Đến nội dung

Hr MiSu nội dung

Có 204 mục bởi Hr MiSu (Tìm giới hạn từ 09-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#715362 Giải hệ phương trình: $3(x^{2}+y^{2})+\frac...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 09-09-2018 - 22:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Đặt như nào ạ? Mk chưa hiểu ý bạn.

pt bên trên chuyển $xy$ từ vế phải sang ghép với $x^2+y^2$

pt bên dưới tách $2x=x+y+x-y$ rồi đặt




#715273 [TOPIC] Hai bài toán mỗi ngày.

Đã gửi bởi Hr MiSu on 07-09-2018 - 07:31 trong Chuyên đề toán THPT

Bài 57: Tìm số nguyên tố $p$ nhỏ nhất sao cho $[(3+\sqrt{p})^{2n}]+1$ chia hết cho $2^{n+1}$ với mỗi số tự nhiên $n$, trong đó kí hiệu $[x]$ là phần nguyên của $x$.

Với $p=2$ thì cho $n=3$ ko thỏa mãn!

Với $p=3$ thì cho $n=1$ ko thỏa mãn!

Với $p=5$ ta chứng minh đây là giá  trị nhỏ nhất thỏa mãn, thật vậy,

Dễ chứng minh: $(3+\sqrt{5})^{2n}+(3-\sqrt{5})^{2n}\in \mathbb{N}$ với mọi n.

Mặt khác $0<(3-\sqrt{5})^{2n}<1$ với mọi $n$ nên $[(3+\sqrt{5})^{2n}]+1=(3+\sqrt{5})^{2n}+(3-\sqrt{5})^{2n}$ với mọi $n$

Mặt khác ta có công thức truy hồi của dãy $(3+\sqrt{5})^{n}+(3-\sqrt{5})^{n}$ là $x_{n+2}-6a_{n+1}+4a_n=0$

từ đó quy nạp ta có $a_{2n}\vdots 2^{n+1}$ với mọi $n$




#715265 Tìm GTNN của $P=\frac{5a^{2}-3ab+2}{a^...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 06-09-2018 - 22:14 trong Hàm số - Đạo hàm

Capture.png




#715264 Cho $n$ là số nguyên dương, xét tập hợp $S=\left \...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 06-09-2018 - 22:03 trong Tổ hợp và rời rạc

Ta chuyển về mô hình bảng :)

Cho bảng $2n\times 2n$, viết trong hàng đầu tiên từ trái qua phải theo thứ tự $(1,2,...,2n)$,hàng thứ 2 từ trái qua phải viết $2n+1,...,4n)$

Cứ như trên. Dùng quân đô-min-nô lấp đầy bảng, với mỗi quân đô-min-nô ta tính tích của chúng, cộng các tích lại. Tìm cách xếp sao cho tích nhận được lớn nhất.

Giải: Gọi $a_i,b_i$ là số ghi trên đô-min-nô thứ $i$, ta có: $S=\sum_{i=1}^{2n^2}a_ib_i=\sum_{i=1}^{2n^2}(\frac{a_i^2+b_i^2}{2}-\frac{(a_i-b_i)^2}{2})$, mặt khác: $a_i,b_i$ khác nhau từ tập hợp $S$, $(a_i-b_i)^2\geq 1$ nên $S\leq \frac{1}{2}(\sum_{i=1}^{4n^2}i^2-2n^2)$, dấu bằng xảy ra khi đô-min-nô được đặt ngang hết :D




#715229 $2^{2003}-1$

Đã gửi bởi Hr MiSu on 05-09-2018 - 21:11 trong Số học

Hô, trong danh sách ko có thấy, nên chắc là hợp số rồi :v, định hướng tìm cách chứng minh thôi!

