉ có thể liên hệ với 1 giá trị trong $B$).

 

Theo định nghĩa của hàm số, rõ ràng $G$ thõa mãn điều kiện trên, nên đó là 1 hàm số từ $R$ đến $R$.




#530579 Chứng minh dãy khớp ngắn

Posted by fghost on 26-10-2014 - 10:28 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

sr,em đọc nhầm thành đẳng cấu, vậy đồng cấu là gì ạ.

 

nói ra ngại, mình không biết đồng cấu là gì cả vì mình không học theo từng vựng tiếng việt :D mình thấy bài dùng từ đó nên mình dùng theo.

 

(đồng cấu theo mình đoán có lẽ là homomorphism - trong trường hợp này là homomorphism giữa 2 không gian vector, nói cách khác đó là ánh xạ tuyến tính. Bạn có thể đã thấy homomorphism - đồng cấu - trong lý thuyết đại số trừu tượng, ánh xạ giữa 2 nhóm giao hoán, hay 2 vành giao hoán thõa mãn 1 vài tính chất đặc biệt. Về 1 mặt nào đó, không gian vector chỉ là 1 nhóm giao hoán có thêm cấu trúc nhân với 1 trường).

 

nói nhiều thành ra nói dở, đối với bài này, ta chỉ cần chứng minh tồn tại 1 ánh xạ tuyến tính $\bar{f}$ như trên.




#530546 Chứng minh dãy khớp ngắn

Posted by fghost on 26-10-2014 - 01:19 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

tại sao bạn muốn chứng minh đó là đơn ánh? 

 

$\bar{f}$ của bạn có $\ker$ đâu phải bằng $0$.

 

để chứng minh tồn tại 1 đồng cấu $\bar{f}$ như vậy, bạn chỉ cần chứng minh với mọi 2 phần tử $v, v'$ sao cho $v - v' \subset V'$, thì ảnh của chúng dưới $f$ (hay $\bar{f}$) giống nhau. tức là ánh xạ của bạn có nghĩa. và sau đó, nó là đồng cấu thì hiển nhiên hơn.




#530502 Tính $\lim_{x\to0}({\frac{e^{sin...

Posted by fghost on 25-10-2014 - 21:13 in Giải tích

$$e^{sin(x)}= 1+x+\frac{x^2}{2}+O(x^4)$$

$$\frac{e^{sin(x)}-1}{x}=1+\frac{x}{2}+O(x^3)$$

$$(*) ln(x)ln(1+\frac{x}{2}+O(x^3))=\frac{ln(x)}{\frac{1}{ln(1+\frac{x}{2}+O(x^3))}} \overset{L'H}{\rightarrow} \frac{1/x}{ln(1+\frac{x}{2}+O(x^3))^{-2}\frac{1}{1+\frac{x}{2}+O(x^3)}(1/2+O(x^2))}$$

$$= \frac{(1+x/2+O(x^3))(ln(1+x/2+ O(x^3))^2}{x/2+O(x^3)} \rightarrow (1+x/2)ln(1+x/2)\frac{ln(1+x/2)}{x/2}(*)$$

 

Ta có

$$ln(1+x/2)=(x/2)-\frac{(x/2)^2}{2}+O(x^3) \Rightarrow \frac{ln(1+x/2)}{x/2}=1-\frac{x/2}{2}+O(x^2) \rightarrow 1$$

 

Nên, phân số $(*) \rightarrow 0.$ Vì vậy, limit ban đầu bằng 1.




#530492 Chứng minh dãy khớp ngắn

Posted by fghost on 25-10-2014 - 20:52 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

$$0\rightarrow \ker f_2\rightarrow V_2\rightarrow \text{Im}f_2\rightarrow 0$$

 

Ở dòng này thì toán tử tuyến tính từ $\ker f_2$ vào $V_2$ là gì ạ

 

$\ker f_2 \subset V_2$, toán tử bạn cần chỉ là $x \mapsto x$

 

Còn vì sao chỉ cần chứng minh trên dãy ngắn. Có lẽ quy nạp sẽ dễ thấy. Nếu bạn có dãy khớp $0 \rightarrow V_1 \rightarrow \dots \rightarrow V_{n-2} \overset{f_{n-2}}{\rightarrow} V_{n-1} \overset{f_{n-1}}{\rightarrow} V_n \rightarrow 0$, bạn có thể tách nó ra thành 2 dãy

$$0 \rightarrow V_1 \rightarrow \dots \rightarrow V_{n-2} \overset{f_{n-2}}{\rightarrow} im f_{n-2} \rightarrow 0$$

$$0 \rightarrow \ker f_{n-1} \rightarrow V_{n-1} \rightarrow V_n \rightarrow 0$$

 

Dùng giả thuyết quy nạp sẽ được kết quả mong muốn.

 

Vì mọi dãy khớp đều có thể bị bẽ gảy thành dãy khớp ngắn, tương tự như trên.

 

Sorry bạn leminhansp vì mình nhảy vào giữa chừng :)




#530275 Tính $\int(\sqrt{3x^{2}}-4\sqrt[5]...

Posted by fghost on 23-10-2014 - 23:22 in Giải tích

Bài 1 tại sao khó vậy? $\sqrt{3x^2}x^3= \sqrt{3} \sqrt{x^2}x^3= \sqrt{3}x^4$ nếu $x \geq 0$, Tích phân đơn giản mà? Tương tự, $\sqrt[5]{x^2}x^3=x^{2/5}x^3=x^{17/5}$.

 

Bài 2 tương tự

 

Bài 3, đặt $u=4+e^x$

 

Bài 4, 5 đặt $u$ thích hợp

 

Bài 6 đặt $u$ thích hợp, sau đó tích phân từng phần.

