Đến nội dung

Crystal nội dung

Có 72 mục bởi Crystal (Tìm giới hạn từ 24-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#427745 $\int \frac{1}{x^{10}+1}dx$

Đã gửi bởi Crystal on 16-06-2013 - 00:16 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tham khảo: http://diendantoanho...int-dfracdxx81/




#426390 $\frac{x}{2-x-2\sqrt{1-x-2x^{_{2...

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 13:46 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Đề yêu cầu gì vậy em? Như trên thì sao biết đường nào mà làm ak.




#426678 Tìm m để bpt $log_{2}\sqrt{x^{2}+2}...

Đã gửi bởi Crystal on 13-06-2013 - 10:16 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình



Tìm m để bpt $log_{2}\sqrt{x^{2}+2} < log_{2}(mx - m)$ có nghiệm thực

Hướng dẫn:

 

Từ phương trình đã cho suy ra: \[\left\{ \begin{array}{l} mx - m > 0\\ \sqrt {{x^2} + 2}  < mx - m \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} mx - m > 0\\ {x^2} + 2 < {m^2}{x^2} - 2{m^2}x + {m^2}\,\,\,\,\,\left( * \right) \end{array} \right.\]

\[\left( * \right) \Rightarrow \left( {{m^2} - 1} \right){x^2} - 2{m^2}x + {m^2} - 2 > 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {m^2} - 1 > 0\\\Delta ' = {m^4} - \left( {{m^2} - 1} \right)\left( {{m^2} - 2} \right) < 0 \end{array} \right.\]
\[ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} m \in \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\\ 3{m^2} - 2 < 0 \end{array} \right.\]
Bạn làm tiếp thử coi răng.

 




#428115 Các bài tập về phép biến hình

Đã gửi bởi Crystal on 17-06-2013 - 09:22 trong Hình học phẳng

Xin gửi bạn tài liệu về phép biến hình.




#447241 $\sqrt {5x^2 + 14x + 9} - \sqrt {x^2 - x - 2...

Đã gửi bởi Crystal on 02-09-2013 - 13:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:

$\sqrt {5x^2  + 14x + 9}  - \sqrt {x^2  - x - 20}  = 5\sqrt {x + 1} $
 

 

Ví dụ 21: Giải phương trình
$$\sqrt{5x^2 - 14x + 9} - \sqrt{x^2 - x - 20} = 5\sqrt{x + 1}, \ \ (1)$$
Lời giải:
ĐK : $ x \geq 5$
Chuyển vế rồi bình phương hai vế, ta được:
$$ (x + 1)(5x + 9) = x^2 + 24x + 5 + 10\sqrt{(x + 4)(x - 5)(x + 1)}$$
$\Leftrightarrow 2(x^2 - 4x - 5) + 3(x + 4) - 5\sqrt{(x^2 - 4x - 5)(x + 4)} = 0,\ \ \ (2)$
Đặt $ u = \sqrt{(x^2 - 4x - 5)}$ và $ v = \sqrt{x + 4} , u,v \geq 0 .$ Thì:
$$(2)\Leftrightarrow 2u^2 + 3v^2 - 5uv = 0 \Leftrightarrow (u - v)(2u - 3v) = 0$$
* $ u = v$ ta có :$ x^2 - 5x - 9 = 0$
* $ 2u = 3v$ ta có : $ 4x^2 - 25x - 56 = 0$
Giải ra ta được 2 nghiệm thỏa mãn: $ x = \dfrac{5 + \sqrt{61} }{2} , x = 8$

 

 

Trích Phương pháp đặt ẩn số phụ trong giải phương trình vô tỉ




#485156 Giải phương trình: $\sqrt{5x^2+14x+9}-\sqrt{x^2...