Capture03af55f15415f0fa.png




#715187 $f(xf(x+y))=f(yf(x))+x^2$

Đã gửi bởi Hr MiSu on 04-09-2018 - 21:08 trong Phương trình hàm

Tìm hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn:

$f(xf(x+y))=f(yf(x))+x^2$




#715183 Chứng minh rằng $k\geqslant n.$

Đã gửi bởi Hr MiSu on 04-09-2018 - 20:11 trong Số học

Cho số nguyên dương $n>1.$ Biết rằng tồn tại các số nguyên dương $n_{1},n_{2},...,n_{k}$ sao cho $\sum_{m=1}^{k}2^{n_{m}}$ chia hết cho $2^{n}-1.$ Chứng minh rằng $k\geqslant n.$

Đây chẳng phải là trường hợp riêng của bài toán 49 trong TOPIC Hai bài toán mỗi ngày ư ;)

https://diendantoanh...e-4#entry715164




#715160 Topic yêu cầu tài liệu Olympic toán sinh viên

Đã gửi bởi Hr MiSu on 03-09-2018 - 22:44 trong Thảo luận về các kì thi, các kì kiểm tra Toán sinh viên

Mình là sinh viên năm nhất BKHCM, mình muốn dự thi olympic toán SV quá mà trường không có fanpage để trao đổi. 

Cho mình hỏi ôn thi thì về phần hàm số cần ôn như định lí Fermat, Rolle,Larange,... có ai có nhiều tài liệu, bài tập không ạ cho mình xin với, mình còn hoang mang về phần đó lắm. 

Các bài tập hay về ma trận, định thức cũng ít có bài giải nữa

Ai cho mình xin file với ạ

mình có kỉ yếu olp toán sv 4 năm gần đây bạn tham khảo

https://drive.google...G4yoVyZUdFwlTyd




#715156 Tính tổng: $S=\frac{1}{1.2}C_{n}^...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 03-09-2018 - 21:22 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Em cảm ơn. Tại em thấy trên mạng có mấy dạng giống vậy mà nó xài đạo hàm, tích phân gì đó. Cơ mà đoạn:

$(C_{n+2}^{2}+...+C_{n+2}^{n+2})$ mình còn biến đổi được nữa không ạ??

Có mà, đến đoạn đấy dễ rồi mình ngại làm tiếp

$=\left ( C_{n+2}^0+C_{n+2}^1+...+C_{n+2}^{n+2} \right )-(C_{n+2}^0+C_{n+2}^1)=2^{n+2}-(1+n+2)$




#715153 [TOPIC] Hai bài toán mỗi ngày.

Đã gửi bởi Hr MiSu on 03-09-2018 - 20:22 trong Chuyên đề toán THPT

Bài 49: Cho $a,b,n$ là những số nguyên dương, $b>1$ và a chia hết cho $b^n-1$. Chứng minh rằng khi biểu diễn số $a$ trong hệ cơ số $b$ thì được số chứa ít nhất $n$ chữ số khác $0$.

Bài này phát biểu đẹp, ko biết mình giải đúng ko nữa:

Capture664c9a4da0b400d2.png




#715149 Tính tổng: $S=\frac{1}{1.2}C_{n}^...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 03-09-2018 - 19:58 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

ủa mình có thấy bài này cần dùng đạo hàm tích phân chỗ nào nhỉ, hay là mình nhầm lẫn ta:

Captureba31b18af73d0aa1.png




#715039 Cho x; y; z> 0 và $x+y+z\leq \frac{3}{2...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 01-09-2018 - 11:51 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x; y; z> 0 và $x+y+z\leq \frac{3}{2}$

Cm: $\sqrt{x^{2}+\frac{1}{x}}+\sqrt{y^{2}+\frac{1}{y}}+\sqrt{z^{2}+\frac{1}{z}}\geq \frac{3}{2}\sqrt{17}$

Ý của đề bài là thế này:

Cho x; y; z> 0 và $x+y+z\leq \frac{3}{2}$

Cm: $\sqrt{x^{2}+\frac{1}{x^2}}+\sqrt{y^{2}+\frac{1}{y^2}}+\sqrt{z^{2}+\frac{1}{z^2}}\geq \frac{3}{2}\sqrt{17}$

