Jump to content

L Lawliet's Content

There have been 576 items by L Lawliet (Search limited from 05-06-2020)



Sort by                Order  

#369138 Chứng minh rằng $\dfrac{2\cos 3C-4\cos 2C+1}...

Posted by L Lawliet on 13-11-2012 - 10:48 in Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Bài toán: Cho tam giác $ABC$ biết $0<A\leq B\leq C<\dfrac{\pi }{2}$. Chứng minh rằng $\dfrac{2\cos 3C-4\cos 2C+1}{\cos C}\geq 2$.



#369275 $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^...

Posted by L Lawliet on 13-11-2012 - 21:21 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

câu 1: $\left\{\begin{matrix} x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}=1\\ (1-x)(1+y)=2 \end{matrix}\right.$

Lời giải:
Điều kiện xác định: $\left | x \right |,\left | y \right |\leq 1$.
Đặt $x=\cos \alpha$, $y=\cos \beta$ ($\alpha,\beta \in \left [ 0;\pi \right ]$).
Khi đó hệ đã cho trở thành:
$$\left\{\begin{matrix} \cos \alpha \sin \beta +\cos \beta \sin \alpha =1 \\ \left ( 1-\cos \alpha \right )\left ( 1-\cos \beta \right )=2 \end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \sin \left ( \alpha +\beta \right )=1 \\ \left ( 1-\cos \alpha \right )\left ( 1-\cos \beta \right )=2 \end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \alpha +\beta =\dfrac{\pi }{2} \\ \left ( 1-\cos \alpha \right )\left [ 1+\cos \left ( \dfrac{\pi }{2}-\alpha \right ) \right ]=2 \end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \beta =\dfrac{\pi }{2}-\alpha \\ \sin \alpha -\cos \alpha =1+\sin \alpha \cos \alpha \end{matrix}\right.$$
Đặt $t=\sin \alpha -\cos \alpha$, $\left | t \right |\leq \sqrt{2}$ và $1-t^{2}=2\sin \alpha \cos \alpha$. Khi đó:
$$\left\{\begin{matrix} \beta =\dfrac{\pi }{2}-\alpha \\ t^{2}+2t-3=0 \end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \beta =\dfrac{\pi }{2}-\alpha \\ t=1 \end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \beta =\dfrac{\pi }{2}-\alpha \\ \sin \alpha -\cos \alpha =1 \end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \beta =0 \\ \alpha =\dfrac{\pi }{2} \end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=0 \\ y=1 \end{matrix}\right.\\$$
Vậy hệ có nghiệm duy nhất $\left ( x;y \right )=\left ( 0;1 \right )$. $\blacksquare$



#369276 giải hệ bằng phương pháp lượng giác hóa

Posted by L Lawliet on 13-11-2012 - 21:22 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

câu 1: $\left\{\begin{matrix} x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}=1\\ (1-x)(1+y)=2 \end{matrix}\right.$

câu 2:$\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}=1\\ \sqrt{2}(x-y)(1+4xy)=\sqrt{3} \end{matrix}\right.$

Đã gửi ở đây, khóa topic nhé :D



#369282 $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^...

Posted by L Lawliet on 13-11-2012 - 21:34 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

câu 2:$\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}=1\\ \sqrt{2}(x-y)(1+4xy)=\sqrt{3} \end{matrix}\right.$

Lời giải:
Đặt $x=\sin t$, $y=\cos t$ ($t\in \left [ 0;2\pi \right ]$).
Khi đó ta có:
$\left ( \sin t-\cos t \right )\left ( 1+4\sin t\cos t \right )=\sqrt{\dfrac{3}{2}}\\ \Leftrightarrow \cos \left ( 3t-\dfrac{\pi }{4} \right )=-\sqrt{\dfrac{3}{2}}\\ \Leftrightarrow t\in \left \{ \dfrac{13\pi }{36};\dfrac{17\pi }{36};\dfrac{37\pi }{36};\dfrac{41\pi }{36};\dfrac{61\pi }{36};\dfrac{65\pi }{36} \right \}\\ \Leftrightarrow \left ( x;y \right )=\left \{ \left ( \sin \dfrac{13\pi }{36};\cos \dfrac{13\pi }{36} \right );\left ( \sin \dfrac{17\pi }{36};\cos \dfrac{17\pi }{36} \right );\left ( \sin \dfrac{37\pi }{36};\cos \dfrac{37\pi }{36} \right );\left ( \sin \dfrac{41\pi }{36};\cos \dfrac{41\pi }{36} \right );\left (\sin \dfrac{61\pi }{36};\cos \dfrac{61\pi }{36} \right );\left ( \sin \dfrac{65\pi }{36};\cos \dfrac{65\pi }{36} \right ) \right \}. \ \ \blacksquare$



