Jump to content

BlackSelena's Content

There have been 802 items by BlackSelena (Search limited from 09-06-2020)



Sort by                Order  

#353776 Chứng minh rằng tam giác $AOB$ có diện tích nhỏ nhất...

Posted by BlackSelena on 12-09-2012 - 21:35 in Hình học phẳng

Đề bài toán này được "chế" lại từ một bài toán quen thuộc.
Cho $\angle xOy$ và điểm $M$ cố định thuộc miền trong góc đó. Đường thẳng $d$ quay xung quanh $O$ cắt $Ox,Oy$ lần lượt tại $A,B$.
Tìm cách dựng đường thẳng $d$ để $S_{AOB}$ min.
__
Lời giải:
Để chứng minh bài toán này, ta xài tới một bổ đề quen thuộc sau
Cho $\triangle ABC$. Trên $BC$ lấy $M$ bất kì. Đường thẳng qua $M$ song song $AB,AC$ cắt $AC,AB$ lần lượt tại $P,Q$.
Khi đó ta có $S_{APMQ} \leq \frac{S_{ABC}}{2}$
Chứng minh: không mất tính tổng quát, giả sử $MB < MC$.
Trên đoạn $MC$ lấy điểm $H$ sao cho $MH = MB$. Qua $H$ kẻ đường thẳng song song với $AB$ cắt $AC$ tại $K$.
Dễ dàng chứng minh $\triangle QMB = \triangle GMH$
Ta có $2S_{APMQ} = S_{AKGQ} = S_{AKHMQ} + S_{GHM} = S_{AKHMQ} + S_{QBM} = S_{AKHB} < S_{ABC}$
Vậy bổ đề chứng minh, đẳng thức xảy ra khi $M$ là trung điểm BC.
Áp dụng vào bài toán. Từ $M$ kẻ đường thẳng song song với $Ox,Oy$ cắt $Oy,Ox$ lần lượt tại $P,N$
Áp dụng bổ đề trên, ta có $S_{AOB} \geq 2S_{MNOP}$
Mà $M$ cố định nên $S_{MNOP}$ cố định.
Dấu bằng xảy ra khi $M$ là trung điểm $AB$.
*Bonus cách dựng: dựng đường song song từ $M$ đến 2 tia của góc rồi lấy đổi xứng.



#353794 ÔN THI ĐẠI HỌC 2012

Posted by BlackSelena on 12-09-2012 - 22:42 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài 13.[Đề thi thử THPT Uông Bí]
CH0 2 số dương $x,y$ thỏa mãn $12x^2+2y^2=5$.Chứng minh rằng:
$$x+y+\frac{1}{xy}\geq \frac{7}{2}$$

Dự đoán dấu bằng xảy ra khi $x=\frac{1}{2}, y = 1$
$x+y+\frac{1}{xy}$
$4x + \frac{1}{xy} + 2y - y - 3x$
$\geq (\frac{2}{\sqrt{y}} + \frac{2}{\sqrt{y}} + 2y) - \frac{y^2}{2} - \frac{1}{2} - \frac{6x^2}{2} - \frac{3}{4}$
$\geq 6 - \frac{1}{2} - \frac{3}{4} - \frac{5}{4} = \frac{7}{2}$



#353991 Topic yêu cầu tài liệu THCS

Posted by BlackSelena on 13-09-2012 - 23:01 in Tài liệu - Đề thi

mấy anh cho em xin tài liệu về các bổ đề hình học THCS và một vài phương pháp xử lý mấy bài toán bằng máy tính bỏ túi được không?

Nếu để có một tài liệu chuyên về bổ đề hình học thì không có đâu bạn à.
Bạn có thể tham khảo topic này ở bên MS: http://forum.mathsco...ead.php?t=20877
_______
Nhân tiện, em đang cần tài liệu về số học THCS, từ cơ bản, nâng cao, lý thuyết v.v.v. em đều lấy hết.
Em xin cảm ơn.



#354086 1, Tìm x $\epsilon$ Z sao cho : A = $x^2 - 4x - 25$...

