Đến nội dung

Phạm Hữu Bảo Chung nội dung

Có 549 mục bởi Phạm Hữu Bảo Chung (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#445592 Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-08-2013 - 20:48 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 1.

Giải

Ta có: $P = x^2 + y^2 + z^2 - xy - yz - zx = \dfrac{1}{2}\left [ (x - y)^2 + (y - z)^2 + (z - x)^2\right ] \geq 0$
Vậy: $Min_P = 0$ khi $x = y = z = 1$
 
Giả sử $x \leq y \leq z$. Dễ thấy: $x \leq 1$ và $z \geq 1$. Đặt $x = 1 - a; z = 1 + b, y = 1 + a - b \, (0 \leq a, b \leq 1)$
Khi đó, biến đổi P và rút gọn, ta được:$P = 3(a^2 + b^2 - ab)$
Dễ thấy: Nếu $a \leq b$ thì $P = 3b^2 + 3a(a - b) \leq 3$
Tương tự: Nếu $b \leq a$ thì $P = 3a^2 + 3b(b - a) \leq 3$
Vì vậy: $Max_P = 3$. Dấu "=" xảy ra khi $x = 0, y = 1, z = 2$ và các hoán vị.
Bài 3.
Giải
Từ giả thiết, ta có: $x + y + z + 6 \geq x^2 + y^2 + z^2 \geq \dfrac{(x + y + z)^2}{3}$
Do đó: $-3 \leq x + y + z \leq 6$
Vì x, y, z > 0 nên $0 < x + y + z \leq 6$
Từ đó ta có:
$P = \dfrac{1}{x + y + 1} + \dfrac{1}{y + z + 1} + \dfrac{1}{z + x + 1} \geq \dfrac{9}{2(x + y + z) + 3} \geq \dfrac{3}{5}$
Vậy: $Min_P = \dfrac{3}{5}$ khi $x = y = z = 2$
 
Sai thì thôi bạn nhé :D

 




#445914 Tìm min $A=\frac{x^2y}{\left(x^2+y^2\right...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 28-08-2013 - 16:48 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Đặt $t = \dfrac{x^2}{y^2}$
Từ giả thiết, ta có:
$22\dfrac{x^2}{y^2} + \dfrac{2}{y^2} = 8\dfrac{x^4}{y^4} + 6 + \dfrac{1}{y^4}$
 
$\Rightarrow 8t^2 - 22t + 6 = - \left ( \dfrac{1}{y^2} - 1\right )^2 + 1 \leq 1 \Rightarrow \dfrac{1}{4} \leq t \leq \dfrac{5}{2}$
 
Khi đó:
$A=\dfrac{x^2y}{\left(x^2+y^2\right)\left(\sqrt{4x^2+y^2}+y\right)} = \dfrac{\dfrac{x^2}{y^2}}{\left ( \dfrac{x^2}{y^2} + 1\right ) \left ( \sqrt{4\dfrac{x^2}{y^2} + 1} + 1\right )}$
 
$\Rightarrow A = \dfrac{t}{(t + 1)\left ( \sqrt{4t + 1} + 1\right )}$
 
Xét hàm số $f(t) = \dfrac{t}{(t + 1)\left ( \sqrt{4t + 1} + 1\right )}$ trên $\left [ \dfrac{1}{4}; \dfrac{5}{2}\right ]$
 
Có: $f'(t) = \dfrac{-2t^2 + 2t + \sqrt{4t + 1} + 1}{(t + 1)^2\sqrt{4t + 1}\left ( \sqrt{4t + 1} + 1\right )^2}$
Khi đó: $f'(t) = 0 \Leftrightarrow -2t^2 + 2t + \sqrt{4t + 1} + 1 = 0 \Leftrightarrow t = 2$
 
Vì vậy, ta tìm được: $Min_A = \underset{\forall t \in \left [\dfrac{1}{4}; \dfrac{5}{2} \right ]}{Min_{f(t)}} = f\left (\dfrac{1}{4} \right ) = \dfrac{\sqrt{2} - 1}{5}$
 
Dấu "=" xảy ra khi $t = \dfrac{1}{4}$ và $y^2 = 1$. Khi đó: $y = 1$ và $x = \pm \dfrac{1}{2}$



#444598 $$\sqrt[3]{x^2}-2\sqrt{x^3}-(x-4)...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-08-2013 - 20:39 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

http://diendantoanho...80/#entry444511
Bài này đã được đăng ở đây rồi bạn!




