Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm tất cả $n$ để $p_{n} \ge (\sqrt{2})^{n}$

- - - - - số học bất đẳng thức

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Ký hiệu $p_{i}$ là số nguyên tố thứ $i$. Tìm tất cả $n$ để $p_{n} \ge (\sqrt{2})^{n}$.



#2
Chris yang

Chris yang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

Ký hiệu $p_{i}$ là số nguyên tố thứ $i$. Tìm tất cả $n$ để $p_{n} \ge (\sqrt{2})^{n}$.

Bổ đề: Với $p_n$ là số nguyên tố thứ $n$ thì $p_n<n^2$ với $n>1$

Chứng minh:

Thấy $n=2,3,4,5$ luôn đúng. Xét $n\geq 6$

Áp dụng định lý PNT  ta có $\frac{p_n}{n}<log(n)+log(log(n))=log(nlog(n))<n\Rightarrow p_n<n^2$

Quay lại bài toán

 Có $n=1,2,3,4,5$ thỏa mãn. Xét $n\ge 6$ Có $p_n^2\geq 2^n$ thì cần  $n^4\geq 2^n$

Ta chứng minh với $n\geq 16$ thì $2^n\geq n^4$ bằng quy nạp. Thật vậy, giả sử khẳng định đúng với $n$, có $2^{n+1}\geq 2n^4\geq (n+1)^4$ ( do $n\geq 16$)

Vậy để $n$ thỏa mãn đề bài thì $1\leq n\leq 16$. Thử lại ta được $n=1,2,3,4,5,6,7,8.9$

 

P.s: một cách khác để chứng minh bổ đề trên là sử dụng giả thiết Andrica, nhưng có vẻ không quen thuộc bằng PNT.



#3
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Bổ đề: Với $p_n$ là số nguyên tố thứ $n$ thì $p_n<n^2$ với $n>1$

Chứng minh:

Thấy $n=2,3,4,5$ luôn đúng. Xét $n\geq 6$

Áp dụng định lý PNT  ta có $\frac{p_n}{n}<log(n)+log(log(n))=log(nlog(n))<n\Rightarrow p_n<n^2$

Quay lại bài toán

 Có $n=1,2,3,4,5$ thỏa mãn. Xét $n\ge 6$ Có $p_n^2\geq 2^n$ thì cần  $n^4\geq 2^n$

Ta chứng minh với $n\geq 16$ thì $2^n\geq n^4$ bằng quy nạp. Thật vậy, giả sử khẳng định đúng với $n$, có $2^{n+1}\geq 2n^4\geq (n+1)^4$ ( do $n\geq 16$)

Vậy để $n$ thỏa mãn đề bài thì $1\leq n\leq 16$. Thử lại ta được $n=1,2,3,4,5,6,7,8.9$

 

P.s: một cách khác để chứng minh bổ đề trên là sử dụng giả thiết Andrica, nhưng có vẻ không quen thuộc bằng PNT.

:-P Bạn có thể giới thiệu thêm về giả thiết Andrica luôn không nhỉ? Hình như $n = 9$ không đúng

Bài này có thể chặn thêm chặt nữa :-)  :wub: Mình cũng có lời giải khác



#4
Chris yang

Chris yang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

:-P Bạn có thể giới thiệu thêm về giả thiết Andrica luôn không nhỉ? Hình như $n = 9$ không đúng

Bài này có thể chặn thêm chặt nữa :-)  :wub: Mình cũng có lời giải khác

Giả thiết Andrica: Cho $p_i$ là số nguyên tố thứ $i$. Khi đó $\sqrt{p_{i+1}}-\sqrt{p_i}<1$. Về CM bạn có thể tham khảo Google =))

$p_9=23$. Luôn có $23^2>2^9$ nên $n=9$ đúng chứ nhỉ?

À, bạn post lời giải lên cho mọi người tham khảo với :)



#5
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Giả thiết Andrica: Cho $p_i$ là số nguyên tố thứ $i$. Khi đó $\sqrt{p_{i+1}}-\sqrt{p_i}<1$. Về CM bạn có thể tham khảo Google =))

$p_9=23$. Luôn có $23^2>2^9$ nên $n=9$ đúng chứ nhỉ?

À, bạn post lời giải lên cho mọi người tham khảo với :)

Andrica có phải là Dorin Andrica ko chị nhỉ



#6
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

P.s: một cách khác để chứng minh bổ đề trên là sử dụng giả thiết Andrica, nhưng có vẻ không quen thuộc bằng PNT.

