Đến nội dung

snowwhite nội dung

Có 178 mục bởi snowwhite (Tìm giới hạn từ 19-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#384401 Yêu ở tuổi học trò, nên hay không nên ?

Đã gửi bởi snowwhite on 07-01-2013 - 13:20 trong Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

sôi nổi ghê ta
kiểu này chắc mình phải kiếm bạn cặp kè mới được



#391801 Xin ban nik

Đã gửi bởi snowwhite on 30-01-2013 - 19:16 trong Góp ý cho diễn đàn

chuyện gì vậy



#375454 Vì sao 1 + 1 = 2 ?

Đã gửi bởi snowwhite on 05-12-2012 - 22:30 trong Toán học lý thú

Đặt 1+1=a tương đương 1=a-1 bình phương hai vế a^2 -2a=0 tương đương a(a-2)=0 mà a khác 1 => a= 2

2'



#393953 Tết vui = $vui^2$

Đã gửi bởi snowwhite on 06-02-2013 - 19:26 trong Các dạng toán THPT khác

Tìm các số thoả mãn
$\overline{tetvui}=\overline{vui}^2$



#533138 Tìm số tự nhiên x, y thỏa mãn: $2^{x}+1=y^{2}$

Đã gửi bởi snowwhite on 14-11-2014 - 00:15 trong Số học


http://diendantoanho...ng-trình-2x1y2/




#533029 Tìm số tự nhiên nhỏ nhất thõa mãn

Đã gửi bởi snowwhite on 13-11-2014 - 10:34 trong Số học

Tìm số tự nhiên nhỏ nhất sao cho $ \frac{1}{2} $ số đó là số chính phương, $ \frac{1}{3} $ số đó là lũy thừa 3 của một số tự nhiên, $ \frac{1}{5} $ số đó là lũy thừa 5 của một số tự nhiên.




#533708 Tìm số tự nhiên $n$ sao cho:$n^2+n+6$ là số chính phương

Đã gửi bởi snowwhite on 18-11-2014 - 19:53 trong Đại số

TH1: 2k-2n-1 = 0
TH2: 2k+2n+1 = 0
Có đúng không bạn?
 

giải hệ 2k-2n-1=1 vs 2k+2n +1=23




#477721 Tìm nghiệm nguyên: $x^2+(x+y)^2=(x+9)^2$

Đã gửi bởi snowwhite on 17-01-2014 - 20:10 trong Đại số

phương trình ban đầu tương đương 
$x^2 -(x+9)^2 = -(x+y)^2$
$\Leftrightarrow  9(2x+9)=(x+y)^2$
$\Leftrightarrow 2x+9 = (\frac{x+y}{3})^2$
$\Rightarrow  (x+y) \vdots 3$
$\Rightarrow  x+y=3t$
thay vào và tính $x,y$ theo $t$

và ta tính được $ x= \frac{t^2-9}{2} $

$\Rightarrow t^2-9  \vdots 2 $

$\Rightarrow t=2n+1$

Thay vào tìm đc $x,y$ theo $n$

 

 




#402676 Tìm Max P= $\frac{n^{2}}{2^{n}...

Đã gửi bởi snowwhite on 07-03-2013 - 09:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mọi người thử dùng đạo hàm xem thế nào



#375732 Tìm m để phương trình $9^{1+\sqrt{1-t^{2}...

Đã gửi bởi snowwhite on 06-12-2012 - 23:19 trong Hàm số - Đạo hàm

Bài này chỉ cần xét delta >= 0 là đc



#392318 Tìm hệ số $x^3$ trong khai triển đa thức

Đã gửi bởi snowwhite on 01-02-2013 - 20:25 trong Các dạng toán khác

tắt quá bạn ơi



#392286 Tìm hệ số $x^3$ trong khai triển đa thức

Đã gửi bởi snowwhite on 01-02-2013 - 19:29 trong Các dạng toán khác

Tìm hệ số của $x^3$ trong khai triển đa thức
$P=(x^2+x-1)^5$



#392359 Tìm hệ số $x^3$ trong khai triển đa thức

Đã gửi bởi snowwhite on 01-02-2013 - 21:01 trong Các dạng toán khác

Khai triển tổng đó thì bạn chỉ cần giải PT nghiệm nguyên không âm $k+j=3$ với điều kiện $j \le k$ :)
Còn tại sao lại ra tổng đó thì bạn khai triển Nhị Thức Newton như sau :
$$(x^2+x-1)^{5}=\sum_{k=0}^{5}\binom{5}{k}(-1)^{5-k}x^{k}(x+1)^{k}$$