#369292 Tìm tất cả hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mat...

Posted by L Lawliet on 13-11-2012 - 21:47 in Phương trình hàm

Bài toán: Tìm tất cả hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $f\left ( x-f\left ( y \right ) \right )=f\left ( f\left ( y \right ) \right )+xf\left ( y \right )+f\left ( x \right )-1, \ \ \forall x,y\in \mathbb{R}$.



#369415 Tìm các số nguyên dương $a,b$ thỏa $a^2-2b^2=1$

Posted by L Lawliet on 14-11-2012 - 15:25 in Số học

Tìm các số nguyên dương $a,b$ thỏa $a^2-2b^2=1$ và $80<a<120$
___
NLT

Hình như đây là phương trình Pell thì phải :D tham khảo thêm ở đây nhé :D.



#369447 ai giải dùm em bài nhình với

Posted by L Lawliet on 14-11-2012 - 18:34 in Hình học

Posted Image
cách giải ấy

Đây là bài toán trong cuộc thi Violympic nên anh nghĩ em nên gửi ở đây, chú ý tiêu đề luôn em nhé :D



#369749 Chứng minh rằng $\sum_{cyc} \dfrac{bc}...

Posted by L Lawliet on 15-11-2012 - 22:03 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán 1: Cho $a,b.c>0$ thỏa mãn $a+b+c=1$. Chứng minh rằng $\dfrac{bc}{\sqrt{a+bc}}+\dfrac{ca}{\sqrt{b+ca}}+\dfrac{ab}{\sqrt{c+ab}}\leq \dfrac{1}{2}$.

Bài toán 2: Chứng minh rằng với mọi $a,b,c$ dương thỏa mãn $a+b+c=3$ thì $\dfrac{a^{2}b}{2a+b}+\dfrac{b^{2}c}{2b+c}+\dfrac{c^{2}a}{2c+a}\leq \dfrac{3}{2}$.
----
Spoiler



#370304 Tìm GTNN và GTLN của $A=\sqrt{x-1}+\sqrt{4-x...

Posted by L Lawliet on 18-11-2012 - 10:26 in Bất đẳng thức và cực trị

bài 2:
tim GTLN và GTNN của biểu thức
$A=\sqrt{x-1}+\sqrt{4-x}$

Lời giải:
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Shwarz ta có:
$A^{2}=\left ( \sqrt{x-1}+\sqrt{4-x} \right )^{2}\leq\left ( 1^{2}+1^{2} \right )\left ( x-1+4-x \right )=6\Rightarrow \left | A \right |\leq\sqrt{6}$.
Từ đây là tìm được giá trị lớn nhất và nhỏ nhất rồi nhé :D.



#370315 Giải HPT: $\left\{\begin{matrix}x^{3...

Posted by L Lawliet on 18-11-2012 - 11:14 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1) $\left\{\begin{matrix}x^{3}+1=2(x^{2}-x+y) & & \\ y^{3}+1=2(y^{2}-y+x) & & \end{matrix}\right.$

Lời giải:
Trừ vế theo vế hai phương trình ta được:
$x^{3}-y^{3}=2\left ( x^{2}-y^{2}-2x-2y+4 \right )=0\\ \Leftrightarrow \left ( x-y \right )\left ( x^{2}+xy+y^{2}+y^{2}-2y+4 \right )=0\\ \Leftrightarrow \left ( x-y \right )\left [ \left ( \dfrac{x}{2}+y-2 \right )^{2}+\dfrac{3x^{2}}{4} \right ]=0$
Đến đây bạn tự giải tiếp nhé :D.



#370325 Giải HPT: $\left\{\begin{matrix}x^{3...

Posted by L Lawliet on 18-11-2012 - 12:07 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

chỗ này bạn tách hình như có vấn đề

Trừ vế theo vế ta được:
$x^{3}-y^{3}=2\left ( x^{2}-y^{2} \right )-4\left ( x-y \right )\\ \Leftrightarrow \left ( x-y \right )\left [ x^{2}+xy+y^{2}-2\left ( x+y \right )+4 \right ]=0\\ \Leftrightarrow \left ( x-y \right )\left [ x^{2}+\left ( y-2 \right )x+\left ( y^{2}-2y+4 \right ) \right ]=0\\ \Leftrightarrow \left ( x-y \right )\left [ \left ( \dfrac{x^{2}}{4}+2.\dfrac{x}{2}.\left ( y-2 \right )+\left ( y-2 \right )^{2} \right )+\dfrac{3x^{2}}{4} \right ]=0\\ \Leftrightarrow \left ( x-y \right )\left [ \left ( \dfrac{x}{2}+y-2 \right )+\dfrac{3x^{2}}{4} \right ]=0$



#370328 Bài 1: Giải phương trình nghiệm nguyên $\sqrt{x}+\sq...

Posted by L Lawliet on 18-11-2012 - 12:11 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 1: Giải phương trình nghiệm nguyên
$\sqrt{x}+\sqrt{y}=\sqrt{1989}$

Gợi ý:
- Ta viết lại $\sqrt{1989}$ dưới dạng $a\sqrt{b}$.
- Để phương trình có nghiệm nguyên thì $\sqrt{x}=m\sqrt{b}$ và $\sqrt{y}=n\sqrt{b}$ trong đó $m+n=a$ và $m,n$ nguyên dương.
- Giải hệ trên và chọn nghiệm thích hợp.



#370333 Cách giải phương trình nghiệm nguyên (MTBT)

Posted by L Lawliet on 18-11-2012 - 13:05 in Chuyên đề toán THPT

Cho mình xin chuyên đề tìm chữ số cuối cùng bằng đồng dư đi ạ, đang cần gấp dể thi casio lớp 12. Mong các bạn giúp đỡ :)

Hình như trong các tài liệu đó có đấy bạn, bạn tìm trên google nữa là có mà.



#370382 Cách giải phương trình nghiệm nguyên (MTBT)

Posted by L Lawliet on 18-11-2012 - 16:59 in Chuyên đề toán THPT

Bạn gữi mình link file tài liệu được không? Hay là nếu bạn chọn sẵn mà hay rồi chia sẽ mình với thân!

Về casio mình không rành cho lắm bạn hỏi thêm nthoangcute thử nhé :D.
http://tailieu.vn/xe...ung.293502.html



#370416 Tuỳ theo giá trị của m, hãy tìm GTLN và GTNN của biểu thức:

Posted by L Lawliet on 18-11-2012 - 18:12 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$P = (x+my-2)^{2}+(4x+2(m-2)y-1)^{2}$
(Đề Đại Học Quốc Gia HN 2001)

Đã gửi ở đây, xin phép khóa topic.



#370435 $(abcd+mnpq+xyzt)^3\leq (a^3+m^3+x^3)(b^3+n^3+y^3)$

Posted by L Lawliet on 18-11-2012 - 18:56 in Bất đẳng thức và cực trị

Đây có phải là bất đẳng thức Holder không?
$(abcd+mnpq+xyzt)^3\leq (a^3+m^3+x^3)(b^3+n^3+y^3)(c^3+p^3+z^3)(d^3+q^3+t^3)$

Bất đẳng thức Holder với số mũ là $3$:
\[\left( {1 + {a^3}} \right)\left( {1 + {b^3}} \right)\left( {1 + {c^3}} \right) \ge {\left( {1 + abc} \right)^3}\]

\[\left( {{a^3} + {b^3} + {c^3}} \right)\left( {{m^3} + {n^3} + {p^3}} \right)\left( {{x^3} + {y^3} + {z^3}} \right) \ge {\left( {amn + bny + cpz} \right)^3}\]



#370494 CMR IH vuông góc với AM.

Posted by L Lawliet on 18-11-2012 - 21:11 in Hình học

Cho tam giác ABC có 3 đường cao AD,BE,CF đồng quy tại H.Gọi M là trung điểm cạnh BC,EF cắt BC tại I.CMR IH vuông góc với AM.

Lời giải:
Gin.png
Vì $BE\perp CA$, $CF\perp AB$ nên $B$, $C$, $E$, $F$ cùng nằm trên đường tròn đường kính $BC$ tâm là trung điểm $M$ của $BC$.
Theo kết quả tính chất của cực và đối cực ta có $AH$ là đường đối cực của $I$ so với $\left ( C \right )$, $IH$ là đường đối cực của $A$ so với $\left ( C \right )$.
Suy ra $H$ là cực của $AI$ so với $\left ( C \right )$ nên $MH\perp AI$.
Trong tam giác $AIM$ có $AH\perp AM$, $MH\perp AI$ nên $H$ là trực tâm của tam giác $AIM$ do đó $IH\perp AM$. $\blacksquare$



#370647 Tìm quỹ tích điểm M

Posted by L Lawliet on 19-11-2012 - 16:25 in Hình học

Bài này không cho $M$ nằm trong hay nằm ngoài $(O)$ nên phải lấy là $|P_{M/(O)}|$, còn kết quả của em chỉ đúng khi $M$ nằm trong $(O)$ thôi.

Bài giải trên là của anh vuong_pn đăng trên diễn đàn mathscope và em là người gửi bài ấy lên, anh Hân đăng lại lời giải lên bên ấy luôn được không ạ?

@Perfectstrong: Em đăng giúp anh được không :D

@Quân: Dạ ^^



#370649 Chứng minh $4\sqrt{3}S_{ABC} \le a^2 + b^2...

Posted by L Lawliet on 19-11-2012 - 16:31 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho a, b, c là độ dài 3 cạnh $\Delta ABC$ hãy chứng minh: $4 \sqrt{3} S_{ABC} \le a^2 + b^2 + c^2$

Đây là hệ quả của bất đẳng thức Finsler - Handwiger, bạn xem thêm ở đây:
Attached File  Wetzen.pdf   418.3KB   185 downloads



#370814 ĐỀ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TOÁN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐAKLAK NĂM 2012-...

Posted by L Lawliet on 20-11-2012 - 06:17 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Đoạn dùng Schwarz có chắc là mấy cái dưới mẫu không âm không cậu?

Hình như bất đẳng thức Cauchy - Schwarz khi sử dụng không bị ràng buộc điều kiện các biến không âm như bất đẳng thức Cauchy mà @@.
P/s; Đáp án của đề thì câu đó được giải như vậy nữa @@.



#370818 Giải hệ phương trình: $2y^{3}+2\left ( x+y+7 \right...

Posted by L Lawliet on 20-11-2012 - 06:57 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài toán: Giải hệ phương trình: $ \left\{\begin{matrix} 2y^{3}+2\left ( x+y+7 \right )\sqrt[3]{\left ( x+7 \right )^{2}}+x\left ( x+7 \right )=0 & \\ \dfrac{\left ( x+7 \right )\left ( 3x+14 \right )}{\sqrt[3]{x+7}}+3\left ( x+7 \right )=7\left ( \sqrt[3]{x+7}-2y \right ) & \end{matrix}\right.$.
----
Nhận xét là kết cấu bài toán này "quá xấu" nhưng nó lại có nghiệm khá đẹp :P.
----
Tặng mọi người nhân ngày 20/11 :).



#370925 Chứng minh bốn điểm $A, B, C, D$ cùng nằm trên một đường tròn.

Posted by L Lawliet on 20-11-2012 - 14:52 in Hình học phẳng

Cho hai đường thẳng $a$ và $b$ cắt nhau tại $M$. Trên $a$ có hai điểm $A$ và $B$, trên $b$ có hai điểm $C$ và $D$ đều khác $M$ sao cho $\overrightarrow{MA}.\overrightarrow{MB} = \overrightarrow{MC}.\overrightarrow{MD}$. Chứng minh bốn điểm $A, B, C, D$ cùng nằm trên một đường tròn.

Hình như đây là một trong những định lý về phương tích thì phải nhưng là độ dài đại số mới đúng bạn có thể tham khảo trong tài liệu chuyên toán hoặc trong các tài liệu khác nhé :D.



#370949 $a^2+b^2+c^2<2ab+2bc+2ca$

Posted by L Lawliet on 20-11-2012 - 16:18 in Bất đẳng thức và cực trị

Góp thêm 1 bài nhé :
Với a,b,c là 3 cạnh của 1 tam giác. Chứng minh :
$2a^2b^2 + 2b^2c^2 + 2c^2a^2 - a^4 - b^4 - c^4 \geq 0$

Áp dụng kết quả câu 2 và ta chuyển vế qua là được bất đẳng thức nhưng lưu ý là dấu $"="$ xảy ra khi:
$$\left\{\begin{matrix} a=b+c & \\ b=c+a \\ c=a+b & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=0 & \\ b=0 \\ c=0 & \end{matrix}\right.$$
(Khi đó tam giác $ABC$ suy biến).



#371367 Chứng minh $\sin 1^{\circ}$ là một số vô tỉ

Posted by L Lawliet on 21-11-2012 - 21:58 in Các bài toán Lượng giác khác

Chứng minh $sin1^{o}$ là một số vô tỉ.

Em thấy rất hứng thú với bài toán này, nhưng em mới học lớp 9 nên chưa hiểu cho lắm, anh có thể giảng kĩ hơn giúp em đc ko ạ? Em cảm ơn.

Lời giải: Ta có: $90^\circ=3.18^\circ+2.18^\circ$.
Nên $\cos 2.18\circ=\sin 3.18\circ$.
Suy ra $1-2\sin ^{2}18^\circ=3\sin 18^\circ-4\sin ^{3}18^\circ$.
Đặt $t=\sin 18^\circ>0$, khi đó $t$ là nghiệm của phương trình:
$$4t^{3}-2t^{2}-3t+1=0\\ \Leftrightarrow \left ( t-1 \right )\left ( 4t^{2}+2t-1 \right )=0$$
Vì $\sin 18^\circ\neq 1$ và $t>0$ nên $t=\sin 18^\circ=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{4}$.
Giả sử $\sin 1^\circ$ là số hữu tỷ, suy ra $\sin 3^\circ=3\sin 1^\circ-4\sin ^{3}1^\circ$ cũng là số hữu tỷ.
Như vậy lần lượt ta có $\sin 9^\circ=3\sin 3^\circ-4\sin ^{3}3^\circ$, $\sin 27^\circ=3\sin 9^\circ-4\sin ^{3}9^\circ$, $\sin 81^\circ=3\sin 27^\circ-4\sin ^{3}27^\circ$ cũng là số hữu tỷ.
Do đó $\sin 18^\circ=3\sin 9^\circ-4\sin ^{3}9^\circ$ cũng là số hữu tỷ.
Mà $\sin 18^\circ=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{4}$ nên $\sqrt{5}$ là số hữu tỷ (vô lí).
Vậy ta có $\sin 1^\circ$ phải là số vô tỷ.



#371563 $(a_1+a_2+...+a_n)(\frac{1}{a_1}+\frac...

Posted by L Lawliet on 22-11-2012 - 19:08 in Bất đẳng thức và cực trị

Bạn có cách khác ko? Mình rất muốn được tìm hiểu về cách cm bđt này trong phạm vi THCS.

THCS thì đã học về bất đẳng thức AM-GM rồi mà em? Sử dụng AM-GM thì ra ngay luôn rồi đấy @@.