Đã gửi bởi Crystal on 28-02-2014 - 19:30 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình:

$\sqrt{5x^2+14x+9}-\sqrt{x^2-x-20}=5\sqrt{x+1}$

Ví dụ 21: Giải phương trình
$$\sqrt{5x^2 - 14x + 9} - \sqrt{x^2 - x - 20} = 5\sqrt{x + 1}, \ \ (1)$$
Lời giải:
ĐK : $ x \geq 5$
Chuyển vế rồi bình phương hai vế, ta được:
$$ (x + 1)(5x + 9) = x^2 + 24x + 5 + 10\sqrt{(x + 4)(x - 5)(x + 1)}$$
$\Leftrightarrow 2(x^2 - 4x - 5) + 3(x + 4) - 5\sqrt{(x^2 - 4x - 5)(x + 4)} = 0,\ \ \ (2)$
Đặt $ u = \sqrt{(x^2 - 4x - 5)}$ và $ v = \sqrt{x + 4} , u,v \geq 0 .$ Thì:
$$(2)\Leftrightarrow 2u^2 + 3v^2 - 5uv = 0 \Leftrightarrow (u - v)(2u - 3v) = 0$$
* $ u = v$ ta có :$ x^2 - 5x - 9 = 0$
* $ 2u = 3v$ ta có : $ 4x^2 - 25x - 56 = 0$
Giải ra ta được 2 nghiệm thỏa mãn: $ x = \dfrac{5 + \sqrt{61} }{2} , x = 8$

Bạn xem thêm tại đây.




#447826 [03]_ $(x+y)(f(x)-f(y)) = (x-y)f(x+y)$

Đã gửi bởi Crystal on 04-09-2013 - 19:15 trong Phương trình hàm

Bài toán : Giải phương trình hàm : (Singapore IMO TST 2008, Problem)

$(x+y)(f(x)-f(y)) = (x-y)f(x+y)\,\,\,(*)$

Lời giải 1:

Giả sử tồn tại hàm số $f\left( x \right)$ thoả mãn bài toán.

Trong $(*)$ cho $y=2$, ta được: $$f\left( {x + 2} \right) = \dfrac{{x + 2}}{{x - 2}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 2 \right)} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)$$
Trong $(*)$ cho $y=1$, ta được: $$f\left( {x + 1} \right) = \dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 1 \right)} \right)$$
Suy ra: $$f\left( {x + 2} \right) = \dfrac{{x + 2}}{x}\left( {f\left( {x + 1} \right) - f\left( 1 \right)} \right) = \dfrac{{x + 2}}{x}\left( {\dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 1 \right)} \right) - f\left( 1 \right)} \right)$$
Do đó: $$ \Leftrightarrow f\left( {x + 2} \right) = \dfrac{{x + 2}}{x}\left( {\dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}f\left( x \right) - 2f\left( 1 \right)\dfrac{x}{{x - 1}}} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)$$
Từ (1) và (2), ta được: $$\dfrac{{x + 2}}{{x - 2}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 2 \right)} \right) = \dfrac{{x + 2}}{x}\left( {\dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}f\left( x \right) - 2f\left( 1 \right)\dfrac{x}{{x - 1}}} \right)$$
$$ \Leftrightarrow \dfrac{1}{{x - 2}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 2 \right)} \right) = \dfrac{{x + 1}}{{x\left( {x - 1} \right)}}f\left( x \right) - 2f\left( 1 \right)\dfrac{1}{{x - 1}}$$
$$ \Leftrightarrow 2f\left( 1 \right)\dfrac{1}{{x - 1}} - \dfrac{1}{{x - 2}}f\left( 2 \right) = \left( {\dfrac{{x + 1}}{{x\left( {x - 1} \right)}} - \dfrac{1}{{x - 2}}} \right)f\left( x \right)$$
$$ \Leftrightarrow f\left( x \right) = \dfrac{{f\left( 2 \right)}}{2}\left( {x - 1} \right)x - f\left( 1 \right)\left( {x - 2} \right)x = \left( {\dfrac{{f\left( 2 \right)}}{2} - f\left( 1 \right)} \right){x^2} + \left( {2f\left( 1 \right) - \dfrac{{f\left( 2 \right)}}{2}} \right)x$$
Suy ra: $f\left( x \right) = a{x^2} + bx,\,\,\forall x \in \mathbb{R}$. Thử lại thấy thoả phương trình $(*)$.

