Đến nội dung

L Lawliet nội dung

Có 576 mục bởi L Lawliet (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#654567 Tìm tất cả các hàm f : N* -N* thỏa mãn f(n) +f(n+1) = f(n+2).f(n+3) -1996

Đã gửi bởi L Lawliet on 17-09-2016 - 22:07 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm f: N* - N* thỏa mãn f(n) +f(n+1) =f(n+2).f(n+3)-1996

Xem ở đây nha.




#654565 Định dạng tam giác ABC nếu biết: $(1-cosA)(1-cosB)(1-cosC)=cosA.cosB.cos...

Đã gửi bởi L Lawliet on 17-09-2016 - 22:05 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Định dạng tam giác ABC nếu biết:

$(1-cosA)(1-cosB)(1-cosC)=cosA.cosB.cosC$

Lời giải.

Với mọi tam giác $ABC$ ta có:

$$\left ( 1-\cos A \right )\left ( 1-\cos B \right )\left ( 1-\cos C \right )\geq \cos A\cos B\cos C$$

Thật vậy:

$$\left ( 1-\cos A \right )\left ( 1-\cos B \right )\left ( 1-\cos C \right )\geq \cos A\cos B\cos C$$

$$\Leftrightarrow 8\sin ^{2}\dfrac{A}{2}\sin ^{2}\dfrac{B}{2}\sin ^{2}\dfrac{C}{2}\geq \cos A\cos B\cos C$$
$$\Leftrightarrow \dfrac{8\sin ^{2}\frac{A}{2}\sin ^{2}\frac{B}{2}\sin ^{2}\frac{C}{2}}{\sin A\sin B\sin C}\geq \cot A\cot B\cot C$$
$$\Leftrightarrow \tan \dfrac{A}{2}\tan \dfrac{B}{2}\tan \dfrac{C}{2}\geq \cot A\cot B\cot C$$
$$\Leftrightarrow \tan A\tan B\tan C\geq \cot \dfrac{A}{2}\cot \dfrac{B}{2}\cot \dfrac{C}{2}$$
$$\Leftrightarrow \tan A+\tan B+\tan C\geq \cot \dfrac{A}{2}+\cot \dfrac{B}{2}\cot \dfrac{C}{2}$$
Mặt khác ta có:
$$\tan A+\tan B=\dfrac{\sin \left ( A+B \right )}{\cos A\cos B}=\dfrac{2\sin \left ( A+B \right )}{\cos \left ( A+B \right )\cos \left ( A-B \right )}\geq \dfrac{2\sin C}{1-\cos C}=\dfrac{2.2\sin \frac{C}{2}\cos \frac{C}{2}}{2\sin ^{2}\frac{C}{2}}=2\cot \frac{C}{2}$$
Vậy ta có điều phải chứng minh.
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $A=B=C$ hay tam giác $ABC$ đều.



#654508 Cho bốn số thay đổi a,b,x,y thỏa mãn $a^2+b^2=4; x^2+y^2=3$ tìm GTN...

Đã gửi bởi L Lawliet on 17-09-2016 - 18:26 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Cho bốn số thay đổi a,b,x,y thỏa mãn $a^2+b^2=4; x^2+y^2=3$

tìm GTNN của $P=ax+by$

Lời giải.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$$\left | ax+by \right |\leq \sqrt{\left ( a^{2}+b^{2} \right )\left ( x^{2}+y^{2} \right )}=5$$

$$\Rightarrow -5\leq ax+by\leq 5$$



#654501 Cho hình bình hành ABCD, biết trực tâm BCD là $H(4;0)$, tâm đường t...

Đã gửi bởi L Lawliet on 17-09-2016 - 17:13 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài toán: Cho hình bình hành ABCD, biết trực tâm BCD là $H(4;0)$, tâm đường tròn ngoại tiếp ABD là $I(2;\dfrac{3}{2})$. $B \in d: x=2y; x_B>0; M(0;5) \in BC$. Tìm tọa độ $A,B,C,D$

Lời giải.

Mấu chốt của bài này là thấy và chứng minh tứ giác $ABHD$ nội tiếp.

Ta có $DC$ vuông góc với $BH$, $DC$ song song với $AB$ nên $AB$ vuông góc với $BH$.

Tương tự ta có $AD$ vuông góc với $DH$.

Do đó tứ giác $ABHD$ nội tiếp.

Mặt khác $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABD$ nên $I$ cũng là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABHD$.

Do đó ta có $IH=IB$.

Từ đây ta tìm được điểm $B$ và sau đó viết được phương trình đường thẳng $AB$ (qua $B$ và vuông góc với $BH$).

Tìm điểm $A$ bằng $IA=IB$

Từ $B$ và $M$ viết được phương trình $BC$ và lại dùng $IB=IC$ tìm được $C$.

Dùng vecto để tìm điểm $D$.




#654389 $x^2-2(x+1)\sqrt{3x+1}=2\sqrt{2x^2+5x+2}-8...