Không biết có đúng không, nếu không đúng thì chỉ giúp mình
Áp dụng ctnh Nui-tơn cho $x^2$ và $x-1$ ta có
$(x^2 +x-1)^5 = \sum C_5^k(x^2)^{5-k}(x-1)^k $
Sau đó áp dụng cho $(x-1)^k$
Và ta có $(x^2 +x-1)^5 = \sum C_5^k(x^2)^{5-k}(x-1)^k = \sum C_5^k(x^2)^{5-k}\sum C_k^mx^{k-m}(-1)^m$



#534016 Trò chơi bầu cua tôm cá dưới góc độ toán học

Đã gửi bởi snowwhite on 21-11-2014 - 02:52 trong Xác suất - Thống kê

Xác suất và thống kê mô tả

Trò chơi bầu cua tôm cá là một trò chơi khá thông dụng ở miền Nam. Hồi nhỏ tôi cũng thích chơi và bây giờ mấy đứa con tôi cũng thích chơi. Vì đây là trò đỏ đen nên thường chỉ được chơi vào những ngày Tết để mọi người "thử vận may".

Luật chơi khá đơn giản, diễn biến nhanh và có vẻ rất công bằng (và chính điều đó tạo ra sự hấp dẫn!). Có 3 quân xúc sắc (là các hình lập phương) trên đó thay vì ghi các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 thì lại có hình bầu, cua, tôm, cá, nai, gà (từ đó mà có tên trò chơi). Bàn chơi là một mảnh bìa trên đó cũng ghi hình 6 vật và con vật nói trên. Mỗi một lần chơi, người chơi chọn một (hoặc nhiều ô) mình thích và đặt tiền vào đó. Nhà cái sẽ dùng một cái đĩa, để 3 quân xúc sắc trên đó, úp lại bằng một cái bát và xóc đi xóc lại nhiều lần, sau đó mở bát ra. Các mặt ngửa lên của các quân xúc sắc chính là các mặt thắng. Giả sử các bạn đặt x đồng vào cửa tôm mà có 1 con tôm xuất hiện, bạn sẽ được trả thêm x đồng, có 2 con tôm thì bạn được trả thêm 2x đồng và 3 con tôm thì được trả thêm 3x đồng. Nếu không có con tôm nào xuất hiện thì dĩ nhiên là bạn sẽ bị mất x đồng đã đặt.

Như tôi đã nói ở trên, diễn biến trò chơi rất nhanh, chỉ khoảng từ 3-5 phút kể từ lúc người chơi đặt tiền đến lúc nhà cái chung tiền cho người thắng và thu tiền của người thua. Quan sát các cuộc chơi thì thấy rằng nhà cái sẽ thắng một số người và thua một số người, có thể nói là làm công việc lấy của người này chung cho người kia. Thế nhưng cũng có lúc nhà cái thua và cũng có lúc nhà cái thắng. Chủ yếu là do những người chơi đặt lệch cửa (dồn vào cửa thắng thì nhà cái thua, dồn vào cửa thua thì nhà cái thắng). Vì lý do này mà nhiều người nghĩa rằng, nếu người chơi đánh đều thì đây là cuộc chơi công bằng, nhà cái sẽ không thua nhưng cũng không có lợi gì, chỉ làm công việc trung gian. Ngay cả một số bài viết chuyên môn cũng có quan niệm như vậy. Trong bài viết "Có nên mua vé số? - Vé số dưới góc nhìn toán học" (trích từ vnmath.com), tác giả Phan Tấn Phú viết

"...

Ngày tết chắc bạn cũng chơi bầu cua. Câu hỏi đặt ra là nên cầm cái hay cầm quân khi chơi bầu cua? Trò chơi bầu cua có 3 khối lập phương, mỗi khối có 6 mặt, mỗi mặt gồm các hình: bầu, cua, tôm, cá, gà, nai. Như vậy có tổng cộng 18 mặt trong đó mỗi loại có 3 mặt. Xác xuất để xuất hiện 1 hình trong 6 hình đều là p=(1/6)*3=1/2. Luật chơi ở đây là khi người cầm quân đặt cược số tiền x và nếu trúng sẽ được lấy lại x và được chung thêm x. Luật chơi này được đánh giá là công bằng đối với người cầm cái và cầm quân. Nếu ngày tết bạn chỉ chơi có vài ván thì chuyện thắng thua là do may rủi, còn về phương diện xác suất là công bằng. Nếu có 6 người cầm quân, ván nào 6 người này cũng đặt cược mỗi người 1 con trong 6 con với số tiền bằng nhau thì người cầm cái sẽ huề vốn. Tiền chỉ di chuyển qua lại giữa 6 người cầm quân. Nếu ai rủ tôi chơi bầu cua tôi thì ván nào tôi cũng đặt 6 nhà, mỗi nhà mỗi con khác nhau với số tiền bằng nhau. Khi đó tôi và người cầm cái luôn luôn huề vốn.
..."