 

Bài 7 mình không biết

 

Bài 8 đặt $u$ thích hợp

 

Bài 9 "partial fraction decomposition"

Bài 10 đặt $u$ thích hợp, thế vào, sau đó "partial fraction decomposition"

 

Bài 11,  mình không biết.




#530273 supermum,weiertrass

Posted by fghost on 23-10-2014 - 23:08 in Giải tích

cho em hỏi định lý weiertrass,supermum có ý nghĩa j trong dãy số vay ak,cho em vidu voi

 

mình chưa từng nghe supermum (super-mum: "siêu mẹ"???) bao giờ. có lẽ bạn nói đến supremum?

 

supremum của 1 dãy số $\{a_n\}$ đơn giản chỉ là supremum của tập hợp các số $a_n$ (không quan tâm gì đến thứ tự của $a_n$).

 

còn Weierstrass có nhiều định lý lắm, bạn đang nói đến định lý nào?




#530009 Xét tính hội tụ của chuỗi $\sum_{n=1}^{\infty...

Posted by fghost on 22-10-2014 - 19:27 in Giải tích

Hình như mẫu tiến về $e^2$. 

 

Như vậy, cả phân số (không tính $(-1)^n$), tiến về $\infty$. Vì vậy, phân số không tiến về $0$. Nên chuỗi không hội tụ.




#529583 Tìm miền hội tụ của chuỗi $\sum_{n=1}^{\infty...

Posted by fghost on 19-10-2014 - 20:11 in Giải tích

$$|\frac{2^{n+1}sin(\frac{x}{4^{n+1}})}{2^nsin(\frac{x}{4^n})}|=|\frac{2sin(\frac{x}{4^{n+1}})}{sin(\frac{x}{4^n})}| \rightarrow 2|\frac{-xln(4)4^{-n-1}cos(\frac{x}{4^{n+1}})}{-xln(4)4^{-n}cos(\frac{x}{4^n})}|=1/2$$

 

nên chuỗi hội tụ với mọi $x$.




#529474 Xét tính hội tụ tuyệt đối, bán hội tụ và phân kỳ của chuỗi $\sum_...

Posted by fghost on 19-10-2014 - 02:34 in Giải tích

mình đoán là chuỗi này không hội tụ tuyệt đối, nhưng hội tụ.

 

chứng minh chuỗi này không hội tụ tuyệt đối khá dễ

$$\frac{\sqrt{n}}{n+100} \geq \frac{1}{n+100}$$

chuỗi $\sum \frac{1}{n+100}$ phân kì do $\int_{1}^{\infty}\frac{1}{x+100}dx$ không hội tụ.

 

chứng minh chuỗi hội tụ có lẽ cũng không khó lắm, mình để dành cho bạn khác làm vậy.




#529209 Tìm hàm số ngược của $g(x-1)$ biết $g(x)$ là hàm ngược củ...

Posted by fghost on 16-10-2014 - 23:11 in Giải tích

Giả sử, $g$ là hàm ngược của $f$ và $f$ là hàm ngược của $g$ (mình không biết có cần hay không, nhưng cứ giả sử trước cho an toàn).

 

$F(x)=f(x+1)$. Ta cần tìm, $G(x)$ sao cho $G(F(x))=x$ và $F(G(x))=x.$ Để xem, $F(G(x))= f(G(x)+1)=x$, sau đó $g(f(G(x)+1))=g(x)$, sau đó $G(x)+1=g(x)$, nên $G(x)=g(x)-1.$ Thử lại xem có đúng không.

$G(F(x))=g(F(x))-1=g(f(x+1))-1=x+1-1=x$. Và $F(G(x))=f(G(x)+1)=f(g(x)-1+1)=f(g(x))=x$. Ta đã chọn đúng.

 

$F(x)=4f(x).$ Làm tương tự xem, ta cần $F(G(x))=4f(G(x))=x$, sau đó $g(f(G(x))=g(x/4)$, vì vậy $G(x)=g(x/4)$. Thử xem

$G(F(x))=g(F(x)/4)=g(4f(x)/4)=g(f(x))=x$. Và $F(G(x))=4f(G(x))=4f(g(x/4))=4x/4=x$.

 

$G(x)=g(x-1)$. Ta cần $F(G(x))=x$ và $G(F(x))=g(F(x)-1)=x$, sau đó $f(g(F(x)-1))=f(x)$, nên $F(x)-1=f(x)$. Vì vậy $F(x)=f(x)+1$. Thử lại

$G(F(x))=g(F(x)-1)=g(f(x)+1-1)=g(f(x))=x$. Và $F(G(x))=f(G(x))+1=f(g(x-1))+1=x-1+1=x$.

 

Tương tự cho phần cuối.




#529008 $\lim(\frac{1}{n^2}+\frac{2...

Posted by fghost on 15-10-2014 - 21:28 in Giải tích

Khi $x \rightarrow \infty$, $\frac{1}{n^2}+ \frac{2}{n^2}+\dots+ \frac{n-1}{n^2}$ tiến về $\frac{1}{n^2}+ \frac{2}{n^2}+\dots+ \frac{n-1}{n^2}$ với mọi $n \in N$.

 

Khi $n \rightarrow \infty$, 

$$\frac{1}{n^2}+ \frac{2}{n^2}+\dots+ \frac{n-1}{n^2}= \frac{1+\dots+n-1}{n^2}=\frac{(n-1)n}{2n^2}= \frac{n-1}{2n}$$

tiến về $1/2$




#529007 $\lim_{x\rightarrow \infty }\frac{n.s...

Posted by fghost on 15-10-2014 - 21:25 in Giải tích

2. Chia tử và mẫu cho $3^n$. Mẫu tiến về 1, tử tiến về 3, nên phân số tiến về 3.