Posted by BlackSelena on 14-09-2012 - 17:13 in Đại số

Bài 2:
Phương trình tương đương $y^2 = \frac{x^2-5}{2}$
Suy ra $x$ lẻ.
Vậy $ x \equiv 1 \pmod{8}$
$\Rightarrow x^2 - 5 \equiv -4 \pmod{8}$
$\Rightarrow x^2 -5 \vdots 4$
$\Rightarrow y^2 \vdots 2$
$\Rightarrow y^2 \vdots 4$
$\Rightarrow x^2-5 \vdots 8$ (vô lý)
Vậy pt không có nghiệm nguyên



#354169 Giải các phương trình sau: $\sqrt{x+3}+\sqrt{3x...

Posted by BlackSelena on 14-09-2012 - 20:44 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Thật hài hước khi câu e có ở trong này :



#354225 [MSS2013] Trận 4 - Bất đẳng thức

Posted by BlackSelena on 14-09-2012 - 23:19 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của MSS01 - BlackSelena
Ta có
$F = \dfrac{[(-2)^2 + 1] . F}{5}$
Áp dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$, ta có:
$\dfrac{[(-2)^2 + 1] . F}{5} \geq \dfrac{(-2x - 4y +-2 + 2x + ay + 5)^2}{5} = \dfrac{[y(a-4) + 3]^2}{5}$
TH1: $ a= 4$ thì min $F = \dfrac{9}{5}$
Dấu = xảy ra khi $\dfrac{-2}{x+2y+1} = \dfrac{1}{2x+ay+5}$
$\Leftrightarrow x + 2y + 1 = -4x - 2ay - 10$
$\Leftrightarrow 5x = -2y - 8y - 11$
$\Leftrightarrow x = \dfrac{-10y - 11}{5}$
TH2: Với $a \neq 4$ thì min $F = 0$
Dấu = xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} y = \dfrac{-3}{a-4}\\ \dfrac{-2}{x+2y+1} = \dfrac{1}{2x+ay+5} \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow -4x - \dfrac{6a}{4-a} -10 = x + \dfrac{6}{4-a} + 1$
$\Leftrightarrow -5x = \dfrac{6+6a}{4-a} + 11$
$\Leftrightarrow x = \dfrac{10-a}{a-4}$.
$\boxed{\text{Kết luận}}:$
+ Với $a= 4$ thì min $F = \dfrac{9}{5}$, đẳng thức xảy ra khi $x = \dfrac{-10y - 11}{5}$
+ Với $a \neq 4$ thì min $F = 0$, đẳng thức xảy ra khi
$\left\{\begin{matrix}
y = \dfrac{-3}{a-4}\\
x = \dfrac{10-a}{a-4}
\end{matrix}\right.$

----
$S=52-(24-21)+3.10+10=89$



#354312 CM $3^{2^{4n+1}}+2\vdots 11$ với mọi n...

Posted by BlackSelena on 15-09-2012 - 15:52 in Số học

Một cách khác cũng xài quy nạp để chứng minh :D.
Với $n = 0$ ta thấy đúng.
Giả sử đúng với $n=k$, khi đó: $3^{2^{4k+1}} + 2 \vdots 11$
Ta sẽ chứng minh nó vẫn đúng với $n = k + 1$
Hay $3^{2^{4(k+1)+1}} + 2 \vdots 11$
Thật vậy, $3^{2^{4(k+1)+1}} + 2 = (3^{2^{4k+1}})^{16} - 2^{16} + 2^{16} + 2$
Ta có $(3^{2^{4k+1}})^{16} - 2^{16} \vdots 3^{2^{4k+1}} + 2 \vdots 11$ theo hằng đẳng thức và giả thiết quy nạp.
Mặt khác, $2^{16} + 2 = 2(2^{15} + 1) \vdots 11$
Vậy $3^{2^{4(k+1)+1}} + 2 \vdots 11$
Theo nguyên lí quy nạp, ta có đpcm.



#354315 $\boxed{Topic}$Ôn thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2013-2014.