Vậy hàm số cần tìm là $f\left( x \right) = a{x^2} + bx\,\,\,\,\left( {\,a,b \in \mathbb{R}} \right)$
________________________________________________________________
Lời giải 2:

Giả sử tồn tại hàm số $f\left( x \right)$ thoả mãn bài toán.

Đặt $P\left( {x,y} \right)$ là hàm của $\left( {x + y} \right)\left( {f\left( x \right) - f\left( y \right)} \right) = \left( {x - y} \right)f\left( {x + y} \right)$

Khi đó: $$P\left( {x + 1, - x} \right):\,\,f\left( {x + 1} \right) - f\left( { - x} \right) = \left( {2x + 1} \right)f\left( 1 \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)$$
$$P\left( { - x,x - 1} \right):\,\, - f\left( { - x} \right) + f\left( {x - 1} \right) = \left( {1 - 2x} \right)f\left( { - 1} \right)\,\,\,\,\,\,(2)$$
$$P\left( {x + 1,x - 1} \right):\,\,2x\left( {f\left( {x + 1} \right) - f\left( {x - 1} \right)} \right) = 2f\left( {2x} \right) \Leftrightarrow f\left( {x + 1} \right) - f\left( {x - 1} \right) = \dfrac{{f\left( {2x} \right)}}{x}\,\,\,\,\,\,\,\,(3)$$
Lấy $(1) - (2) - (3)$, ta được: $$0 = \left( {2x + 1} \right)f\left( 1 \right) - \left( {1 - 2x} \right)f\left( { - 1} \right) - \dfrac{{f\left( {2x} \right)}}{x}$$
$$ \Leftrightarrow f\left( {2x} \right) = \dfrac{1}{2}\left( {f\left( 1 \right) + f\left( { - 1} \right)} \right){\left( {2x} \right)^2} + \dfrac{1}{2}\left( {f\left( 1 \right) - f\left( { - 1} \right)} \right)2x$$
Suy ra: $f\left( x \right) = a{x^2} + bx,\,\,\,\forall x \in \mathbb{R}$. Thử lại thấy thoả phương trình $(*)$.

Vậy hàm số cần tìm là $f\left( x \right) = a{x^2} + bx\,\,\,\,\left( {\,a,b \in \mathbb{R}} \right)$
_______________________________________________________________
Lời giải 3:

Giả sử tồn tại hàm số $f\left( x \right)$ thoả mãn bài toán.

Từ phương trình $(*)$ suy ra: $$f\left( x \right) - f\left( y \right) = \dfrac{{x - y}}{{x + y}}f\left( {x + y} \right)$$
Ta có: $$f\left( x \right) - f\left( y \right) = f\left( x \right) - f\left( z \right) + f\left( z \right) - f\left( y \right) = \dfrac{{x - z}}{{x + z}}f\left( {x + z} \right) + \dfrac{{z - y}}{{z + y}}f\left( {z + y} \right)$$
Từ đó cho ta: $$\dfrac{{x - y}}{{x + y}}f\left( {x + y} \right) = \dfrac{{x - z}}{{x + z}}f\left( {x + z} \right) + \dfrac{{z - y}}{{z + y}}f\left( {z + y} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)$$
Đặt: $y + z = a;z + x = b;x + y = c$, khi đó $(1)$ trở thành:
$$\dfrac{{b - a}}{c}f\left( c \right) = \dfrac{{c - a}}{b}f\left( b \right) + \dfrac{{b - c}}{a}f\left( a \right)$$
Cố định $a,b \Rightarrow f\left( a \right),f\left( b \right)$ không đổi, ta được:
$$f\left( c \right) = \left( {\dfrac{1}{{a - b}}\left( {\dfrac{{f\left( a \right)}}{a} - \dfrac{{f\left( b \right)}}{b}} \right)} \right){c^2} + \left( {\dfrac{1}{{a - b}}\left( {\dfrac{a}{b}f\left( b \right) - \dfrac{b}{a}f\left( a \right)} \right)} \right)c$$
Suy ra: $f\left( x \right) = A{x^2} + Bx,\,\,\,\forall x \in \mathbb{R}$. Thử lại thấy thoả phương trình $(*)$.