Thực tế thì chỉ cần một quan sát đơn giản ta sẽ thấy là nếu người chơi đánh đều các cửa (ví dụ x đồng) thì sẽ xảy ra 3 tình huống sau: 1) 3 quân thắng đôi một khác nhau. Lúc đó đúng là nhà cái sẽ hòa vốn 2) có 2 quân giống nhau và 1 quân khác. Lúc này nhà cái thắng của 4 người được 4x đồng nhưng chỉ phải chi 3x đồng, còn giữ được x đồng cho mình. 3) cả 3 quân thắng giống nhau. Lúc đó nhà cái thắng được 5x đồng và chỉ phải chi 3x đồng cho người thắng, giữ lại được 2x đồng.

Như thế, ta thấy rằng trong mọi trường hợp (với điều kiện người chơi đặt đều!), nhà cái chỉ từ hòa đến thắng và có nhiều trường hợp thắng. Một cách định tính, ta thấy nhà cái có lợi thế hơn người chơi.

Bây giờ ta sẽ tính toán một cách định lượng xem kỳ vọng thắng trong mỗi ván chơi của nhà cái sẽ là bao nhiêu. Tung 3 quân xúc sắc thì sẽ có 216 (= 6 x 6 x 6) khả năng xảy ra. Trong 216 khả năng này, có 120 khả năng = (6 x 5 x 4) mà 3 quân đôi một khác nhau, 6 khả năng mà 3 quân giống nhau và 90 ( = 216 - 120 - 6) khả năng mà có 2 quân giống nhau và 1 quân khác. Tỷ lệ thắng ở tình huống 1 là 0. Tỷ lệ thắng ở trường hợp 2 là 1/6. Tỷ lệ thắng ở trường hợp 3 là 2/6. Như thế, tỷ lệ thắng của nhà cái trong trò chơi này sẽ bằng:

N = (120*0+90*1/6+6*2/6)/216 = 7.8%


Đây là một tỷ lệ rất lớn. Để hình dung, ta có thể nói là chỉ cần chơi "đều" chừng 13 ván là người chơi có thể mất hết toàn bộ số tiền. Và 13 ván này chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 1 tiếng.

Như thế, trái với nhận xét cảm tính ban đầu rằng đây là một trò chơi công bằng, bầu cua tôm cá là một trò chơi mà lợi thế hoàn toàn thuộc về nhà cái mà hơn nữa, lợi thế rất cao. Vì vậy, những ngày Tết nếu có tham gia thì cũng tham gia cho vui để lấy hên chứ đừng nghĩ đến chuyện "kiếm tiền" bằng trò chơi này mà có ngày hết vốn.




#439635 Toán logic: AI LÀM VỠ KÍNH?

Đã gửi bởi snowwhite on 01-08-2013 - 10:08 trong Tổ hợp và rời rạc

Cái này bạn lập bảng chân trị là ra ngay thôi

chân trị là gì vậy bạn,

kiếm trên GG mà không thấy đâu




#392364 Topic về Phương trình và hệ phương trình không mẫu mực

Đã gửi bởi snowwhite on 01-02-2013 - 21:11 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Tìm $x,y,a,b$

$\left\{\begin{array}{l}ax+by=4 \\ax^2+bx^2=6 \\ax^3+bx^3=10\\ax^4+bx^4=18\end{array}\right.$




#389091 Topic về nguyên hàm, tìm nguyên hàm

Đã gửi bởi snowwhite on 22-01-2013 - 19:20 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tìm các nguyên hàm sau :
$1)$ $\int \frac{1}{\cos x}\text{dx}$.
$2)$ $\int \frac{1}{\sin x}\text{dx}$.
$3)$ $\int \frac{1}{\tan x}\text{dx}$.
$4)$ $\int \frac{1}{\cot x}\text{dx}$.
$5)$ $\int \frac{1}{\ln x}\text{dx}$.
$6)$ $\int \frac{\text{dx}}{\sqrt{x^{2} + 1}}$.
$7)$ $\int \frac{\sin^{2}x}{\cos^{3}x}\text{dx}$.
$8)$ $\int \frac{x\text{dx}}{x^{4} + x^{2} + 1}$.



