Đến nội dung

ducvipdh12 nội dung

Có 422 mục bởi ducvipdh12 (Tìm giới hạn từ 06-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#481450 bài 5 trong kì thi chọn đội tuyển Đà Nẵng 2010

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 06-02-2014 - 19:50 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

cho n học sinh (n lớn hơn hoặc bằng 2) được sắp xếp thành 1 hàng dọc. Cứ mỗi lần thầy giáo thổi còi thì có đúng 2 học sinh đổi chỗ cho nhau. Hỏi sau một số lẻ lần thầy giáo thổi còi,ta có thể thấy tất cả các học sinh đều đứng trở lại đúng vị trí ban đầu của mình hay không?




#535259 Topic ôn luyện VMO 2015

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 28-11-2014 - 22:30 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Bài 33 em giải như sau:

Ta xét 3 trường hợp sau:

TH 1:$\left | k \right |> 2$

Dùng BĐT sau:

$\left | u_{n+1} \right |\geq \left | k \right |.\left | u_{n} \right |-\left | u_{n-1} \right |> 2\left | u_{n} \right |-\left | u_{n-1} \right |\geqslant \left | u_{n} \right |$ nếu$\left | u_{n} \right |\geq \left | u_{n-1} \right |> 0$

Ta suy ra $\left | u_{0} \right |=\left | u_{1} \right |< \left |u _{2} \right |< ...$

TH 2: $\left | k \right |\leq 2$,k là số hữu tỉ nhưng k không là số nguyên,tức là $k=\frac{p}{q};p,q \epsilon \mathbb{Z}, q\geq 2,(p,q)=1$

Ta có $u_{2}=\frac{p}{q}u_{1}-u_{0}=\frac{-p-q}{q}$

Quy nạp theo n,giả sử $u_{i}=\frac{p_{i}}{q_{i-1}},p_{i}\in \mathbb{Z},(p_{i},q)=1;\forall i=1,2,...,n$ (1)

Khi đó $u_{n+1}=\frac{p}{q}u_{n}-u_{n-1}=\frac{p_{n+1}}{q^n}$ trong đó $p_{n+1}=p.p_{n}-q^2.p_{n-1} \in \mathbb{Z}$ thỏa mãn $(p_{n+1},q)=1$

Do $q\geqslant 2$, từ (1) suy ra $u_{n}\neq u_{m}$ với mọi $n\neq m$

Nói riêng $(u_{n})$ không là dãy số tuần hoàn.

TH 3: $\left | k \right |\leq 2,k\in \mathbb{Z}$ thì ta xét 5 giá trị của k thì dễ dàng tìm được có 4 giá trị của k thỏa mãn là -2,-1,0,1 

Cách của em không hay bằng cách của bạn Đạt nhưng đây cũng là 1 hướng tiếp cận bài toán dạng này  :luoi:




#535264 Topic ôn luyện VMO 2015

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 28-11-2014 - 22:45 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Bài 51: Hãy tìm tất cả các tập A gồm hữu hạn số thực có tính chất sau:

Nếu x thuộc A thì $f(x)=x^{3}-3\left | x \right |+4$ cũng thuộc A

Bài 52: Có tồn tại hay không một đa giác đều 600 cạnh trong mặt phẳng tọa độ Descartes Oxy mà tọa độ các đỉnh của nó đều là số hữu tỉ?




#535269 có thể lập được bao nhiêu số ?

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 28-11-2014 - 23:06 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

có thể lập được 7.7.6.5=1470 số thỏa mãn




#535270 $x^n+(x+2)^n+(2-x)^n=0$

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 28-11-2014 - 23:11 trong Số học

Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ để phương trình $x^n+(x+2)^n+(2-x)^n=0$ có nghiệm nguyên 

đây là đề APMO 1993 bạn nhé,đáp án là n=1  :icon6:




#536790 Topic ôn luyện VMO 2015

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 08-12-2014 - 23:12 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Bài 53: Tìm số tự nhiên n nhỏ nhất, $n>0$ sao cho tổng $\sum_{i=1}^{n}p_{i}^{2000} $ chia hết cho $120$ với $p_{1};p_{2};p_{3};....$ là các số nguyên tố tùy ý lớn hơn 10

Bổ đề: nếu p là số nguyên tố lớn hơn 10 thì $p^{4}-1\vdots 120$

áp dụng bổ đề ta có:

$\sum_{i=1}^{n}(p_{i}^{2000}-1)+n\equiv \sum_{i=1}^{n}(p_{i}^{4}-1)+n\equiv n(mod 120)$