Đã gửi bởi L Lawliet on 16-09-2016 - 19:02 trong Đại số

Giải các phương trình, bất phương trình:

1. $x^2-2(x+1)\sqrt{3x+1}=2\sqrt{2x^2+5x+2}-8x-5$

Lời giải.

Điều kiện xác định: $x\geq -\dfrac{1}{3}$.

$$x^{2}-2\left ( x+1 \right )\sqrt{3x+1}=2\sqrt{2x^{2}+5x+2}-8x-5$$

$$\Leftrightarrow \left ( x+1 \right )^{2}-2\left ( x+1 \right )\sqrt{3x+1}+\left ( 3x+1 \right )+\left ( x+2 \right )-2\sqrt{\left ( x+2 \right )\left ( 2x+1 \right )}+\left ( 2x+1 \right )=0$$
$$\Leftrightarrow \left ( x+1-\sqrt{3x+1} \right )^{2}+\left ( \sqrt{x+2}-\sqrt{2x+1} \right )^{2}=0$$
$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+1=\sqrt{3x+1} \\ \sqrt{x+2}=\sqrt{2x+1} \end{matrix}\right.$$

 

Giải các phương trình, bất phương trình:

3. $\sqrt[3]{x^2}+2\sqrt[3]{x}-(x-4)\sqrt{x-7}-3x+28=0$

Đề sai, đúng phải là:

$$\sqrt[3]{x^{2}}-2\sqrt[3]{x}-\left ( x-4 \right )\sqrt{x-7}-3x+28=0$$

Lời giải.

Điều kiện xác định: $x\geq 7$.

$$\sqrt[3]{x^{2}}-2\sqrt[3]{x}-\left ( x-4 \right )\sqrt{x-7}-3x+28=0$$

$$\Leftrightarrow \sqrt[3]{x^{2}}-2\sqrt[3]{x}+8=\left ( 1+\sqrt{x-7} \right )^{3}$$
$$\Leftrightarrow \sqrt[3]{\sqrt[3]{x^{2}}-2\sqrt[3]{x}+8}=1+\sqrt{x-7}$$

Đặt $\sqrt[3]{x}=t$ thì $x=t^{3}$. Phương trình trở thành:

$$\sqrt[3]{t^{2}-2t+8}=1+\sqrt{t^{3}-7}$$

Điều kiện xác định: $t\geq \sqrt[3]{7}$.

$$\sqrt[3]{t^{2}-2t+8}=1+\sqrt{t^{3}-7}$$

$$\Leftrightarrow \left ( \sqrt{t^{3}-7}-t+1 \right )+\left ( t-\sqrt[3]{t^{2}-2t+8} \right )=0$$
$$\Leftrightarrow \dfrac{t^{3}-t^{2}+2t-8}{\sqrt{t^{3}-7}+t-1}+\dfrac{t^{3}-t^{2}+2t-8}{t^{2}+t\sqrt[3]{t^{2}-2t+8}+\sqrt[3]{\left ( t^{2}-2t+8 \right )^{2}}}=0$$
$$\Leftrightarrow \left ( t^{3}-t^{2}+2t-8 \right )\left [ \dfrac{1}{\sqrt{t^{3}-7}+t-1}+\dfrac{1}{t^{2}+t\sqrt[3]{t^{2}-2t+8}+\sqrt[3]{\left ( t^{2}-2t+8 \right )^{2}}} \right ]=0$$

Vì $t\geq \sqrt[3]{7}$ nên ta được:

$$t^{3}-t^{2}+2t-8=0$$

 

Giải các phương trình, bất phương trình:

4. $x=(2004+\sqrt{x})(1-\sqrt{1-\sqrt{x}})^{2}$

Lời giải.

Điều kiện xác định: $0\leq x\leq 1$.

$$x=\left ( 2004+\sqrt{x} \right )\left ( 1-\sqrt{1-\sqrt{x}} \right )^{2}$$

$$\Leftrightarrow x=\left ( 2004+\sqrt{x} \right )\dfrac{x}{\left ( 1+\sqrt{1-\sqrt{x}} \right )^{2}}$$
$$\Leftrightarrow x\left ( -2002-2\sqrt{x}+2\sqrt{1-\sqrt{x}} \right )=0$$
Vì $-2002-2\sqrt{x}+2\sqrt{1-\sqrt{x}}\leq -2002+2.0+2=-2000<0$ nên ta được $x=0$ (thỏa mãn điều kiện).

 

Giải các phương trình, bất phương trình:

7. $(3-x)\sqrt{x-1}+\sqrt{5+2x}=\sqrt{40-34x+10x^2-x^3}$

Đề sai, đúng phải là:

$$\left ( 3-x \right )\sqrt{x-1}+\sqrt{5-2x}=\sqrt{40-34x+10x^{2}-x^{3}}$$

Lời giải.