#444186 $\left\{\begin{matrix} sinB + sinC = 2sinA...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-08-2013 - 08:47 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Giải
ĐK: $A, B, C \neq 90^o$
Ta có:
$\left\{\begin{matrix} \sin{B} + \sin{C} = 2\sin{A}\\\tan{B} + \tan{C} = 2\tan{A} \end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2\sin{\left (\dfrac{B + C}{2} \right )}\cos{\left (\dfrac{B - C}{2} \right )} = 4\sin{\dfrac{A}{2}}\cos{\dfrac{A}{2}}\\\dfrac{\sin{B}\cos{C} + \sin{C}\cos{B}}{\cos{B}\cos{C}} = 2\dfrac{\sin{A}}{\cos{A}}\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2\cos{\dfrac{A}{2}}\cos{\left (\dfrac{B - C}{2} \right )} = 4\sin{\dfrac{A}{2}}\cos{\dfrac{A}{2}}\\\dfrac{\sin{A}}{\cos{B}\cos{C}} = 2\dfrac{\sin{A}}{\cos{A}}\end{matrix}\right.$
 
Do $0^o < A < 180^o$ nên $\cos{\dfrac{A}{2}}$ và $\sin{A} \neq 0$
Vì vậy, hệ tương đương:
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \cos{\left (\dfrac{B - C}{2}\right )} = 2\sin{\dfrac{A}{2}}\\\cos{A} = 2\cos{B}\cos{C}\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \cos^2{\left (\dfrac{B - C}{2}\right )} = 4\sin^2{\dfrac{A}{2}}\\\cos{A} = \cos{\left (B + C \right )} + \cos{\left ( B - C\right )}\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \cos{\left ( B - C\right )} = 3 - 4\cos{A}\\2\cos{A} = \cos{\left ( B - C\right )}\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \cos{A} = \dfrac{1}{2}\\\cos{\left (B - C \right )} = 1\end{matrix}\right. \Leftrightarrow A = B = C = 60^o$
 
Vậy, tam giác ABC đều.



#443827 $8\sqrt{x+1+\sqrt{x^{2}+2x}}=27...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 18-08-2013 - 10:46 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải
ĐK: $x \geq 0$
- Ta thấy x = 0 không là nghiệm của phương trình.
- Với $x > 0$, chia hai vế của phương trình cho $\sqrt{x}$, ta được:
 
$8\sqrt{1 + \dfrac{1}{x} + \sqrt{1 + \dfrac{2}{x}}} = 27\sqrt{2}x^2$
Nhận thấy: $x = \dfrac{2}{3}$ là một nghiệm của phương trình.
  • Nếu $x > \dfrac{2}{3}, VT < 12\sqrt{2} < VF$
  • Nếu $0 < x < \dfrac{2}{3}, VT > 12\sqrt{2} > VF$
Vậy, phương trình có nghiệm duy nhất: $x = \dfrac{2}{3}$
 
Nếu bạn học đạo hàm rồi thì xử lý dễ hơn :)



#446375 $\sqrt{x+\sqrt{x^2-1}}=32(x-1)^2\sqrt...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-08-2013 - 21:00 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $x \geq 1$
Phương trình tương đương:
$$x + \sqrt{x^2 - 1} = 2^{11}\left ( x - 1\right )^5$$
Đặt $a = 4(x - 1) \geq 0$, khi đó ta có hệ:
$\left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1\\x + \sqrt{x^2 - 1} = 2a^5\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1\\\sqrt{x^2 - 1} = 2a^5 - x\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\4a^{10} - 4a^5x + 1 = 0\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\4a^{10} - 4a^5\left ( \dfrac{a}{4} + 1\right ) + 1 = 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\(2a^5 - 1)^2 = a^6\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\2a^5 - a^3 - 1 = 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\a^5 - a^3 + a^5 - 1 = 0\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\(a - 1)(2a^4 + 2a^3 + a^2 + a + 1) = 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a = 1\\x = \dfrac{a}{4} + 1\end{matrix}\right. \Rightarrow x = \dfrac{5}{4}$