Giải:

Sử dụng bđt mincopxki cho 3 số: 

$\sum \sqrt{x^2+\frac{1}{x^2}}\geq \sqrt{(x+y+z)^2+(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z})^2 }\geq \sqrt{(x+y+z)^2+\frac{9^2}{(x+y+z)^2}}=\sqrt{(x+y+z)^2+\frac{\frac{81}{16}}{(x+y+z)^2}+\frac{\frac{1215}{16}}{(x+y+z)^2}}\geq \sqrt{2\sqrt{\frac{81}{16}}+\frac{\frac{1215}{16}}{\frac{9}{4}}}=\frac{3}{2}\sqrt{17}$




#715017 de thi hoc sinh gioi 9

Đã gửi bởi Hr MiSu on 31-08-2018 - 19:23 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Chỉ chứng minh trong trường hợp như hình vẽ, trường hợp khác tương tự:Capture0c19b28362802790.md.png

 

a) $\frac{MF}{MB}=\frac{AF}{BC}=\frac{AD-DF}{BC}=1-\frac{DF}{BC}=1-\frac{ED}{EC}=\frac{EC-ED}{EC}=\frac{DC}{EC}=\frac{AB}{EC}=\frac{MB}{ME}\rightarrow MB^2=MF.ME$

b) $\frac{1}{BE}+\frac{1}{BF}=\frac{1}{BM}\Leftarrow BM(BE+BF)=BE.BF\Leftarrow BM.BF=BE(BF-BM)=BE.MF\Leftarrow \frac{BE}{BM}=\frac{BF}{MF}\Leftarrow \frac{ME}{MB}=\frac{MB}{MF}$, Trình bày thì viết ngược lại nhé

c)

$2$ tam giác $EBC$ và $BFA$ đồng dạng nên: $\frac{AF}{BC}=\frac{AB}{CE}\rightarrow AF.CE=AB.BC$ KHÔNG ĐỔI




#715015 Cho bàn cờ $4\times 4$

Đã gửi bởi Hr MiSu on 31-08-2018 - 19:01 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Cho bàn cờ $4\times 4$. Chỉ được tô các ô của bàn cờ bằng 2 màu, hỏi có bao nhiêu cách tô sao cho không có ô $3\times 3$ nào được tô cùng một màu?

Mình xin đính chính lại lời giải như sau, vì lời giải trước đó của mình đã thiếu trường hợp.

Lời giải:Giả sử 2 màu là trắng và đen!

Xét 4 hình vuông $3x3$ theo thứ tự từ trên cùng bên trái, bên phải, dưới cùng bên phải, bên trái. Theo thứ tự là $1,2,3,4$

Gọi $A_i$ là tập hợp các cách tô hình vuông $i$ bằng màu đen, ta cần tính: $2(2^16-|A_1\cup A_2\cup A_3\cup A_4|)$

Ta có: $|A_i|=2^7, i=1,2,3,4$, $|A_1\cap A_2|=|A_2\cap A_3|=|A_3\cap A_4|=|A_4\cap A_1|=2^4, |A_1\cap A_3|=|A_2\cap A_4|=2^2, |A_1\cap A_2\cap A_3|= |A_2\cap A_3\cap A_4|= |A_3\cap A_4\cap A_1|= |A_4\cap A_1\cap A_2|=2^1,  |A_1\cap A_2\cap A_3\cap A_4|=2^0$,

Do đó: $|A_1\cup A_2\cup A_3\cup A_4|=4.2^7-(4.2^4+2.2^2)+4.2^1-2^0$

P/S: đây là đề AIME $2001$




#715013 giải phương trình $\sqrt[3]{x^{2}-1}+x=\sq...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 31-08-2018 - 17:08 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Làm sao để suy ra được dấu tương đương thứ 2 vậy bạn,mình chưa hiểu lắm

Ồ cô gái của tui, đó là phép liên hợp

nôm na là sử dụng: $x^2-y^2=(x-y)(x+y), x^3-y^3=(x-y)(x^2+xy+y^2)$

sử dụng dưới dạng căn thức ta có: $\sqrt{x}-\sqrt{y}=\frac{x-y}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}, \sqrt[3]{x}-\sqrt[3]{y}=\frac{x-y}{\sqrt[3]{x^2}+\sqrt[3]{xy}+\sqrt[3]{y^2}}$




#715007 [TOPIC] Hai bài toán mỗi ngày.