Posted by BlackSelena on 15-09-2012 - 16:06 in Chuyên đề toán THCS

Anh à định lí Ptoleme em chưa học... phải cuối tháng 9 em mới biết vậy anh có cách nào khác nữa ko ? ( chỉ trong chương 2 hình nhé )

Ý anh Triết là đấy là định lý Ptolemy thôi, còn cách chứng minh thì anh ấy đã nêu ra rồi còn gì.



#354355 Chứng minh rằng $FA=FB$

Posted by BlackSelena on 15-09-2012 - 19:24 in Hình học

Cho hình thang $ABCD$ $(AB//CD;AB<CD)$ .Hai đoạn thẳng cắt nhau tại $O$.Gọi $E$ là trung điểm của $CD$.$F$ là giao điểm của $OE$ và $AB$.Chứng minh rằng $FA=FB$
Posted Image
P/s:Mình có một cách giải như sau (Nhưng kiến thức này trên lớp chưa dùng nên các bạn xem có đúng không ha).
Dễ thấy $AF//DE$ nên theo hệ quả của $Talet$,ta có:

$\dfrac{AF}{DE}=\dfrac{OF}{FE}$
Tương tự ta có $\dfrac{BF}{ED}=\dfrac{OF}{FE}$
Suy ra:$\dfrac{AF}{DE}=\dfrac{BF}{ED}$
Mà $DE=EC$ suy ra $(đpcm)$
Minh muốn các bạn giúp mình về kiến thức của lớp 8 HKI.Dùng Diện Tích Để Chứng Minh nha)

Việc chi phải máy móc thế anh @@??
Xài diện tích chắc cũng được nhưng nó chẳng khác gì Thales cả :-S



#354447 Chứng minh rằng $FA=FB$

Posted by BlackSelena on 15-09-2012 - 22:41 in Hình học

Dùng diện tích thì em có cách này nhưng mà không phải lớp 8 cho lắm ;))
Bài làm
Dễ thấy :$\frac{OA}{OB} =\frac{OD}{OC} (1)$
$S_{DOE} =S_{EOC}$
$\Rightarrow \frac{S_{DOE}}{S_{EOC}}=1$
$\Rightarrow \frac{\frac{OD.OE.SinDOE}{2}}{\frac{OC.OE.SinEOC}{2}}=1$
$\Rightarrow \frac{OD.SinDOE}{OC.Sin EOC}=1$
Mà để $S_{OFA} =S_{OFB} thì \frac{OA.SinDOE}{OB.Sin EOC}=1$
Kết hợp với $(1) \Rightarrow DPCM$
--------------------------------------
Bài làm chỉ mang tính *bắt buộc* Dính lứu 1 tí đến diện tích .Mà cũng có khi chẳng khác j cách của bạn thậm chí dài hơn .

Ý anh ấy là không xài Thales mà =)).



#354457 Giải phương trình: $\sqrt{x^{2}-4x+5}+\sqr...

Posted by BlackSelena on 15-09-2012 - 22:52 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: $\sqrt{x^{2}-4x+5}+\sqrt{2x^{2}+8x+16}+\sqrt{4x^{2}-4x+2}=\sqrt{5x^{2}-32x+53}$.

$\sqrt{x^{2}-4x+5}+\sqrt{2x^{2}+8x+16}+\sqrt{4x^{2}-4x+2}$
$=\sqrt{(x-2)^2+1}+\sqrt{(2x-1)^2+1}+\sqrt{-(x+4)^2+(-x)^2}$
Áp dụng bất đẳng thức Mincopxki, ta có:
$VT \geq \sqrt{(x-2+2x-1-x-4)^2+(1+1-x)^2}$
$=\sqrt{5x^2 - 32x + 53}$
Dấu bằng xảy ra khi $x = -1$
Kết luận, nghiệm của pt là $\boxed{x=-1}$



#354648 [MSS2013] Trận 4 - Bất đẳng thức

Posted by BlackSelena on 16-09-2012 - 18:18 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Mở rộng 1 của MSS01-BlackSelena, đổi hệ số của x thành m.
$F=(mx+2y+1)^2+(2mx+ay+5)^2$
Cũng tương tự ...
Nếu $a \neq 4$ thì min $F = 0$
Dấu "=" xảy ra khi $ y = \frac{-3}{a-4}$
$x = \frac{10-a}{4m-am}$
Nếu $a = 4$ thì min $F = \frac{9}{5}$
Dấu bằng xảy ra khi $x = \frac{-10y-11}{5m}$



#354804 [MSS2013] Trận 4 - Bất đẳng thức

Posted by BlackSelena on 17-09-2012 - 11:22 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Lần này các bạn làm bài tốt quá hè :P. Thấy mở rộng ầm ầm à.
Chú dvquang nguy hiểm ghê @@!