#447432 Cho y=/frac{x+1}{x-1} và (d) y= 2x+m. Tìm m để (d) cắt (c...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 03-09-2013 - 00:05 trong Hàm số - Đạo hàm

Bài 2

Giải

Phương trình hoành độ giao điểm của (Cm) và Ox là: 
$x^3 + 2(1 - 2m)x^2 + (5 - 7m)x + 2(m + 5) = 0$
$\Leftrightarrow (x + 2)\left ( x^2 - 4mx + m + 5\right ) = 0$
Để (Cm) cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt thì phương trình $g(x) = x^2 - 4mx + m = 5 = 0$ phải có 2 nghiệm phân biệt khác -2.

Phần còn lại bạn tự giải nhé! 




#456340 Tìm GTNN của M=$x^{4}+y^{4}-x^{2}y^{2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 09-10-2013 - 13:00 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Đặt xy = t

Từ giả thiết, ta có: $(x + y)^2 = 3xy + 1 \geq 0 \Rightarrow t \geq \dfrac{-1}{3}$

Mặt khác: $xy = x^2 + y^2 - 1 \geq 2xy - 1 \Rightarrow t \leq 1$

Ta có:
$M = x^4 + y^4 - x^2y^2 = (x^2 + y^2)^2 - 3x^2y^2 $
$M = (t + 1)^2 - 3t^2 = -2t^2 + 2t + 1 = -\dfrac{2}{3}(3t + 1)(t - 1) + \dfrac{2}{3}t + \dfrac{1}{3}$

 

Vì $\dfrac{-1}{3} \leq t \leq 1 \Rightarrow (3t + 1)(t - 1) \leq 0$

Vậy: $M \geq \dfrac{2}{3}t + \dfrac{1}{3} \geq \dfrac{1}{9}$

Kết luận: $Min_M = \dfrac{1}{9}$ khi $x = - y = \dfrac{1}{\sqrt{3}}$ và ngược lại.

 

 




#451322 Tìm GTLN ,GLTNN của hàm số (Gấp)

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 17-09-2013 - 22:03 trong Các bài toán Lượng giác khác

Giải

Đặt $\cos{x} = t \, (-1 \leq t \leq 1)$, ta được:

$y = f(t) = t^3 - 6t^2 + 9t + 5$

Xét hàm số f(t) trên $[-1; 1]$ có $f’(t) = 3t^2 - 12t + 9 = 3(t - 1)(t - 3) \geq 0 \forall$ $t \in [-1; 1]$

Vậy, hàm đồng biến trên [-1; 1]. Khi đó: $f(-1) \leq f(t) \leq f(1)$

Vậy:

$Max_y = 9$ khi $t = 1 \Rightarrow x = k2\pi \, (k \in Z)$

$Min_y = -11$ khi $t = -1 \Rightarrow x = \pi + k2\pi \, (k \in Z)$

 

 




#450436 $3\left ( x+y+z \right )+xyz\geq 10$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 14-09-2013 - 23:22 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Đặt $x + y + z = p; xy + yz + zx = q$ và $xyz = r$.

Theo giả thiết: $q = 3 \Rightarrow r \leq \sqrt{\dfrac{q^3}{27}} = 1$

Ta có:
$(x^3 + y^3 + z^3)(x + y + z) \geq (x^2 + y^2 + z^2)^2$

 

$\Rightarrow (p^3 - 3pq + 3r)p \geq (p^2 - 2q)^2 \Leftrightarrow p^2q + 3pr \geq 4q^2$

 

$\Leftrightarrow 3p^2 + 3pr - 36 \geq 0 \Leftrightarrow p^2 + pr - 12 \geq 0 \, (1)$

Vì $x, y, z > 0$ nên $p, r > 0$. Vì vậy, từ (1), suy ra: $p \geq \dfrac{\sqrt{r^2 + 48} - r}{2}$

 

Vậy, ta cần chứng minh: $\dfrac{\sqrt{r^2 + 48} - r}{2} \geq \dfrac{10 - r}{3} \Leftrightarrow 3\sqrt{r^2 + 48} \geq r + 20$

$\Leftrightarrow r^2 - 5r + 4 \geq 0 \Leftrightarrow (r - 1)(r - 4) \geq 0$

BĐT trên đúng với $r \leq 1$. Vậy, ta có điều phải chứng minh.