#389329 Topic về nguyên hàm, tìm nguyên hàm

Đã gửi bởi snowwhite on 23-01-2013 - 19:20 trong Tích phân - Nguyên hàm

Nguyên hàm có nhiều cách giải....
Tiết nào cũng nhàn như tiết công dân thì sướng hết chỗ nói (chơi nhiều hơn học), ngồi không cũng chán thôi thì chém tạm cái này vậy.
Cho hàm số $ y= \sqrt{\frac{1-\sqrt{x}}{1+\sqrt{x}}} $
$a,$ Tìm Miny, Maxy
$b,$ Tìm nguyên hàm của y
..
...
......
$a,$ $y^2 = \frac{1-\sqrt{x}}{1+\sqrt{x}} = \frac{1-a}{1+a}$
Xét $f(t) = \frac{1-t}{1+t}$ trên $[0;1]$
Ta có $f'(t)= \frac{-2}{(1+t)^2} \leq 0 \forall t \in [0;1]$

$\Rightarrow f(t)$nghịch biến trên $\left [ 0;1 \right ]\Rightarrow f(1)\leq f(t)\leq f(0)\Rightarrow Maxf(t)=f(0)=1, Minf(t)=f(1)=0, Max y=1,Min y=0$
$b,I=\int \sqrt{\frac{1-\sqrt{x}}{1+\sqrt{x}}}dx $
Có nhiều cách tìm nguyên hàm bằng cách đổi biến số và bài này cũng thế
Mới nhìn vào thấy căn trong căn cũng ớn, đễ cho dễ coi ta có thể đặt $\sqrt{x} = t \Rightarrow x = t^2
\Rightarrow dx= 2tdt$
Khi đó $I= 2\int \sqrt{\frac{1-t}{1+t}}tdt = 2\int \frac{t(1-t)}{\sqrt{1-t^2}}dt=2 \int \frac{t}{\sqrt{1-t^2}}dt -I' = -2\sqrt{1-t^2}-I'$
Đặt $t=sinu \Rightarrow dt=cosudu $
$I' = 2\int sin^2u du = \int(1-cos2u)du =arcsint - \frac{1}{2}sin2u +C'$
Chú ý $ \frac{1}{2}sin2u = sinucosu= t\sqrt{1-t^2}$
Thay vào và cuối cùng ta được $I= t\sqrt{1-t^2} -2\sqrt{1-t^2} -arcsint +C= \sqrt{x}\sqrt{1-x}-2\sqrt{1-x}-arcsin\sqrt{x} +C $
Có thể tìm nguyên hàm cho bài này bằng cách lấy nguyên hàm từng phần
Từ bước $I= 2\int (1-t)\frac{t}{\sqrt{1-t^2}}dt$
Đặt $u= 1-t, dv = \frac{t}{\sqrt{1-t^2}} \Rightarrow du=-dt, v= -\sqrt{1-t^2}$
Khi đó $I= 2(t-1)\sqrt{1-t^2}-I'$
Tính I' bằng cách đặt $t=sinu \Rightarrow dt = cosudu$
$\Rightarrow I' =\int(1+cos2u)du=arcsint+0,5sin2u +C'$
Biến đổi tương tự và ta cũng có kết quả như cách 1
Việc tìm nguyên hàm phải trải qua nhiều bước đổi biến số hay tính riêng từng nguyên hàm nhỏ khác là điều không thể tránh khỏi, do đó bài toán trở nên dài dòng và khó kiểm soát nhưng ta vẫn có thể tránh được nếu biết cánh nhìn nhận 1 cách hợp lí. Đối với bài này có thể tìm nguyên hàm nhanh hơn được không...Xin thưa là có
Ngay từ cái nhìn đầu tiên về ĐK $0\leq \sqrt{x}\leq 1$ không biết có được hay không nhưng ta nghĩ ngay tới cách đưa về dạng lượng giác.0
Đặt $\sqrt{x}=sint \Rightarrow x= sin^2t \Rightarrow dx= 2sintcost$
Khi đó $I= 2\int \sqrt{\frac{1-sint}{1+sint}}sintcostdt =2 \int (1-sint)sintdt= -2cost -t +sintcost+C= \sqrt{x}\sqrt{1-x}-2\sqrt{1-x}-arcsin\sqrt{x} +C $
Nhận xét :từ các cách trên ta thấy cách 3 là tối ưu nhất nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng dùng được. Việc giải được bằng nhiều cách sẽ có nhiều thuận lợi, nó tạo ra tâm lí thoải mái nhất là trong các kì thi, vào thi ta phải chịu nhìu áp lực nhưng tôi vẫn yên tâm vì không làm được bằng cách này tôi có thể dùng cách khác và không có lý gì mà làm không được. Tôi không ngán những cái khó mà chỉ ngán những cái dễ mà dài, ngày thường thì không vấn đề gì nhưng trong thi cử có khi lại sai những cái không thể sai vd như tính sai đạo hàm hay viết nhầm vecto pháp tuyến thành chỉ phương,.. mấy cái này khẳng định là có không chỉ riêng tôi.
Ở đời có nhiều nghịch lí trong đó có nghịch lí là : Một người bình thường cho dù có nói đến khi không còn nói được nữa thì tiếng nói của họ cũng chẳng có chút kilo nào. Thế nhưng chỉ với 1 câu nói xàm của 1 vị lãnh tụ, 1 nhà bác học,..hay chỉ với 1 người nổi tiếng thì cũng đủ để lưu vào sử sách.
Có thể những điều tôi nói nó rất bình thường đối với nhiều người nhưng với người khác có khi lại có ý nghĩa.
Con người không thể khai thác hết muối của đại dương, nếu tính tổng lượng muối mà con người khai thác được từ xưa đến nay thì đó quả là 1 con số khổng lồ nhưng đối với đại dương kia thì nó chẳng có nghĩa lí gì. Thanks...