#354918 Tính các góc tam giác

Posted by BlackSelena on 17-09-2012 - 20:31 in Hình học

Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$
Tia phân giác góc $B$ cắt $AC$ tại $F$
Giả dụ $BF + FA = BC$
Tính các góc tam giác

Ảnh chụp màn hình_2012-09-17_202426.png
Để thuân tiện, ta đặt $\angle B = 2x$
Trên tia $BF$ lấy điểm $M$ sao cho $BM = BC$, kẻ đường thẳng song song với $BC$ từ $F$ cắt $AB,MC$ tại $P,N$
Khi đó $\angle BMC=\angle BCM=90^\circ-{x\over 2}\implies \angle FNM=\angle BCM=90^\circ-{x\over 2}$
$\angle FCN=90^\circ-{5x\over 2}$
Vậy $\triangle MFN$ cân,
$\Rightarrow MF = FN = FA$
$\angle MFC=\angle FBC+\angle FCB=3x$
$\angle MFN=\angle MBC=x\implies\angle NFC=\angle AFP=2x$ and $\angle PFB=x$
Dễ dàng chứng minh $\triangle APF = \triangle CFN$
$\Rightarrow \triangle NFC$ cân tại $N$
Vậy $2x=90^\circ-{5x\over 2}\iff {9x\over 2}=90^\circ\iff x=20^\circ$
Vậy $\angle BAC = 100^o$, $\angle ABC = \angle ACB = 40^o$



#354923 Tính các góc tam giác

Posted by BlackSelena on 17-09-2012 - 20:41 in Hình học

Bài giải
Kẻ $DX // BC $:
Lấy $E$ trên $ BC$ sao cho $BE =BD$
Theo giả thiết $\Rightarrow AD=EC (1)$
Ta có :
Theo t/c phân giác $\Rightarrow \frac{AD}{DC} =\frac{AB}{BC} \Rightarrow \frac{AD}{AC} =\frac{AB}{BC+AB} \Rightarrow AD =\frac{AB.AC}{BC+AB}$
CMTT $\Rightarrow DC =\frac{BC.AC}{BC+AB} =\frac{BC.AB}{AB+BC} :\text{Vì $\Delta ABC$ cân tại A}$
Vì kẻ $// \Rightarrow \frac{DX}{BC} =\frac{AD}{AC} =\frac{\frac{AB.AC}{BC+AB}}{AC} =\frac{AB}{BC+AB} \Rightarrow DX =\frac{BC.AB}{AB+BC}$
Do đó $DX=DC (2)$
Từ (1) và (2) cộng với $\angle DCE =\angle ADX$
$\Rightarrow \Delta ADX =\Delta EDC$
$\Rightarrow DE =EC$
Đến đây mọi chuyện đã dễ thở:
$\angle BDC =\frac{\angle B}{2} +\angle A$
mà $\angle BDC =\angle BDE +\angle EDC =\angle BED +\angle C =180^0 - \angle A +\angle C$
$\Rightarrow \frac{\angle B}{2} +\angle A = 180^0 - \angle A +\angle C$
$\Rightarrow 2\angle A =180 +\frac{\angle C}{2}$
$\Rightarrow 2(180-2\angle C) =180 +\frac{\angle C}{2}$
$\Rightarrow 360 -4\angle C =180 +\frac{\angle C}{2}$
$\Rightarrow 360 =9\angle C$
$\Rightarrow \angle C =40^o$
$\Rightarrow \angle B =40^o$
$\Rightarrow \angle A =100^o$

Việc chứng minh $DX = DC$ có nhất thiết phải "giết gà bằng dao mổ trâu thế không" ?
Ta có $DXBC$ là hình thang cân và $BD$ là tia phân giác.