$\Rightarrow n=120k$ $k\in \mathbb{N}^{*}$,vậy nên n nhỏ nhất khi k=1,khi đó n=120. Khi đó thì $p_{1}=p_{2}=...=p_{120}$ thỏa mãn




#549428 TST 2015

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 25-03-2015 - 21:15 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

có ai có đề TST 2015 ngày thứ nhất chưa ạ,mới có được 2 bài này của anh Lữ bên MS,ai có bản full thì up lên cho mọi người cùng làm với ạ :icon6:

 

Bài 1

Gọi $\alpha $ là nghiệm dương của phương trình ${{x}^{2}}+x=5$. Với số nguyên dương $n$ nào đó, gọi ${{c}_{0}},{{c}_{1}},{{c}_{2}}, \ldots ,{{c}_{n}}$ là các số nguyên không âm thỏa mãn đẳng thức

$${{c}_{0}}+{{c}_{1}}\alpha +{{c}_{2}}{{\alpha }^{2}}+...+{{c}_{n}}{{\alpha }^{n}}=2015.$$
a) Chứng minh rằng ${{c}_{0}}+{{c}_{1}}+{{c}_{2}}+...+{{c}_{n}}\equiv 2\text{ }(\bmod 3).$ 
b) Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng ${{c}_{0}}+{{c}_{1}}+{{c}_{2}}+...+{{c}_{n}}$.

 

Bài 2.

Cho đường tròn $(O)$, dây cung $BC$ cố định và điểm $A$ chạy trên $(O)$. Gọi $I,H$ lần lượt là trung điểm cạnh $BC$ và trực tâm tam giác $ABC$, tia $IH$ cắt $(O)$ tại $K$, $AH$ cắt $BC$ tại $D$, $KD$ cắt $(O)$ tại $M$. Từ $M$ vẽ đường vuông góc với $BC$ cắt $AI$ tại $N$. 
a) Chứng minh $N$ thuộc đường tròn cố định.
b) Đường tròn tiếp xúc với $AK$ tại $A$ và đi qua $N$ cắt $AB,AC$ tại $P,Q$. Gọi $J$ là trung điểm $P,Q$. Chứng minh rằng: $AJ$ qua điểm cố định.

 

Bài 3
Một số nguyên dương $k$ có tính chất “$t-m$” nếu với mọi số nguyên dương $a$, tồn tại số nguyên dương $n$ sao cho
$${{1}^{k}}+{{2}^{k}}+{{3}^{k}}+...+{{n}^{k}} \equiv a (\bmod m).$$
a) Tìm tất cả các số nguyên dương $k$ có tính chất $t-20.$ 
b) Tìm số nguyên dương $k$ nhỏ nhất có tính chất $t-{{20}^{15}}$

Hình gửi kèm

  • zz.png



#549552 TST 2015

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 26-03-2015 - 16:23 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

đề vòng 2  :luoi:

Hình gửi kèm

  • zzz.png



#549558 Tính $\lim \left( {\frac{{{x_1}...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 26-03-2015 - 16:42 trong Dãy số - Giới hạn

từ công thức tổng quát,ta có:

$x_{k}=\frac{x_{k+1}-5}{x_{k}-5}.$ thay k bởi 1,2,...,n rồi nhân lại với nhau ta được điều trên đó bạn  :lol:




#549567 $a^4+ b^4\leq \frac{a^6}{b^2}+\frac{b^6}{a^2}$

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 26-03-2015 - 16:59 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a, b, c \epsilon R$ Chứng minh các BĐT sau:

 

1/ $a^4+ b^4\leq \frac{a^6}{b^2}+\frac{b^6}{a^2}$ với $a,b \neq 0$

 

2/ $a^4+3\geq 4a$

 

Cho các số thực dương $ a, b $ CMR: $\frac{b}{\sqrt{a}}+\frac{a}{\sqrt{b}}\geq \sqrt{a}+\sqrt{b}$

dễ mà bạn,áp dụng BĐT cosi thôi




#551151 Tìm Min: $P=\frac{4a^{2}}{a-1}+\...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 03-04-2015 - 17:04 trong Bất đẳng thức và cực trị

$\frac{4a^{2}}{a-1}=\frac{4(a^{2}-1)+4}{a-1}=4(a+1)+\frac{4}{a-1}=4(a-1)+\frac{4}{a-1}+8\geq 16$

mấy cái khác làm tương tự MinP=48

cách làm của em sai rồi nhé,đoạn nớ cosi đc khi a lớn hơn hoặc bằng 1,giả thiết cho a>0 mà,bài này anh nghĩ có thiên hướng dùng lượng giác