 

 




#448811 Cho a,b,c dương thỏa mãn : $a,b,c \epsilon (0;1)$ Và $...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 08-09-2013 - 13:40 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Giải

Đặt $P = \sqrt{\dfrac{1 - a}{bc}} + \sqrt{\dfrac{1 - b}{ac}} + \sqrt{\dfrac{1 - c}{ab}} = 2$

Khi đó;
$\dfrac{P^2}{3} \leq \dfrac{1 - a}{bc} + \dfrac{1 - b}{ac} + \dfrac{1 - c}{ab} = \dfrac{a + b + c - ( a^2 + b^2 + c^2)}{abc}$

$\leq \dfrac{a + b + c - \dfrac{(a + b + c)^2}{3}}{abc} = \dfrac{\frac{-1}{3}\left ( a + b + c - \dfrac{9}{4}\right )^2 - \dfrac{1}{2}(a + b + c) + \dfrac{27}{16}}{abc}$

 

$\leq \dfrac{\dfrac{- 3}{2}\sqrt[3]{abc} + \dfrac{27}{16}}{abc}$

 

Đặt $\sqrt[3]{abc} = t \Rightarrow \dfrac{\dfrac{-3}{2}t + \dfrac{27}{16}}{t^3} \geq \dfrac{4}{3}$

$\Leftrightarrow 64t^3 + 72t - 81 \leq 0 \Rightarrow t \leq \dfrac{3}{4} \Rightarrow abc \leq \dfrac{27}{64}$

Dấu “=” xảy ra khi $a = b = c = \dfrac{3}{4}$

 

 




#443053 ​$sinA+sinB+\sqrt{6}sinC\leq \frac{5\...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-08-2013 - 15:39 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Giải
Ta có:
$P = \sin{A} + \sin{B} + \sqrt{6}\sin{C} = 2\sin{\dfrac{A + B}{2}}\cos{\dfrac{A - B}{2}} + 2\sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\cos{\dfrac{C}{2}}$
 
$P = 2\cos{\dfrac{C}{2}\cos{\dfrac{A - B}{2}}} + 2\sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\cos{\dfrac{C}{2}}$
 
Do $\cos{\dfrac{C}{2}} > 0 \Rightarrow P \leq 2\cos{\dfrac{C}{2}} + 2\sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\cos{\dfrac{C}{2}}$
 
Mặt khác, ta có: 
$2\cos{\dfrac{C}{2}}\left ( 1 + \sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\right ) = \dfrac{2}{\sqrt{10}}.\sqrt{10}\cos{\dfrac{C}{2}}\left ( 1 + \sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\right )$
 
$\leq \dfrac{1}{\sqrt{10}} \left ( 10\cos^2{\dfrac{C}{2}} + 1 + 2\sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}} + 6\sin^2{\dfrac{C}{2}}\right )$ 
 
$= \dfrac{1}{\sqrt{10}}\left [ - \left ( 2\sin{\dfrac{C}{2}} - \dfrac{\sqrt{6}}{2}\right)^2 + \dfrac{50}{4} \right ]\leq \dfrac{5\sqrt{10}}{4}$
 

Vậy: $\sin{A} + \sin{B} + \sqrt{6}\sin{C} \leq \dfrac{5\sqrt{10}}{4}$

 
Dấu "=" xảy ra khi: $\left\{\begin{matrix}A = B \\\sin{\dfrac{C}{2}} = \dfrac{\sqrt{6}}{4}\\\cos{\dfrac{C}{2}} = \dfrac{\sqrt{10}}{4}\end{matrix}\right.$
 
(Sử dụng được BĐT Côsi do $0 < C < 180^o$ nên $\sin{\dfrac{C}{2}}, \cos{\dfrac{C}{2}} > 0$ )



#440764 Cho hàm số $y=\frac{x-4}{x-1}$ (C) . Viết...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 06-08-2013 - 12:38 trong Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $y=\frac{x-4}{x-1}$ (C) . Viết phương trình tiếp tuyến tạo với d: y = -2x + 2012 góc 45o
Giải
Đặt $\Delta: y = kx + m$ là tiếp tuyến của ©; $A(x_o, y_o)$ là tọa độ tiếp điểm. 
 