#354965 Yêu ở tuổi học trò, nên hay không nên ?

Posted by BlackSelena on 17-09-2012 - 21:52 in Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

Hề hề, theo em có người yêu mới có hứng khởi đề học hành :))

Thế rốt cục là "hầu đinh"?Posted Image

Ôi dào, giờ mới biết cái topic này....
Đối với em mặt mũi không ra gì , học lại dốt nát ------------------>>>> Chả ai có yêu :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :icon4: :icon4: :icon4: :icon4: :icon4: thế mới sướng quá trời quá đất....... :P :P :P

Posted Image



#354975 Topic các bài toán số học dành cho các bạn chuẩn bị thi tuyển sinh 10 năm 201...

Posted by BlackSelena on 17-09-2012 - 22:26 in Số học

Bài 2 : Cho một nhóm 6 người.CMR có 3 người đôi một quen nhau hoặc đôi 1 không quen nhau

Bài này viết đề rõ ràng ra phải là
Cho một nhóm 6 người. Chứng minh rằng có 3 người đôi một quen nhau hoặc 3 người đôi 1 không quen nhau ;).
Lời giải:
Gọi 6 người đó là $A,B,C,D,E,F$
Theo nguyên lí Dirichlet thì $A$ quen hoặc không quen ít nhất 3 người.
Không mất tính tổng quát, giả sử $A$ quen $B,C,D$
Nếu trong $B,C,D$ có đôi một quen nhau thì nó tạo với $A$ 3 người đôi một quen nhau
Nếu trong $B,C,D$ không có đôi một quen nhau thì ta có đpcm $\blacksquare$



#355040 Chứng minh rằng $MN=\frac{AB+CD}

Posted by BlackSelena on 18-09-2012 - 11:19 in Hình học

Cho tứ giác $ABCD$.Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AD,BC$.Chứng minh rằng $MN=\frac{AB+CD}{2}$

Theo em đề đúng phải là $MN \leq \frac{AB+CD}{2}$
Cách giải, lấy trung điểm $P$ của $AC$
Khi đó ta có $MN \leq MP + NP = \frac{AB+CD}{2}$
Dấu = xảy ra khi $ABCD$ là hình thang.



#355233 Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 1. Hai điểm M,N lần lượt di chuyển trên AD v...

Posted by BlackSelena on 18-09-2012 - 23:31 in Hình học

Ảnh chụp màn hình_2012-09-18_231756.png
Lời giải:
a,Nối $AC$, cắt $BM,BN$ lần lượt tại $G,H$
$NG \cap MH = I$
Dễ thấy $ABHM:tgnt$, $NGBC:tgnt$
$\Rightarrow NG \perp MB, MH \perp BN$
Vậy $I$ là trực tâm $\triangle MBN$
$\Rightarrow BJ \perp MN$
Mặt khác, ta có $\angle ABM = \angle AHM = \angle GNM = \angle MBJ$
$\Rightarrow \triangle ABM = \triangle JBM$
$\Rightarrow AM = BJ = x$
Chứng minh tương tự, ta cũng có $JN = NC = y$
Vậy áp dụng Pythagore vô $\triangle DMN$, ta có
$(1-x)^2 + (1-y)^2 = (x+y)^2$
$\Leftrightarrow x+y = 1- xy$ (đpcm)
b, Biểu diễn lại $S_{BMN}$:
$S_{BMN} = S_{ABCD} - 2S_{MDN}$
Vậy ta quy về tìm max $S_{MDN}$
Đặt $a = MD = 1-x \\ b = DN = 1-y$
Ta có, $MN + DN + MD = AD + DC = 2$
$\Rightarrow a + b + \sqrt{a^2+b^2} = 2$
Tới đây là phép AM-GM khá cơ bản:
$2 = a+b+\sqrt{a^2+b^2} \geq 2\sqrt{ab} + \sqrt{2ab} + \sqrt{ab}(2+\sqrt{2})$
Vậy $\frac{ab}{2} \leq \frac{2}{(2+\sqrt{2})^2}$
Min $S_{MBN} = 4 -\frac{2}{(2+\sqrt{2})^2}$
Dấu = xảy ra khi nào thì xin nhường lại chủ topic :-t.
Bài này hoàn toàn tổng quát được với độ dài cạnh hình vuông là $ a $