#551189 Cho $\Delta ABC$ có chu vi bằng $2$. Chứng minh...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 03-04-2015 - 20:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

bài tóan này tương đối nhiều cách,em có thể dùng đến BĐT phụ sau $a^2+b^2+c^2< 2ab+2bc+2ac$ ( đúng với trường hợp a,b,c là 3 cạnh của tam giác) rồi biến đổi cơ bản là ra ( để ý vai trò a,b,c như nhau nên có thể giả sử a= max {a,b,c} ) hoặc có thể thay c=2-(a+b) vào BĐT cần chứng minh cũng đc :luoi:




#551374 Tìm Min: $P=\frac{4a^{2}}{a-1}+\...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 04-04-2015 - 16:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c > 0$.

Tìm Min: $P=\frac{4a^{2}}{a-1}+\frac{5b^{2}}{b-1}+\frac{3c^{2}}{c-1}$.

có vẻ đề này thiếu dữ kiện vì khi cho a tiến đến 1- thì P tiến tới vô cực rồi,em kiểm tra lại đề nhé  :lol:




#551523 f(t)=$t^{2}+\frac{1}{t^{2}}...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 05-04-2015 - 09:18 trong Bất đẳng thức và cực trị

$f(t)$ là hàm số nghịch biến trên khoảng $\left ( 0,\frac{\sqrt{2}}{2} \right )$




#551968 TST 2015

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 06-04-2015 - 21:30 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Danh sách đội tuyển IMO 2015:

Việt Hà-CHT

Nguyễn Thế Hòan,Nguyễn Tuấn Hải Đăng KHTN HN

Nguyễn Huy Hoàng PTNK

Hòang Anh Tài PBC Nghệ An

suất thứ 6 chưa chắc chắn,nghe nói là Tài LHP Nam Định 

 

P/S: tuyệt vời năm nay team IMO lại có nữ  :icon6:




#553919 Chứng minh ab + bc + ca - 2015abc nhỏ hơn hoặc bằng 1/4

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 14-04-2015 - 15:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

bài này cho số 2015 là để lừa tình 1 tí

ta sử dụng phương pháp hàm bậc nhất.

$ab+bc+ca-2015abc\leq ab+bc+ca-abc$ ( do giả thiết a,b,c không âm )

áp dụng giả thiết $a+b+c=1$ ta cần chứng minh:

$ab(1-c)+c(1-c)-\frac{1}{4}\leq 0$

Cố định ab,ta có $0\leq ab\leq \frac{(a+b)^2}{4}=\frac{(1-c)^2}{4}$

đặt $f(ab)=ab(1-c)+c(1-c)-\frac{1}{4}$. Ta cần chứng minh

$f(ab)\leq max\left \{ f(0),f(\frac{(1-c)^2}{4}) \right \}$$\leq 0$

đến đây thay số vào là ra




#553922 CM $\frac{GB}{GC}=\frac{HD}...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 14-04-2015 - 15:51 trong Hình học

câu b $\widehat{AHM}=45^{\circ}$ bằng cách chứng minh ABE là tam giác vuông cân và A,B,H,M đồng viên 




#553924 CMR $M<1$

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 14-04-2015 - 15:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

ta có:

$\frac{2k+1}{(k^2+k)^2}=\frac{(k+1)^2-k^2}{(k(k+1))^2}=\frac{1}{k^2}-\frac{1}{(k+1)^2}$

thay vào bài là ra  :lol:




#553927 Chứng minh rằng $u_n=v_n$

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 14-04-2015 - 16:14 trong Dãy số - Giới hạn

Cho số nguyên dương $n$ và các số thực $a_1;a_2;...;a_{n-1}$. Cho hai dãy số $(u_n),(v_n)$ thỏa mãn $u_0=u_1=v_0=v_1=1$ và $u_{k+1}=u_k+a_ku_{k-1}, v_{k+1}=v_k+a_{n-k}.v_{k-1}$. Chứng tỏ rằng:$u_n=v_n$

 

đề bài có vẻ thiếu thiếu nhỉ,phải có mối liên hệ của $a_{1},a_{2},...,a_{n}$ chứ nhỉ,nếu không thì trường hợp k=1 chắc gì nó đã bằng  :closedeyes:




#553994 $\dfrac{2a}{b+c}+\dfrac{2b}...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 14-04-2015 - 19:52 trong Bất đẳng thức và cực trị

Áp dụng bất đẳng thức phụ $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{a+c}+\frac{c}{a+b}\geq \frac{3}{2}$,ta có