Khi đó: $\left\{\begin{matrix}\dfrac{x_o - 4}{x_o - 1} = kx_o + m\\\dfrac{3}{(x_o - 1)^2} = k\end{matrix}\right. \Rightarrow k > 0$
Ta có: $\overrightarrow{n_{\Delta}} = (k; -1); \overrightarrow{n_d} = (2; 1)$
Do d và $\Delta$ cắt nhau tạo thành góc 45 độ.
Suy ra: $|\cos{\left ( \overrightarrow{n_{\Delta}}; \overrightarrow{n_d}\right )}| = \dfrac{1}{\sqrt{2}}$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{|2k - 1|}{\sqrt{5(k^2 + 1)}} = \dfrac{1}{\sqrt{2}}$
 
$\Leftrightarrow |2k - 1| = \sqrt{\dfrac{5}{2}(k^2 + 1)}$
 
$\Leftrightarrow 3k^2 - 8k - 3 = 0 \Leftrightarrow k = 3$ hoặc $k = \dfrac{-1}{3}$
 
Do k > 0 nên k = 3. Khi đó: $\left\{\begin{matrix}\dfrac{x_o - 4}{x_o - 1} = 3x_o + m\\\dfrac{3}{(x_o - 1)^2} = 3\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}\dfrac{x_o - 4}{x_o - 1} = 3x_o + m\\(x_o - 1)^2 = 1\end{matrix}\right.$
 
Suy ra: $m = 4$ hoặc $m = -8$.
 
Vậy có hai phương trình thỏa mãn đề bài là: $y = 3x - 8$ và $y = 3x + 4$



#347304 GPT:$2sin^{2}x+2\sqrt{3}sinxcosx+1=3(cosx+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-08-2012 - 21:08 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

Phương trình tương đương:
$3\sin^2{x} + \cos^2{x} + 2\sqrt{3}\sin{x}\cos{x} - 3(\cos{x} + \sqrt{3}\sin{x}) = 0$


$\Leftrightarrow (\sqrt{3}\sin{x} + \cos{x})^2 - 3(\cos{x} + \sqrt{3}\sin{x}) = 0$

$\Leftrightarrow (\sqrt{3}\sin{x} + \cos{x})(\sqrt{3}\sin{x} + \cos{x} - 3) = 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}\sqrt{3}\sin{x} + \cos{x} = 0\\\sqrt{3}\sin{x} + \cos{x} = 3 \,\, (VN)\end{array}\right.$


$\Leftrightarrow \tan{x} = \dfrac{-1}{\sqrt{3}} \Leftrightarrow x = \dfrac{-\pi}{6} + k\pi \,\, (k \in Z)$



#381954 $\sqrt[3]{cos5x+2cosx}-\sqrt[3]{2cos5x+cosx...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-12-2012 - 12:51 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Nhận thấy: $\cos{x} = 0$ là một nghiệm của phương trình.

Với $\cos(x) \neq 0$
Đặt:
$A = \sqrt[3]{(\cos{5x} + 2\cos{x})^2} + \sqrt[3]{(2\cos{5x} + \cos{x})^2} + \sqrt[3]{(\cos{(5x)} + 2\cos{x})(2\cos{5x} + \cos{x})}$

Phương trình ban đầu tương đương:
$\dfrac{(\cos{5x} + 2\cos{x}) - (2\cos{5x} + \cos{x})}{A} = 2\sqrt[3]{\cos{x}}(\cos{4x} - \cos{2x})$

$\Leftrightarrow \dfrac{\cos{x} - \cos{5x}}{A} - 2\sqrt[3]{\cos{x}}(\cos{4x} - \cos{2x}) = 0$

$\Leftrightarrow \dfrac{2\sin{3x}.\sin{2x}}{A} + 2\sqrt[3]{\cos{x}}.2\sin{3x}\sin{x} = 0 $

$\Leftrightarrow 4\sin{3x}.\sin{x}.\sqrt[3]{\cos{x}} \left( \dfrac{\sqrt[3]{\cos^2{x}}}{A} + 1 \right) = 0$

Do $A > 0 \, \forall \, \cos{x} \neq 0$ nên phương trình trên tương đương:

$\Leftrightarrow \left[\begin{matrix}\sin{3x} = 0\\\sin{x} = 0\end{matrix}\right.$

Bạn tự giải và kết hợp nghiệm luôn nhé.