Đã gửi bởi Hr MiSu on 31-08-2018 - 11:17 trong Chuyên đề toán THPT

Bài $43$ là trường hợp riêng của đề thi chọn đội tuyển KHTN 2015-2016 vòng II ngày 4, mình chưa nghĩ ra ;)

https://diendantoanh...n-khtn-vòng-ii/

 

Bài 44: Cho $167$ tập hợp $A_1,A_2,...,A_{167}$ thỏa mãn các điều kiện sau:

$(1)\sum\limits_{i=1}^{167}|A_i|=2004;$.

$(2)|A_j|=|A_i|.|A_i\cap A_j|$ với mọi $i,j\in\left\{1,2,...,167\right\}$ và $i\ne j$.

Tính $|A_1\cup A_2...\cup A_n|$, trong đó $|A|$ là kí hiệu số phần tử của tập hợp $A$.

Xin chém bài này trước xD:

Từ $(2)$ , thế $i$ bởi $j$, $j$ bởi $i$ ta được $|A_i\cap A_j|=1$ và $|A_i|=|A_j|$ với mọi $i,j$, suy ra $|A_i|=12$ với mọi $i$

Ta đi chứng minh tất cả các tập $A_1,...,A_167$ chung nhau đúng $1$ phần tử.

Thât vậy,  do $|A_i\cap A_j|=1$, có $167$ tập hợp, mỗi tập có đúng $12$ phần tử nên theo đi dép lê: tồn tại ít nhất $\left \lfloor \frac{167}{12} \right \rfloor=13$ tập có chung 1 phần tử $a$.

Không mất tq giả sử đó là $A_1,A_2,...,A_13$. Với mỗi $k\geq 14$, Giả sử tập $A_k$ không có chung phần tử $a$ với bất kì tập nào trong $13$ tập $A_1,A_2,...,A_13$, thế thì theo đi dép lê tiếp, tồn tại phần tử $b$ là phần tử chung của $A_k$ và ít nhất $2$ tập $A_m,A_n$ trong $13$ tập $A_1,A_2,...,A_13$, nhưng điều này có nghĩa là $2$ tập $A_m,A_n$ có $2$ phần tử chung là $a,b$ mâu thuẫn.

Vậy tất cả $167$ tập có chung 1 phần tử duy nhất: $a$

Nó có nghĩa là: $\bigcap_{i_1,i_2,...,i_k\in\left \{ 1,2,...,167 \right \}}^{i_m\neq i_n}|A_{i_1}\cap ...\cap A_{i_k}|=1, k=2,...,167$

Do đó theo nguyên lý bù trừ: $|A_1\cup A_2\cup ...\cup A_{167}|=167.12-C_{167}^2+C_{167}^2-....-C_{167}^{167}$




#714998 Đề thi HSG quốc gia Malaysia năm 2000

Đã gửi bởi Hr MiSu on 31-08-2018 - 01:37 trong Tài liệu - Đề thi

Bạn nào giúp mình giải bài 5 được không?

Capturec2f80f0522439cbb.png

Capture7c579e1b0377b61d.png




#714997 Chứng minh PE là phân giác của góc APC.

Đã gửi bởi Hr MiSu on 31-08-2018 - 00:51 trong Hình học

Giả sử $AH,DG,EF$ đồng quy tại $L$

Ta chứng minh $AH,BE,CD$ đồng quy.