Vậy hàm số cần tìm là $f\left( x \right) = A{x^2} + Bx\,\,\,\,\left( {\,A,B \in \mathbb{R}} \right)$

 

Trích tại đây




#485162 $lim(\frac{u_1}{u_2}+\frac{u_2}...

Đã gửi bởi Crystal on 28-02-2014 - 19:50 trong Dãy số - Giới hạn

$\left\{\begin{matrix} u_{1}=1 & \\ u_{n+1}=\frac{u_n^2}{2014}+u_n & \end{matrix}\right.$ 

 

Tìm: $lim(\frac{u_1}{u_2}+\frac{u_2}{u_3}+...+\frac{u_n}{u_{n+1}})$

Ta có: \[{u_{n + 1}} - {u_n} = \frac{{u_n^2}}{{2014}} \Leftrightarrow \frac{{{u_n}}}{{{u_{n + 1}}}} = 2014\left( {\frac{1}{{{u_n}}} - \frac{1}{{{u_{n + 1}}}}} \right)\]

Suy ra: \[\sum\limits_{k = 1}^n {\left( {\frac{{{u_k}}}{{{u_{k + 1}}}}} \right)}  = 2014\left( {\frac{1}{{{u_1}}} - \frac{1}{{{u_{n + 1}}}}} \right) = 2014\left( {1 - \frac{1}{{{u_{n + 1}}}}} \right)\,\,\,\,\,\left( * \right)\]

Từ công thức của $\left\{ {{u_n}} \right\}$ ta dễ dàng suy ra đây là dãy đơn điệu tăng.

Nếu $\left\{ {{u_n}} \right\}$ bị chặn trên, khi đó tồn tại giới hạn hữu hạn: $L = \mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {u_n}$. Hay $L = \frac{{{L^2}}}{{2014}} + L \Rightarrow L = 0$.

Điều nay mâu thuẫn với điều ta đã suy ra: $\left\{ {{u_n}} \right\}$ là dãy đơn điệu tăng với ${u_1} = 1$.

Nếu $\left\{ {{u_n}} \right\}$ không bị chặn trên, do đó ta có $\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {u_n} =  + \infty $. Từ $\left( * \right)$ suy ra:

\[\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {u_n}\left( {\frac{{{u_1}}}{{{u_2}}} + \frac{{{u_2}}}{{{u_3}}} + ... + \frac{{{u_n}}}{{{u_{n + 1}}}}} \right) = 2014\]




#664215 Tìm $limu_{n}$

Đã gửi bởi Crystal on 08-12-2016 - 22:07 trong Dãy số - Giới hạn

Cho $u_{1} = 1993, u_{n+1} = \frac{u_{n}^2 + 6}{2u_{n} + 1}$. Tìm $limu_{n}$

 

 

 

 

 

Psss : không biết có chứng minh được $u_{n} \geq 2$ không nhỉ ? Mắc mãi chỗ đó @@

Hi bạn,

 

Dạng bài này bạn có thể tham khảo thêm tại topic này.

 

Cho dãy số $x_n$ xác định như sau:
 
$x_1=a$;  $x_{n+1}=\frac{x_{n}^2+5}{2\left(x_n+2 \right)}$
 
Trong đó $0<a\neq 1$. Chứng minh dãy số trên có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.



#511644 $I=\int_{0}^{\pi }sin^{11}xdx$

Đã gửi bởi Crystal on 08-07-2014 - 12:25 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính tích phân : $I=\int_{0}^{\pi }sin^{11}xdx$

Xét bài toán tổng quát:

\[\boxed{{I_n} = \int\limits_0^\pi  {{{\sin }^n}x} dx,\,\,\,\,n \in \mathbb{N}}\]

 

GIẢI BÀI TOÁN TỔNG QUÁT.

Ta có: ${I_n} = \int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{n - 1}}x} \sin xdx$.