#330253 \[\sum {\left| {\frac{{a - b}}{{a + b}}} \right|...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 29-06-2012 - 15:59 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với tam giác vuông ABC có độ dài 3 cạnh lần lượt là a = 3, b = 4, c = 5.
Ta thấy: $VT > \left |\dfrac{c - a}{c + a} \right| = \left |\dfrac{2}{8} \right| = \dfrac{1}{4} > \dfrac{1}{8}$


:| ?!



#329260 $\sqrt{x-4}+\sqrt{y-1}=4$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-06-2012 - 08:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ta có: $\sqrt{x-4}+\sqrt{y-1}=4$.
Tìm GTLN: $x+y$

Giải

Cảm giác nó thế nào í!?
ĐK: $x \geq 4; y \geq 1$
Ta có:

$\sqrt{x-4}+\sqrt{y-1}=4 \Leftrightarrow x - 4 + y - 1 + 2\sqrt{(x - 4)(y - 1)} = 16$

$\Leftrightarrow 2\sqrt{(x - 4)(y - 1)}= 21 - (x + y)$

Do $2\sqrt{(x - 4)(y - 1)} \geq 0 \Rightarrow 21 - (x + y) \geq 0$

$\Leftrightarrow x + y \leq 21 \Rightarrow Max_{(x + y)} = 21$


Dấu "=" xảy ra khi:
$(x - 4)(y - 1) = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = 4\\y = 1\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \left\{\begin{array}{l}x = 4\\y = 17\end{array}\right.\\\left\{\begin{array}{l}y = 1\\x = 20\end{array}\right.\end{array}\right.$

P/S: Sonksnb là người ở đâu vậy?



#325497 Câu 7: Một cuộn dây được chia thành 4 đoạn. Biết đoạn thứ nhất dài bằng tổng...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-06-2012 - 16:59 trong Các dạng toán khác

Câu 7:
Một cuộn dây được chia thành 4 đoạn. Biết đoạn thứ nhất dài bằng$\frac{1}{2}$tổng độdài ba đoạn kia, đoạn thứ hai dài bằng$\frac{1}{3}$tổng độ dài ba đoạn kia, đoạn thứ badài bằng$\frac{1}{4}$tổng độ dài ba đoạn kia và đoạn thứ tư dài 19,5m. Hỏi cuộn dây trước khi chia dài bao nhiêu mét?

Giải

Gọi a, b, c, d lần lượt là độ dài 4 đoạn 1, 2, 3, 4 của cuộn dây.
Theo đề bài, ta có: $\left\{\begin{array}{l}a = \dfrac{1}{2}(b + c + d)\\b = \dfrac{1}{3}(a + c + d)\\c = \dfrac{1}{4}(a + b + d)\\d = 19,5\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}2a = b + c + d \,\,\,\, (1)\\3b = a + c + d \,\,\,\, (2)\\ 4c = a + b + d \,\,\,\, (3)\\d = 19,5\end{array}\right.$
Lấy (1) - (2), ta được: $$2a - 3b = b - a \Leftrightarrow 3a = 4b \Leftrightarrow b = \dfrac{3a}{4}$$ (*)
Lấy (1) - (3), ta được: $$2a - 4c = c - a \Leftrightarrow 3a = 5c \Leftrightarrow c = \dfrac{3a}{5}$$ (*)(*)

Thế (*) và (*)(*) vào (1), ta có: $2a = \dfrac{3a}{4} + \dfrac{3a}{5} + 19,5 \Leftrightarrow a = 30$
$\Rightarrow \left\{\begin{array}{l}b = \dfrac{3a}{4} = 22,5\\c = \dfrac{3a}{5} = 18\end{array}\right.$

Vậy. độ dài cuộn dây trước khi chia:
30 + 18 + 22,5 + 19,5 = 90 (m)




#415605 $G=3-5sin2x$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-04-2013 - 17:05 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác


Biến đổi thành tích $G=3-5sin2x$

 