Thật vậy: $\frac{FH}{FG}=\frac{FL}{LE}=\frac{DF}{EG}=\frac{DF}{AH}.\frac{AH}{EG}=\frac{BG}{AB}.\frac{AC}{EC}, \frac{FH}{BH}=\frac{AD}{AB},\frac{HC}{HG}=\frac{AC}{AE}$, Theo ceva đảo ta có đpcm.

Tiếp theo, gọi giao điểm của $DE,BC$ là $X$, $DH,AC$ là $Y$. 

Do $AH,BE,CD$ đồng quy nên $(XH,BC)=-1$ hay $D(XH,BC)=-1$ nên $(YE,AC)=-1$

mà $PE$ vuông góc với $PY$ nên suy ra $PE$ là phân giác góc $APC$ 

P/s: Mình dốt hình nên trình bày kém lắm!

Capture085d8960dcd7d1ab.png




#714978 giải phương trình $\sqrt[3]{x^{2}-1}+x=\sq...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 30-08-2018 - 19:54 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Mình nghĩ đề bài là thế này

 

 

$\sqrt[3]{x^{2}-1}+x=\sqrt{x^{3}-2}$

Điều kiện: $x \ge \sqrt[3]{2}$

Ta có:

$\sqrt[3]{x^2-1}+x=\sqrt{x^3-2}$

$\Longleftrightarrow (\sqrt[3]{x^2-1}-2)+(x-3)=\sqrt{x^3-2}-5$

$\Longleftrightarrow \dfrac{x^2-9}{\sqrt[3]{(x^2-1)^2}+2\sqrt[3]{x^2-1}+4}+(x-3)=\dfrac{x^3-27}{\sqrt{x^3-2}+5}$

 

$\Longleftrightarrow x=3$(thỏa mãn điều kiện)

Hoặc:

$\dfrac{x+3}{\sqrt[3]{(x^2-1)^2}+2\sqrt[3]{x^2-1}+4}+1-\dfrac{x^2+3x+9}{\sqrt{x^3-2}+5}=0$ (vô nghiệm với mọi $x \ge \sqrt[3]{2}$)

Vậy $S=\{3\}$




#714977 Cho các số x,y,z thỏa mãn $x=y^{3}+y^{2}+y-2; y=z^...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 30-08-2018 - 19:39 trong Đại số

Cho các số x,y,z thỏa mãn $x=y^{3}+y^{2}+y-2; y=z^{3}+z^{2}+z-2; x=x^{3}+x^{2}+x-2$. Tính giá trị biểu thức $A=x+2y^{2}+3z^{3}$

Mình nghĩ phương trình cuối phải là: $z=x^3+x^2+x-2$

Không mất tổng quát giả sử $x=max\left \{ x,y,z \right \}$

TH1: $x\geq y\geq z$, từ pt (2) và (3), ta có $y\geq z$ nên: $z^3+z^2+z-2\geq x^3+x^2+x-2$

theo đó ta có: $(z^3-x^3)+(z^2-x^2)+(z-x)\geq 0\Leftrightarrow (z-x)(z^2+zx+x^2+z+x+1)\geq0$

Mặt khác ta có:$z^2+1\geq -2z, x^2+1\geq -2x, z^2+x^2\geq -2zx\Rightarrow z^2+zx+x^2+z+x+1\geq0$

vì thế mà $z\geq x$

mà $x\geq y\geq z$ nên $x=y=z$

*Tương tự cho trường hợp $x\geq z\geq y$

Tức là ta luôn có: $x=y=z$

Thay vào: $x^3+x^2-2=0$ hay $(x-1)(x^2+2x+2)=0$ suy ra $x=1=y=z$




#714933 [TOPIC] Hai bài toán mỗi ngày.

Đã gửi bởi Hr MiSu on 29-08-2018 - 16:27 trong Chuyên đề toán THPT

Bài 40: Cho số nguyên $n\ge 3$. Chứng minh rằng, tồn tại hai hoán vị khác nhau $(s_1,s_2,...,s_n)$ và $(t_1,t_2,...,t_n)$ của $(1,2,...,n)$ sao cho:

$s_1+2s_2+...+ns_n=t_1+2t_2+...+nt_n$

k nghĩ ra hướng giải quyết nào ngoài dirichle 

TH $n=3$ dễ tìm đc bộ thỏa mãn.