Tích phân từng phần:

\[\begin{array}{l} {I_n} = \left. { - \cos x{{\sin }^{n - 1}}x} \right|_0^\pi  + \left( {n - 1} \right)\int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{n - 2}}x} {\cos ^2}xdx\\ \,\,\,\,\, = \left( {n - 1} \right)\int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{n - 2}}x\left( {1 - {{\sin }^2}x} \right)dx} \\ \,\,\,\,\, = \left( {n - 1} \right)\left( {\int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{n - 2}}xdx}  - \int\limits_0^\pi  {{{\sin }^n}xdx} } \right)\\ \,\,\,\,\, = \left( {n - 1} \right)\left( {{I_{n - 2}} - {I_n}} \right) \end{array}\]
Do đó: ${I_n} = \frac{{n - 1}}{n}{I_{n - 2}}$
* Với $n$ lẻ: ${I_n} = \frac{{n - 1}}{n}.\frac{{n - 3}}{{n - 2}}...\frac{2}{3}{I_1} = 2.\frac{{\left( {n - 1} \right)\left( {n - 3} \right)...2}}{{n\left( {n - 2} \right)...3}}$
 
* Với $n$ chẵn: ${I_n} = \frac{{n - 1}}{n}.\frac{{n - 3}}{{n - 2}}...\frac{1}{2}{I_0} = \pi \frac{{\left( {n - 1} \right)\left( {n - 3} \right)...1}}{{n\left( {n - 2} \right)...2}}$
 
Trở lại bài toán ban đầu: Thay $n=11$ vào kết quả của trường hợp $n$ lẻ: $I = \int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{11}}xdx}  = \frac{{512}}{{693}}$



#511114 Giải các hệ $\left\{\begin{matrix} x^...

Đã gửi bởi Crystal on 06-07-2014 - 00:02 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Bài 1: Giải hệ

$$\left\{\begin{matrix}x^{y+1}=(y+1)^{x}\\ \sqrt{-4x^{2}+18x-20}+\dfrac{2x^{2}-9x+6}{2x^{2}-9x+8}=\sqrt{y+1}\end{matrix}\right.$$


Bài 2: Giải hệ

$$\left\{\begin{matrix}log_{3}\left ( -2y-2 \right )+4x^{2}-\sqrt{4x^{2}+1}=1-\sqrt{2}\\ log_{3}\left ( \dfrac{2x+1}{x-y} \right )+1=\sqrt{4x^{2}+4x+2}-\sqrt{\left ( x-y \right )^{2}+1}+\left ( x-y \right )^{2}-4x\left ( x+1 \right )\end{matrix}\right.$$

Bài 3: Giải hệ

$$\left\{\begin{matrix}4^{x^{2}-16}+3\sqrt{x}+\sqrt{x^{2}+1}=4^{y^{2}-8y}+3\sqrt{y-4}+\sqrt{y^{2}-8y+17}\\ y(x^{2}-1)-4x^{2}+3x-8+ln\left ( x^{2}-3x+3 \right )=0\end{matrix}\right.$$

 

Gợi ý:

 

Bài 1: Với điều kiện để phương trình có nghĩa, lấy $ln$ 2 vế của phương trình thứ nhất, ta được:

\[\left( {y + 1} \right)\ln x = x\ln \left( {y + 1} \right) \Rightarrow \frac{{\ln x}}{x} = \frac{{\ln \left( {y + 1} \right)}}{{y + 1}}\]

Đến đây xét hàm số: $f\left( t \right) = \frac{{\ln t}}{t}$

 

Bài 2: Biến đổi bằng phương pháp tương tự cho phương trình thứ 2.

 

Bài 3: Tương tự cho phương trình thứ nhất.




#511032 Tìm hàm f thoả $xf(y)-yf(x)=f(\frac{y}{x})$

Đã gửi bởi Crystal on 05-07-2014 - 18:59 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số f: R->R thoả mãn:

$xf(y)-yf(x)=f(\frac{y}{x})$ $\forall x,y \in R$

 

Tham khảo ở đây.




#447239 Tìm m để phương trình có nghiệm:$\sqrt{1+x}+\sqrt...

Đã gửi bởi Crystal on 02-09-2013 - 13:54 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Tìm m để phương trình có nghiệm:$\sqrt{1+x}+\sqrt{1-x}-m\sqrt{1-x^{2}}+m+2=0$

Gợi ý:

Điều kiện: $1 - {x^2} \ge 0 \Leftrightarrow {x^2} \le 1 \Leftrightarrow x \in \left[ { - 1;1} \right]$

 

Đặt $t = \sqrt {1 + x}  + \sqrt {1 - x}  \Rightarrow {t^2} = 2 + 2\sqrt {1 - {x^2}}  \Rightarrow \sqrt {1 - {x^2}}  = \frac{{{t^2} - 2}}{2}$. Dựa vào $x$ để tìm điều kiện của $t$.

Khi đó: \[t - m\left( {\frac{{{t^2} - 2}}{2}} \right) + m + 2 = 0\]

Tham khảo tiếp tại đây.




#427746 $\int \frac{m\sin x + n\cos x + p}{a...

Đã gửi bởi Crystal on 16-06-2013 - 00:19 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tìm nguyên hàm :
$$\int \frac{m\sin x + n\cos x + p}{a\sin x + b\sin x + c}\text{dx}$$
trong đó $m,n,p,a,b,c$ là các hằng số.

Phải là $b\cos x$ chứ nhỉ!




#426262 $\lim_{x\rightarrow 0}\left ( cot^{2}x-\frac{1}{x^{2...

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 01:34 trong Giải tích

Bạn tham khảo tại đây.

 

Trích: $\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( {\frac{1}{{{x^2}}} - {{\cot }^2}x} \right)$.

 




#426261 $\left\{\begin{matrix} (x+2y)x^3=8\...

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 01:19 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} (x+2y)x^3=8\\x(y^3-2)=6 \end{matrix}\right.$

Đề này hơi quái :-), bạn có chế không vậy.

 

Spam xí để xem sao.
@912: có người hỏi em bài này, thấy đề lạ quá nên đem lên diễn đàn hỏi ạ




#426255 Cho hàm số $y=\frac{x-2}{x-1}$

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 00:36 trong Hàm số - Đạo hàm



Chứng minh rằng với moi  m khác 0 đường thẳng y=mx-3m cắt hàm số $y=\frac{x-2}{x-1}$

 tại hai điểm phân biệt trong đó ít nhất một giao điểm có hoành độ lần 2

Hướng dẫn:

 

Điều kiện: $x \ne 1$

Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng $y=mx-3m$ với hàm số $y=\frac{x-2}{x-1}$ là:

\[\frac{{x - 2}}{{x - 1}} = mx - 3m \Rightarrow m{x^2} - 3mx - mx + 3m - x + 2 = 0\]

\[ \Leftrightarrow m{x^2} - \left( {4m + 1} \right)x + 3m + 2 = 0\,\,\,\,\,\,\left( * \right)\]

Với mọi $m \ne 0$, ta có $\Delta  = 4{m^2} + 1 > 0$ nên phương trình $\left( * \right)$ có hai nghiệm phân biệt. Điều này chứng tỏ đường thẳng $y=mx-3m$ cắt hàm số $y=\frac{x-2}{x-1}$ tại hai điểm phân biêt.

 

* Vế sau bạn có thể nêu rõ hơn.




#426376 Pt lượng giác

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 13:04 trong Đại số

Thảo luận tại đây mọi người nhé. Vui lòng gửi bài đúng Box + chú ý tiêu đề.

 

Topic đã bị khóa.

 

 




#426673 Biện luận theo m số nghiệm thuộc (-1;1) của phương trình: $x^2(4 - x^2)...

Đã gửi bởi Crystal on 13-06-2013 - 09:55 trong Hàm số - Đạo hàm



$y = x^2(4 - x^2)$.

 

Biện luận theo m số nghiệm thuộc (-1;1) của phương trình: $x^2(4 - x^2) = m$

Hướng dẫn:

 

Đặt $t = {x^2} \Rightarrow t \in \left( {0;1} \right)$. Phương trình trở thành:

\[t\left( {4 - t} \right) = m \Leftrightarrow {t^2} - 4t + m = 0\,\,\left( * \right)\]

Tìm $m$ để phương trình $\left( * \right)$ có nghiệm thuộc $\left( {0;1} \right)$: có thể áp dụng tam thức bậc hai hoặc khảo sát hàm.