Giải

Ta có: 
$G = 3 - 5\sin{2x}$

$G = 3(\sin^2{x} + \cos^2{x}) - 10\sin{x}\cos{x}$

$G = (3\sin{x} - \cos{x})(3\cos{x} - \sin{x})$




#431578 $cosx -1= \frac{cos2x}{1+tanx}+sin^{2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 29-06-2013 - 14:45 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
ĐK: $\tan{x} \neq -1; \cos{x} \neq 0$
Phương trình ban đầu tương đương:
$\cos{x} - 1 = \dfrac{\cos^2{x} - \sin^2{x}}{1 + \dfrac{\sin{x}}{\cos{x}}} + \sin^2{x} - \dfrac{\sin{2x}}{2}$
 
$\Leftrightarrow \cos{x} - 1 = \left ( \cos{x} - \sin{x} \right ) \cos{x} + \sin^2{x} - \sin{x}\cos{x}$
 
$\Leftrightarrow \cos{x} - 1 = (\cos^2{x} + \sin^2{x}) - 2\sin{x} \cos{x}$
 
$\Leftrightarrow \cos{x} + \sin{2x} = 2$
 
Do $\cos{x} \leq 1; \sin{2x} \leq 1 \Rightarrow \cos{x} + \sin{2x} \leq 2$
 
Vì vậy, phương trình có nghiệm khi: $\cos{x} = \sin{2x} = 1$. Không có giá trị x nào thỏa mãn.
 
Kết luận: Phương trình vô nghiệm.



#438498 giải phương trình

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-07-2013 - 23:37 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải phương trình

 

$\sqrt[4]{\frac{(x^{2}+x)^{2}+5\sqrt[3]{x^{8}}}{144}}=\frac{x}{x+1}$

Giải

ĐKXĐ: $x \neq -1$

Điều kiện để phương trình ban đầu có nghiệm: $\frac{x}{x+1} \geq 0 \Leftrightarrow x \geq 0$ hoặc $x < -1$

Phương trình ban đầu tương đương:
$\dfrac{x^2(x + 1)^2 + 5x^2\sqrt[3]{x^2}}{144} = \left ( \dfrac{x}{x + 1} \right )^4$

$\Leftrightarrow x^2 \left ( \dfrac{(x + 1)^2 + 5\sqrt[3]{x^2}}{144} - \dfrac{x^2 }{(x + 1)^4} \right ) = 0 \,(1)$

- Nhận thấy x = 0 là một nghiệm của phương trình đã cho.

- Với $x \neq 0$, (1) tương đương:
$(x +1)^6 - 5(x +1)^4\sqrt[3]{x^2} - 144x^2 = 0$

$\Leftrightarrow \left ( \dfrac{x +1}{\sqrt[3]{x}}\right )^6 + 5\left ( \dfrac{x +1}{\sqrt[3]{x}}\right )^4 - 144 = 0$

Đặt $a = \dfrac{x +1}{\sqrt[3]{x}}$, ta được: $a^6 + 5a^4 - 144 = 0 \Leftrightarrow (a^2 - 4)(a^4 + 9a^2 + 36) = 0 \Leftrightarrow a = \pm 2$
Suy ra: $x + 1 = \pm 2\sqrt[3]{x}$


- Nếu $x + 1 = 2\sqrt[3]{x} \Leftrightarrow (\sqrt[3]{x} - 1)(\sqrt[3]{x^2} + \sqrt[3]{x} - 1) = 0$ 

$\Leftrightarrow x = 1$ hoặc $x = \left (\dfrac{-1 \pm \sqrt{5}}{2} \right )^3= -2 \pm \sqrt{5}$
 

- Nếu $x + 1 = -2\sqrt[3]{x}$. Từ điều kiện $x < -1$ hoặc $x \geq 0$. Suy ra, trường hợp này không thỏa mãn.


Kết luận: Phương trình có tập nghiệm: $S = \{ 0; 1; -2 \pm \sqrt{5}\}$

 




#436830 $8sinxcos2xcos4x = 1 $

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-07-2013 - 14:13 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
- Nhận thấy: $\cos{x} = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi}{2} + k\pi \, (k \in Z)$ không phải nghiệm của phương trình.
 