Nếu đã là giả thiết thì mình nghĩ chắc không thể vận dụng nó để chứng minh được, vì bản thân giả thiết còn chưa có chứng minh cho chính nó. :)


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#7
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Lời giải của mình. Ta sẽ chứng minh kết quả sau đây: Với $n \ge 10$ thì $p_{n} < (\sqrt{2})^{n}$. Kiểm tra được $29 < (\sqrt{2})^{10} = 32$. Giả sử giả thiết đúng với $n \ge 10$, nghĩa là $p_{n} < (\sqrt{2})^{n}$.
Từ đó có $(\sqrt{2})^{n + 1} > \sqrt{2}.p_{n} > \frac{6}{5}p_{n}$. Để ý là $n \ge 10$ thì $p_{n} \ge 29$.
Định đề Nagura (kết quả mạnh hơn Bertrand): Với $n \ge 25$ thì giữa $n$ và $\frac{6n}{5}$ tồn tại một số nguyên tố.
Sử dụng định đề này cho ta kết quả $\frac{6}{5}p_{n} > p_{n + 1}$. Từ đó có điều phải chứng minh.
Thử lại từ $1$ đến $9$ cho ta nhận hết kết quả này :-) (như mình đã nói còn một số định đề chặn chặt hơn nữa (chặt hơn Nagura luôn) làm bài toán chặt hơn nữa)
p.s: To @ngocanh99: :-P Xin lỗi bạn, mình nhầm $p_{9} = 19$  :wub:



#8
Chris yang

Chris yang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

Nếu đã là giả thiết thì mình nghĩ chắc không thể vận dụng nó để chứng minh được, vì bản thân giả thiết còn chưa có chứng minh cho chính nó. :)

Mình nghĩ là được chứ, vì nó đã được chứng minh 

 

Lời giải của mình. Ta sẽ chứng minh kết quả sau đây: Với $n \ge 10$ thì $p_{n} < (\sqrt{2})^{n}$. Kiểm tra được $29 < (\sqrt{2})^{10} = 32$. Giả sử giả thiết đúng với $n \ge 10$, nghĩa là $p_{n} < (\sqrt{2})^{n}$.
Từ đó có $(\sqrt{2})^{n + 1} > \sqrt{2}.p_{n} > \frac{6}{5}p_{n}$. Để ý là $n \ge 10$ thì $p_{n} \ge 29$.
Định đề Nagura (kết quả mạnh hơn Bertrand): Với $n \ge 25$ thì giữa $n$ và $\frac{6n}{5}$ tồn tại một số nguyên tố.
Sử dụng định đề này cho ta kết quả $\frac{6}{5}p_{n} > p_{n + 1}$. Từ đó có điều phải chứng minh.
Thử lại từ $1$ đến $9$ cho ta nhận hết kết quả này :-) (như mình đã nói còn một số định đề chặn chặt hơn nữa (chặt hơn Nagura luôn) làm bài toán chặt hơn nữa)
p.s: To @ngocanh99: :-P Xin lỗi bạn, mình nhầm $p_{9} = 19$  :wub:

Cảm ơn bạn, trước giờ mình chưa hề biết đến kết quả này. Bữa làm bài này mình sử dụng Bertrand  nhưng không thành công  :ph34r: Bạn có thể cho mình xin ít tài liệu về định đề Nagura được không, mình search gg không có ra !



#9
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Cảm ơn bạn, trước giờ mình chưa hề biết đến kết quả này. Bữa làm bài này mình sử dụng Bertrand  nhưng không thành công  :ph34r: Bạn có thể cho mình xin ít tài liệu về định đề Nagura được không, mình search gg không có ra !

http://projecteuclid....pja/1195570997
:-)



#10
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Mình nghĩ là được chứ, vì nó đã được chứng minh 

Mình có đọc qua bài báo bạn dẫn link. Nếu như mình đọc đúng thì bài báo đó không chứng minh giả thuyết Andrica. Bài báo đã đưa thêm một giả thuyết khác (Conjecture 1) không kèm chứng minh. Bài bảo chỉ khẳng định rằng nếu Conjecture 1 đúng thì giả thuyết Andrica đúng.

 

Ps: Nếu giả thuyết Andrica đã được chứng minh thì mình nghĩ nó sẽ không được gọi là "giả thuyết" nữa. :)


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#11
vuliem1987

vuliem1987

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Đây là kết quả kinh điển thật. Trên tạp chí THTT số 432 có giới thiệu về bổ đề Bertrand của Lê Phúc Lữ và cách chứng minh nó, kết quả đó hiểu được cũng đã mệt rồi, nhưng xem ra chưa ăn thua với lời giải của Nagura về dự đoán của thần đồng Ấn Độ Ramanujan, thấy choáng thật :ohmy: .



#12
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Với $p_{n}$ là số nguyên tố thứ $n$ gọi $\pi(n)$ là số các số nguyên tố không vượt quá $n$ chúng ta có hai kết quả sau với $n>1$ tự nhiên :

                                                                     $$\frac{n}{6logn} < \pi(n) < \frac{6n}{logn}$$

                                                            $$\frac{1}{6}nlogn < p_{n} < 12(nlogn + nlog\frac{12}{e})$$

Kết quả thứ $2$ là một phần của kết quả thứ nhất .

Với $e = lim(1+x)^{\frac{1}{x}}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 12-06-2016 - 17:09

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: số học, bất đẳng thức

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh