Đến nội dung

tenlamgi nội dung

Có 43 mục bởi tenlamgi (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#722335 Có bao nhiêu tập con gồm 3 phần tử của A mà tổng bằng 90?

Đã gửi bởi tenlamgi on 18-05-2019 - 14:13 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Dùng partition function:

$Q(90, 3) = P(90 - C^2_3, 3) = \text{round}\left(\frac{87 ^ 2}{12}\right) = 631$

 

Tham khảo thêm tại:

http://mathworld.wol...nFunctionQ.html




#678745 giải phương trình $x^{2}+\sqrt{(1-x^{2})^...

Đã gửi bởi tenlamgi on 27-04-2017 - 13:42 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1, $x^{2}+\sqrt{(1-x^{2})^{3}} =2x\sqrt{1-x^{2}}$

2, $\sqrt{1+\sqrt{1-x^{2}}}.\left ( \sqrt{(1-x)^{3}}- \right\sqrt{(1+x)^{3}} ) =2+\sqrt{1-x^{2}}$

3, $\sqrt{1-x}-2x\sqrt{1-x^{2}}-2x^{2}+1=0$

4, $64x^{6}-112x^{4}+56x^{2}-7=2\sqrt{1-x^{2}}$

5, $x+\frac{x}{\sqrt{x^{2}-1}}=\frac{35}{12}$

6, $(x-3)(x+1)+4(x-3)\sqrt{\frac{x+1}{x-3}}=-3$

Câu 4:Do ĐK: $-1\leq x\leq 1$ nên ta có thể đặt: $x=\cos a$ với $a \in [0;\pi]$

PT $\Leftrightarrow 2(32\cos ^6a-48\cos^4a+18\cos^2a-1)-2(8\cos^4a-8\cos^2a+1)+2(2\cos^2a-1)-1=2\sin a$

$\Leftrightarrow 2\cos 6a-2\cos 4a+2\cos 2a-1=2\sin a$

$\Leftrightarrow \cos 6a -1/2=\cos 4a -\cos 2a + \sin a$

$\Leftrightarrow 2(1/4-\sin^2 3a)=\sin a(1-2\sin 3a)$

$\Leftrightarrow (1-2\sin 3a)(1/2+\sin 3a)=\sin a(1-2\sin 3a)$

hoặc $\sin 3a =1/2\Leftrightarrow a \in {\pi/18;5\pi/18;13\pi/18;17\pi/18}$

hoặc $4\sin^3 a -2\sin a-1=0\Rightarrow a \in {3\pi/10;7\pi/10}$

Vậy  phương trình đầu có 6 nghiệm:

$x=\pm \cos(3\pi/10)=\pm \frac{\sqrt{10-2\sqrt{5}}}{4}$

$x=\pm \cos (\pi/18)$

$x=\pm \cos(5\pi/18)$




#678404 Chứng minh rằng AF vuông góc với BX

Đã gửi bởi tenlamgi on 23-04-2017 - 17:06 trong Hình học

Cho hình vuông ABCD. E là điểm thuộc cạnh CD. Đường phân giác góc BAE cắt đoạn BC tại điểm F. Trên tia BF lấy điểm G sao cho FG=2DE. Gọi O là trung điểm FG. Từ B kẻ hai tiếp tuyến BH, BK tới đường tròn (O), H nằm ở miền trong của hình vuông ABCD (với (O) là đường tròn tâm O, bán kính OF).

a) Chứng minh rằng ABH là tam giác cân.

b) Đường trung trực của đoạn thẳng AB cắt AH tại điểm X. Chứng minh rằng AF vuông góc với BX.

Gọi độ dài cạnh hình vuông là $a$:

Ta có:

a)$tan(2\angle BAF )=tan(\angle BAE)=cot(\angle EAD)=\frac{a}{\left \| DE \right \|}$

$\Rightarrow tan(\angle BAF)=\frac{\sqrt{1+\frac{a^2}{\left \| DE \right \|^2}}-1}{\frac{a}{\left \| DE \right \|}}\Rightarrow \left \| BF \right \|=atan(\angle BAF)=\sqrt{\left \| DE \right \|^2+a^2}-\left\|DE \right\|=\left \| AE \right \|-\left \| DE \right \|$

$\Rightarrow \left \| BO \right \|=\left \| BF \right \|+\left \| DE \right \|=\left \| AE \right \|$

mà:

$\left \| OH \right \|=\left \| ED \right \|\Rightarrow \Delta OHB=\Delta EDA\Rightarrow \left \| BH \right \|=\left \| AD \right \|=\left \| AB \right \|$

$\Rightarrow \Delta ABH$ cân.

b)Gọi $I$ là trung điểm $AB$, Xét tích vô hướng:$\overrightarrow{AF}\cdot \overrightarrow{BX}$

$\overrightarrow{BX}\cdot \overrightarrow{AF}=(\overrightarrow{BI}+\overrightarrow{IX})\cdot (\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BF})=\overrightarrow{BI}\cdot \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{IX}\cdot \overrightarrow{BF}=-\left \| BI \right \|\left \| AB \right \|+\left \| IX \right \|\left \| BF \right \|=-\frac{1}{2}a^2+\frac{1}{2}a^2tan(\angle BAF)tan(\angle BAH)$

Ta sẽ chứng minh: $tan(\angle BAF)tan(\angle BAH)=1$

Thật vậy do tứ giác $ABFH$ nội tiếp nên $\angle BAF+\angle BAH=\frac{\pi}{2}$

$\Rightarrow \overrightarrow{AF}\cdot \overrightarrow{BX}=\frac{-a^2}{2}(1-tan(\angle BAF)tan(\angle BAH))=0$

do đó $AF$ vuông góc $BX$




#678391 $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y}$

Đã gửi bởi tenlamgi on 23-04-2017 - 13:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh bất đẳng thức sau :$\frac{a+b}{c}+\frac{b+c}{a}+\frac{c+a}{b}\geq 4(\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b})$

Không dùng bất đẳng thức phụ : $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y}$

Bất đẳng thức sai với bộ $(1;-2;-2)$




#673136 $x^3-3x+1=0$

Đã gửi bởi tenlamgi on 01-03-2017 - 19:26 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Vẫn vậy bạn à, phương trình thu được không có nghiệm thực. Bây giờ mình sẽ giải thích tại sao cách đặt này không có tác dụng nếu không dùng đến số phức.
Xét phương trình bậc 3 $x^3+px+q=0$ (1) có 3 nghiệm thực phân biệt. Khi đó, đặt $x=t-\frac{p}{3t}$ thì ta thu được phương trình $t^3+q+\frac{p^3}{27t^3}=0$. Nhân hai vế với $t^3$ để thu được $t^6+qt^3-\frac{p^3}{27}=0$. Đây là phương trình bậc hai theo $t^3$. Nó có nghiệm thực khi và chỉ khi $q^2-\frac{4p^3}{27}\geq 0$. Mặt khác ta biết rằng phương trình (1) có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi $q^2-\frac{4p^3}{27}<0$. Do đó nếu không dùng số phức thì cách này không áp dụng được.

Vậy giả sử như một học sinh cấp 2 mà hỏi bài kiểu này thì mình phải làm sao?



#672938 $x^3-3x+1=0$

Đã gửi bởi tenlamgi on 27-02-2017 - 19:13 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: $x^3-3x+1=0$

biết rằng cấp 2 không được dùng lượng giác hóa và số phức.




#670491 Số bi trong hộp sau 60 ngày được bỏ vào theo quy luật

Đã gửi bởi tenlamgi on 30-01-2017 - 19:48 trong Toán rời rạc

Nhập biểu thức vào máy tính : 

$X=X+1:A=\frac{1}{\sqrt{5}}\left ( \left ( \frac{1+\sqrt{5}}{2} \right )^{X+1}-\left ( \frac{1-\sqrt{5}}{2} \right )^{X+1} \right )$

Ấn CALC : X?0 . Ấn bằng liên tiếp cho đến X=60 thì giá trị của A là KQ cần tìm.

 

#Câu hỏi phụ : Nhập biểu thức như trên. ấn bằng liên tiếp bao giờ A lớn hơn hoặc bằng 1 tỉ thì X chính là số ngày cần tìm

Cách này sai nhé bởi vì nó chỉ tìm được số viên bi bỏ vào hộp trong ngày thứ x chứ không phải số viên bi có trong hộp.




#670473 tìm n $\in N$ biết $1+2^{2}+3^{2}+.....

Đã gửi bởi tenlamgi on 30-01-2017 - 16:11 trong Số học

tìm n $\in N$ biết  $1+2^{2}+3^{2}+...+n^{2}=1136275$

n=150




#669936 Cho $a,b,c,d \in \mathbb{Z}$. CMR: $(b-a)(...

Đã gửi bởi tenlamgi on 25-01-2017 - 22:14 trong Số học

m có thể khác n đc mà bạn

Nhưng đề bài chỉ hỏi có hay không thôi chứ đâu có yêu cầu tìm m hay n thỏa mãn




#669932 Cho $a,b,c,d \in \mathbb{Z}$. CMR: $(b-a)(...

Đã gửi bởi tenlamgi on 25-01-2017 - 22:08 trong Số học

Cho $m,n \in \mathbb{N}$ sao cho mn=19911992. Hỏi m+n có chia hết cho 1992 không?

Giả sử $m=n\Rightarrow m+n=2.1991^{996}\Rightarrow \frac{m+n}{1992}=\frac{1991^{996}}{996}$

Vì $1991^{996}\equiv 1(mod 10)\Rightarrow$ 1991^(996) không chia hết cho 996

Vậy giả thiết đề bài sai.




#669926 Cho $a,b,c,d \in \mathbb{Z}$. CMR: $(b-a)(...

Đã gửi bởi tenlamgi on 25-01-2017 - 21:49 trong Số học

Cho 3 số: $A=\underset{2n chu so 4}{\underbrace{444....444}};B=\underset{2n+1 chu so 2}{\underbrace{222....222}};C=\underset{n chu so 8}{\underbrace{888....888}}$

CMR A+B+C+7 là số chính phương.

Bạn xem lại bài này được không chứ 8+44+222+7 đâu có chính phương




#669922 Cho $a,b,c,d \in \mathbb{Z}$. CMR: $(b-a)(...

Đã gửi bởi tenlamgi on 25-01-2017 - 21:42 trong Số học

Bạn có thể nói cụ thể hơn chỗ $\frac{121^5-1}{600}=\frac{120(\sum_{x=0}^{4}121^x)}{600}=\frac{\sum_{x=0}^{4}121^x}{5}$ đc không

với mọi số nguyên dương n ta có: $a^n-b^n=(a-b)(a^{n-1}+a^{n-2}b+...+b^{n-1})$

Vì vậy $121^5-1=(121-1)(121^4+121^3+121^2+121+1)=120(\sum_{x=0}^{4}121^x)$




#669915 Cho $a,b,c,d \in \mathbb{Z}$. CMR: $(b-a)(...

Đã gửi bởi tenlamgi on 25-01-2017 - 21:31 trong Số học

CMR: A = 1110 - 1 chia hết cho 600.

$\frac{11^{10}-1}{600}=\frac{121^5-1}{600}=\frac{120(\sum_{x=0}^{4}121^x)}{600}=\frac{\sum_{x=0}^{4}121^x}{5}$

dễ thấy $\sum_{x=0}^{4}121^x\equiv 5(mod 10)\Rightarrow (11^{10}-1)\vdots 600$




#669863 Cho góc xOy có số đo góc là 30o... tính độ dài cạnh của hình vuông thứ 2017

Đã gửi bởi tenlamgi on 25-01-2017 - 12:50 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

 

Cho góc xOy có số đo góc là 30o, người ta sắp xếp các hình vuông vào góc xOy sao cho góc trên, bên trái của các hình vuông phải tiếp xúc với tia Ox và các hình vuông phải liên tiếp nhau, không chồng chéo (như hình vẽ dưới). Biết rằng hình vuông nhỏ nhất H1 có độ dài cạnh là 1. Hình vuông H2 gần hình vuông H1, hình vuông H3 gần hình vuông H2…  Hỏi hình vuông thứ 2017 H2017 có độ dài cạnh là bao nhiêu? :wacko:

 

Hình vuông thứ 2 có cạnh là:

$a_{2}=a_{1}+a_{1}.tan(\pi/6)$

Tương tự hình vuông thứ 3 và hình vuông thứ n có cạnh là:

$a_{3}=a_{2}+a_{2}tan(\pi/6)$

$a_{n}=a_{n-1}+a_{n-1}tan(\pi/6)=(1+tan(\pi/6))^{n-1}a_{1}=(1+tan(\pi/6))^{n-1}$

Vậy hình vuông thứ 2017 có cạnh là:

$(1+tan(\pi/6))^{2016}=\frac{(3+\sqrt{3})^{2016}}{3^{2016}}$




#669353 Giải pt: $\frac{1}{x^{2}-x+1}+\f...

Đã gửi bởi tenlamgi on 22-01-2017 - 15:09 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải pt: $\frac{1}{x^{2}-x+1}+\frac{1}{x^{2}-x+2}+\frac{1}{x^{2}-x+3}+...+\frac{1}{x^{2}-x+2017}=2017$

:wacko: :blink:  :botay

$x^2-x\geq -1/4\Rightarrow \sum_{i=1}^{2017}\frac{1}{x^2-x+i}\leq \sum_{i=1}^{2017}\frac{1}{i-1/4}= \sum_{i=1}^{2017}\frac{4}{4i-1}< 4H_{8067}< 4ln(8067)+4< 2017\Rightarrow$ PT vô nghiệm




#669340 Số bi trong hộp sau 60 ngày được bỏ vào theo quy luật

Đã gửi bởi tenlamgi on 22-01-2017 - 14:50 trong Toán rời rạc

Được dùng máy tính cầm tay chứ. không dùng sao tính ra nổi  :icon6:

Nếu được thì bạn lập bảng cho n chạy từ 1 đến ... khi nào thấy hơn 1 tỷ viên là xong.




#669305 Số bi trong hộp sau 60 ngày được bỏ vào theo quy luật

Đã gửi bởi tenlamgi on 22-01-2017 - 11:10 trong Toán rời rạc

Nếu không được dùng log thì làm thế nào vậy :wacko:

được dùng máy tính cầm tay không bạn




#669292 Số bi trong hộp sau 60 ngày được bỏ vào theo quy luật

Đã gửi bởi tenlamgi on 22-01-2017 - 10:20 trong Toán rời rạc

Vậy sau 50 ngày An có bao nhiêu viên bi?

có $\frac{\varphi^2(1-\varphi^{50})}{(1-\varphi)\sqrt{5}}-\frac{(1-\varphi)^2(1-(1-\varphi)^{50})}{\sqrt{5}\varphi}=53316291171$ bạn nhé.




#669033 Tìm Min $3a+2b+\frac{6}{a}+\frac{8...

Đã gửi bởi tenlamgi on 20-01-2017 - 16:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

1) Cho $a,b>0$ và $a+b=6$. Tìm Min $3a+2b+\frac{6}{a}+\frac{8}{b}$

2) Cho $a,b,c>0$ và $a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq 27$. Tìm Min $a^{3}+b^{3}+c^{3}$

1)Ta có: $3a+2b+6/a+8/b=2(a+b)+a+6/a+8/b=a+12+6/a+\frac{8}{6-a}=\frac{3}{2}a+6/a+\frac{1}{2}(6-a)+\frac{8}{6-a}+9\geq 19$

Đẳng thức xảy ra khi $a=2$ và $b=4$

2) Theo BDT Holder:

$(\sum (a^2)^{3/2})^{2/3}(3)^{1/3}\geq \sum a^2\Leftrightarrow (\sum (a^2)^{3/2})^2\geq \frac{(\sum a^2)^3}{3}\geq 6561\Leftrightarrow \sum a^3=\sum (a^2)^{3/2}\geq 81$

Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=3$




#668743 Số bi trong hộp sau 60 ngày được bỏ vào theo quy luật

Đã gửi bởi tenlamgi on 18-01-2017 - 00:18 trong Toán rời rạc

An bỏ một lượng bi vào hộp theo nguyên tắc: ngày thứ nhất bỏ vào 1 viên bi, ngày thứ 2 bỏ vào 2 viên bi, từ ngày thứ 3 trở đi mỗi ngày bỏ vào số bi bằng tổng số bi đã bỏ vào 2 ngày trước đó. Hỏi sau 2 tháng (60 ngày) trong hộp của An có bao nhiêu viên bi? :wacko:  Trình bày cụ thể :wacko:

Theo đề bài, số viên bi bỏ vào hộp trong ngày thứ n là số hạng thứ n+1 trong dãy Fibonacci vì vậy số bi có trong hộp sau n ngày là:

$S_{n}=\sum_{x=1}^{n}\frac{\varphi^{x+1}-(1-\varphi)^{x+1}}{\sqrt{5}}$

Số viên bi có trong hộp sau 60 ngày: $S_{60}=\sum_{x=1}^{60}\frac{\varphi^{x+1}-(1-\varphi)^{x+1}}{\sqrt{5}}=\frac{\varphi^2(1-\varphi^{60})}{(1-\varphi)\sqrt{5}}-\frac{(1-\varphi)^2(1-(1-\varphi)^{60})}{\sqrt{5}\varphi}=6557470319840$

Câu hỏi phụ: $S_{n}\geq 10^9\Leftrightarrow \frac{\varphi^2(1-\varphi^{n})}{(1-\varphi)\sqrt{5}}-\frac{(1-\varphi)^2(1-(1-\varphi)^{n})}{\sqrt{5}\varphi}\geq 10^9\Leftrightarrow \varphi^{n+3}\geq 2236067982$$\Leftrightarrow n\geq log_{\varphi}(2236067982)-3\simeq 42$

Vậy An có hơn 1 tỷ viên bi sau 42 ngày.




#668720 $\left\{\begin{matrix} u_{1}=2...

Đã gửi bởi tenlamgi on 17-01-2017 - 21:26 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm công thức tổng quát của $u_{n}$ biết $\left\{\begin{matrix} u_{1}=2\\ u_{n+1}=u_{n}^3+3u_n^2-3 \end{matrix}\right.$

$u_{n+1}=u_{n}^3+3u_{n}-3\Leftrightarrow u_{n+1}+1=(u_{n}+1)^3-3(u_{n}+1)$

Ở đây nếu đặt $v_{n}=u_{n}+1$ ta có:

$\left\{\begin{matrix} v_{1}=3\\ v_{n+1}=v_{n}^3-3v_{n} \end{matrix}\right.$

Đặt $v_{1}=2coshx\Rightarrow v_{2}=2cosh3x\Rightarrow v_{3}=2cosh9x\Rightarrow ...v_{n+1}=2cosh(3^{n}x)$$(x=arcosh(3/2))$

Vậy công thức tổng quát:

$u_{n}=v_{n}-1=2cosh(3^{n-1}arcosh(3/2))-1$




#668080 $\sum (\frac{x}{y}+\frac{z}...

Đã gửi bởi tenlamgi on 12-01-2017 - 20:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng với mọi số thực ko âm x,y,z :

$(\frac{x}{y}+\frac{z}{\sqrt[3]{xyz}})^2+(\frac{y}{z}+\frac{x}{\sqrt[3]{xyz}})^2+(\frac{z}{x}+\frac{y}{\sqrt[3]{xyz}})^2\geq 12$

Ta có:$\sum (\frac{x}{y}+\frac{z}{\sqrt[3]{xyz}})^2\geq \frac{(\sum \frac{x}{y}+\sum \frac{x}{\sqrt[3]{xyz}})^2}{3}\geq \frac{(3+3)^2}{3}=12$

Dấu bằng xảy ra khi x=y=z




#668047 $\sum \left ( \frac{a}{b+c} \right )^\frac{1}{n...

Đã gửi bởi tenlamgi on 12-01-2017 - 12:34 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Vì bất đẳng thức thuần nhất nên chuẩn hóa: $a+b+c=1$

Bất đẳng thức trở thành:

$\sum (\frac{a}{1-a})^{1/n}\geq 2$

Xét hàm: $f(x)=(\frac{x}{1-x})^{1/n}$ ta có: $f''(x)\geq 0\forall x \in(0;1)$ và n>1

Vậy theo BDT Jensen ta có:

$\sum (\frac{a}{1-a})^{1/n}= f(a)+f(b)+f(c)\geq 3f(\frac{a+b+c}{3})=3f(1/3)=3\sqrt[n]{1/2}\geq 3\sqrt{1/2}=\frac{3\sqrt{2}}{2}> 2$

Vậy đẳng thức không xảy ra.




#666066 Tìm giá trị lớn nhất của hàm số y=$\frac{sqrt{x-2016...

Đã gửi bởi tenlamgi on 28-12-2016 - 18:18 trong Bất đẳng thức - Cực trị

đoạn màu đỏ là sao bạn . mình không hiểu ? bạn có thể làm cách khác không ?

đạo hàm đó bạn.



#666042 Tìm giá trị lớn nhất của hàm số y=$\frac{sqrt{x-2016...

Đã gửi bởi tenlamgi on 28-12-2016 - 13:05 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Tìm giá trị lớn nhất của hàm số 

y =$\frac{\sqrt{x-2016}}{x+2}+\frac{\sqrt{x-2017}}{x}$

Đặt $y=f(x)$

$f'(x)=0\Leftrightarrow x=4034$

Ta có: $f''(4034)<0$$\Rightarrow f(x)\leq f(4034)=\frac{\sqrt{2018}}{4036}+\frac{\sqrt{2017}}{4034}$