Điều kiện xác định: $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x-1\geq 0 \\ 2x-5\geq 0 \\ 40-34x+10x^{2}-x^{3}\geq 0 \end{matrix}\right.$.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$$\left ( 3-x \right )\sqrt{x-1}+\sqrt{5-2x}\leq \sqrt{\left ( 3-x \right )^{2}+1}\sqrt{x-1+5-2x}=\sqrt{40-34x+10x^{2}-x^{3}}$$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi:

$$3-x=\sqrt{\dfrac{x-1}{5-2x}}$$

----

Câu 2 xem trong đề đề nghị olympic 30/4/2007 hay 2008 gì đấy.




#654371 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi L Lawliet on 16-09-2016 - 12:03 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 528: Giải hệ phương trình: 

$\left\{\begin{matrix}y^6+y^3+\frac{x^2}{2}=\sqrt{\frac{xy}{2}-\frac{x^2y^2}{4}} \\2xy^3+y^3+\frac{1}{2}=\frac{x^2}{2}+\sqrt{x^2-2xy+1+y^2} \end{matrix}\right.$

 

P/S: Sao bài 523 và bài 527 giống nhau vậy.

@Baoriven: Một bài là đề sai, một bài là đề sai sau khi sửa :D

Sửa bài của Baoriven để trả lời câu hỏi chứ post trả lời thôi thì loãng topic và spam hi vọng không thấy phiền.

Xin trình bày hướng giải rồi sẽ sửa bài viết trình bày đầy đủ sau.

Lời giải.

Điều kiện xác định: $\dfrac{xy}{2}-\dfrac{x^{2}y^{2}}{4}\geq 0$.

Ta có:

$$y^{6}+y^{3}+\dfrac{x^{2}}{2}=\sqrt{\dfrac{xy}{2}\left ( 1-\dfrac{xy}{2} \right )}\leq \dfrac{\frac{xy}{2}+1-\frac{xy}{2}}{2}=\dfrac{1}{2}$$

$$2xy^{3}+y^{3}+\dfrac{1}{2}=\dfrac{x^{2}}{2}+\sqrt{1+\left ( x-y \right )^{2}}\geq \dfrac{x^{2}}{2}+1$$
Cộng vế theo vế hai bất đẳng thức cùng chiều ta được:
$$2xy^{3}+y^{3}+1\geq y^{6}+y^{3}+x^{2}+1$$
$$\Leftrightarrow \left ( x-y^{3} \right )^{2}\leq 0$$
$$\Leftrightarrow x-y^{3}=0$$
$$\Leftrightarrow x=y^{3}$$
----
Bài toán tương tự nhưng hơi khó hơn:
Bài 529: Giải hệ phương trình:
$$\left\{\begin{matrix} y^{6}+y^{3}+2x^{2}=\sqrt{xy-x^{2}y^{2}} \\ 8xy^{3}+2y^{3}+\dfrac{1}{2}=4x^{4}+3x^{2}+x+2\sqrt{1+\left ( 2x-y \right )^{2}} \end{matrix}\right.$$
----
Từ hai bài toán trên có thể thấy được một hướng chế đề từ các tổng bình phương khá hay :D



#654321 $S=\frac{a^{3}}{b+c}+\frac{...

Đã gửi bởi L Lawliet on 15-09-2016 - 21:05 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho a,b,c >0 thỏa mãn $a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq 1$ . chứng minh $S=\frac{a^{3}}{b+c}+\frac{b^{3}}{c+a}+\frac{c^{3}}{a+b}\geq \frac{1}{2}$

Lời giải.

Để ý rằng $ab+bc+ca\leq a^{2}+b^{2}+c^{2}$ (chứng minh bằng biến đổi tương đương), dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c$.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$$\dfrac{a^{3}}{b+c}+\dfrac{b^{3}}{c+a}+\dfrac{c^{3}}{a+b}=\dfrac{a^{4}}{ab+ca}+\dfrac{b^{4}}{bc+ab}+\dfrac{c^{4}}{ca+bc}\geq \dfrac{\left ( a^{2}+b^{2}+c^{2} \right )^{2}}{2\left ( ab+bc+ca \right )}\geq \dfrac{1}{2}$$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=\dfrac{\sqrt{3}}{3}$.




#654316 chứng minh rằng $3x+4y\leq 5$

Đã gửi bởi L Lawliet on 15-09-2016 - 20:57 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho $x^{2}+y^{2}=x\sqrt{1+y^{2}}+y\sqrt{1+x^{2}}$ . chứng minh rằng $3x+4y\leq 5$

Lời giải.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$$\left ( x^{2}+y^{2} \right )^{2}=\left ( x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}} \right )^{2}\leq \left ( x^{2}+y^{2} \right )\left ( 2-x^{2}-y^{2} \right )$$

Nếu $x=y=0$ thì bất đẳng thức cần chứng minh hiển nhiên đúng.

Xét $x^{2}+y^{2}\neq 0$ ta có $x^{2}+y^{2}\leq 1$.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$$\left ( 3x+4y \right )^{2}\leq \left ( 3^{2}+4^{2} \right )\left ( x^{2}+y^{2} \right )=25$$

$$\Rightarrow \left | 3x+4y \right |\leq 5$$
$$\Leftrightarrow 3x+4y\leq 5$$



#654309 $(1+\frac{1}{a})(1+\frac{1}...

Đã gửi bởi L Lawliet on 15-09-2016 - 20:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho a, b, c>0 và a+b+c=1. chứng minh rằng $(1+\frac{1}{a})(1+\frac{1}{b})(1+\frac{1}{c})\geq 64$

Mình cứ làm đại thế này, nếu bạn thấy trùng thì thôi nhé  :D
Cách 1.$$VT = 1 + \dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c} + \dfrac{1}{ab} + \dfrac{1}{bc} + \dfrac{1}{ca} + \dfrac{1}{abc} \ge 1 + \dfrac{9}{a + b + c} + \dfrac{9}{ab + bc + ca} + \dfrac{1}{abc} \ge 1 + 9 + \dfrac{1}{27} + \dfrac{1}{27}$$
Cách 2.$holder$ hướng thứ nhất  :icon10:
$$VT \ge \left (1 + \dfrac{1}{\sqrt[3]{abc}}\right )^3 \ge \left (1 + 3\right )^3 = 64$$
Cách 3.$holder$ hướng thứ 2 (ko biết có tính trùng không  :D
$$VT = \left (1 + 1 + \dfrac{b}{a} + \dfrac{c}{a}\right )\left (1 + 1 + \dfrac{a}{b} + \dfrac{c}{b}\right )\left (1 + 1 + \dfrac{a}{c} + \dfrac{b}{c}\right ) $$ $$= \left (2 + \dfrac{b}{a} + \dfrac{c}{a}\right )\left (2 + \dfrac{c}{b} + \dfrac{a}{b} \right )\left (2 + \dfrac{a}{c} + \dfrac{b}{c}\right ) \ge \left (2 + 1 + 1 \right )^3 = 64$$
Cách 4. Áp dụng trục tiếp $AM-GM$
$$VT = \left (1 + 3.\dfrac{1}{3a}\right )\left (1 + 3\dfrac{1}{3b}\right )\left (1 +3\dfrac{1}{3c}\right ) \ge \dfrac{64}{\sqrt[4]{3^9.a^3b^3c^3}} \ge 64$$

Cách 5. (ko biết trùng không)
$$VT = \dfrac{a + a + b + c}{a}\dfrac{b + b + a + c}{b}\dfrac{c + c + a + b}{c}\ge \dfrac{4\sqrt[4]{a^2bc}}{a}\dfrac{4\sqrt[4]{b^2ac}}{b}\dfrac{4\sqrt[4]{abc^2}}{c} = 64$$
Cách 6.
$$\left (1 + \dfrac{1}{a}\right ).(1 + 9a)\left (1 + \dfrac{1}{b}\right )(1 + 9b)\left (1 + \dfrac{1}{c}\right )(1 + 9c) \ge (1 + 3)^2(1 + 3)^2(1 + 3)^2 = 4^6$$ $$ \Leftrightarrow VT \ge \dfrac{4^6}{(1 + 9a)(1 + 9b)(1 + 9c)} \ge \dfrac{4^6.27}{(3 + 9(a + b + c))^3} = 4^3 = 64$$

 




#654258 Giải pt: $3^{x^2-2}-4^{\frac{2x-3}{x...

Đã gửi bởi L Lawliet on 15-09-2016 - 14:39 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$3^{x^2-2}-4^{\frac{2x-3}{x}}=18$

Hình như đề đúng phải là $3^{x^{2}-2}.4^{\frac{2x-3}{x}}=18$, xem ở đây.




#654257 Tìm $m$ để hệ phương trình sau có nghiệm

Đã gửi bởi L Lawliet on 15-09-2016 - 14:28 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm $m$ để hệ phương trình sau có nghiệm: $\left\{\begin{matrix} x^3+(y+2)x^2+2xy=-2m-3\\x^2+3x+y=m  \end{matrix}\right.$

Lời giải.

Ta có:

$$x^{2}+3x+y=m$$

$$\Leftrightarrow y=m-x^{2}-3x$$
Thay vào phương trình thứ nhất ta được:
$$x^{3}+\left ( m-x^{2}-3x+2 \right )x^{2}+2x\left ( m-x^{2}-3x \right )=-2m-3$$
$$\Leftrightarrow \left ( x^{2}+2x+2 \right )m=x^{4}+4x^{3}+4x^{2}-3$$
$$\Leftrightarrow m=\dfrac{x^{4}+4x^{3}+4x^{2}-3}{x^{2}+2x+2}$$
Xét hàm số $f\left ( x \right )=\dfrac{x^{4}+4x^{3}+4x^{2}-3}{x^{2}+2x+2}$.
Ta có $f'\left ( x \right )=\dfrac{2\left ( x+1 \right )^{3}\left ( x^{2}+2x+3 \right )}{\left ( x^{2}+2x+2 \right )^{2}}$.
$$f'\left ( x \right )=0\Leftrightarrow x=-1$$
Lập bảng biến thiên.
Ta thấy số nghiệm của hệ là số giao điểm của đường thẳng $d:y=m$ và hàm số $f\left ( x \right )=\dfrac{x^{4}+4x^{3}+4x^{2}-3}{x^{2}+2x+2}$.



#654250 Tìm x,y biết $\frac{y^2-x^2}{3}=\frac...

Đã gửi bởi L Lawliet on 15-09-2016 - 10:15 trong Đại số

Tìm x,y biết $\frac{y^2-x^2}{3}=\frac{x^2+y^2}{5}$ và $x^{10}y^{10}=1024$

Lời giải.

Ta có:

$$\dfrac{y^{2}-x^{2}}{3}=\dfrac{x^{2}+y^{2}}{5}$$

$$\Leftrightarrow 5\left ( y^{2}-x^{2} \right )=3\left ( x^{2}+y^{2} \right )$$
$$\Leftrightarrow y^{2}=4x^{2}$$
Suy ra:
$$x^{10}y^{10}=1024$$
$$\Leftrightarrow x^{10}\left ( y^{2} \right )^{5}=1024$$
$$\Leftrightarrow x^{10}\left ( 4x^{2} \right )^{5}=1024$$
$$\Leftrightarrow x^{20}=1$$
$$\Leftrightarrow x=\pm 1$$
$$\Rightarrow y=\pm 2$$
Vậy $\left ( x;y \right )=\left ( -1;-1 \right ),\left ( -1;1 \right ),\left ( 1;1 \right ),\left ( 1;-1 \right )$.



#654249 Tính giá trị biêu thức P và tìm M để tổng các vecto ngắn nhất.

Đã gửi bởi L Lawliet on 15-09-2016 - 09:57 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giúp mình câu a phần tính giá trị biểu thức với câu b phần hình với các bạn!

 

Picture13543d649f.png

Lời giải.

Ta có:

$$f\left ( -x \right )=\dfrac{\left | -3x+2 \right |-\left | -3x-2 \right |}{4\left ( -x \right )^{2}\left [ \left ( -x \right )^{4}-2\left ( -x \right )^{2}+1 \right ]}=\dfrac{-\left | 3x+2 \right |+\left | 3x-2 \right |}{4x^{2}\left ( x^{4}-2x^{2}+1 \right )}=-f\left ( x \right )$$

Vậy $f\left ( x \right )$ là hàm lẻ.

Do đó:

$$P=\left [ f\left ( -\sqrt{2012} \right )+f\left ( -\sqrt{2011} \right )+f\left ( \dfrac{2}{3} \right ) \right ]+\left [ f\left ( \sqrt{2012} \right )+f\left ( \sqrt{2011} \right ) \right ]=\left [ -f\left ( \sqrt{2012} \right )-f\left ( -\sqrt{2011} \right )+f\left ( \dfrac{2}{3} \right ) \right ]+\left [ f\left ( \sqrt{2012} \right )+f\left ( \sqrt{2011} \right ) \right ]=f\left ( \dfrac{2}{3} \right )$$




#654230 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi L Lawliet on 14-09-2016 - 22:11 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 523: $\left\{\begin{matrix} &x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}=1 \\ &3x^{2}-xy^{2}+4x=1 \end{matrix}\right.$

Tất nhiên là một bài toán được xây dựng từ việc đánh giá bất đẳng thức thì những cách khác khó mà tối ưu hơn rồi.

Lời giải.

Điều kiện xác định: $-1\leq x\leq 1$, $-1\leq y\leq 1$.

Ta có:

$$x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}=1$$

$$\Rightarrow \left ( x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}} \right )^{2}=1$$
$$\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}-2x^{2}y^{2}+2xy\sqrt{\left ( 1-x^{2} \right )\left ( 1-y^{2} \right )}=1$$
$$\Leftrightarrow 1-x^{2}-y^{2}+x^{2}y^{2}-2xy\sqrt{1-x^{2}-y^{2}+x^{2}y^{2}}+x^{2}y^{2}=0$$
$$\Leftrightarrow \left ( \sqrt{1-x^{2}-y^{2}+x^{2}y^{2}}-xy \right )^{2}=0$$
$$\Leftrightarrow \sqrt{1-x^{2}-y^{2}+x^{2}y^{2}}=xy$$
$$\Rightarrow 1-x^{2}-y^{2}+x^{2}y^{2}=x^{2}y^{2}$$
$$\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}=1$$
$$\Rightarrow y^{2}=1-x^{2}$$
Thay vào phương trình thứ hai của hệ ta được:
$$3x^{2}-x\left ( 1-x^{2} \right )+4x=1$$
$$\Leftrightarrow x^{3}+3x^{2}+3x=1$$
$$\Leftrightarrow \left ( x+1 \right )^{3}=2$$
$$\Leftrightarrow x+1=\sqrt[3]{2}$$
$$\Leftrightarrow x=\sqrt[3]{2}-1$$
$$\Rightarrow y=\pm \sqrt{1-\left ( \sqrt[3]{2}-1 \right )^{2}}$$
Thử lại ta được $y=\sqrt{1-\left ( \sqrt[3]{2}-1 \right )^{2}}$. Vậy hệ có nghiệm $\left ( x;y \right )=\left ( \sqrt[3]{2}-1;\sqrt{1-\left ( \sqrt[3]{2}-1 \right )^{2}} \right )$.



#654222 $f(f(x)+y)=x+f(y) \forall x,y\in \mathbb{Q}$

Đã gửi bởi L Lawliet on 14-09-2016 - 21:39 trong Phương trình hàm

$2.$ Tìm hàm $f:\mathbb{N}\rightarrow \mathbb{N}$ thoả mãn $f(f(m)+f(n))=m+n \forall m,n\in \mathbb{N}$

 

(nếu được thì mọi người có thể giải bằng cách khai thác tính chất của ánh xạ như đơn ánh, toàn ánh và song ánh giùm mình/ em cái ạ)

Bạn xem ở đây.




#654214 tìm các cặp số nguyên (x,y) thỏa mãn $y^{2} + 2xy - 3x-2=0$

Đã gửi bởi L Lawliet on 14-09-2016 - 21:22 trong Bất đẳng thức và cực trị

$y^{2} + 2xy - 3x-2=0$

Bài này có thể giải bằng cách xét $\Delta $ bạn có thể tìm các bài viết trước của mình hoặc trong các topic có khá nhiều bài tương tự. Ở đây mình trình bày một cách giải khác cho bài này.

Lời giải.

$$y^{2}+2xy-3x-2=0$$

$$\Leftrightarrow \left ( x+y \right )^{2}=\left ( x+1 \right )\left ( x+2 \right )$$
$$\Leftrightarrow \left | x+y \right |=\sqrt{\left ( x+1 \right )\left ( x+2 \right )}$$
Vì $x$, $y$ nguyên nên $\text{VT}$ nguyên nên $\text{VP}$ phải là số nguyên, tức là $\left ( x+1 \right )\left ( x+2 \right )$ là số chính phương.
Mặc khác vì $\left ( x+1 \right )\left ( x+2 \right )$ là tích của hai số nguyên liên tiếp nên để $\left ( x+1 \right )\left ( x+2 \right )$ là số chính phương thì $\left ( x+1 \right )\left ( x+2 \right )$ phải bằng $0$.
Từ đó ta được $x=-1$ hoặc $x=-2$, ứng với lần lượt $x$ ta tìm được $y$ tương ứng.



#654180 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi L Lawliet on 14-09-2016 - 19:10 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Điều kiện: $-1\leq x\leq 1, -1\leq y\leq 1$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$VT_{(1)}\leq \sqrt{(x^{2}+1-x^{2})(y^{2}+1-y^{2})}=1$

Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz nếu mình không nhớ không nhầm thì là vầy:

$$\left ( ax+by \right )^{2}\leq \left ( a^{2}+b^{2} \right )\left ( x^{2}+y^{2} \right )$$

Nếu vậy thì sao có đoạn này được nhỉ? Mình không rành bất đẳng thức cho lắm nên có gì sai sót mong bỏ qua...




#654159 $\sin ^{2014} x+\cos ^{2014} x=\dfrac...

Đã gửi bởi L Lawliet on 14-09-2016 - 17:12 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải pt
$\sin ^{2014} x+\cos ^{2014} x=\dfrac{1}{2^{1006}}$

Lời giải.

Đặt $y=\sin ^{2014}x+\cos ^{2014}x=\left ( \sin ^{2}x \right )^{1007}+\left ( \cos ^{2}x \right )^{1007}$.

Ta có $0\leq \sin ^{2}x\leq 1$. Đặt $\sin ^{2}x=t$ thì $0\leq t\leq 1$ và $0\leq 1-t\leq 1$. Khi đó $y$ trở thành:

$$y=t^{1007}+\left ( 1-t \right )^{1007}$$

$$y'=1007t^{1006}-1007\left ( 1-t \right )^{1006}$$
$$y'=0\Leftrightarrow 1007t^{1006}-1007\left ( 1-t \right )^{1006}=0\Leftrightarrow t=\dfrac{1}{2}$$
Lập bảng biến thiên từ đó ta được $\min y=\dfrac{1}{2^{1006}}$ khi $t=\dfrac{1}{2}$ hay $\sin ^{2}x=\dfrac{1}{2}$.



#654158 CMR $(1+a)(1+b)(1+c)\geq (1+\sqrt[3]{abc})^{3...

Đã gửi bởi L Lawliet on 14-09-2016 - 17:06 trong Bất đẳng thức và cực trị

a,b,c>0.CMR $(1+a)(1+b)(1+c)\geq (1+\sqrt[3]{abc})^{3}$

Lời giải.

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta có:

$$\dfrac{1}{a+1}+\dfrac{1}{b+1}+\dfrac{1}{c+1}\geq \dfrac{3}{\sqrt[3]{\left ( a+1 \right )\left ( b+1 \right )\left ( c+1 \right )}}$$

$$\dfrac{a}{a+1}+\dfrac{b}{b+1}+\dfrac{c}{c+1}\geq \dfrac{3\sqrt[3]{abc}}{\sqrt[3]{\left ( a+1 \right )\left ( b+1 \right )\left ( c+1 \right )}}$$
Cộng vế theo vế hai bất đẳng thức trên ta được:
$$3\geq \dfrac{3\left ( \sqrt[3]{abc}+1 \right )}{\sqrt[3]{\left ( a+1 \right )\left ( b+1 \right )\left ( c+1 \right )}}$$
$$\Leftrightarrow \left ( a+1 \right )\left ( b+1 \right )\left ( c+1 \right )\geq \left ( \sqrt[3]{abc}+1 \right )^{3}$$
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c$.



#654106 Tìm $a,b\in \mathbb{Q}$ sao cho $\sqr...

Đã gửi bởi L Lawliet on 14-09-2016 - 10:58 trong Đại số

Tìm $a,b\in \mathbb{Q}$ sao cho $\sqrt{a}+\sqrt{b}=\sqrt{2+\sqrt{3}}$

Lời giải.

Ta có:

\begin{align*} \sqrt{2+\sqrt{3}} &=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\sqrt{4+2\sqrt{3}} \\ &=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\sqrt{\left ( \sqrt{3}+1 \right )^{2}} \\ &=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\left | \sqrt{3}+1 \right | \\ &=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\left ( \sqrt{3}+1 \right ) \\ &=\dfrac{\sqrt{6}}{2}+\dfrac{\sqrt{2}}{2} \end{align*}

$$\Rightarrow \sqrt{a}+\sqrt{b}=\dfrac{\sqrt{6}}{2}+\dfrac{\sqrt{2}}{2}$$

Vậy $a=\dfrac{3}{2}$ và $b=\dfrac{1}{2}$ hoặc $a=\dfrac{1}{2}$ và $b=\dfrac{3}{2}$.




#654078 $5^{n}(5^{n}+1)-6^{n}(3^{n}+2^...

Đã gửi bởi L Lawliet on 13-09-2016 - 22:43 trong Số học

chứng minh rằng $5^{n}(5^{n}+1)-6^{n}(3^{n}+2^{n})\vdots 91$ với n là số tự nhiiên

Lưu ý rằng $a^{n}-b^{n}$ chia hết cho $a-b$ nên $25^{n}-18^{n}$ chia hết cho $25-18=7$. Đến đây bạn hiểu rồi chứ.




#654072 Đề thi chọn đội tuyển Nguyễn Du (Đăk Lăk)-Vòng 2

Đã gửi bởi L Lawliet on 13-09-2016 - 22:31 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 4(6 điểm):

$1)$ Cho $a,b,c$ thuộc $\left [ 0;1 \right ]$.Chứng minh rằng

$\frac{a}{b+c+1}+\frac{b}{c+a+1}+\frac{c}{a+b+1}+(1-a)(1-b)(1-c)\leq 1$

Lời giải.

Không mất tính tổng quát giả sử $a\geq b\geq c$. Khi đó ta có:

$$\dfrac{a}{b+c+1}+\dfrac{b}{c+a+1}+\dfrac{c}{a+b+c1}\leq \dfrac{a}{b+c+1}+\dfrac{b}{b+c+1}+\dfrac{c}{b+c+1}=1-\dfrac{1-a}{b+c+1}$$

Vậy ta cần chứng minh:

$$\left ( 1-a \right )\left ( 1-b \right )\left ( 1-c \right )\leq \dfrac{1-a}{b+c+1}$$

$$\Leftrightarrow \left ( 1-b \right )\left ( 1-c \right )\left ( b+c+1 \right )\leq 1$$
Áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta có:
$$\left ( 1-b \right )\left ( 1-c \right )\left ( b+c+1 \right )\leq \left ( \dfrac{1-b+1-c+b+c+1}{3} \right )^{3}=1$$
Vậy bất đẳng thức được chứng minh.
 
Làm bài được không em?



#653997 $3x-16y-24=\sqrt{9x^2+16x+96}$

Đã gửi bởi L Lawliet on 13-09-2016 - 12:14 trong Số học

Giải pt nghiệm nguyên 1. $3x-16y-24=\sqrt{9x^2+16x+96}$

Lời giải.

Vì $x$, $y$ nguyên nên $\text{VT}$ là số nguyên do đó $\text{VP}$ là số nguyên, hay $9x^{2}+16x+96$ là số chính phương.

Đặt $9x^{2}+16x+96=k^{2}$ với $k\in \mathbb{Z}$.

$$9x^{2}+16x+96=k^{2}$$

$$\Leftrightarrow \left ( 3k-9x-8 \right )\left ( 3k+9x+8 \right )=800$$
Đến đây ta cần phải loại bớt các trường hợp để xét vì $800=2^{5}.5^{2}$ nên nếu xét hết thì rất nhiều trường hợp.
Để ý rằng $3k-9x-8\equiv 1\pmod {3}$, $3k+9x+8\equiv 2\pmod {3}$ nên từ đó ta có:
$$\left[\begin{array}{ll} \left\{\begin{matrix} 3k-9x-8=2^{2} \\ 3k+9x+8=2^{3}.5^{2} \end{matrix}\right. \\ \left\{\begin{matrix} 3k-9x-8=2^{4} \\ 3k+9x+8=2.5^{2} \end{matrix}\right. \\ \left\{\begin{matrix} 3k-9x-8=5^{2} \\ 3k+9x+8=2^{5} \end{matrix}\right. \end{array}\right.$$
Đến đây bạn tự giải nhé.
----
Bài này còn một câu hỏi khác là tìm nghiệm nguyên dương và việc chứng minh phương trình không có nghiệm nguyên dương thì đơn giản hơn:
$$3x-16y-24=\sqrt{9x^{2}+16x+96}$$
$$\Leftrightarrow \sqrt{9x^{2}+16x+96}-3x=-16y-24$$
$$\Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{16x+96}}{\sqrt{9x^{2}+16x+96}+3x}=-16y-24$$
Vì $x$, $y$ nguyên dương nên $\text{VT>0}$ còn $\text{VP<0}$ nên phương trình không có nghiệm nguyên dương.



#653993 GPT: $x^5-5x^3+5x-2016=0$

Đã gửi bởi L Lawliet on 13-09-2016 - 10:42 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Đặt $x=2y$ (có lý do hẳn hoi, định hướng đến hệ số có tỉ lệ $16: -20:5$, tỉ lệ  hệ trong khai triển $\cosh{(5t)}$).

Chém gió một chút về lớp phương trình bậc cao sáng tác từ công thức lượng giác.

----

Xuất phát từ công thức:

$$\cos 5\alpha=16\cos ^{5}\alpha-20\cos ^{3}\alpha+5\cos \alpha$$

Do đó khi thấy phương trình bậc $5$ khuyết bậc $2$, $4$ ta mới nghĩ đến dùng công thức lượng giác.

Phép đặt $x=2y$ xuất phát từ đâu?

Dựa vào ý tưởng khi quan sát bậc và nghĩ đến việc sử dụng công thức lượng giác nên ta đặt $x=ay$ và bây giờ ta sẽ tìm $a$. Thay vào phương trình ban đầu ta được:

$$a^{5}y^{5}-5a^{3}y^{3}+5ay-2016=0$$

Ta cần chọn $a$ sao cho $\dfrac{a^{5}}{16}=\dfrac{5a^{3}}{20}=\dfrac{5a}{5}$ hay $\dfrac{a^{4}}{16}=\dfrac{5a^{2}}{20}=1$. Từ đó ta được $a=2$.

Các dạng toán như thế này thường xuất hiện trong olympic 30/4 (ý kiến cá nhân). Một số bài toán tương tự:

Bài toán 1. Giải phương trình:

$$x^{5}-15x^{3}+45x-27=0$$

Bài toán 2. Giải phương trình:

$$1024x^{5}-320x^{3}+20x-\sqrt{3}=0$$

Bài toán 3. Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} x^{2}+4y^{2}=1 \\ 16x^{5}-20x^{3}+5x+512y^{5}-160y^{3}+10y+\sqrt{2}=0 \end{matrix}\right.$$

----

Tương tự ta có thể xây dựng một phương trình bậc $6$ giải bằng công thức lượng giác xuất phát từ công thức:

$$\cos 6\alpha=32\cos ^{6}\alpha-48\cos ^{4}\alpha+18\cos ^{2}\alpha-1$$

----

Xin dừng chém gió ở đây.




#653990 \sqrt{sinx}+sinx+sin^{2}x+cosx=1$

Đã gửi bởi L Lawliet on 13-09-2016 - 10:04 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình

$b)  sinx+2sin2x=3+sin3x$

$$\sin x+2\sin 2x=3+\sin 3x$$

$$\Leftrightarrow \sin x+2\sin 2x-\left ( 3\sin x-4\sin ^{3}x \right )=3$$
$$\Leftrightarrow 2\sin 2x-2\sin x+4\sin ^{3}x=3$$
$$\Leftrightarrow -2\sin x\left [ \left ( 1-2\sin ^{2}x \right )-\cos x \right ]=3$$
$$\Leftrightarrow -2\sin x\left ( \cos 2x-\cos x \right )=3$$
$$\Leftrightarrow 2\sin x\cos 2x-2\sin 2x=-3\qquad \left ( * \right )$$
$\left ( * \right )$ là phương trình bậc nhất với $\cos 2x$ và $\sin 2x$ nên suy ra:
$$2\sin ^{2}x+\left ( -1 \right )^{2}<\left ( -3 \right )^{2}$$
Nên phương trình vô nghiệm, tức là do không cùng điểm mút.