#408060 $\lim_{x \to 0} \frac{1 - cosxcos2x...cosn...

Đã gửi bởi Crystal on 26-03-2013 - 14:28 trong Hàm số - Đạo hàm

Bạn xem tại đây.




#427740 $\left\{\begin{matrix} x^{3}-2y^{3}=x+4y & &...

Đã gửi bởi Crystal on 16-06-2013 - 00:07 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình



$\left\{\begin{matrix} x^{3}-2y^{3}=x+4y & & \\ 6x^{2}-19xy+15y^{2}=1& & \end{matrix}\right.$

Thay $1 = 6{x^2} - 19xy + 15{y^2}$ vào phương trình thứ nhất, ta được:

\[{x^3} - 2{y^3} = \left( {x + 4y} \right)\left( {6{x^2} - 19xy + 15{y^2}} \right)\]

Nhân vô rồi rút gọn ta thu được phương trình:\[5{x^3} + 5{x^2}y - 61x{y^2} + 62{y^3} = 0\]

Từ phương trình thứ nhất, nếu $y=0$ thì $x=0$. Điều này mâu thuẫn với phương trình thứ hai.

 

Xét $y \ne 0$. Chia hai vế của phương trình trên cho ${y^3} \ne 0$, ta được:

\[5{\left( {\frac{x}{y}} \right)^3} + 5{\left( {\frac{x}{y}} \right)^2} - 61\frac{x}{y} + 62 = 0 \Leftrightarrow 5{t^3} + 5{t^2} - 61t + 62 = 0\,\,\,\,\left( * \right)\,\,\,\,\left( {t = \frac{x}{y}} \right)\]

\[\left( * \right) \Leftrightarrow \left( {t - 2} \right)\left( {5{t^2} + 15t - 31} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = 2\\ 5{t^2} + 15t - 31 = 0 \end{array} \right.\]
Bạn giải tiếp nhé!

 




#428117 $u_{n+1}=24u_{n}^{3}-12\sqrt{6...

Đã gửi bởi Crystal on 17-06-2013 - 09:28 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(u_{n})$ xác định như sau:

$u_{1}=\frac{3}{\sqrt{6}}$;($u_{n+1}=24u_{n}^{3}-12\sqrt{6}u_{n}^{2}+15u_{n}-\sqrt{6}, n=1,2,...$

Tìm công thức số hạng tổng quát $u_{n}$ của dãy trên.

 

Đặt $u_{n}=xv_{n}+y$.Thay vào công thức truy hồi của dãy biến đổi
và rút gọn ta được:
$xv_{n}+y=24x^{3}v^{3}_{n-1}$+$12(6x^{2}y-\sqrt{6}x^{2})v^{2}_{n-1}$+$3(24xy^{2}-8\sqrt{6}xy+5x)v_{n-1}+24y^{3}$-$
12\sqrt{6}y^{2}+15y-\sqrt{6}$
Ta chọn y:$\left\{\begin{matrix} 6x^{2}y-\sqrt{6}x^{2}=0 & \\ 24y^{3}-12\sqrt{6}y^{2}+15y-\sqrt{6=y} & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow y=\frac{1}{\sqrt{6}}$
Khi đó $x.v_{n}=24x^{3}v^{3}_{n-1}+3xv_{n-1} \Leftrightarrow v_{n}=24x^{3}v^{3}_{n-1}+3v_{n-1}$
Ta chọn x=$\frac{1}{\sqrt{6}}$
$\Rightarrow v_{n}=4v^{3}_{n-1}+3v_{n-1};v_{1}=2 $
$\Rightarrow v_{n}=\frac{1}{2}[(2+\sqrt{5})^{3^{n-1}}+(2-\sqrt{5})^{3^{n-1}}]$
Vậy $u_{n}=\frac{1}{2\sqrt{6}}[(2+\sqrt{5})^{3^{n-1}}+(2-\sqrt{5})^{3^{n-1}}]+\frac{1}{\sqrt{6}} ;\forall n=1,2,...$
p\s mọi thắc mắc xem ở đây  :biggrin:  :biggrin: