Đến nội dung

Element hero Neos nội dung

Có 949 mục bởi Element hero Neos (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#692873 chứng minh $\frac{2}{4-3\sqrt[4]{5}+2...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 11-09-2017 - 21:36 trong Đại số

Chứng minh:  $\inline \frac{2}{\sqrt{4-3\sqrt[4]{5}+2\sqrt{5}-\sqrt[4]{125}}}=1+\sqrt[4]{5}$

Để ý thấy

$4=5-1=(\sqrt{5}-1)(\sqrt{5}+1)=(\sqrt[4]{5}-1)(\sqrt[4]{5}+1)(\sqrt{5}+1)$

Do vậy, ta sẽ chứng minh

$2\sqrt{4-3\sqrt[4]{5}+2\sqrt{5}-\sqrt[4]{125}}=(\sqrt[4]{5}-1)(\sqrt{5}+1)$

$\Leftrightarrow 4(4-3\sqrt[4]{5}+2\sqrt{5}-\sqrt[4]{125})=(\sqrt[4]{5}-1)^2(\sqrt{5}+1)^2$

$\Leftrightarrow 16-12\sqrt[4]{5}+8\sqrt{5}-4\sqrt[4]{125}=(\sqrt{5}-2\sqrt[4]{5}+1)(6+2\sqrt{5})$

Nhân tung ra thấy 2 vế bằng nhau là được.




#692860 chứng minh $\frac{2}{4-3\sqrt[4]{5}+2...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 11-09-2017 - 19:28 trong Đại số

chứng minh $\frac{2}{4-3\sqrt[4]{5}+2\sqrt{5}-\sqrt[4]{125}}=1+\sqrt[4]{5}$

Bấm máy tính thấy sai đề :v




#691865 CMR $(1+\frac{1}{n})^n< 3$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 30-08-2017 - 15:18 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng với mọi n nguyên dương ta có BĐT:

$(1+\frac{1}{n})^n< 3$

https://diendantoanh...ac1n-right-n-3/




#691443 1, $4x^{3}+18x^{2}+27x+14=\sqrt[3]{4x+5...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 24-08-2017 - 21:12 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

c1, mk tách thành $(4x^{2}+5x+4x+5+x+2)(x+2)=\sqrt[3]{4x+5}$

rồi đặt $a=x+2; b=\sqrt[3]{4x+5}$

$\Rightarrow a^{2}b^{3}-ab^{3}+a^{2}-b=0$

..các bạn phân tích giúp mk theo cách này đc k

Cái phương trình lúc sau không phân tích thành nhân tử được đâu nhé .




#691440 Tính tích $g(x_1).g(x_2)$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 24-08-2017 - 21:06 trong Hàm số - Đạo hàm

Mọi người giúp em với ạ :)

 

Cho hàm số $f(x)=x^4-2x^2$. Hàm số $g(x)=f'(x)-4x^2$ đạt cực trị tại hai điểm $x_1$, $x_2$. Tích $g(x_1).g(x_2)$ có giá trị bằng: 

A. $\frac{80}{27}$

B. $-\frac{80}{27}$

C. $-\frac{248}{27}$

D. $\frac{248}{27}$

Có $g(x)=f'(x)-4x^2=4x^3-4x-4x^2$

Suy ra $g'(x)=12x^2-4-8x$

Lại có $g'(x)=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x_1=1\\ x_2=\frac{-1}{3} \end{bmatrix}$

Mà $g''(x)=24x-8$

Nên $\left\{\begin{matrix} g''(x_1)>0\\ g''(x_2)<0 \end{matrix}\right.$

Do đó hàm số $g(x)$ có điểm cực đại tại $x_2$ và cực tiểu tại $x_1$, thay vào tính được $g(x_1).g(x_2)=\frac{-80}{27}$

Vậy chọn B.




#691434 $y=\left ( cos^{2}3x+\frac{1}{2}...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 24-08-2017 - 20:51 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Tìm Min của:

$y=\left ( cos^{2}3x+\frac{1}{2}sinxsin5x\right )^{4}+\left (sin^{2}2x+\frac{1}{2}sinxsin5x\right )^{4}$

Áp dụng $\frac{x^4+y^4}{2}\geq(\frac{x+y}{2})^4$ có 

$y\geq2.(\frac{cos^23x+sin^22x+sinx.sin5x}{2})^4=2.(\frac{1}{2})^4=\frac{1}{8}$

Dấu $"="$ xảy ra khi $cos^23x=sin^22x\Leftrightarrow x=\pm\frac{\pi}{2}+k2\pi$




#691430 Cho phương trình: $\frac{sin^{6}x+cos^{6}x...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 24-08-2017 - 20:26 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

1) Cho phương trình: $\frac{sin^{6}x+cos^{6}x}{cos^{2}x-sin^{2}x}=m.tan2x$. Có bao nhiêu số nguyên $m\in [-10;10]$ để phương trình có nghiệm.

Ta có $\frac{sin^6x+cos^6x}{cos^2x-sin^2x}=m.tan2x$

$\Leftrightarrow \frac{1-3sin^2x.cos^2x}{cos2x}=m.tan2x$

$\Rightarrow 1-\frac{3}{4}.sin^22x=m.sin2x$

$\Leftrightarrow \frac{3}{4}.sin^22x+msin2x-1=0$

Đến đây thì đơn giản rồi, chỉ cần tìm m để phương trình có nghiệm $sin2x$ thuộc khoảng $(-1;1)$ (bằng cách dùng $\Delta$ và định lí Viète)




#691426 $cosx\geq cos(x+sinx)$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 24-08-2017 - 19:39 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Chứng minh rằng

$cosx\geq cos(x+sinx)$

Đặt $a_k=x+k2\pi$ (cho dễ viết :v)

Dế thấy hàm $cosx$ nghịch biến trên khoảng $(0;\pi)$ và đồng biến trên khoảng $(\pi;2\pi)$

Xét $a\in(0;\pi)$, suy ra $sina>0$, suy ra $a<a+sina$, nên $cosa>cos(a+sina)$

Xét $a\in(\pi;2\pi)$, suy ra $sina<0$, suy ra $a>a+sinx$, nên $cosa>cos(a+sina)$

Xét $a=0$, a=$\pi$, $a=2\pi$, thay trực tiếp

Vậy ...

p/s: làm bừa :v




#691351 1, $\left\{\begin{matrix} (x+\sqrt...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 23-08-2017 - 21:15 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1, $\left\{\begin{matrix} (x+\sqrt{x^{2}+4})(y+\sqrt{y^{2}+1})=2 & & \\ 12y^{2}-10y+2=2\sqrt[3]{x^{3}+1}& & \end{matrix}\right.$

Xét phương trình thứ nhất, ta có

$(x+\sqrt{x^2+4})=\frac{2}{y+\sqrt{y^2+1}}$

$\Leftrightarrow \frac{-4}{x-\sqrt{x^2+4}}=-2(y-\sqrt{y^2+1})$

$\Leftrightarrow (x-\sqrt{x^2+4})(y-\sqrt{y^2+1})=2$

Do đó ta có hệ

$\left\{\begin{matrix} (x+\sqrt{x^2+4})(y+\sqrt{y^2+1})=2\\ (x-\sqrt{x^2+4})(y-\sqrt{y^2+1})=2 \end{matrix}\right.$

Lấy phương trình trên trừ phương trình dưới được 

$x\sqrt{y^2+1}=-y\sqrt{x^2+4}$

Suy ra $x$ và $y$ trái dấu, do đó

$\Leftrightarrow \frac{-x}{y}=\sqrt{\frac{x^2+4}{y^2+1}}$

$\Leftrightarrow \frac{x^2}{y^2}=\frac{x^2+4}{y^2+1}$

$\Leftrightarrow x^2=4y^2$

Do đó có

$x=-2y$

Thay vào phương trình thứ hai tìm được nghiệm.

P/s: Còn một cách xét hàm số để chứng minh $x=-2y$

Từ phương trình thứ nhất suy ra $x+\sqrt{x^2+4}=\frac{2}{y+\sqrt{y^2+1}}=-2(y-\sqrt{y^2+1})=(-2y)+\sqrt{(-2y)^2+4}$

Đến đây xét $f(t)=t+\sqrt{t^2+4}$ rồi chứng minh đồng biến suy ra $x=-2y$




#690894 Tìm 2 số có tổng là 170 . Nếu tăng số thứ nhất lên 5 lần và tăng số thứ 2 lên...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 18-08-2017 - 15:32 trong Toán Tiểu học

Tìm 2 số có tổng là 170 . Nếu tăng số thứ nhất lên 5 lần và tăng số thứ 2 lên 3 lần thì tổng mới là 794 . 

Gọi 2 số là a và b, ta có hệ $\left\{\begin{matrix} a+b=170\\ 5a+3b=794 \end{matrix}\right.$ Giải hệ tìm được $a=142, b=28$




#690758 Tìm quỹ tích điểm thỏa mãn $|z+2+i|=|\overline{z}-3i|$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 17-08-2017 - 16:09 trong Đại số

Tìm quỹ tích điểm biểu diễn số phức $z$ thỏa mãn: $|z+2+i|=|\overline{z}-3i|$

Đặt $z=a+bi\Rightarrow \overline{z}=a-bi$

Khi đó $\left\{\begin{matrix} z+2+i=(a+2)+(b+1)i\\ \overline{z}-3i=a-(b+3)i \end{matrix}\right.$

Như vậy ta có $(a+2)^2+(b+1)^2=a^2+(b+3)^2\Rightarrow a=b+1$

Do đó quỹ tích điểm biểu diễn số phức z là đường thẳng $x-y-1=0$




#690752 Số chính phương

Đã gửi bởi Element hero Neos on 17-08-2017 - 15:52 trong Đại số

Sao 45=25 vậy anh ,em chưa hiểu

Nhìn kĩ phần trước số 45 và phần trước số 25 sẽ hiểu




#690688 P(2^i) =i

Đã gửi bởi Element hero Neos on 16-08-2017 - 20:06 trong Đa thức

Cho p(x) bậc 10 thoả mãn p(2^i) =i với i<11,i tự nhiên. Tìm hệ số của x

$P(2^i)=i$ với mọi i tự nhiên bé hơn 11 hay i cố định cho trước?




#690618 Số chính phương

Đã gửi bởi Element hero Neos on 15-08-2017 - 21:38 trong Đại số

Cho A=444....444( 2n chữ số 4) , B=2222........2222( n+1 chữ số 2) , C=888.....88(n chữ số 8_

CMR: A +B+C + 7 là sô chính phương

Ta có

                                                       $A+B+C+7$

                                                     $=4.\frac{10^{2n}-1}{9}+2.\frac{10^{n+1}-1}{9}+8.\frac{10^n-1}{9}+7$

                                                     $=\frac{4(10^{2n}-1)+2(10^{n+1}-1)+8(10^n-1)+63}{9}$

                                                     $=\frac{4.10^{2n}+2.10^{n+1}+8.10^n+49}{9}$

                                                     $=\frac{4(10^{2n}+2.10^n+1)+2.10^{n+1}+45}{9}$$=\frac{4(10^n+1)^2+2.10.(10^n+1)+25}{9}$

                                                     $=\frac{\left[2.(10^n+1)\right]^2+2.\left[2.(10^n+1)\right].5+5^2}{9}$

                                                     $=\frac{\left[2(10^n+1)+5\right ]^2}{9}=\left(\frac{2.10^n+7}{3}\right )^2$

Vậy ta có đpcm.




#690586 $x_{n+2}=\sqrt[3]{x_{n+1}^2.x_n}$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 15-08-2017 - 15:04 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $\left\{x_n\right\}: \left\{\begin{matrix} x_1=1,x_2=a>0\\ x_{n+2}=\sqrt[3]{x_{n+1}^2.x_n} \end{matrix}\right.$

Chứng minh $x_n$ hội tụ, tìm giới hạn




#690255 Tìm Max, Min của $y=sin\frac{2x}{1+x^2}+cos...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 11-08-2017 - 21:01 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

bạn phải chuyển vế rồi căn bậc 2 cả 2 vế vì nếu dấu bằng xảy ra thì:

$sin(\frac{2x}{1+x^2})=\frac{1}{4}\Leftrightarrow \frac{2x}{1+x^2}\approx 14,7^{\circ}$ vô lí 

Sai rồi, đơn vị góc phải đo bằng radian, nếu $sin(\frac{2x}{1+x^2})=\frac{1}{4}\Leftrightarrow \frac{2x}{1+x^2}\simeq 0,2526$ thì vô lý ở đâu?




#690023 $(x_n):\left\{\begin{matrix} ...\...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 09-08-2017 - 20:12 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $(x_n):\left\{\begin{matrix} x_1=x_2=1\\ x_{n+1}=x_n+\frac{2\sqrt{x_{n-1}}}{n^3} \end{matrix}\right.$

Chứng minh $x_n<\frac{25}{4},\forall n$




#689767 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi Element hero Neos on 06-08-2017 - 21:12 trong Đại số

Bài 21:

a, x^8 +14x^4 +1

b,x^8 +98x^4 +1

a, $(x^4-2x^3+2x^2+2x+1)(x^4+2x^3+2x^2-2x+1)$

b, $(x^4-4x^3+8x^2+4x+1)(x^4+4x^3+8x^2-4x+1)$




#689745 $3cosx(1-\sqrt{sinx})-cos2x=2\sqrt{sinx}.s...

Đã gửi bởi Element hero Neos on 06-08-2017 - 16:38 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình

$3cosx(1-\sqrt{sinx})-cos2x=2\sqrt{sinx}.sin^2x-1$




#689503 Tìm cực trị của hàm số lượng giác

Đã gửi bởi Element hero Neos on 04-08-2017 - 16:36 trong Hàm số - Đạo hàm

$63$ Cho hàm số $y=3-2cosx-cos2x$ đạt cực tiểu tại:

attachicon.gif2017-08-04_152130.png

Mọi người giúp em bài này với ạ... E đạo hàm hoài ko được...

Câu 63.

Đặt $y=f(x)=3-2cosx-cos2x$, suy ra $f'(x)=2sinx+sin2x$

Khi đó $f'(x)=0\Leftrightarrow 2sinx+sin2x=0\Leftrightarrow 2sinx+2sinxcosx=0\Leftrightarrow 2sinx(cosx+1)=\Leftrightarrow \begin{bmatrix} sinx=0\\ cosx=-1 \end{bmatrix}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=k\pi\\ x=\pi+k2\pi \end{bmatrix}$

Đến đây tính các $f(x)$ thì tìm được $Minf(x)=0\Leftrightarrow x=k2\pi$

Vậy chọn A.

Câu 64 

Đặt $y=f(x)=sinx-cosx$, suy ra $f'(x)=cosx+sinx$

Khi đó $f'(x)=0\Leftrightarrow sinx+cosx=0$, mà lại có $sin^2x+cos^2x=1$ nên suy ra $2sinxcosx=(sinx+cosx)^2-(sin^2x+cos^2x)=-1$, do đó $sinx-cosx=\pm\sqrt{(sinx-cosx)^2}=\pm\sqrt{2}$

     Nếu $sinx-cosx=\sqrt{2}$ thì $\left\{\begin{matrix} sinx=\frac{\sqrt{2}}{2}\\ cosx=\frac{-\sqrt{2}}{2} \end{matrix}\right.$

          Suy ra $x=\frac{3\pi}{4}+k2\pi$

     Nếu $sinx-cosx=-\sqrt{2}$ thì $\left\{\begin{matrix} sinx=\frac{-\sqrt{2}}{2}\\ cosx=\frac{\sqrt{2}}{2} \end{matrix}\right.$

          Suy ra $x=\frac{-\pi}{4}+k2\pi$

Đến đây tính được $f(k2\pi)=-1;f(-\frac{\pi}{4}+k2\pi)=-\sqrt{2};f(\frac{3\pi}{4}+k2\pi)=\sqrt{2}$

Vậy .....




#689498 Tìm giá trị lớn nhất của hàm $f(x)$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 04-08-2017 - 16:26 trong Hàm số - Đạo hàm

Bạn chỉ mình cách đạo hàm căn thức với... Mình đạo hàm hoài nó ko có ra....

Tổng quát luôn nè, đặt $f(x)=\sqrt[m]{u^n}$ (m,n là 2 số thực, u là 1 hàm của x)

Khi đó $f'(x)=(\sqrt[m]{u^n})'=(u^\frac{n}{m})'=\frac{n}{m}.u^{\frac{n}{m}-1}.u'=\frac{n}{m}.\sqrt[m]{u^{n-m}}.u'$

Với bài của bạn, ta tính $2$ đạo hàm của $f_1(x)=\sqrt{1-x^2}$ và $f_2(x)=2\sqrt[3]{(1-x^2)^2}$

Áp dụng công thức ở trên tính được $f_1'(x)=\frac{-x}{\sqrt{1-x^2}}$ và $f_2'(x)=\frac{-8x}{3\sqrt[3]{1-x^2}}$




#689423 Tìm giá trị lớn nhất của hàm $f(x)$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 03-08-2017 - 21:43 trong Hàm số - Đạo hàm

Mọi người giúp em với ^^

attachicon.gif2017-08-03_181925.png

Ta có $f'(x)=\frac{8x}{3\sqrt[3]{1-x^2}}-\frac{x}{\sqrt{1-x^2}}$

Khi đó $f'(x)=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=0\\ x=\pm 1\\ x=\pm\sqrt{\frac{261415}{262144}} \end{bmatrix}$

Đến đây tính các $f(x)$ thì tìm được max thôi




#689388 Về phó quản trị hoangtrong2305

Đã gửi bởi Element hero Neos on 03-08-2017 - 16:12 trong Quán hài hước

Anh Trọng muốn tìm người tâm sự, anh Bách cũng muốn tìm người tâm sự, vậy tại sao chúng ta không ủng hộ họ đến với nhau nhỉ? :)




#689334 Tính tổng GTLN và GTNN

Đã gửi bởi Element hero Neos on 02-08-2017 - 21:46 trong Hàm số - Đạo hàm

Tính được $f'(x)=1-\frac{4}{x^2}$, suy ra $f'(x)=0\Leftrightarrow x=2$, do $x\in[1;3]$, từ đó tính được $M=\underset{[1;3]}{Maxf(x)}=f(1)=5$

Tính được $g'(x)=\frac{2x^2+4x-6}{(x+1)^2}$, suy ra $g'(x)=0\Leftrightarrow 2x^2+4x-6=0\Leftrightarrow x=1$, do $x\in[0;2]$, từ đó tính được $m=\underset{[0;2]}{ming(x)}=g(1)=1$

Vậy $M+m=5+1=6$




#689323 Tính GTNN trên $(0;+\infty )$

Đã gửi bởi Element hero Neos on 02-08-2017 - 21:18 trong Hàm số - Đạo hàm

Cái đoạn

"'$f'(x)=3-\frac{8}{x^3}$. 

Khi đó $f'(x)=0\Leftrightarrow x=\frac{2}{\sqrt[3]{3}}$"

 

Làm sao để suy ra được? Bạn chỉ mình cách bấm với...

Cái này giải phương trình bình thường thôi mà 

$3-\frac{8}{x^3}=0\Leftrightarrow 3=\frac{8}{x^3}\Leftrightarrow x^3=\frac{8}{3}\Leftrightarrow x=\frac{2}{\sqrt[3]{3}}$.