TH $n>3$, theo bđt hoán vị:

$1^2+2^2+...+n^2\geq 1.a_1+2.a_2+...+n.a_n\geq 1.n+2.(n-1)+...+n.1$, do đó $\frac{n(n+1)(2n+1)}{6}\geq 1.a_1+2.a_2+...+n.a_n\geq 1.4+2.3+3.2+4.1=20$, mặt khác số bộ là hoán vị của $(1,2,...,n)$ là $n!$

Dễ thấy $n!>\frac{n(n+1)(2n+1)}{6}-20+1$ với mọi $n>3$ nên theo dirichle tồn tại $2$ hoán vị thỏa mãn đề!!!




#714919 [TOPIC] Hai bài toán mỗi ngày.

Đã gửi bởi Hr MiSu on 29-08-2018 - 11:48 trong Chuyên đề toán THPT

Bài 39: Cho đa thức: $P(x)=(x^2-2)(x^2-3)(x^2-6)$. 

Chứng minh rằng với mọi số nguyên tố $p$ đều tìm được số nguyên dương $n$ sao cho để $P(n)\vdots p$.

Bài này hình như là tính chất cơ bản của scp mod p thì phải:

TH1: $\left ( \frac{2}{p} \right )=1$ thì tồn tại $n$ để $n^2\equiv 2 (mod p)$ ta có đpcm.

TH2: $\left ( \frac{3}{p} \right )=1$, tương tự ta có đpcm

TH3: $\left ( \frac{2}{p} \right )=\left ( \frac{3}{p} \right )=-1$  thế thì $\left ( \frac{6}{p} \right )=\left ( \frac{2}{p} \right )\left ( \frac{3}{p} \right )=1$ do đó tồn tại $n$ để $n^2 \equiv 6 (mod p)$ ta cũng có đpcm




#714906 $U_n=\left (1+\frac{1}{n} \right )^...

Đã gửi bởi Hr MiSu on 28-08-2018 - 21:35 trong Dãy số - Giới hạn

Mình đã cố gắng hết sức dùng bđt mà ko thành, đành phải xét hàm thôi

Capturec35b94e2d4e90a0c.png




#714871 $\lim_{n\rightarrow +\propto}A$

Đã gửi bởi Hr MiSu on 27-08-2018 - 22:57 trong Dãy số - Giới hạn

Cho số $0<a<1$ và $A=a^1+a^2+...+a^n$ với $n\in\mathbb{N}^*$

Tính $\lim_{n\rightarrow +\propto}A$ theo $a$

Đây là tổng cấp số nhân lùi vô hạn thôi bạn:

$A=\frac{1-a^{n+1}}{1-a}$, mặt khác khi $n$ tiến đến dương vô cùng thì: $lima^n=0$ do $0<a<1$

Vì vậy $limA=lim\frac{1-a^{n+1}}{1-a}=\frac{1}{1-a}$




#714852 tìm m để hàm số sau xác định trên [0;1):

Đã gửi bởi Hr MiSu on 26-08-2018 - 22:59 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

bài toán chính là tìm đk của m để $x^2-2(m+1)x+m^2-2m$ khác $0$ với mọi $x\in [0;1)$, nói cách khác là phương trình

$x^2-2(m+1)x+m^2-2m=0$ vô nghiệm trên $[0;1)$

TH1: $\Delta <0$, giải ra ta đc dk của m

TH2: $\Delta =0$ , dễ, thay vào thử

TH3: $\Delta >0$, tìm điều kiện để phương trình có 2 nghiệm pb thỏa mãn

     3a) $x_1,x_2<0$

     3b) $x_1<0<1\leq x_2$

     3c) $1\leq x_1<x_2$