#355234 Bão Mặt trời sắp ảnh hưởng Trái đất

Posted by BlackSelena on 18-09-2012 - 23:37 in Góc giao lưu

mấy con gà

ừ, mình cũng thấy một con gà ở đây ;)



#355269 Chứng minh $I$ là trung điểm $BE$

Posted by BlackSelena on 19-09-2012 - 12:53 in Hình học

Cho $M$ nằm ngoài $(O)$. Từ $M$ về 2 tiếp tuyến tiếp xúc với $(O)$ tại $A$ và $B$. $OA$ cắt $(O)$ tại $C$. Vẽ $BE$ vuông góc $AC$ tại $E$. $BE$ cắt $CM$ tại $I$. Chứng minh $I$ là trung điểm $BE$

80424.png
Kéo dài $AM$ cắt $BC$ tại $D$
Khi đó, ta có $\angle ABD = 90^o$.
$OM \parallel CD \Rightarrow \angle AMO = \angle ADC$
Mặt khác $\angle AMO = \angle OMB = \angle MBD$
$\Rightarrow \angle MBD = \angle MDB \Rightarrow MB = MD$
Vậy $MD = MB (= MA)$
Vậy theo Thales, ta có $\frac{IE}{MA} = \frac{IB}{MD} (=\frac{CI}{CM})$
$\Rightarrow IE = IA (dpcm)$



#355343 Chứng minh $ab+2bc+3ca \leqslant 0$...

Posted by BlackSelena on 19-09-2012 - 19:46 in Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh các bất đẳng thức sau:
8)Cho bốn số dương chứng minh
$\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+d}+\dfrac{c}{a+d}+\dfrac{d}{a+b} \geqslant 2$

Câu này là Nesbitt 4 biến :>
Đặt
$S = \frac{a}{b+c} + \frac{b}{c+d} + \frac{c}{d+a} + \frac{d}{a+b}$
$M = \frac{b}{b+c} + \frac{c}{c+d} + \frac{d}{d+a} + \frac{a}{a+b}$
$N = \frac{c}{b+c} + \frac{d}{c+d} + \frac{a}{d+a} + \frac{b}{a+b}$
Khi đó, ta có $M + S \geq 4$ và $N + S \geq 4$
Mặt khác, ta có $M+N = 4$
Vậy $M+N + 2S \geq 8 \Rightarrow S \geq 2$ (đpcm)
Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=d$



#355384 Chứng minh $ab+2bc+3ca \leqslant 0$...

Posted by BlackSelena on 19-09-2012 - 21:22 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài 1:
Thế $b = -(c+a)$ vào bđt cần chứng minh thì:
$$Q.e.D\Leftrightarrow -a(a+c)-2c(a+c)+3ac\leq 0$$

$$\Leftrightarrow a^2+2c^2\geq 0$$
Luôn đúng, ta có đpcm.
Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=0$



#355386 Chứng minh $ab+2bc+3ca \leqslant 0$...

Posted by BlackSelena on 19-09-2012 - 21:25 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài 3: Thuần $AM-GM$ mẫu X_X
$\frac{x}{x^4+y^2} + \frac{y}{y^4+x^2} \leq \frac{1}{2} + \frac{1}{2} = 1$
Bài 4 cũng vậy thôi, nhưng đánh giá thêm khúc cuối là có $\frac{1}{a^4} + \frac{1}{b^4} + \frac{1}{c^4} \geq 2(\sum \frac{1}{a^2b^2})$



#355498 Tìm GTNN: A= $\frac{1}{2}(\frac{x^...

Posted by BlackSelena on 20-09-2012 - 18:30 in Bất đẳng thức và cực trị

Khi $x,y$ càng về 0 thì biểu thức càng nhỏ @@!.