$\dfrac{2a}{b+c}+\dfrac{2b}{a+c}+\dfrac{2c}{a+b}$$\geq 3$ (1)

mà $(a-b)^{2}+(b-c)^{2}+(c-a)^{2}\geq 0; (*) (a+b+c)^{2}\geq 0\Rightarrow \frac{1}{(a+b+c)^{2}}< 0(**)$

từ (*)(**)$\Rightarrow \dfrac{(a-b)^2+(b-c)^2+(a-c)^2}{(a+b+c)^2}\leq 0$ (2)

Từ (1)(2)$\Rightarrow \dfrac{2a}{b+c}+\dfrac{2b}{a+c}+\dfrac{2c}{a+b} \ge 3+\dfrac{(a-b)^2+(b-c)^2+(a-c)^2}{(a+b+c)^2}$(đpcm)

bài em sai rõ ràng rồi nhé,với lại đây là một BĐT chặt hơn BĐT Schur nên không thể dùng nó được  :closedeyes:




#554120 Chứng minh phương trình $8x^{3}-6x-1=0$

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 15-04-2015 - 09:41 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Chứng minh phương trình $8x^{3}-6x-1=0$ có ba nghiệm thực phân biệt.hãy tìm 3 nghiệm đó?

                                          

                                                            :wub: 

Ta có:

$f(0)=-1$,$f(1)=1$,$f(-\frac{1}{2})=1$,$f(-1)=-3$ nên $f(0).f(1)<0$,$f(0).f(-\frac{1}{2})<0$,$f(-\frac{1}{2}).f(-1)<0$.Từ đó ta có phương trình có 3 nghiệm phân biệt thuộc các khoảng $(-1,-\frac{1}{2})$,$(-\frac{1}{2},0)$,$(0,1)$.

Để tìm 3 nghiệm đó,ta chỉ cần xét x trong khoảng (-1,1) ( vì đã chứng minh ở trên 3 nghiệm phân biệt thuộc khoảng (-1,1) )

Đến đây đặt x=cos t thôi là giải ra

:lol:




#554151 Tìm tất cả các giá trị của a và b

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 15-04-2015 - 15:44 trong Tổ hợp và rời rạc

số đỉnh màu xanh là 103-79=24 đỉnh.Nếu tất cả các đỉnh màu đỏ tập hợp thành 1 phần thì a=78,nếu bị cắt thành 2 phần thì a=77. Nếu có k phần thì a=79-k. Nếu có k phần đỏ thì cũng có k phần xanh nên b=24-k. Từ đó có 24 khả năng tất cả

P/s: bài này hình như là bài VMO 2014  :ohmy:




#554264 A=$1+9^{2k}+77^{2k}+1977^{2k}$ không...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 15-04-2015 - 21:50 trong Số học

Chứng minh với mọi k là số tự nhiên thì A=$1+9^{2k}+77^{2k}+1977^{2k}$ không phải là số chính phương

Trường hợp riêng k=0 là số chính phương nhé

Ta xét $k\geq 1$

Bổ đề: 1 số chính phương chia 3 dư 0 hoặc 1.

Ta có A chia 3 dư 2 nên theo bổ đề A không là số chính phương




#554271 $\sum \frac{a}{b+c}+\frac{4abc...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 15-04-2015 - 22:09 trong Bất đẳng thức và cực trị

   Cho các số không âm a,b,c không có hai số nào đồng thời bằng 0 . Chứng minh rằng : 
 
         $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}+\frac{4abc}{\left ( a+b \right )\left ( b+c \right )\left ( c+a \right )}\geq 2$

bằng phép quy đồng và 1 số biến đổi đơn giản ta có BĐT Schur:

$a^3+b^3+c^3+3abc\geq ab(a+b)+bc(b+c)+ac(a+c)$

phép chứng minh này có rất nhiều trong các tài liệu nên sẽ không nêu ở đây,dưới đây là dạng BĐT Schur tổng quát

a,b,c,k là các số thực dương bất kì ta luôn có:

$a^{k}(a-b)(a-c)+b^{k}(b-c)(b-a)+c^{k}(c-a)(c-b)\geq 0$




#554295 cm: diện tích ABCD nhỏ hơn hoặc bằng $\frac{1}{2...

Đã gửi bởi ducvipdh12 on 15-04-2015 - 23:14 trong Hình học

ý tưởng thế này:

$2S_{ABCD}=2(S_{BCD}+S_{DAB})\leq AC.BD\leq AB.CD+BC.AD$