- Với $\cos{x} \neq 0 \Leftrightarrow x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi \, (k \in Z)$, nhân cả hai vế cho $\cos{x}$, ta được:
$8\sin{x}\cos{x}\cos{2x}\cos{4x} = \cos{x}$
 
$\Leftrightarrow 4\sin{2x}\cos{2x}\cos{4x} = \cos{x}$
 
$\Leftrightarrow 2\sin{4x}\cos{4x} = \cos{x}$
 
$\Leftrightarrow \sin{8x} = \sin{\left ( \dfrac{\pi}{2} - x\right )}$
 
Đây là phương trình lượng giác cơ bản.



#434866 Bài tập tính giá trị của biểu thức đặc biệt

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-07-2013 - 20:56 trong Đại số

Giải
Ta có:
$7 + 5\sqrt{2} = (\sqrt{2})^3 + 3.(\sqrt{2})^2 + 3.\sqrt{2} + 1 = (\sqrt{2} + 1)^3$
 
Vì vậy:
$x = \sqrt[3]{7 + 5\sqrt{2}} - \dfrac{1}{ \sqrt[3]{7 + 5\sqrt{2}}} = \sqrt{2} + 1 - \dfrac{1}{\sqrt{2} + 1}$
 
$x = \sqrt{2} + 1 - (\sqrt{2} - 1) = 2$
 
Vậy A = 0



#433500 Chứng minh: $\frac{5\sin (2\alpha + 2\beta )...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 07-07-2013 - 13:13 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Bài này chỉ cần sử dụng công thức:
$\sin{2x} = 2\sin{x}\cos{x}$ và $\tan{x} = \dfrac{\sin{x}}{\cos{x}}$

với $x = \alpha + \beta$




#318174 Giải phương trình: $2\sin 7x\sin x + 8{\sin ^4}2x +...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-05-2012 - 22:32 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình: $2\sin 7x\sin x + 8{\sin ^4}2x + \sqrt 3 \sin 6x = 8{\sin ^2}2x$

Thử sức trước kì thi số 8 - THTT

Giải

Phương trình tương đương:
$\cos 6x - \cos 8x + 8{\sin ^4}2x + \sqrt{3} \sin 6x - 8{\sin ^2}2x = 0 \,\, (1)$


Ta lại có:
$\cos 8x = 2{\cos ^2}4x - 1 = 2(2{\cos ^2}2x - 1)^2 - 1 $


$= 2(4{\cos ^4}2x - 4{\cos ^2}2x + 1) - 1$

$= 8{\cos ^4}2x - 8{\cos ^2}2x + 1$

Do đó, PT (1) tương đương:
$\Leftrightarrow \cos 6x + \sqrt{3} \sin 6x - (8{\cos ^4}2x - 8{\cos ^2}2x + 1) + 8{\sin ^4}2x - 8{\sin ^2}2x = 0$

$\Leftrightarrow \cos 6x + \sqrt{3} \sin 6x + 8({\sin ^4}2x - {\cos ^4}2x) - 8({\sin ^2}2x - {\cos ^2}2x) - 1 = 0$

$\Leftrightarrow \cos 6x + \sqrt{3} \sin 6x + 8({\sin ^2}2x - {\cos ^2}2x) - 8({\sin ^2}2x - {\cos ^2}2x) - 1 = 0 $

$\Leftrightarrow \cos 6x + \sqrt{3}\sin6x = 1$

$\Leftrightarrow \cos 6x + \dfrac{\cos{\dfrac{\pi}{6}}}{\sin{\dfrac{\pi}{6}}}.\sin 6x = 1$

$\Leftrightarrow \sin{(6x + \dfrac{\pi}{6})} = 1.\sin{\dfrac{\pi}{6}} = \dfrac{1}{2}$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l} 6x + \dfrac{\pi}{6} = \dfrac{\pi}{6} + 2k\pi\\6x + \dfrac{\pi}{6} = \dfrac{5\pi}{6} + 2k\pi\end{array}\right.$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l} x = 2k\pi \\x = \dfrac{\pi}{9} + \dfrac{k\pi}{3}\end{array}\right.$

Em chưa học phương trình lượng giác (Mới tìm hiểu sơ qua) nên không biết phần kết luận đúng chưa. Mong các anh chị/ các bạn bổ sung nhé ^^
Thanks!