#393464 Topic tích phân ôn luyện

Đã gửi bởi snowwhite on 05-02-2013 - 19:42 trong Tích phân - Nguyên hàm

Toppic đang dần bị lẵng quên,
$I= \int\frac{1}{cos^2x+1}dx$



#391123 Topic post ảnh người yêu, bạn gái,...

Đã gửi bởi snowwhite on 28-01-2013 - 18:22 trong Góc giao lưu

Chú cần nữa không ???
Xem nè:



Người thật, việc thật !!! (Không Photoshop)
_______________
P/s: Có ai muốn xem Nhi mặc váy xinh như nào chưa, hãy chờ đấy !!!

Chú mày bá đạo thật, muốn ông anh này ở tù thật à, tương lai anh còn phải làm chuyện lớn nữa đấy, ko kiềm chế dc là chú mày chết vs anh



#391121 Topic post ảnh người yêu, bạn gái,...

Đã gửi bởi snowwhite on 28-01-2013 - 18:16 trong Góc giao lưu

Hình đã gửi
_______________________________
P/s: Ối trời, đây là topic ảnh người yêu, bạn gái mà sao lại để tấm hình này nhỉ ???

Đây là Nhi - bạn thân của mình (trong sáng, không vượt quá giới hạn bạn bè)

Kiểu này Nhi mà biết thì tớ chết !!!

xinh quá đi, nhìn mà tớ muốn ở tù



#412366 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi snowwhite on 13-04-2013 - 21:54 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: $(x+3)\sqrt{x^{2}+1}-1=x^{2}+3x$

Máy có vấn đề nên mình nhấn chuột ăn 2 lần luôn. Ko phải cố y đăng một bài hai là đâu nhé. Mọi người thông cảm

nhận thấy trong căn có $x^2+1$, ở ngoài có $x^2+1$ tính delta theo $\sqrt{x^{2}+1}$ là được




#443917 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi snowwhite on 18-08-2013 - 19:24 trong Kinh nghiệm học toán

Bạn aphuong1995 thân mến, bạn có dám chắc rằng đây là thủ thuật mà mình nghĩ ra đầu tiên ko. Đây ko phải là phát hiện gì lớn lao lắm mà mọi người đều không biết, thằng lớp mình cũng biết đến những pp này, nó chuyên CASIO lâu lắm rồi khi mình đọc bài viết của nthoangcute tưởng rằng nó không biết nên có ý giả vờ hỏi thử mày chỉ giùm tao cái này giải băng máy coi, nó cũng chỉ mình như vậy đấy khi đó mình mới biết rằng nó học bồi dưỡng casio nên biết được từ thầy(cô) điều này có nghĩa là các thầy(cô) dạy casio khác ắt hẳn cũng biết, cho nên mình coi nó bình thương và mình không thích dùng máy nên không đk học bd lớp casio. Công nhận là máy giúp rất nhiều nhưng các bạn cũng đừng quá lạm dụng, thi hsg ai cho mình dùng máy. Thử hỏi người phát minh ra máy tính vì mục đích gì mầ họ lại không biết đến các chức năng cũng như phạm vi sử dụng của máy. Điều này chắc hẳn đã tồn tại các tài liệu nói về vấn đề này. Bạn aphuong1995 có hơi khi khăng khăng cho rằng nthoangcute đã tham khảo. Nhưng bạn cũng đừng quá bận tâm đến bạn đăng bài trước tôi công nhận. còn nthoangcute đã góp không ít bài viết cho diễn đàn nên các thành viên ủng hộ cho nthoangcute cũng là chuyện bt và chắc chắn là bạn aphuong1995 cũng thế. 




#391110 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi snowwhite on 28-01-2013 - 17:23 trong Kinh nghiệm học toán

Post cái còn lại đi bạn! cảm ơn nhiều!! :icon6: :icon6: :icon6:



Bạn có nhìn ra cái nay không
$x^2-2x+3-(x+1)\sqrt{x^2-2x+3} +2x-2=0$
Tính $\Delta = (x+1)^2 -4(2x-2) = (x-3)^2$
Từ đó suy ra $\sqrt{x^2-2x+3} = x-1$
$\sqrt{x^2-2x+3} = 2$



#443826 Thủ thuật giải toán bằng CASIO

Đã gửi bởi snowwhite on 18-08-2013 - 10:34 trong Kinh nghiệm học toán

Xin góp chút ý kiến

Cái quan trọng không phải ai là người nghĩ ra đầu tiên hay có bao nhiêu người cùng nghĩ ra mà cái quan trọng là ai người công bố đầu tiên. Chúng ta đều biết rõ điều đó và công nhận cho người đầu tiên đã công bố. Đôi khi chúng ta thấy nó quá bình thường, mấy cái này mình nghĩ ra không lẽ người khác không nghĩ ra hoặc có nhiều người đều biết và cho đó là điều mà mọi người đều biết nên không nói ra. Nhưng trong số 100 người cho dù chỉ 1 người không biết và họ muốn biết thì ta phải chia sẻ cho 1 người người không biết chứ không phải cho 99 người kia. Và 1 người đó sẽ tôn thờ người đã tiết lộ đầu tiên. Có thể 2 bạn aphuong1995 và nthoangcute và một số người khác đều độc lập nghĩ ra, cũng có thể nthoangcute nghĩ ra trước nhưng cuộc sống là vậy, có ai chứng kiến là bạn đã nghĩ ra đầu tiên không hay chỉ công nhận người công bố đầu tiên mặc dù họ đến sau. Thực ra vấn đề mà 2 bạn đang quan tâm cũng không có gì to tát lắm nếu không muốn nói là lớp mình vẫn có người biết, cho dù bạn ấy có tham khảo ở đâu đi chăng nữa thì ắt hẳn sẽ có nhiều người biết nữa. Về việc sử dụng máy móc thì mình  cũng có không quan tâm, ngay trong trường mình cũng có số ít thầy(cô) tính nhẩm rất nhanh mà có dùng máy tính đâu, các nhà bác học ngày xưa làm gì có máy mà tính nhưng họ vẫn là bác học đấy thôi. Một điều nữa tôi muốn nói là người ngoài cuộc luôn sáng hơn người trong cuộc, đôi khi phát minh của bạn cũng chỉ như lên sẳn ý tưởng cho người tiếp thu, theo bản năng họ cải tiến, sáng tạo theo cách riêng độc đáo mà ngay cả người phát minh cũng phải ngỡ ngàng. Theo đó sẽ có không ít người tiếp thu và hoàn thiện một cách táo bạo hơn nữa và chúng ta mong chờ điều đó. Có thể bạn nthoangcute không có liên hệ gì với aphuong1995 nhưng biết sao được vì bạn là người đến sau. Tôi tôn trọng bài viết của bạn nthoangcute và nhiều người khác nữa.........Chúc các bạn có thêm nhiều sáng kiến hay và độc đáo góp cho diễn đàn..........!

P/S : Nếu có gì không đúng hay có ý xúc phạm xin bạn nthoangcute để lại lời nhắn........